Đ
ó là nhờ sự chăm sóc, thương yêu của cả gia đình và nhờ chế độ dinh dưỡng đúng cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
SỮA MẸ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Sữa mẹ còn giúp trẻ chống đỡ bệnh tật. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố: “Nếu tất cả trẻ sơ sinh đều được bú mẹ, thế giới này đã có thể cứu sống trên 1,5 triệu trẻ em mỗi năm”. Trẻ bú mẹ được hưởng dòng sữa ngọt ngào dành riêng cho mình trong vòng tay âu yếm và ánh mắt nụ cười của mẹ, do vậy trẻ không chỉ thông minh mà còn luôn có ý thức về gia đình, về cội nguồn. Bạn hãy luôn nhớ rằng: “Sữa mẹ dành cho trẻ, còn sữa bò để cho bê”.
CHO TRẺ ĂN ĐA DẠNG
Để xây dựng một tòa lâu đài cần nhiều vật liệu khác nhau. Cơ thể trẻ - tòa lâu đài có cấu trúc tinh vi nhất - cũng được tạo ra với trên 80 chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, ăn nhiều loại thực phẩm sẽ nhận đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thức ăn trong một món, trong một bữa ăn, trong một ngày và thay đổi hàng ngày, mùa nào thức ấy là cách ăn uống khôn ngoan. Theo quan điểm của dinh dưỡng, không có thực phẩm xấu hay tốt, chỉ có cách ăn uống đúng hay không mà thôi. Để trẻ nhận đủ các dưỡng chất, người nuôi trẻ cần chú ý cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (Bột – Béo – Đạm – Rau và trái cây) trong mỗi bữa ăn.
Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột – đường
Thực phẩm giàu chất bột đường thường gặp trong bữa ăn hàng ngày là gạo, mì, bún, phở, khoai, trái cây… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và là nguyên liệu để tạo tạo ra các tế bào.
Chất bột-đường cung cấp 50 - 60% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ.
Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm:
Thực phẩm giàu đạm thường gặp trong bữa ăn hàng ngày là thịt, cá, tôm, cua, lươn, đậu,…, được chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc động vật (đạm cung cấp từ thịt, cá, tôm…) và đạm có nguồn gốc thực vật (đạm cung cấp từ các loại đậu, gạo, nếp...).
Chất đạm là vật liệu chính để xây dựng nên các tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các protein huyết thanh, …, vai trò tạo hình của chất đạm đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai. Chất đạm cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhu cầu chất đạm của trẻ được tính theo tuổi: Ở trẻ còn bú mẹ:
2-2,5 g/kg cân nặng/ngày, trẻ lớn:
2-3 g/kg cân nặng/ngày.
Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo:
Thực phẩm cung cấp chất béo được sử dụng hàng ngày là dầu, mỡ, bơ, phô mai…
• Chất béo có nguồn gốc động vật sống trên cạn: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… chủ yếu có các acid béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu.
• Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương… có các acid béo cần thiết, vitamin E, và hoàn toàn không có cholesterol. Loại chất béo này được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
CHÚ Ý
• Trẻ cần được ăn đa dạng và đủ bốn nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau) trong các bữa ăn chính.
• Ăn thêm trái cây.
• Bữa ăn sáng sẽ nạp năng lượng cho trẻ sau giấc ngủ dài giúp trẻ học tập tốt trong suốt buổi sáng, vì vậy không nên bỏ bữa ăn sáng.
• Đối với trẻ biếng ăn, thời gian của một bữa ăn không nên kéo dài quá 40 phút (sẽ tạo tâm trạng chán nản, sợ hãi bữa ăn). Nếu thấy trẻ ăn uể oải hãy cho trẻ ngưng ăn và bổ sung ngay sau bữa ăn bằng những món ăn mà trẻ ưa thích như sữa, sữa chua, váng sữa…
• Hãy sử dụng muối iốt để nêm nếm thức ăn cho trẻ, vì iốt sẽ giúp trẻ phát triển tốt chiều cao và trí thông minh.
• Chất béo có nguồn gốc từ các động vật sống ở biển: chứa nhiều vitamin A, các acid béo không no, đặc biệt là acid arachindonic rất tốt cho cơ thể.
Chất béo là nguồn thực phẩm giàu năng lượng, là thành phần của màng tế bào, mô não… vì vậy nếu cung cấp đủ sẽ giúp cho trẻ phát triển trí não tốt, chất béo là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K.
Nhu cầu chất béo của trẻ:
• Trong sữa mẹ chất béo chiếm trên 50% tổng các dưỡng chất sinh năng lượng.
• Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chất béo chiếm khoảng 40% tổng năng lượng khẩu phần (3- 4 g/kg cân nặng).
• Trẻ trên 5 tuổi chất béo chiếm 30% tổng năng lượng khẩu phần.
Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ
Các loại rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ.
Chất xơ không cung cấp năng lượng và dưỡng chất, nhưng giúp chống táo bón, ngăn cản sự hấp thu nhanh của glucose từ ruột non vào máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, góp phần bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể, có ý nghĩa trong phòng bệnh xơ vữa động mạch, và giảm ung thư đường tiêu hóa.
Cung cấp đủ các vitamin sẽ bảo đảm cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, một số vitamin còn có vai trò chống lại hiện tượng oxít hóa trong cơ thể (vitamin A, vitamin C, vitamin E).
Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K thường có nhiều trong bơ, trứng, gan, sữa, các loại hạt có dầu…
Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, vitamin C thường có nhiều trong các loại rau, củ, trái cây, ngũ cốc…
Các chất khoáng (calcium, phosphorus, potassium, sodium, chloride, magnesium, đồng, kẽm, iốt, sắt …) làm nhiệm vụ xúc tác hoạt động của các men trong cơ thể, là cấu trúc của một số bộ phận (ví dụ: calcium là thành phần của xương và răng), tham gia vào sự co cơ, sự dẫn truyền của các xung động thần kinh.
Chất khoáng không chỉ có trong rau, trái cây, mà còn có nhiều trong sữa và các thực phẩm giàu đạm.
TĂNG NĂNG LƯỢNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN
• Sử dụng men amylase làm cho chén bột đặc trở nên lỏng hơn để trẻ dễ ăn hơn, nhưng vẫn đạt được năng lượng cần thiết của bữa ăn.
• Cho dầu tinh luyện vào chén thức ăn (bột, cháo, canh) của trẻ: năng lượng cung cấp từ dầu cao gấp 2 lần so với các thực phẩm thuộc nhóm đạm và nhóm bột đường.
• Cho trẻ ăn nhiều lần hơn trẻ bình thường nếu mỗi lần trẻ ăn được ít.