Lầm tưởng #1. Con người có thể sống 2-3 ngày không cần nước. Sau khi bạn nhấp ngụm nước cuối cùng 30-40 tiếng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu mất nước nghiêm trọng và tất cả các cơ chế sinh tồn bị ức chế. Sau 50-60 tiếng, cơ thể bắt đầu chết. Người chết khát sẽ bị ảo giác, bất tỉnh và nhức đầu dữ dội.
Đây là một trong những câu chuyện “kinh dị” phổ biến nhất về nhịn khô mà tôi thấy trên mạng. Chúng ta hãy xem chuyện gì xảy ra khi nhịn khô, hay còn gọi là nhịn tuyệt đối, khi ta không chỉ nhịn ăn mà cả nhịn uống.
Nước chiếm khoảng 70% cân nặng cơ thể, đến từ nước uống và thức ăn. Thêm vào đó, khoảng 400ml nước được tổng hợp trong cơ thể mỗi ngày từ quá trình oxy hóa, chủ yếu là oxy hóa chất béo.
Khi nhịn khô, lượng chất lỏng chuyển hóa này tăng mạnh và đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong một khoảng thời gian. Cơ thể cũng có các nguồn nước dự trữ nhất định. Chỉ riêng da đã chứa đến 2 lít nước. Ngoài ra, còn có nước dự trữ trong các khoang cơ thể (khoang huyết thanh) và trong một số cơ quan nội tạng.
Cơ thể người có thể tồn tại đến 12 ngày mà không cần nước trong điều kiện thoải mái (ở vùng núi, gần thác nước và sông).
Về mặt sinh lý, cơ thể không bị thiếu chất lỏng trầm trọng khi nhịn do cứ mỗi kilogam mỡ (hoặc glycogen) phân hủy mỗi ngày giải phóng đến khoảng 1 lít chất lỏng nội sinh (chuyển hóa). Lượng nước mất (qua đổ mồ hôi ở da và bài niệu) khá thấp trong điều kiện nhiệt độ bình thường, khoảng từ 1,5-2 lít mỗi ngày. Do vậy, lượng nước thiếu hụt không vượt quá 0,5-1 lít/ngày, đây là mức chấp nhận được về mặt sinh lý với điều kiện chuyển hóa chậm lại. Tế bào mỡ vốn giàu chất béo và là chất mang năng lượng sống. Vào thời kỳ phát triển, trong những giai đoạn đã “no”, lượng tế bào này sẽ tăng lên nếu có đủ dinh dưỡng. Khi nhịn, chúng trở thành nguồn dinh dưỡng nội tại của cơ thể. Tế bào mỡ không chỉ cung cấp năng lượng và nước, mà còn cung cấp gần như tất cả các hợp chất cần thiết cho cuộc sống. 1kg tế bào mỡ đủ cho 2-3 ngày nhịn khô.
Tại sao chỉ nên nhịn khô trong thiên nhiên? Khi nhịn khô, cơ thể sẽ hấp thụ, vì thế nó chỉ nên lấy nước và năng lượng từ các vùng năng lượng thân thiện với môi trường. Theo các nghiên cứu khoa học, con người có thể nhịn uống nước từ 10-12 ngày trong môi trường thoải mái, hoặc thậm chí lâu hơn trong các điều kiện khắc nghiệt. Đúng là tất cả các dạng sống đều có nguồn dự trữ sinh tồn dồi dào đến kinh ngạc.
Lầm tưởng #2. Nhiều người tự hỏi độc tố ngoại sinh và nội sinh biến đi đâu, do chúng ta không thực hiện các quy trình thải độc đặc biệt: thụt đại tràng, thủy liệu pháp đại tràng, hoặc xông hơi.
Bất cứ sinh vật nào cũng luôn đối mặt với các yếu tố bất lợi, cả ở bên ngoài lẫn bên trong cơ thể, trong quá trình sống. Chúng gây ngộ độc cơ thể bằng các chất độc hại từ bên ngoài hoặc do chính cơ thể sản xuất. Độc tố thâm nhập cơ thể từ bên ngoài qua đường hô hấp, qua da, theo đường ăn uống. Độc tố sản sinh trong cơ thể dưới dạng phụ phẩm của các cơ chế sinh tồn: tế bào phân chia và tế bào già chết. Nếu không được đào thải khỏi cơ thể, chúng sẽ gây ngộ độc.
Các sợi cơ bị hủy hoại khi vận động thể chất. Bất kỳ căng thẳng, hoạt động não và tưởng tượng nào cũng đều kích hoạt các cơ chế sinh hóa phức tạp trong cơ thể, trong đó các vật liệu đã sử dụng cũng biến thành chất độc cần loại bỏ.
Thiên nhiên ban tặng cho tất cả các sinh vật sống một cơ chế tuyệt vời để báo cho chúng biết cơ thể phải được tẩy sạch chất độc. Khi độc tố tích tụ trong cơ thể người (hoặc bất cứ sinh vật nào), cơ thể sẽ ra tín hiệu báo rằng nó cần đi ngủ, khiến chúng ta có cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi.
