PHẦN ĐỊNH HƯỚNG
Trước mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn viên nên lập ra một danh sách hoặc những tấm áp phích về các giá trị sẽ khám phá và chuẩn bị nhạc nhẹ, một tờ giấy khổ lớn hoặc bảng.
Giới thiệu
Tập huấn viên giới thiệu về bản thân mình.
Yêu cầu các cha mẹ hay người chăm sóc trẻ tự giới thiệu về mình. Tập huấn viên có thể yêu cầu hai người tham dự phỏng vấn lẫn nhau, sau đó giới thiệu lại về nhau cho một cặp khác. Những câu hỏi mà bạn có thể đề nghị họ chia sẻ chẳng hạn như họ có mấy con, tuổi của chúng và một từ tích cực nào họ dùng để mô tả về con mình.
Hoạt động làm quen
Bạn có thể thực hiện một hoạt động giới thiệu trong cuốn Hướng dẫn Tập huấn dành cho Giáo dục viên LVE như “Nếu tôi là một con vật, tôi sẽ là con...”. Mỗi người cần nghĩ đến một con vật ưa thích của họ và một giá trị hay phẩm chất mà họ coi trọng nhất ở con vật đó. Phát cho mỗi người một tờ giấy trắng và một cái kẹp giấy (có thể dùng băng dính). Yêu cầu họ viết tên con vật ấy (chữ hoa) vào nửa phần đầu trang giấy và một giá trị hay phẩm chất của nó vào nửa những giá trị sống trong giáo dục con trẻ phần dưới. Giải thích rằng mỗi người sẽ phải cài (dán) tờ giấy của mình lên lưng của một người khác mà không để họ biết nội dung.
Mỗi người tham gia phải khám phá tên và giá trị của con vật trên tờ giấy được dán sau lưng mình. Nhưng trước tiên, họ cần tự giới thiệu về mình cho một người khác. Sau đó dùng câu hỏi Có hoặc Không, chẳng hạn như “Con vật này có bốn chân không?”, “Nó có phải là loài có vú không?”... Sau khi đoán được con vật ấy là gì, họ cần tìm ra phẩm chất hay giá trị của nó.
Khi người tham gia hiểu những chỉ dẫn của trò chơi, yêu cầu họ cài (dán) tờ giấy của họ vào lưng một người khác mà không cho người ấy biết nội dung. Mở nhạc nhẹ khi trò chơi bắt đầu và tiếp tục bật nhạc 10 đến 15 phút hoặc cho đến khi tiếng ồn lắng xuống vì mọi người đã đoán ra những gì được viết trên lưng họ.
Lựa chọn khác
Yêu cầu người tham gia viết tên một sứ giả hòa bình hay một vị anh hùng nào đó của họ và giá trị họ ngưỡng mộ ở người ấy. Hoặc yêu cầu họ viết ra giá trị họ ưa thích lên phần trên tờ giấy và một biểu tượng cho giá trị ấy ở phần dưới của tờ giấy. Sau đó, cho chơi giống cách thức trên.
BỐI CẢNH
Nếu đây là buổi họp nhóm đầu tiên, tập huấn viên cần giới thiệu một vài thông tin về chương trình LVE.
LVE là một chương trình giáo dục các giá trị, cung cấp nhiều loại hình hoạt động mang tính trải nghiệm về giá trị và những phương pháp thiết thực để các giáo viên và tập huấn viên có thể giúp trẻ, thanh thiếu niên khám phá và phát huy 12 giá trị xã hội và cá nhân cốt lõi: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Hợp tác, Tự do và Đoàn kết. LVE còn có những tài liệu chuyên biệt cho các cha mẹ, người chăm sóc, cũng như người tị nạn và trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Tính đến tháng 3 năm 2000, LVE đã được ứng dụng tại hơn 1.800 địa điểm ở 64 quốc gia.
Hiện nay, LVE có sáu quyển sách đã được dịch ra tiếng Việt:
Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi Những Giá trị Sống dành cho Tuổi trẻ
Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ – Tài liệu hướng dẫn dành cho tập huấn viên
Hướng dẫn tập huấn Giáo dục viên LVE
Những Hoạt động Giá trị Sống dành cho Người tị nạn và Trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh
LVE là một sự hợp tác giữa các nhà giáo dục toàn cầu và là một tổ chức tự nguyện, với sự tham vấn của Ban Giáo dục UNICEF.
