Thế kỷ 20 là thế kỷ của stress và căng thẳng hàng ngày. Điều gì cũng có thể khiến con người nổi nóng, phản ứng vội vàng thiếu suy xét. Giá cả leo thang, nền kinh tế suy thoái, các vấn đề xã hội... ảnh hưởng không nhỏ đến con người.
Trong vật lý, stress liên quan đến lực nội sinh trong chính sự vật hoặc một lực nào đó từ bên ngoài tác động vào. Căng thẳng chính là kết quả từ sự biến đổi này. Bác sĩ Hans Selye định nghĩa: “Stress giống như thuyết tương đối trong khái niệm khoa học. Con người đang phải chịu đựng nó, mà lại không hiểu nhiều về nó”.
Một số chuyên gia nhận xét rằng thế giới trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20 là “một xã hội học tập” do khối lượng kiến thức và thông tin khổng lồ. Bạn có thể chỉ cần mất vài phút lên mạng là nhận được khối lượng thông tin đã được nghiên cứu trong vài năm. Cứ mỗi 8 năm, khối lượng thông tin lại tăng lên gấp đôi. Con người cần phải có khối óc và khả năng trí tuệ siêu phàm mới có thể ứng phó với nhũng thay đổi diễn ra chóng mặt hàng ngày. Trong 17 năm, từ năm 1981 đến năm 1997, nhà xã hội học Sandra Hofferth ở Đại học Michigan đã nghiên cứu 3.500 trẻ em Mỹ và thấy rằng, so với năm 1981, các em đã phải tăng giờ học ở trường lên đến 8 giờ mỗi tuần vào năm 1997. Các em còn phải làm nhiều việc hơn ở nhà và dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành các bài tập. Thời gian rảnh rỗi để vui chơi của các em giảm từ 40% xuống còn 25%. Điều này dẫn đến sức học của các em kém hơn và bị trầm cảm nhiều hơn.
Các chuyên gia cũng chú ý đến sự phát triển như vũ bão của khoa học ở thế kỷ 20. Họ đưa ra kết luận: “Tất cả mọi tiến bộ của khoa học ở thế kỷ này đều đem đến STRESS”. Con người ngày càng căng thẳng, lo lắng, giận dũ, trầm cảm và tính khí thất thường hơn. Theo một thống kê khoa học thì có tới 45 triệu người Mỹ bị chứng đau đầu kinh niên. Trong đó 90% có nguyên nhân từ stress.
Tâm trí và cơ thể có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Một cảm giác lo âu, trầm uất, hồi hộp dù nhỏ cũng được biểu lộ qua cử chỉ, lời nói. Cơ chế này hoạt động vô thức. Bạn có thể không tự nhận ra ngôn ngũ, cử chỉ của mình, nhưng nhũng người khác đều cảm nhận được. Nếu bạn hồi hộp, nhũng người quanh bạn sẽ nhận ra và cảm thấy bạn có vấn đề. Ai muốn làm bạn với một người nhút nhát? Hiệp hội các Bác sĩ Gia đình ở Mỹ đã mở một khóa huấn luyện cho các giáo viên vào năm 2003. Hai phần ba số giáo viên tham dự cho rằng công việc khiến họ căng thẳng. Theo họ, nguyên nhân là do làm việc quá tải.
Qua quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, stress bộc phát dựa trên mối tương quan giũa 3 thành tố sau:
Thứ nhất: Nhu cầu bên trong của mỗi người. Bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản, sau đó đến cảm giác được an toàn và rồi vươn đến vị trí, địa vị.
Thứ hai: Điều kiện sống bên trong và bên ngoài vào những lúc xuất hiện các nhu cầu ấy.
Thứ ba: Những phương tiện sẵn có để đáp ứng nhu cầu bên trong.
Với "Nghệ thuật sống vui - sống khỏe ở thế kỷ 21", bạn sẽ được giúp đỡ để giải đáp nhũng vướng mắc trong chính cuộc sống của mình và hướng tới một đời sống hoàn thiện, bình an.
- Bác sĩ Girish Patel
'Chẳng có người giàu có nào thoát chết nhờ vào sức mạnh của đồng tiền."
Manu Kothari