Quá trình giải độc chính của cơ thể diễn ra khi ngủ, đào thải các độc tố tích tụ trong ngày hoặc thâm nhập từ thức ăn độc hại và đồ uống có cồn. Sau khi nạp những thứ này, giấc ngủ có thể ập xuống bạn theo đúng nghĩa đen.
Bạn cũng sẽ ngủ như vậy khi sử dụng một số dược phẩm gây buồn ngủ hoặc thuốc ngủ, vốn không chỉ gây ngủ mà còn đầu độc bạn tinh vi.
Cần hiểu rằng nếu bạn buồn ngủ sau bữa ăn tức là thức ăn đó không tốt cho sức khỏe của bạn. Thực phẩm lành mạnh không gây buồn ngủ, ngược lại sẽ nạp năng lượng và tiếp thêm sinh lực cho bạn. Trước tiên, ngủ là một đợt nhịn khô ngắn, vì chúng ta đâu có ăn uống trong khi ngủ. Đây là lúc cơ thể giải phóng sinh lực để chữa lành.
Cơ thể chúng ta là một hệ thống rất thông minh và hoàn hảo. Khác với nhịn ướt, khi nhịn khô, nó kích hoạt các nguồn dự trữ mạnh hơn cùng một hệ thống trung hòa. Dù điều này nghe có vẻ ngược đời, nhưng nhịn khô dễ chịu hơn nhịn ướt, và đạt hiệu quả tốt hơn.
Theo những đánh giá rất giá trị của người nhịn giàu kinh nghiệm, nhịn khô cho tác dụng mạnh gấp ba lần nhịn ướt cùng thời lượng. Nhịn khô ngăn cản các tế bào cơ thể tiếp nhận dinh dưỡng từ bên ngoài do chất lỏng cũng nuôi dưỡng tế bào như thức ăn. Do các cơ chế dinh dưỡng và thải độc diễn ra luân phiên nên khi nhịn khô, các tế bào chỉ tự thải độc chứ không mất thời gian và năng lượng vào bất cứ việc gì khác, vì không có nước nạp từ bên ngoài. Cơ thể cũng đốt chất thải và đào thải độc tố tích cực hơn do không nạp nước. Mọi người thường bị sốt khi nhịn khô. Cơn sốt đẩy mạnh chuyển hóa, đem lại lợi ích lớn cho cơ thể. Cụ thể hơn, tăng thân nhiệt đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa cũng như sự phân rã và oxy hóa các độc tố và chất thải, và tăng hoạt động diệt khuẩn của máu gấp mười lần, tức là máu trở nên nguy hiểm hơn gấp mười lần đối với bất cứ vi sinh vật nguy hại nào.
Các nghiên cứu chứng minh vi sinh vật giảm khả năng tồn tại trong điều kiện này. Khi thân nhiệt tăng, quá trình thải độc cơ thể tăng tốc, tức là các chất độc hại được loại bỏ hoặc đào thải. Ớn lạnh và sốt là một quá trình tuyệt vời do có hiệu quả làm sạch cực mạnh, sẽ xuất hiện ở những giai đoạn thải độc sau.
Sốt nghĩa là không chỉ các bệnh thể chất được loại bỏ, mà cả cơ thể tâm linh cũng được thanh lọc. Dòng xoáy, hay còn gọi là vỏ bọc năng lượng – vốn là nơi tập hợp thông tin tiêu cực – được thanh lọc. Khi nhịn khô, các chất hoạt tính sinh học, hoóc-môn, tế bào đề kháng tốt, huyết thanh miễn dịch tăng nồng độ trong thời gian ngắn nhất có thể.
Hoạt động enzyme của các tế bào đặc biệt (đại thực bào) là một trong các cơ chế loại bỏ nội độc tố cơ thể khi nhịn.
Hoạt độc thực bào có thể tăng gấp ba lần chỉ sau 24-36 tiếng nhịn khô. Thêm vào đó, hoạt động thực bào dao động quanh năm. Thực bào hoạt động tích cực nhất trong khoảng tháng 5-6, và hoạt động kém nhất từ tháng 11 đến tháng 2. Chúng thực hiện chức năng thực bào (ghép từ hai từ “tế bào” và “kẻ ăn” trong tiếng Hy Lạp). Cơ chế này dẫn đến tự tiêu, tức là sự phân rã các mô yếu và không khỏe. Nhờ được quá trình này hỗ trợ mà những chất ít cần thiết nhất cho các chức năng sinh tồn của cơ thể được hấp thụ và loại bỏ. Tự tiêu bắt đầu từ ngày nhịn khô thứ 2 hoặc thứ 3, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 8 đến ngày thứ 10.
