Thành công không đòi hỏi lời giải thích. Thất bại không cho phép lời biện minh.
Bước làm giàu thứ mười một
T
iềm thức là một lĩnh vực thuộc nhận thức trong đó mọi xung lực tư tưởng trong ý thức được phân loại và lưu trữ thông qua một trong năm giác quan. Tiềm thức sẽ thu nhận và sắp xếp các ấn tượng có được qua cảm giác, hoặc các suy nghĩ, bất kể bản chất của chúng là gì.
Bạn có thể cấy vào trong tiềm thức của mình bất cứ kế hoạch, ý tưởng hay mục đích nào mà bạn khát khao muốn biến thành các giá trị vật chất hay tiền bạc tương đương. Khao khát được kết hợp với cảm xúc và niềm tin vào khả năng của mình sẽ là những khao khát mạnh mẽ nhất. Bởi thế, đó cũng là những khát khao đầu tiên mà tiềm thức đáp ứng.
Tiềm thức hoạt động cả ngày lẫn đêm, và bằng một cách thức nào đó mà hiện nay con người vẫn chưa hiểu hoàn toàn, tiềm thức dựa vào Trí tuệ Vô biên để có được sức mạnh biến khát vọng thành các giá trị vật chất tương đương. Quá trình đó được thực hiện theo những cách thức trực tiếp và thực tế nhất.
Bạn không thể điều khiển hoàn toàn tiềm thức của mình, nhưng bạn có thể truyền đạt cho nó bất kỳ kế hoạch, khát khao hay mục đích nào mà bạn muốn biến thành những giá trị vật chất cụ thể. Hãy đọc lại những hướng dẫn về việc sử dụng tiềm thức trong Chương 3, Tự kỷ ám thị.
Từ những nghiên cứu cá nhân, tôi đi đến kết luận rằng tiềm thức là mắt xích kết nối giữa trí tuệ hữu hạn của con người và Trí tuệ Vô biên. Nó là trung gian để qua đó bạn có thể sử dụng nguồn sức mạnh của Trí tuệ Vô biên. Chỉ có tiềm thức chứa đựng quá trình mà qua đó các ý nghĩ được biến đổi và chuyển hóa thành năng lượng tinh thần tương đương. Chỉ có nó là con đường trung gian để một lời nguyện ước (khát vọng) được truyền đến nơi có thể đáp ứng (miền Trí tuệ Vô biên).
CÁCH KÍCH THÍCH TIỀM THỨC ĐỂ GIA TĂNG SỨC MẠNH SÁNG TẠO
Bạn sẽ có một khả năng vô cùng lớn khi liên kết được những nỗ lực sáng tạo với tiềm thức.
Tôi chưa bao giờ bàn về tiềm thức mà không cảm thấy mình thật nhỏ bé và thấp kém , bởi sự thật là tất cả kho tàng kiến thức nhân loại về chủ đề này tiếc thay còn rất hạn hẹp.
Trước hết, bạn phải chấp nhận sự tồn tại thực tế của tiềm thức và hiểu được nó có thể làm gì cho bạn. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu được khả năng tiềm thức có thể trở thành trung gian để biến đổi khát khao của bạn thành những giá trị vật chất hay tiền bạc tương đương. Và sau đó, bạn sẽ lĩnh hội được ý nghĩa đầy đủ của những hướng dẫn đã được cung cấp cho bạn trong Chương Khát vọng. Bạn cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc làm cho những khát khao của mình trở nên rõ ràng và viết chúng ra giấy. Bạn cũng sẽ hiểu được sự cần thiết của lòng kiên trì trong việc thực hiện theo những hướng dẫn này.
Mười ba nguyên tắc - cơ sở của cuốn sách này - là những tác nhân kích thích mà nhờ chúng, bạn có khả năng tác động lên tiềm thức của mình. Đừng nản lòng nếu bạn không thành công trong lần cố gắng đầu tiên. Hãy nhớ rằng tiềm thức chỉ có thể được chỉ huy thông qua thói quen. Bạn chưa có đủ thời gian để kiểm soát được niềm tin. Hãy kiên nhẫn. Hãy bền chí.
Nhiều điều đã được nói đến trong Chương Niềm tin và Tự kỷ ám thị sẽ được nhắc lại ở đây để thấu hiểu hơn tiềm thức của mình. Hãy nhớ rằng, tiềm thức của bạn hoạt động bất kể bạn có cố gắng tác động đến nó hay không. Điều này có nghĩa là những ý nghĩ về sự sợ hãi và nghèo khổ, và tất cả những ý nghĩ tiêu cực đều là các tác nhân kích thích tiềm thức của bạn, trừ khi bạn kiểm soát được những xung lực tư tưởng này và nuôi dưỡng tiềm thức của bạn bằng những “món ăn” tích cực hơn.
Tiềm thức sẽ không ngừng làm việc! Nếu bạn không đặt những khát khao vào tiềm thức của mình, thì tiềm thức sẽ được nuôi dưỡng bằng bất cứ ý nghĩ nào nó nhận được. Đó là kết quả của sự xao lãng trong bạn. Các ý nghĩ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đều liên tục chạm đến tiềm thức con người. Chúng đến từ bốn nguồn: 1) một cách có ý thức từ người khác; 2) vô thức của bạn; 3) một cách vô thức từ người khác; 4) miền Trí tuệ Vô biên.