Mục đích của LVE là cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và những công cụ cho sự phát triển của một con người toàn diện, biết rằng mỗi cá nhân đều có nhiều mặt: thể chất, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần.
Mục tiêu của LVE là:
• Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ, cảm nhận và ứng dụng thực tế các giá trị vào các mối quan hệ với bản thân, người khác, cộng đồng và rộng hơn là thế giới.
• Đào sâu những hiểu biết, động cơ thúc đẩy và trách nhiệm để xã hội và cá nhân đưa ra những lựa chọn tích cực. những giá trị sống trong giáo dục con trẻ
• Truyền cảm hứng cho các cá nhân chọn lựa những giá trị tinh thần, đạo đức, xã hội và của riêng bản thân, đồng thời nhận thức những phương pháp thực tế để phát triển và đào sâu chúng.
• Khuyến khích các giáo dục viên, cha mẹ và người chăm sóc xem việc giáo dục như là một cách để cung cấp cho sinh viên, học sinh triết lý sống, qua đó tạo điều kiện cho sự trưởng thành, phát triển toàn diện và chọn lựa mang tính tổng thể để các em có thể hòa nhập cộng đồng với sự tôn trọng, tự tin, và có mục đích.
Nhóm các cha mẹ tìm hiểu về giá trị sống được xem là một phần quan trọng của dự án này bởi họ chính là những người thầy quan trọng nhất và đầu tiên của con về các giá trị sống.
Suy ngẫm
Khuyến khích cha mẹ suy ngẫm về những giá trị quan trọng đối với họ, mở nhạc nhẹ và đọc chậm lời suy ngẫm như bên dưới.
Giới thiệu: “Giá trị có ảnh hưởng đến cuộc sống ta trong mọi giây phút. Chúng là nguồn lực hướng dẫn ta trong mọi việc ta làm hoặc theo đuổi. Khi những giá trị bên trong tương thích với những hành động của ta, thì ta đang sống trong sự hài hòa. Nhưng giá trị là gì? Và chúng ta đã phát triển chúng như thế nào? Tôi muốn các anh chị suy ngẫm về những giá trị của mình khi được yêu cầu nghĩ về một số điều. Vui lòng viết ra câu trả lời của anh chị.”
• Nghĩ đến một người có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời anh chị.
(Dừng lại trong chốc lát)
• Người ấy có những giá trị hay phẩm chất nào mà nhờ đó đã tạo nên sự khác biệt cho anh chị? Vui lòng viết ra những giá trị hay phẩm chất làm người ấy trở nên quan trọng đối với anh chị. (Dừng lại một phút)
• Nếu mọi người trên thế giới đều có những giá trị ấy, hoặc thường xuyên thể hiện chúng, thế giới này có khác đi không? (Dừng lại)
Living vaLues Parent grouPs: a FaciLitator guide
• Nghĩ đến những bài hát anh chị yêu thích. Lời của bài hát và điệu nhạc phản ảnh những giá trị nào? Viết những giá trị ấy xuống. (Dành ra 2 – 3 phút)
• Nghĩ về những bài thơ, câu trích dẫn, quyển sách quan trọng đối với anh chị. Các tác phẩm ấy chuyển tải những giá trị nào? (Dừng ba phút, hoặc nhiều hơn)
• Những hình ảnh nào là quan trọng đối với anh chị? Nghĩ đến những quang cảnh hoặc những bức tượng yêu thích của các anh chị. Chúng gợi lên những giá trị hoặc những cảm giác nào? (Cho ba phút, hoặc nhiều hơn)
• Nhớ lại những khoảnh khắc đặc biệt tích cực trong cuộc đời anh chị. Lúc đó anh chị cảm thấy thế nào và đã thể hiện giá trị gì? (Cho bốn phút, hoặc nhiều hơn)
• Nghĩ đến điều anh chị thích nhất khi làm bố mẹ. Khi nhớ đến những giây phút ấy, anh chị đánh giá cao điều gì?
Yêu cầu người tham dự tạo thành các nhóm nhỏ, từ 3 – 4 người, để chia sẻ những cảm nhận và những giá trị từ bài tập này trong vòng 10 đến 15 phút.
• Bây giờ, anh chị hãy dành ra năm phút để nghĩ về sáu giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời mình và viết ra. (Mở nhạc nhẹ cho suy ngẫm)
Yêu cầu các cha mẹ chia sẻ. Cho họ đọc to sáu giá trị ấy và viết chúng lên một tờ giấy khổ lớn. Tóm tắt: “Dường như chúng ta có nhiều giá trị chung”.