Tôi đã nói đến các đặc tính độc hại của nước máy. Khi không bị thức ăn và nước “chết” hoặc nhiễm độc thâm nhập, cơ thể sẽ thực sự được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Không cần thụt đại tràng khi nhịn khô do cơ thể không hấp thụ độc tố từ ruột vì không có nước. Vì vậy, khác với các loại nhịn khác, khi nhịn khô cơ thể không bị nhiễm độc. Nhịn khô cũng dễ chịu hơn về mặt thể chất.
Lầm tưởng #3. Các vấn đề về thận có thể xảy ra khi nhịn khô do áp lực khổng lồ lên thận. Nhịn khô là một trong những phương pháp thải độc nguy hiểm nhất. Trái lại, khi ăn kiêng hay thực hiện nhịn trị liệu, nên tăng cường nạp chất lỏng do nước đào thải muối thừa và độc tố (chất thải) khỏi cơ thể. Không chịu uống nước là một điều vô lý và nguy hiểm. Cơ thể không được thải độc mà còn bị mất nước và ngộ độc do chất thải.
Nước máy ở các thành phố hiện đại gây tổn thương nhiều cho cơ thể do không được lọc kỹ các chất thải công nghiệp, hơn nữa còn được khử trùng bằng clo. Loại nước này nhanh chóng giải phóng clo tự do, clo đi-ô-xit và các hợp chất clo khác, gây oxy hóa những thứ trong cơ thể mà lẽ ra không nên bị oxy hóa. Clo cũng tiêu diệt những lợi khuẩn giúp tổng hợp các vitamin cần thiết. Khi đun sôi nước, vi khuẩn bị tiêu diệt, các hạt bụi bẩn dạng keo đông lại, nước mềm đi, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và một phần clo tự do bay hơi, nhưng nồng độ các muối, kim loại nặng và thuốc trừ sâu lại tăng. Khi clo kết hợp với chất hữu cơ được làm nóng, nó trở thành một độc tố kinh khủng: điôxin. Đây là chất gây ung thư mạnh, độc hơn xyanua 68 lần. Khi chúng ta uống nước đun sôi, nó sẽ dần giết chết ta. Khi nước lắng trong ít nhất 3 tiếng, nồng độ clo tự do giảm, nhưng các ion sắt, muối kim loại nặng, hợp chất clo hữu cơ gây ung thư và hạt nhân phóng xạ gần như không được loại bỏ.
Nước chưng cất (đã qua trạng thái hơi) không phù hợp để sử dụng lâu dài vì thiếu các vi chất mà cơ thể đòi hỏi. Sử dụng liên tục sẽ dẫn đến các rối loạn hệ miễn dịch, các vấn đề nhịp tim và các biến chứng tiêu hóa.
Lọc nước chưa chắc đã đạt hiệu quả mong muốn. Để biết nên sử dụng loại lọc nào (than, màng, diệt khuẩn hay kết hợp) trước tiên bạn cần hiểu rõ thành phần nước. Cũng cần thay bộ lọc đều đặn do sau một thời gian, chất thải và vi sinh vật tích lại (và còn nhân lên) trong đó sẽ rò ngược trở lại nước.
Khi nhịn khô, cơ thể không cần tái chế nước nhiều như khi ăn uống bình thường. Rõ ràng, lúc này thận và gan gần như được nghỉ hẳn, và hoạt động cơ thể rất khác so với khi nhịn ướt. Tốc độ phục hồi của chúng nhanh hơn hẳn. Vì vậy, với nhịn khô thì hiệu quả là không thể bàn cãi, nhưng độ tiện lợi thì vẫn nên xem xét.
Ví dụ, một số người không thể nhịn khô vì nhiều lý do, nhưng vẫn có thể nhịn ướt.
Sau một đợt nhịn ướt 14 ngày, tôi kết thúc nhịn thành công và bắt đầu ăn lại bình thường, nhưng sau đó lại cảm thấy nặng nề ở thận. Trước đó, tôi không có cảm giác gì ở vùng này. Chuyện này không lạ, vì tôi chỉ uống nước trong 10 ngày nhịn cuối nên thận phải làm việc ráo riết. Còn các cơ quan khác đã hoàn thành xuất sắc công tác phòng bệnh.
Khi kết thúc đợt nhịn khô 7 ngày, tôi không cảm thấy khó chịu gì. Bạn nên tự thử. Sau khi nhịn khô, cơ thể hoạt động tốt hơn, phục hồi nhanh hơn, đạt kết quả tốt hơn. Một đợt nhịn khô trung bình (7-9 ngày) khá dễ chịu, nhưng cần sự chuẩn bị và huấn luyện cẩn thận.
Khi mọi người bàn cãi về các tổn thương mà nhịn khô gây ra cho thận nghĩa là họ không hiểu các cơ chế diễn ra khi nhịn. Đúng hơn nên tự hỏi xem liệu nước uống hiện đại và nước vòi có đang gây tổn thương thận hay không.
Thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể, hơn nữa có thể nói là cơ quan bài tiết trực tiếp do nó lọc máu và loại bỏ nước thừa, các thứ không cần thiết hình thành bởi các cơ chế chuyển hóa trong tế bào, các chất không sử dụng được hình thành do tiêu hóa, sử dụng thuốc, v.v. Tất cả các chất trên được pha loãng với chất lỏng lọc từ huyết tương. Cần phải nhớ rằng hầu hết tất cả chất lỏng thâm nhập vào cơ thể đều sẽ đi vào máu và trải qua nhiều công đoạn xử lý (làm sạch, tạo cấu trúc, làm nóng hoặc làm nguội). Quá trình này tốn rất nhiều năng lượng, và chỉ xong hết mới trở thành nước tiểu. Vì vậy, chất lượng nước uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng ta.
Tuy nhiên, thận không phải là cơ quan riêng biệt và độc lập mà là một phần không thể thiếu và khá khỏe của cơ thể. Gần như không thể làm thận tổn thương khi nhịn khô, mà tổn thương này thường là do các vấn đề từ các cơ quan và hệ thống khác, nghĩa là toàn bộ cơ thể phải được điều trị.
Tất cả các chức năng của cơ thể cần được phục hồi để chữa các bệnh về thận. Nhịn khô là một cách phục hồi sức khỏe đã mất, cho phép cơ thể tự nối lại tất cả các gián đoạn trong hoạt động của nó. Chỉ nhịn khô thì không ảnh hưởng đến bất cứ cơ quan hay hệ thống nào, vì nó chữa lành trên toàn cơ thể. Nhịn khô đem lại tác dụng tích cực rõ rệt đối với hầu hết các bệnh thận. Với các cách điều trị thông thường, áp lực lên thận không giảm mà ngược lại còn tăng vì thận phải xử lý các thứ phẩm thối rữa của dược phẩm. Còn khi nhịn khô, áp lực lên thận giảm đáng kể.
Trong những ngày nhịn khô đầu, nước tiểu thay đổi rõ rệt, kể cả với người khỏe mạnh. Khi kết thúc nhịn, thành phần nước tiểu sẽ được cải thiện liên tục. Nước tiểu người bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt: protein, hồng cầu và bạch cầu biến mất, lượng muối đào thải qua nước tiểu giảm. Muốn điều trị viêm cầu thận phải sử dụng nhiều loại thuốc lâu dài để làm giảm đợt cấp, với triệu chứng là sưng phù và tăng protein và hồng cầu. Sau 3-4 ngày nhịn, sưng sẽ giảm và lượng nước đào thải sẽ bình thường hóa. Thành phần nước tiểu sẽ bình thường trở lại chỉ vài ngày sau khi kết thúc nhịn và ổn định ở mức lành mạnh.
Nhịn khô rất hiệu quả khi điều trị các bệnh viêm nhiễm thận và đường tiết niệu, bất kể loại mầm bệnh. Nhịn khô đã được sử dụng thành công trong điều trị các bệnh lây qua đường tình dục từ thời xa xưa. Ở bệnh nhân viêm bể thận, nhịn giảm viêm nhanh, giải quyết các vấn đề tiểu tiện (tiểu quá ít hoặc quá nhiều, tiểu buốt), giảm đau lưng dưới và bụng dưới, đồng thời cải thiện kết quả xét nghiệm nước tiểu (bạch cầu, protein cao, vi khuẩn và muối biến mất).
Cần phải nhớ là thận liên quan mật thiết đến gan. Trong đa số trường hợp, các bệnh thận xảy ra do gan không đủ khả năng hoạt động bình thường. Vì vậy, cần phải thực hiện các quá trình thải độc trước khi nhịn và tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau nhịn. Nhịn khô thực hiện đúng thường rất hiệu quả đối với hầu hết các bệnh thận.
Lầm tưởng #4. Nhịn khiến cơ thể căng thẳng cực độ.
Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống, là một trạng thái đặc biệt trong đó cơ thể tăng “cảnh giác” và sức kháng trước tất cả các nhân tố gây hại từ môi trường mà không có ngoại lệ.
Cuộc sống hiện đại luôn căng thẳng. Phẫu thuật là một áp lực rất lớn với cơ thể, đặc biệt với phụ nữ trẻ. Quan trọng nhất là nguyên nhân bệnh vẫn còn lại sau đó. Nhịn cũng gây áp lực lên cơ thể, giống như cảm lạnh, nhưng căng thẳng không nhất thiết đồng nghĩa với tổn hại. Nếu một người bị đói vì không có gì ăn, đây là trường hợp nghiêm trọng và họ thực sự có khả năng bị chết đói. Khi ấy, chỉ sau hai ngày là họ có thể bị ốm nặng. Điều tương tự xảy ra với người bị lạc hoặc tự thử nghiệm, như thử nghiệm các chế độ ăn kiêng phổ biến.