Hàng ngày, các xung lực của ý nghĩ va chạm với tiềm thức của bạn mà bạn không hay biết. Một số ý nghĩ là tiêu cực, một số khác là tích cực. Ngay bây giờ bạn phải tập trung cố gắng “khóa” những ý nghĩ tiêu cực lại, và hành động một cách tích cực để tác động vào tiềm thức của mình thông qua các khao khát mang tính tích cực.
Khi làm được điều này, bạn sẽ có được chiếc chìa khóa mở cánh cửa dẫn vào tiềm thức của bạn. Hơn nữa, bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát cánh cửa đó mà không một ý nghĩ vẩn vơ, không được mong muốn nào có thể làm ảnh hưởng đến tiềm thức của bạn.
Mọi thứ con người tạo ra bắt đầu dưới dạng một ý niệm. Bạn không thể tạo ra cái mà bạn không hình dung được trong tâm trí mình. Với sự giúp đỡ của trí tưởng tượng, các ý nghĩ có thể được sắp xếp lại thành những kế hoạch. Trí tưởng tượng, khi được kiểm soát, có thể được sử dụng để tạo ra những kế hoạch hay mục đích dẫn đến sự thành công trong cuộc sống của bạn.
Tất cả những ý nghĩ mà bạn muốn biến thành thành công, và được “cấy” vào tiềm thức, phải đi qua giai đoạn tưởng tượng, và được hòa trộn với niềm tin (niềm tin của bạn vào khả năng của mình). Sự kết hợp giữa niềm tin với một kế hoạch, hay mục đích, để đến được với tiềm thức, phải qua giai đoạn tưởng tượng.
Từ những điều này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng, nếu muốn tận dụng tiềm thức, sẽ phải có sự phối hợp và áp dụng cả 13 nguyên tắc thành công - nền tảng của cuốn sách này.
BIẾT SỬ DỤNG NHỮNG CẢM XÚC TÍCH CỰC MỘT CÁCH CÓ LỢI NHẤT
Tiềm thức con người dễ bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ được hòa trộn với “cảm xúc” hay tình cảm – hơn là chịu tác động bởi những ý nghĩ chỉ xuất phát từ lý trí. Trong thực tế, có nhiều bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng chỉ có những suy nghĩ được “xúc cảm hóa” mới có thể tác động lên tiềm thức của con người. Thực tế là đa số chúng ta bị tình cảm chi phối. Nếu đúng là tiềm thức phản ứng tốt hơn và nhanh hơn với những ý nghĩ được hòa quyện tốt với cảm xúc, thì bạn cần phải biết rõ tình cảm nào là quan trọng hơn.
Có bảy xúc cảm tích cực và bảy xúc cảm tiêu cực chủ yếu. Những xúc cảm tiêu cực tự động hòa nhập với các ý nghĩ của bạn và đi thẳng vào tiềm thức mà không cần một sự trợ giúp nào từ phía bạn. Những cảm xúc tích cực thì cần phải được bạn “tiêm” vào những ý nghĩ mà bạn muốn đưa vào tiềm thức, thông qua nguyên tắc tự kỷ ám thị.
Những xúc cảm này, còn được gọi là xung động cảm giác, có thể được so sánh như men trong một ổ bánh mì. Chúng là những yếu tố có khả năng chuyển ý nghĩ từ trạng thái bị động sang chủ động. Đó là lý do tại sao các ý nghĩ được hòa trộn với cảm xúc sẽ được mọi người tuân theo một cách sẵn sàng hơn là các ý nghĩ chỉ xuất phát thuần túy từ “lý trí lạnh lùng”.
Bạn đang chuẩn bị để tự mình có thể gây ảnh hưởng và điều khiển “đối tượng bên trong” là tiềm thức của bạn, để truyền cho nó khát khao về tiền bạc, khao khát mà bạn muốn biến thành những giá trị tiền bạc tương đương. Vì thế việc hiểu được phương pháp tiếp cận “đối tượn g bên trong” này là rất cần thiết. Bạn phải nói được bằng tiếng nói của nó. Nó hiểu rõ nhất ngôn ngữ của tình cảm hay cảm xúc.
Dưới đây là bảy xúc cảm tích cực và tiêu cực chủ yếu. Tôi liệt kê chúng ra để bạn có thể thu lấy những gì tích cực, và tránh xa những cái tiêu cực, khi ra lệnh cho tiềm thức của bạn.
Bảy cảm xúc tích cực chủ yếu
Khao khát
Tin tưởng
Yêu thương
Ham muốn tình dục
Nhiệt tình
Lãng mạn
Hy vọng
Có những xúc cảm tích cực khác, nhưng trên đây là bảy xúc cảm mạnh mẽ nhất, và được sử dụng thường xuyên nhất trong nỗ lực sáng tạo . Hãy kiểm soát bảy xúc cảm này (chúng chỉ có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng thường xuyên), và những xúc cảm tích cực khác sẽ sẵn sàng có mặt khi bạn cần chúng. Hãy nhớ rằng bạn đang tìm hiểu một quyển sách nhằm mục đích giúp bạn phát triển được “ý thức làm giàu” bằng cách lấp đầy tâm trí bạn những xúc cảm tích cực.