Nói: “Cách đây vài năm, có một dự án rất thú vị, với tên gọi là Hợp tác Toàn cầu vì một Thế giới Tốt đẹp hơn. Hàng ngàn nhóm người từ những nền văn hóa, tôn giáo, tuổi tác và địa vị xã hội khác nhau ở 129 quốc gia cùng được yêu cầu hình dung về một thế giới tốt đẹp hơn. Họ sẽ cảm thấy thế nào khi ở trong thế giới đó, các mối quan hệ và môi trường ở thế giới đó ra sao... Ta thử đoán xem câu trả lời sẽ là gì?”. Hỏi:
• Anh chị thích cảm thấy thế nào?
• Anh chị thích mối quan hệ của mình trở nên như thế nào?
• Anh chị muốn môi trường sống của mình trở nên như thế nào?
“Có vẻ như ta không chỉ muốn cùng chung những giá trị trong mối quan hệ, mà con người ở tất cả các nền văn hóa đều có cùng chung những giá trị phổ quát. Tuy nhiên, ta lại không sống cùng với những giá trị phổ quát ấy. Tiền đề của chương trình LVE là nếu ta sống cùng với những giá trị của mình, ta sẽ tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”.
• Trong vài phút sắp tới, ta hãy cùng khám phá xem trẻ em phát triển các giá trị bằng cách nào. Giờ, các anh chị hãy nhớ đến một lần nào đó khi còn nhỏ. Hãy nhớ lại những trải nghiệm khi anh chị nhận biết được điều được xem là quan trọng đối với mình. (Mở nhạc và cho họ suy ngẫm trong vài phút)
• Bây giờ, hãy nghĩ về giá trị đầu tiên trong đời mình. Lúc đó anh chị khoảng bao nhiêu tuổi?
• Có anh chị nào muốn chia sẻ không? (Viết ra câu trả lời của họ) Những câu trả lời của họ có thể rơi vào nhiều loại khác nhau, có thể hồi đáp: “Vậy là, một số anh chị đã học cách đánh giá cao giá trị ấy khi…”.
Lưu ý cho tập huấn viên: Có thể hầu hết mọi người sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực, nhưng cũng có vài người nhắc đến những trải nghiệm tiêu cực mà từ đó họ nhận ra vì sao một giá trị lại quan trọng, chẳng hạn như ai đó đã nói dối về họ và từ đó họ học được giá trị Trung thực. Hãy ghi chú trải nghiệm này của họ lên giấy khổ lớn. Nếu muốn, bạn có thể thêm vài câu khơi gợi để thảo luận sâu hơn về trung thực, hoặc để mọi người lắng nghe họ...
• Nếu là trẻ, anh chị muốn nói gì với những người lớn trên thế giới?
Anh chị muốn họ làm những gì? Anh chị muốn họ đối xử với mình thế nào?
Để họ trả lời và bạn viết câu trả lời lên giấy khổ lớn trong lúc lặp lại, hoặc tóm lược lại nội dung họ nói.
“Tôi nghĩ anh chị vừa mô tả một bầu không khí lấy giá trị làm nền”. Tập huấn viên hãy nói ra câu này khi các cha mẹ nêu ra những ý như: lắng nghe con, yêu thương con, tôn trọng con, để con được vui chơi, đặt ra những giới hạn cho con… Nếu họ không nêu ra những điều liên quan đến bầu không khí dựa trên các giá trị, chỉ cần tóm tắt lại những gì họ đã nói.
“Cảm ơn các anh chị. Bây giờ, các anh chị sử dụng trí tưởng tượng của mình. Trong tâm trí, anh chị hãy vẽ lên hình ảnh của con mình – nhưng các trẻ đều đã trưởng thành. Mọi hy vọng của anh chị ở con đều được thực hiện. Các con có những giá trị nào? Vui lòng viết xuống”. Cho họ thời gian để suy nghĩ và viết ra......
“Giờ thì anh chị hãy vẽ hình ảnh của con mình ở tuổi hiện tại của trẻ. Tưởng tượng anh chị muốn nhìn thấy những giá trị nào ở trẻ và trong mối quan hệ giữa anh chị với trẻ… Sự tương giao của anh chị và trẻ sẽ như thế nào... Anh chị cảm thấy thế nào khi sự tương giao này mang tính giá trị?...... Anh chị đã vẽ ra hình ảnh nào?”......