Nhịn khô trị liệu thì khác hẳn, vì người thực hành tự giác không ăn uống dưới sự giám sát của bác sĩ, được hỗ trợ y tế và tinh thần trong các điều kiện thoải mái và có nhiều hoạt động giải trí. Trạng thái tinh thần, tâm trạng và sự chuẩn bị rất quan trọng với bất kỳ loại nhịn nào.
Mọi người không nên tự ép mình kiêng cữ đồ ăn yêu thích trong nhiều ngày, mà phải có tâm trạng thật tích cực. Chỉ có như vậy mới thành công được vì não bộ không nhận thấy nguy hiểm và không gửi tín hiệu đói, do đó không sản xuất các hoóc-môn căng thẳng. Vào ngày nhịn thứ 3, serotonin bắt đầu được sản xuất tích cực, đem lại cảm giác thỏa mãn và bình an nội tại.
Nhịn ăn (dù tự nguyện hay không) gây áp lực lên sinh vật, khiến nó phải huy động khả năng tự vệ của cơ thể để vượt qua tình trạng khó khăn, sử dụng tài nguyên nội tại vì không có dinh dưỡng ngoại tại. Đồng thời, tất cả những gì kém quan trọng so với sinh tồn sẽ được huy động (xử lý) “theo luật phân cấp”, kể cả các sản phẩm viêm nhiễm, mô mỡ, v.v.
Khi cơ thể đối mặt với áp lực sinh lý hay áp lực tự nhiên, các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động và hệ thần kinh tự chủ được trẻ hóa, đồng thời các cơ chế khác cũng cải thiện. Con người tăng cường hoạt động một cách vô thức: họ buộc phải tìm nước và thức ăn. Nền tảng tâm lý thay đổi, các vấn đề nhỏ nhặt không còn quan trọng nữa. Các cơ chế thải độc sinh hóa được kích hoạt: đốt mỡ, tăng cường dự trữ glycogen ở gan và thành phần máu thay đổi.
Một bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ điều tiết quá trình căng thẳng có giám sát này.
Lầm tưởng #5. Nhiều nhà dinh dưỡng học tuyên bố rằng người nhịn sẽ bị thiếu vitamin, cơ thể khi không được nạp protein kịp thời thì ngoài đốt mỡ còn đốt cả protein trong cấu trúc của chính các mô, chủ yếu là mô cơ.
Nói về thiếu vitamin, chuyện này không xảy ra khi nhịn trị liệu. Có ý kiến ngược lại xuất hiện trên truyền thông, kèm theo nghiên cứu về các mốt ăn kiêng chất lượng kém (chế độ ăn dùng gạo, chế độ Nhật Bản, chế độ Kremlin, v.v.). Nhịn ăn uống triệt để (được gọi là kiểu ăn kiêng số không) cũng bị chỉ trích cùng với các chế độ này. Các nhà dinh dưỡng học chỉ từ một phép so sánh đơn giản mà cho rằng có thể thiếu vitamin khi nhịn dài ngày: nếu một chế độ ăn kiêng thiếu chất khoáng, vi chất và vitamin thì nhịn [do bị xem như một kiểu ăn kiêng] cũng sẽ dẫn đến thiếu vitamin. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.
Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể không tốn năng lượng vào tiêu hóa, hấp thụ hay bài tiết khi nhịn trị liệu. Đồng thời, nhu cầu khoáng giảm mạnh và cơ thể sử dụng các nguồn dự trữ hiện tại dè dặt hơn. Vì vậy, nó không thiếu vitamin khi nhịn, kể cả khi các chế độ ăn kiêng đơn dưỡng cho phép tiêu thụ thực phẩm tinh chế và biến tính thường gây nên tình trạng này.
Nguồn thức ăn dự trữ nội tại là lợi thế tiến hóa giúp tăng khả năng sinh tồn khi thiếu thức ăn. Chúng là các chất béo giàu calo hòa tan trong thể dịch, glycogen trong gan và cơ, và các tế bào chuyên dụng hoặc mô mỡ. Các tế bào của mô mỡ giàu chất béo và là nguồn dự trữ năng lượng sống của cơ thể. Trong quá trình phát triển, chúng tăng số lượng khi có đủ dinh dưỡng. Chúng trở thành nguồn thực phẩm nội tại khi nhịn. Các tế bào dự trữ sống là giải pháp dinh dưỡng đúng đắn tuyệt vời! Chẳng cần mất gì thêm, chỉ việc duy trì được chúng lâu dài là ta sẽ có sẵn nguồn thực phẩm luôn ấm và chất lượng!
Khi nhịn, tế bào mỡ cung cấp không chỉ năng lượng mà còn gần như tất cả các thành phần tối cần thiết khác cho cơ thể. Người nhịn đúng sẽ không bị bất cứ bệnh gì liên quan đến suy dinh dưỡng. Một kilogam mô mỡ tương đương với 5 ngày dinh dưỡng đúng! Kể cả cơ thể cân đối cũng gồm 25% là tế bào mỡ.
