I. Nguyên nhân gây bệnh
- Gây ra do virus HIV, virus suy giảm miễn dịch ở người, viết tắt từ Human Immuno deficiency Virus.
- HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm có nhiễm HIV, và từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh, hoặc khi cho con bú.
- Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch.
- AIDS là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải viết tắt từ Acquired Immuno Deficiency Syndrome của tiếng Anh. Còn gọi là SIDA theo cách viết tắt từ Syndrome d’Immuno Déficience Acquise của tiếng Pháp.
II. Triệu chứng
Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
TheoTrung tâm Kiểm soát bệnh tật và dự phòng Hoa Kỳ (CDC) bệnh qua 4 giai đoạn. Nhưng không nhất thiết mọi bệnh nhân đều trải qua đủ cả 4 giai đoạn
1. Giai đoạn sơ nhiễm (Giai đoạn nhiễm trùng cấp) CDC I
Sau khi nhiễm HIV từ 3 - 6 tuần. Thời kỳ cửa sổ (phơi nhiễm): Thời kỳ này rất dễ lây lan cho người khác vì số lượng virus trong máu rất cao, nhưng chưa có kháng thể. Do không có triệu chứng đặc hiệu nên thầy thuốc thường hay chẩn đoán chung là nhiễm siêu vi.
- Đa số có sốt nhẹ, số ít có sốt cao 39 - 400C, kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đau khớp.
- Viêm họng đỏ, amidal viêm đỏ, không có mủ.
- Hạch to vùng cổ, vùng nách, không đau.
- Ban trên da lấm tấm dạng sởi. Giai đoạn này kéo dài 2 - 8 tuần, kháng thể kháng HIV xuất hiện trong máu muộn thông thường là 3 tháng mới xét nghiệm tìm kháng thể.
2. Giai đoạn không triệu chứng (Giai đoạn thầm lặng) CDC II
Các triệu chứng của giai đoạn sơ nhiễm biến mất cơ thể bệnh nhân như bình thường. Nhưng xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể đều dương tính, xét nghiệm Lympho T CD4 giảm.
3. Giai đoạn của hội chứng hạch dai dẳng CDC III
Hạch xưng to hơn 1cm, ở nhiều nơi như nách, cổ, chẩm, dưới hàm, bẹn. Hạch di động, không đau. Kéo dài khoảng 3 tháng. Sau đó hạch nhỏ dần, nhưng bệnh vẫn tiến triển.
4. Giai đoạn AIDS CDC IV
Là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Có thể chia thành 2 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn cận AIDS là giai đoạn tổn thương hệ miễn dịch nặng nề. Các biểu hiện lâm sàng: Sốt > 380C kéo dài trên 3 tháng. Sưng hạch nhiều nơi kéo dài trên 3 tháng. Gầy sút cân (trên 10% trọng lượng cơ thể). Ỉa chảy kéo dài không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng ngoài da có thể gặp như Zona, mụn cóc, mào gà, nấm Candida, đặc biệt vùng sinh dục và tầng sinh môn. Xét nghiệm: kháng thể kháng HIV dương tính mạnh, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giảm, Lympho T CD4 giảm mạnh < 200 cái/mm3. Tỷ lệ gamma globulin tăng.
- Giai đoạn AIDS là giai đoạn cuối cùng dẫn đến tử vong. Có một hay nhiều nhiễm trùng cơ hội, hoặc một bệnh ác tính.
5. Nhiễm trùng cơ hội
- Nhiễm trùng cơ hội ở phổi: Viêm phổi, phế quản phế viêm, bệnh phổi phế quản mãn tính, lao phổi.
- Nhiễm trùng cơ hội ở thần kinh: Viêm não, viêm màng não, viêm não chất trắng.
- Nhiễm trùng cơ hội ở đường tiêu hóa: Ỉa cháy, viêm niêm mạc đường tiêu hóa.
- Nhiễm trùng cơ hội ở da: Herpes simplex, Zona, thủy đậu, Papillomavirus.