Bảy cảm xúc tiêu cực chủ yếu cần tránh
Sợ hãi
Ghen tị
Thù hận
Trả thù
Tham lam
Mê tín
Giận dữ
Những xúc cảm tích cực và tiêu cực không thể hoạt động trong tâm trí con người cùng một lúc. Một trong hai thứ phải chiếm ưu thế hơn. Bạn có trách nhiệm phải chắc chắn rằng những xúc cảm tích cực tạo nên ảnh hưởng vượt trội trong tâm trí bạn . Ở đây, luật thói quen sẽ hỗ trợ bạn. Hãy tạo lập thói quen huy động những xúc cảm tích cực! Cuối cùng, chúng sẽ kiểm soát hoàn toàn tâm trí bạn đến mức những xúc cảm tiêu cực không thể thâm nhập vào được.
Chỉ có bằng cách làm đúng theo những hướng dẫn này một cách thường xuyên liên tục, bạn mới kiểm soát được tiềm thức của mình. Chỉ cần một tính tiêu cực tồn tại trong tiềm thức cũng đủ phá hoại tất cả những cơ hội được tiềm thức giúp đỡ.
Chúng ta hình thành nên thói quen nhờ cường độ củng cố thói quen. Không có đánh giá đạo đức nào đối với thói quen, chúng chỉ có hoặc là tốt hoặc là xấu. Cả hai loại đều được hình thành thông qua cơ chế “lặp đi lặp lại hành động”. Nếu chúng ta thử cái gì đó và hài lòng với kết quả, bạn có thể sẽ hành động chủ động thay vì thụ động, và có thể sẽ tạo nên bất kỳ thói quen nào bạn muốn. Các ý nghĩ của bạn là thứ duy nhất bạn có thể kiểm soát hoàn toàn nếu bạn muốn như vậy. Bạn có thể kiểm soát ý nghĩ để tiến đến kiểm soát thói quen.
BÍ QUYẾT CẦU NGUYÊN HIÊU QUẢ
Nhiều người phải viện đến lời cầu nguyện chỉ sau khi mọi thứ đã sụp đổ và thất bại! Hoặc cũng có thể, họ cầu nguyện như một nghi thức với những lời lẽ vô nghĩa. Và, bởi vì nhiều người chỉ cầu nguyện khi đã thất bại, nên họ luôn cầu nguyện với đầu óc ngập tràn sự sợ hãi và nghi kỵ, những xúc cảm mà tiềm thức của họ dựa vào đó để hoạt động và giao tiếp với Trí tuệ Vô biên.
Nếu bạn nguyện cầu một điều gì đó, nhưng khi cầu nguyện lại sợ rằng bạn có thể không nhận được nó, hay lời cầu nguyện sẽ không được Trí tuệ Vô biên thực hiện, thì lời cầu nguyện của bạn sẽ là vô ích.
Đôi khi lời cầu nguyện đưa đến kết quả là một sự nhận thức rõ ràng về điều ta đang cầu nguyện. Nếu bạn đã từng một lần cầu được ước thấy , hãy hồi tưởng về trạng thái tâm lý thực tế của bạn lúc đang cầu nguyện đó, bạn sẽ thấy rằng điều tôi đang nói này còn hơn cả một lý thuyết.
Phương pháp bạn có thể sử dụng để giao tiếp với Trí tuệ Vô biên rất giống với cách sóng radio truyền những xung động âm thanh trong không khí. Âm thanh sẽ không thể truyền được qua khí quyển nếu như nó chưa được chuyển đổi thành một dạng dao động với tần số rất cao. Máy thu sóng nhận lấy giọng nói của con người, và chỉnh sửa nó bằng cách khuyếch đại dao động lên hàng triệu lần. Sau quá trình chuyển đổi đó, năng lượng (mà ban đầu vốn là một hình thức dao động của âm thanh) sẽ được truyền đi dưới dạng tín hiệu vô tuyến. Khi đầu máy nhận được tín hiệu này, nó sẽ lại chuyển đổi năng lượng đó về dao động tần số thấp ban đầu, và khi đó, dao động đó sẽ làm rung màng chắn của loa, cho ra âm thanh chính là giọng người nói ban đầu.
Tiềm thức là trung gian biến lời cầu nguyện hoặc khao khát của con người thành những khái niệm mà Trí tuệ Vô biên có thể đón nhận, và sẽ trả lời con người bằng việc mang tới cho họ một kế hoạch hay một ý tưởng rõ ràng thay vì ban cho con người đối tượng cụ thể trong lời nguyện cầu của họ. Khi hiểu nguyên tắc này, bạn sẽ biết tại sao những lời cầu nguyện in thành sách (ý nói các bài kinh cầu) không thể, và không bao giờ là trung gian liên kết giữa trí tuệ con người với Trí tuệ Vô biên.