Nhịn khô hay nhịn tuyệt đối (không nước) có hai lợi ích rất lớn. Bệnh nhân teo ít mô cơ hơn mô mỡ. Lượng mô mỡ và cơ mất đi gần tương đương khi nhịn ướt. Với nhịn khô, mô mỡ phân rã nhanh hơn gấp 3-4 lần mô cơ vì hơn 90% mô mỡ là nước, còn mô cơ gần như tương đối nguyên vẹn.
Một trăm năm trước, viện sĩ V. V. Pashutin32 sau nhiều nghiên cứu dài hạn và chuyên sâu đã phát hiện các mô mắc bệnh bị đốt khi nhịn. Giảm lượng tế bào và mô già, ốm, chết, yếu, nhão, đang phân hủy giúp điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh, từ đó giúp các mô khỏe được tái tạo mà không gây hại, dẫn đến tác dụng trẻ hóa được tất cả các nhà nghiên cứu công nhận, từ xa xưa cũng như hiện đại. Tất cả các cơ quan quan trọng – tim, hệ thần kinh trung ương, não bộ và các tuyến nội tiết vẫn khỏe mạnh và thậm chí cải thiện đáng kể chức năng trong đợt nhịn trị liệu, bất kể thời lượng. Các yếu tố này giải thích hiện tượng nhịn trị liệu thúc đẩy mạnh sức sáng tạo trong giới trí thức: nhà văn, nhạc sĩ, nhà phát minh và họa sĩ. Hiệu suất công việc của họ cải thiện rõ rệt, đầu óc sáng suốt, minh mẫn hơn: tư duy sắc bén hẳn, khả năng kết nối mở rộng đáng kể, trí nhớ ngắn và dài hạn cải thiện, v.v.
Muốn chỉ trích hay bác bỏ nhịn trị liệu phải có đủ năng lực trong lĩnh vực này. Lập luận chính thì như sau: nhịn là bản năng tự nhiên do thiên nhiên đặt vào các sinh vật vì nó cần cho sự phát triển của chúng.
Lầm tưởng #6. Cơ thể có thể liên tục tự đổi mới nên không cần phải nhịn theo bất cứ lối nào.
Cơ thể đúng là một hệ thống sinh học độc đáo có thể tự tái xây dựng và cập nhật cấu trúc của chính nó khi đang di chuyển theo đúng nghĩa đen.
Cơ thể liên tục tự xây mới, thích nghi với môi trường thay đổi bên ngoài, nghĩa là quá trình thích nghi không bao giờ ngừng. Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng các tế bào và các hệ thống tế bào có một khả năng kinh ngạc là tìm và thay các cấu trúc sinh học mòn và biến đổi do bệnh bằng các cấu trúc mới hoạt động tốt hơn. Các nhà khoa học gọi đây là cơ chế tự điều tiết, và đó chính là cơ chế tự điều tiết nội tại của cơ thể.
Khi mọi người nói với tôi rằng cơ chế này hoạt động trong mọi điều kiện, kể cả suy dinh dưỡng và môi trường khắc nghiệt, tôi luôn có nhiều câu hỏi. Tại sao chúng ta mắc bệnh, lão hóa và chết nếu như cơ thể luôn có thể tự đổi mới bằng cơ chế tự điều tiết? Tại sao các cơ chế tự động điều chỉnh tế bào không hoạt động hết công suất? Tại sao các hệ thống điều tiết để các mô tự đổi mới liên tục lại bị hư hỏng? Tại sao hiệu suất của chúng giảm? Tại sao khả năng thích nghi của cơ thể giảm? Tại sao các cơ chế này không đạt được toàn bộ tiềm năng của chúng?
Hầu hết mọi người không thể trả lời các câu hỏi này. Cơ thể chứa đầy độc tố hiện đại do suy dinh dưỡng và môi trường khắc nghiệt. Sinh lực bị tiêu tốn để trung hòa độc tố và đảm bảo khả năng sinh tồn tối thiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy sự tích tụ độc tố nội sinh và ngoại nhập trong cơ thể khiến nó bị giảm cơ hội thích nghi và tự điều tiết kể cả ở trạng thái khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cơ thể không tự trẻ hóa được. Chúng ta sẽ không bao giờ biết cách kiểm soát cơ chế tự đổi mới của mình bằng triết lý y học hiện đại.
Nhịn trị liệu là cách kích thích cơ thể tự điều tiết rất tự nhiên. Thải độc cơ thể kích thích các nguồn dự trữ chữa lành bên trong hỗ trợ các hệ thống tự đổi mới. Thực hành lâm sàng cho thấy sự đổi mới và trẻ hóa cơ thể được tăng cường đáng kể khi nhịn khô trị liệu. Khi dinh dưỡng tế bào ngoại sinh ngừng trong một khoảng thời gian được tính toán nghiêm ngặt nhất định, cơ thể bắt đầu loại bỏ được các tế bào chết khỏi mô, sử dụng tế bào cũ, mô bệnh, thanh lọc các hệ thống và cơ quan khỏi chất thải và độc tố tích tụ một cách hiệu quả nhất.