6. Ung thư gặp trong AIDS
- Bệnh Sarcoma Kaposi là ung thư thành mạch, chủ yếu là bạch mạch. Biểu hiện bằng những u cục màu đỏ nổi trên da, niêm mạc miệng họng sau đó phát triển ở khắp nơi cả trong nội tạng.
- U lympho là loại u ác tính thường thấy ở não, hạch, tủy sương.
7. Xét nghiệm
- Các kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng HIV: Serodia, ELISA,Western Blot, ngưng kết Latex, miễn dịch phóng sạ (RIA), miễn dịch huỳnh quang (IFA)...
- Các xét nghiệm phát hiện HIV và kháng nguyên HIV: Phân lập HIV, phát hiện kháng nguyên P24, PCR (phát hiện HIV - RNA). Các kỹ thuật này cần có các labo rất hiện đại nên khó thực hiện được.
Hiện nay, ở nước ta chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng HIV.
III. Điều trị
1. Thuốc chống virus
- Các chất ức chế sao mã ngược của HIV tương tự nucleosid (NRTI): đây là nhóm thuốc chống retrovirus đầu tiên được triển khai. Chúng ức chế sự sao chép của một enzym HIV là men phiên mã ngược. Nhóm thuốc này gồm zidovudine (AZT), lamivudine (3CT), didanosin (DDI), zalcitabine (DDC), stavudine (D4T) và abacavir.
- Các chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI). Những thuốc này gắn trực tiếp với men phiên mã ngược, gồm các thuốc nevirapine, delavirdine, Lovirid, và efavirenz.
- Các chất ức chế protease (PI): Nhóm thuốc này cản trở sự nhân lên của HIV ở giai đoạn muộn hơn trong vòng đời của nó bằng cách tác động vào enzym protease của virus, khiến cho HIV bị rối loạn cấu trúc và không gây nhiễm. Các thuốc trong nhóm gồm saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, và amprenavir.
- Các chất ức chế hoà nhập: không cho virus nhân lên bằng cách ngăn không cho màng virus hoà nhập với màng của tế bào khỏe mạnh. Thuốc đầu tiên trong nhóm này là enfuvirtide tỏ ra ức chế được ngay cả những chủng HIV kháng thuốc mạnh nhất.
- Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...
2. Phác đồ điều trị
a. 1PI + 1NRTI
b. 1PI + 2NRTI
Phác đồ thay thế
a. 2NRTI + 1NNRTI
b. 2NRTI + Saquinavir
Không phối hợp: AZT + D4T, DDI + DDC, DDC + D4T, DDC + 3TC.
3. Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Tùy theo từng bệnh, từng nguyên nhân mà chọn kháng sinh và cách điều trị phù hơp.
4. Săn sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
- Dịch tiết cơ thể của người nhiễm HIV phải được quản lý riêng và chặt chẽ - Bệnh nhân bị xây xát, có vết thương không được tiếp xúc với người bình thường và phải được xử lý bằng dụng cụ riêng.
- Nhân viên phải mang trang bị bảo hiểm theo qui định chặt chẽ khi tiếp xúc và làm nhiệm vụ (áo Bluse, mũ, khẩu trang, kính mắt, găng tay, ủng, ngâm tay nước khử trùng sau khi làm xong công việc).
- Nhân viên y tế khi bị xây xát hoặc bị vết thương không tiếp xúc với bệnh nhân.
- Kim tiêm, dây truyền, bông băng, chậu rửa vết thương, cả nước thải dùng xong phải được xử lý riêng. Những dụng cụ như panh, kéo, nĩa… dùng cho bệnh nhân phải được khử trùng kỹ và để riêng.
- Bệnh nhân nữ giai đoạn có kinh phải được hướng dẫn theo những bước quy định.
- Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS khi sinh đẻ phải được cách ly ở buồng riêng, dụng cụ đỡ đẻ dùng riêng, xử lý riêng và sau đó phải khử trùng cả buồng.
IV. Dự phòng
HIV không lây truyền qua:
- Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi...
- Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế.
- Ăn uống chung bát đũa, cốc chén.
- Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,...
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới đúng cách.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, nhổ răng, cắt amidan, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo râu, bàn chải răng, bấm móng tay, lấy dáy tai.
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.