Sau đó yêu cầu các cha mẹ tạo thành nhóm ba hoặc bốn người để chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của họ. Cho họ 10 phút.
Yêu cầu từng nhóm tường thuật tóm tắt trước tập thể. Ghi nhận những chia sẻ và đóng góp của từng nhóm.
Lựa chọn các giá trị
Bạn có thể yêu cầu nhóm trả lời nhanh những giá trị họ muốn khám phá và bạn viết lên bảng hoặc giấy khổ lớn. Tuy nhiên, hãy luôn những giá trị sống trong giáo dục con trẻ bao gồm trong đó giá trị Hòa bình và Tôn trọng. Đề nghị nhóm bắt đầu với hai giá trị này.
Có những trường hợp mà những giá trị khác đã được chọn, như ở trường học, ban giám hiệu hay giáo viên có thể đã chọn tập trung vào những giá trị nào đó cho cả năm học, hoặc có thể họ đã chọn một giá trị cho mỗi tháng. Nếu vậy, bạn nên thảo luận kế hoạch sinh hoạt các giá trị của trường với nhóm các cha mẹ và hỏi xem họ muốn làm theo loạt giá trị đó không. Sẽ rất có lợi khi cả trường và gia đình cùng thực hiện một giá trị. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quyết định bắt đầu bằng một giá trị không được chọn, hãy lắng nghe, liệt kê lý do và để họ biểu quyết. Họ sẽ có thêm động lực để tham gia khi họ có đóng góp trong quyết định này.
Để kết thúc, hãy cảm ơn vì họ đã tham gia và khẳng định vai trò làm cha mẹ, làm người chăm sóc trẻ quan trọng như thế nào. Hãy nói rằng bạn mong được gặp họ vào những buổi tiếp theo để khám phá giá trị .
MÔ HÌNH 6 BƯỚC CHO PHẦN 2 & 3
Bước 1: Định nghĩa về một giá trị
Chọn giá trị mà nhóm đã quyết định. Có thể đọc một đoạn ngắn, phù hợp với nội dung sinh hoạt từ tài liệu Hướng dẫn tập huấn Giáo dục viên LVE hoặc một bài thơ, một câu chuyện ngắn về giá trị được chọn. Hỏi: “Theo anh chị, (giá trị được chọn) có nghĩa là gì?”...... Khi họ phát biểu, ghi chú những phản hồi của họ lên bảng hoặc giấy khổ lớn.
Bước 2: Thảo luận – chúng ta truyền đạt giá trị này như thế nào?
Hỏi: “Vậy chúng ta truyền đạt giá trị này cho các con như thế nào?...... Chúng ta gia tăng trải nghiệm về giá trị này khi ở nhà...... trong mối quan hệ với các con...... trong giao tiếp giữa chúng ta với các con...... trong môi trường gia đình...... trong chính bản thân...... bằng cách nào?
Cha mẹ thường đồng ý rằng con cái học hỏi từ hành vi cư xử của cha mẹ. Nếu họ không nêu ra vấn đề này, tập huấn viên có thể đề cập đến, bằng cách nói: “Tất cả những gì ta làm đều mang tính giáo dục về các giá trị. Cách ta giao tiếp với những người khác – những gì ta nói, nói như thế nào và những gì ta làm sau khi nói. Nếu hôm nay tôi thuyết giảng về tính trung thực cho cậu con trai 12 tuổi của mình, đọc trích đoạn từ sách kinh vào ngày hôm sau, đọc một truyện về tính trung thực vào ngày hôm sau nữa, nhưng sau đó tôi lại cố tìm cách để gian lận giá vé tham gia hội chợ, cậu bé đó sẽ học được một điều từ hành vi của tôi – gian lận vẫn có thể chấp nhận được”. Để cho các phụ huynh bình luận.
Bước 3: Cùng chơi với giá trị ấy
Chúng ta có thể thực hiện những hoạt động giá trị nào khác ở nhà?
Nhóm có thể dành ba buổi sinh hoạt cho một giá trị – Hòa bình, Tôn trọng và Yêu thương – vì có nhiều hoạt động trong những bài học này. Ở buổi thứ nhất, hãy để cha mẹ thật sự tham gia vài hoạt động dành cho trẻ. Tập huấn viên giới thiệu Kỹ năng làm cha mẹ 1 – Nhận ra Tầm quan trọng của việc chơi đùa & Thời gian ở bên con. Với những giá trị còn lại, chỉ cần 1 đến 2 buổi là đủ.