Có thể coi nhịn là tạm dừng băng chuyền để sửa chữa các hệ thống và các cơ chế vốn không thể sửa chữa khi băng chuyền liên tục chuyển động.
Lầm tưởng #7. Nhịn giảm cân không hiệu quả. Mọi người giảm mỡ khi nhịn, nhưng nhanh chóng tăng cân lại khi trở về chế độ dinh dưỡng cũ.
Đương nhiên, các nhà dinh dưỡng học đúng một phần. Mấu chốt là khi kết thúc nhịn, cơ thể kích hoạt các cơ chế phục hồi nhanh. Các tế bào tích cực hấp thụ dinh dưỡng. Cân nặng sẽ sớm tăng lại và có thể còn vượt mức cũ nếu không ăn uống hạn chế trong khoảng thời gian này. Vì vậy, nếu mục tiêu chỉ là giảm cân chứ không phải thay đổi hẳn các thói quen gây béo phì thì nhịn sẽ không giúp được gì. Bạn sẽ chỉ tăng thêm cân.
Tuy nhiên, nếu chịu thay đổi lối sống và thói quen, bạn sẽ đạt kết quả tuyệt vời. Ngoài giảm cân, hoạt động tim mạch sẽ cải thiện đáng kể, huyết áp bớt cao, không còn hụt hơi và loạn nhịp tim, nhịp tim về mức lành mạnh. Chu kỳ kinh nguyệt phục hồi ở nữ giới, còn nam giới cải thiện sinh lực tình dục. Các triệu chứng tâm thần thuyên giảm ở bệnh nhân rối loạn tâm thần. Theo dõi bệnh nhân hậu điều trị dài hạn đến 15 năm cho thấy mức cân vẫn giữ ở mức đạt được sau nhịn nếu tuân thủ chế độ dinh dưỡng khuyến cáo.
Kể cả nhịn ướt cũng đem lại kết quả tuyệt vời nếu làm đúng và tuân thủ mọi khuyến nghị, nhưng nhịn khô hiệu quả hơn hẳn. Chúng ta biết rằng mô mỡ dễ tích nước khiến mỡ khó phân giải. Nhịn khô giảm sưng phù, nên giúp đẩy mạnh phân giải mỡ. Với người thừa cân, nhịn khô là cách giảm cân hiệu quả nhất, là cách đốt mỡ tốt nhất. Sau nhịn khô, cân có tăng lại nhưng không bao giờ về mức trước nhịn. Khác với các phương pháp giảm cân khác, nhịn không mất tiền và quan trọng nhất là vô hại. Mọi người chịu nhịn dễ hơn các chế độ ăn kiêng gây suy nhược lợi bất cập hại. Dinh dưỡng nội tại được cân bằng hoàn hảo. Cơ thể lấy đúng những gì nó cần tại mỗi thời điểm chứ không nạp dinh dưỡng ngoại sinh một cách nhân tạo. Nhịn khô có những lợi thế nào so với các phương pháp giảm cân khác?
• Giảm cân nhanh chóng và an toàn khi nhịn.
• Nhịn dễ thực hiện hơn do không bị cảm giác đói liên tục.
• Da và mô không bị xệ hay nhão sau khi giảm cân.
• Khi nhịn, ngoài giảm cân thì cơ thể và sức khỏe tổng quát cũng cải thiện (dễ vận động và thở hơn, không còn mệt mỏi thường trực, khó tiêu hay nặng bụng, huyết áp giảm, áp lực lên tim giảm).
• Nhịn giúp cải thiện thói quen ăn uống, đây là lợi ích chính.
• Để điều trị béo phì, chúng tôi chỉ định nhiều đợt nhịn kết hợp (nhịn khô và ướt) liên tiếp. Để đạt được hiệu quả lâu dài, người thực hiện cần tuân thủ một số khuyến cáo: ăn uống chủ yếu bằng thực vật và sữa bò, nhai trị liệu, nhịn 24 tiếng mỗi tuần, v.v. Tuy nhiên, kể cả nhịn khô đều đặn (hằng tuần) kết hợp một chế độ ăn kiêng cũng có thể rất hiệu quả.
Lầm tưởng #8. Nhiều người tin rằng nhịn khô có thể chữa mọi bệnh nan y, kể cả ung thư giai đoạn cuối.
Nhịn khô có thể điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả, đặc biệt trong những giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, kể cả phương pháp này cũng có những chỉ định, chống chỉ định và giới hạn riêng. Nó đặc biệt có tác dụng với các tình trạng viêm nhiễm. Nhịn khô ngắn ngày có thể điều trị hiệu quả không chỉ các bệnh cảm lạnh mà còn bất cứ loại viêm nhiễm nào ở các cơ quan bên trong hoặc bên ngoài.
