(Byssinosis)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Còn có tên gọi “bệnh khó thở ngày thứ hai”, “bệnh sốt ngày thứ hai”. Được xếp vào nhóm viêm phế nang dị ứng ngoại lai (Extrinsic allergic alveolitis) hay bệnh viêm phổi tăng cảm (hypersensitivity pneumonitis).
- Là 1 bệnh phổ biến trong các bệnh bụi phổi do bụi thực vật. Là bệnh của công nhân tiếp xúc với các bụi của bông, gai, đay, lanh.
- Thường gặp là công nhân dệt, ngoài ra những công nhân cán xé bông, đóng kiện, xe sợi, đều có thể mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở công nhân dệt 20 - 38%.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Điều chắc chắn ở bệnh nhân bụi bông là có co thắt phế quản. Đây được coi là tình trạng dị ứng muộn, dị ứng type III của Gell - Coomb.
- Gần đây người ta giải thích sự co thắt phế quản do cơ chế phản ứng trung gian tế bào. Đại thực bào sau khi nuốt các hạt bụi thì được hoạt hóa, tiết ra các yếu tố trung gian hóa học như prostagrandin, interleukin 1, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu PAF (platelet activating factor). Các chất trung gian này gây co thắt phế quản. Các tế bào viêm xâm nhập tổ chức kẽ đến phế nang sớm, nhưng đến phế quản muộn hơn sau 12 - 24h, do đó mới có kiểu phản ứng muộn.
III. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
Phổi không có biến đổi gì đặc hiệu, không có xơ hóa. Tổn thương giống như một viêm phế quản mãn không đặc hiệu.
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Tức ngực, ho khan do bị kích thích. Tiếp xúc với bụi thì có thể ho có đờm do viêm phế quản.
- Khó thở khá đặc biệt. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ hai đầu tuần đi làm, là ngày tiếp xúc với bụi. Triệu chứng sẽ hết sau khi rời khỏi vị trí lao động.
- Lúc đầu khó thở xuất hiện vào ngày thứ hai, các ngày sau nhẹ dần. Nhưng sau đó khó thở lan dài ra các ngày thứ 3, 4 và các ngày khác trong tuần. Có nhiều trường hợp phải nghỉ việc.
- Ngoài ra có những triệu chứng kích thích niêm mạc mắt, mũi, họng.
- Giai đoạn cuối triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở, không phân biệt được với viêm phế quản mãn.
V. CẬN LÂM SÀNG
1. X-quang: Không thấy có tổn thương đặc hiệu của bụi bông, cũng không xác định bệnh lý ở phổi. Tổn thương giống như biểu hiện của viêm phế quản mãn
2. Chức năng hô hấp: Khi khó thở thì thấy FEV1 giảm, tỷ số FEV1/VC giảm.
RaW tăng, khi hết khó thở các chỉ số trên lại bình thường, có nghĩa đó là rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục.
VI. PHÂN LOẠI
1. Về lâm sàng
2. Về chức năng hô hấp
Ký hiệu F (Function) do Boulys đề xuất.
F1/2 đo cuối ngày thứ hai FEV1 > 80% so với lý thuyết, chưa có rối loạn thông khí.
F1 đo cuối ngày thứ hai FEV1 = 80% so với lý thuyết, rối loạn thông khí nhẹ.
F2 đo cuối ngày thứ hai FEV1 = 60 - 80% so với lý thuyết, rối loạn tắc nghẽn vừa.
F3 đo cuối ngày thứ hai FEV1 < 60% so với lý thuyết, rối loạn tắc nghẽ nặng.
VII. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Tiến triển: Nếu ngừng tiếp xúc hoặc chuyển nghề thì bệnh ngừng rồi hết hẳn.
Nếu không ngăn ngừa được bụi và cứ tiếp xúc thì bệnh cứ tiến triển. Khó thở từ nhẹ đến nặng, từ không thường xuyên đến thường xuyên, từ giảm khả năng lao động đến không lao động được.
Biến chứng: Viêm phế quản mãn, hen phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, suy tim phải.
VIII. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng bệnh
- Bảo quản nguyên liệu tốt, không để ẩm làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập, nấm mốc phát triển.
- Đảm bảo môi trường lao động sạch sẽ, thoáng mát. Có hệ thống hút bụi, lọc bụi. Giám sát môi trường lao động. Thường xuyên đo nồng độ bụi ở môi trường lao động. Nếu nồng độ bụi duy trì < 1mg/m3 không khí thì sẽ không có ai mắc bệnh. Nếu để nồng độ bụi lên tới 4mg/m3 thì 50% công nhân sẽ mắc bệnh. Đáng sợ là “bụi hô hấp” kích thước < 7micromet.
- Công nhân mặc quần áo bảo hộ lao động, phải đeo khẩu trang, đeo mặt nạ.
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ.
2. Điều trị
Kết quả thường không như mong đợi. Thuốc giãn phế quản, corticoid.
Điều trị triệu chứng: giảm ho, khi có bội nhiễm thì dùng kháng sinh. Phát hiện sớm và cách ly môi trường.