Tham khảo Những Hoạt động Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ ở phần 2, trong đó có rất nhiều hoạt động được lấy từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi và từ 8 đến 14 tuổi. Các bậc những giá trị sống trong giáo dục con trẻ cha mẹ có thể tiến hành vài hoạt động phù hợp với độ tuổi của trẻ. Sẽ rất vui. Hy vọng nhóm sẽ dành ít nhất một nửa thời gian sinh hoạt để chơi và thử nghiệm những giá trị này.
Những hoạt động giá trị sống để cha mẹ sinh hoạt ở nhà thì ít hơn. Cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý của riêng mình. Khuyến khích họ chia sẻ ý tưởng với những cha mẹ khác (thậm chí bạn có thể gửi cho chúng tôi qua email hoặc gửi trực tiếp qua website của chương trình LVE!). Tất cả mọi đóng góp đều gia tăng thêm lòng nhiệt tình và sự hứng thú cho chương trình. Bước này là một cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ chia sẻ những bài hát, trò chơi và sự hiểu biết từ di sản văn hóa của đất nước.
Bước 4: Thảo luận về cách ứng dụng ở nhà
Trình bày các kỹ năng làm cha mẹ
Tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ chia sẻ những cảm nhận, suy tư và trăn trở khi ứng dụng các giá trị trong gia đình. Nhiều cha mẹ chưa từng học một lớp làm cha mẹ nào. Có thể họ đã “lạm dụng” hoặc thể hiện vai trò của mình một cách tiêu cực. Do đó, đây là thời điểm hoàn hảo để tập huấn viên chú tâm lắng nghe, khơi gợi thảo luận theo gợi ý từ các cha mẹ khác và đưa ra những kỹ năng làm cha mẹ phù hợp với tình huống. Những tập huấn viên từng đứng lớp làm cha mẹ trước đó sẽ được chuẩn bị tốt cho những cuộc thảo luận như thế bởi các bậc cha mẹ thường dễ tiếp nhận hơn khi được truyền đạt theo những cách thiết thực để giảm xung đột và căng thẳng.
Ban đầu, tập huấn viên nên hướng dẫn một nhóm nhỏ các cha mẹ. Những kỹ năng làm cha mẹ ở phần 3 sẽ giải đáp những mối lo ngại chung của các bậc cha mẹ, đồng thời nêu ra cách giải quyết những mối lo ngại đó. Bạn có thể hướng dẫn chỉ một kỹ năng làm cha mẹ trong buổi sinh hoạt đầu tiên, nhưng hãy trình bày theo trình tự như được giới thiệu ở đây.
Tất nhiên, tập huấn viên cần nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của nhóm và nên cảm thấy thoải mái giới thiệu các kỹ năng làm cha mẹ theo nhu cầu phát sinh. Tập huấn viên cũng cần tinh ý đối với những vấn đề thuộc văn hóa và chỉ giới thiệu các kỹ năng làm cha mẹ thích hợp với nhóm, đồng thời khéo léo chọn lựa những ví dụ điển hình.
Bước 5: Kết thúc mỗi buổi sinh hoạt
Bạn có thể kết thúc bằng một hoạt động (tùy chọn) hoặc chúc họ tận hưởng những hoạt động giá trị sống với các con của họ ở nhà.
Bước 6: Ở buổi sinh hoạt tiếp theo
Điều gì đã làm được?
Ở buổi sinh hoạt kế tiếp, yêu cầu các cha mẹ chia sẻ những trải nghiệm/thành công của họ ở nhà. Hỏi: “Anh chị có thể chia sẻ những gì đã làm được và chưa làm được khi áp dụng ở nhà?”...... “Có những thay đổi nào so với trước kia?”...... Lắng nghe lời chia sẻ và ghi nhận, khen ngợi cho những cố gắng của họ. Nếu cả nhóm đều thích giá trị này, hãy cho họ thêm vài hoạt động sinh hoạt nữa. Nhóm có thể chọn mở đầu mỗi buổi sinh hoạt bằng một trong những bài hình dung về hòa bình.
Khi đã sẵn sàng chuyển sang giá trị tiếp theo, hãy bắt đầu với bước 1 lần nữa và thảo luận giá trị đó trong cả nhóm.