Nhịn khô sẽ trị dứt nhọt ngoài da, viêm tai trong, viêm phúc mạc, chấn thương, bầm tím, chấn động não, áp xe, cảm lạnh, viêm nhiễm. Nhưng nhịn không thể chữa khỏi nứt xương, tuy nhiên thiếu nước sẽ làm giảm sưng và viêm nhanh chóng. Sau chấn động, bắt buộc phải nhịn khô để phòng ngừa. Chấn động làm sưng phù não, từ đó dẫn đến tất cả các vấn đề khác. Sưng phù giải quyết càng nhanh thì cơ thể phục hồi càng chóng. Nhịn khô dài hạn rất hiệu quả đối với các bệnh nghiêm trọng như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp biến dạng và nhiều bệnh khác, đồng thời cũng trị u nang buồng trứng và các u lành tính rất tốt.
Tiếc thay, phương pháp này chỉ được dùng sau khi tất cả các phép điều trị hiện đại đã được thử nghiệm và chứng minh là vô tác dụng. Mọi người dùng nó như người chết đuối vớ phải cọng rơm. Cơ thể họ đã hoàn toàn bị hóa chất, hoóc-môn và phóng xạ đầu độc. Tất cả các hệ thống phòng vệ tự nhiên hoàn toàn bị dập tắt và tê liệt, người bệnh cảm thấy vô vọng rồi tự nhịn ở mức dài nhất khi chưa hề thải độc và rèn luyện cơ thể. Những trường hợp này có thể gặp biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Trong quá trình hành nghề của mình, tôi từng phải xử lý những trường hợp như vậy. Đương nhiên, tôi có các ca ung thư giai đoạn đầu, nhưng những bệnh nhân này thực hiện vài đợt nhịn khô, sau đó chuyển chỗ ở từ đô thị về vùng quê và đổi hẳn lối sống. Đấy là lý do họ đạt được kết quả tốt. Những bệnh nhân ung thư khác tự ý nhịn tại nhà sau hóa trị và xạ trị chỉ có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống. Mọi thứ cần phải làm đúng lúc.
Khi nhịn, đương nhiên bệnh nhân có thể tử vong, không phải vì chết đói mà vì những chất cặn bã đang ngập ngụa trong cơ thể quá thừa dinh dưỡng của họ bắt đầu phát tán. Bệnh nhân mắc bệnh nan y có thể chết trong khi nhịn, nhưng vì bệnh chứ không phải vì nhịn. Tương tự như vậy, họ cũng có thể chết sau khi ăn. Hàng chục ngàn bệnh nhân tim chết sau khi đánh chén một bữa ra trò.
Bạn có thể chết vì sự dốt nát của chính mình nếu không tuân thủ các quy tắc nhịn (trường hợp này có nhưng rất hiếm), đặc biệt khi kết thúc nhịn (nếu bạn bạ gì ăn nấy). Nhịn có liên quan gì ở đây? Nhịn là cuộc sống! Trong khi đó, sự thiếu hiểu biết và các hạn chế của chúng ta chắc chắn sẽ dẫn ta đến cái chết.
Lầm tưởng #9. Nhiều người viết rằng muốn cho dễ nhịn khô cần thụt đại tràng bằng nước muối và súc miệng bằng nước.
Khi nhịn hoàn toàn (nhịn ướt), cơ thể chuyển hẳn sang cơ chế dinh dưỡng nội sinh. Cơ chế độc đáo này sẽ bị hỏng hẳn nếu người nhịn bắt đầu uống nước ép hay ăn táo trong thời gian này.
Điều tương tự cũng xảy ra khi nhịn khô. Các tế bào cơ thể bắt đầu tự sản xuất nước chất lượng cao từ các nguồn dự trữ của cơ thể. Khi nước từ bên ngoài thâm nhập vào miệng hay ruột, cơ chế này sẽ bị phá hỏng.
Ở chỗ tôi, tất cả bệnh nhân thử súc miệng đều nói thoạt đầu họ thấy dễ chịu hơn, nhưng sau đó cảm giác khô miệng tăng gấp vài lần đến nỗi họ gần như không thể nhịn tiếp. Thụt đại tràng bằng nước muối cũng vậy, thải độc thì không thấy đâu mà chỉ kích hoạt cơn khát, khiến cho đợt nhịn khô gần như không thể thực hiện hoàn chỉnh.
Thi thoảng, bạn có thể tắm và dội nước lạnh khi kết thúc nhịn. Tuy nhiên, nếu bạn đã chịu nhịn tốt thì việc này không cần thiết. “Sức khỏe là công việc, công việc là kiên nhẫn, kiên nhẫn là chịu khổ, chịu khổ là thải độc, và thải độc là sức khỏe!”