Nguyên nhân gốc rễ của ung thư là tư duy sai lầm
“Hãy tìm hiểu từ những điều bình thường và đơn giản. Chính lòng tự trọng và sự ngạo mạn đã ngăn cản nhiều người trong chúng ta muốn tìm hiểu có một cách chữa lành tự nhiên đối với hầu hết các bệnh ung thư.”
Người ta dự đoán rằng, vào năm 2020, số ca ung thư mới sẽ tăng gấp đôi từ mức hiện tại là 10 triệu ca một năm lên đến 20 triệu ca một năm. Điều gì đã sai ở đây? Và tại sao?
Tôi tin rằng nguyên nhân gốc rễ là do tư duy sai lầm.
Mọi người trên thế giới đang quá đề cao ý tưởng rằng khoa học và công nghệ là chìa khóa cho tiến bộ và thịnh vượng. Chúng ta đã quên làm một con người đơn giản và khiêm nhường - như những “người bình thường” đã vượt qua ung thư giai đoạn cuối mà chúng ta gặp trong cuốn sách này.
Ít có ai không ấn tượng bởi những đổi mới của khoa học và công nghệ cao mà chúng ta thấy ngày hôm nay, những phương thuốc diệu kỳ hoặc bức xạ, máy móc chẩn đoán hình ảnh tinh vi được sử dụng để điều trị ung thư?
Một điều rất dễ hiểu là hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy rằng, với tất cả những đổi mới này, những bác sĩ và các chuyên gia của họ có thể dễ dàng đối phó với căn bệnh ung thư. Nhưng, xin đừng bị mê muội. Hãy lắng nghe những gì các Giáo sư Richard Deyo và Donald Patrick của Đại học Washington, Mỹ, đã nói: “Sự kết hợp của các ngành công nghiệp tham lam, sự thổi phồng của các phương tiện truyền thông, những thủ đoạn chính trị, và tư duy tiêu thụ công nghệ của chúng ta đang dẫn đến việc chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn và thường xuyên hơn vào phương pháp điều trị tốn kém mà ít hiệu quả - và đôi khi hết sức nguy hiểm”.
Sau một thập niên giúp đỡ bệnh nhân ung thư, tôi đã đi đến kết luận đơn giản này: học vấn của bạn càng cao hoặc bạn càng có nhiều tiền, thì khả năng bạn chết vì ung thư càng lớn! Cái chết này có thể là kết quả của phương pháp điều trị chứ không phải là do bản thân bệnh.
Có một câu nói thế này: “Một người đàn ông có học không cần phải khôn ngoan và một người đàn ông khôn ngoan không cần thiết phải có học.” Trí khôn là một mặt hàng hiếm. Hãy để tôi sử dụng một minh họa đơn giản. Khi bạn đi gặp bác sĩ của bạn do bị cúm virus, ông bác sĩ thường làm gì? Nói chung, ông ấy sẽ kê toa thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Bạn không cần những loại thuốc này để khỏi bệnh. Tất cả bạn cần là nghỉ ngơi nhiều (hoặc dùng một số loại thảo mộc, nếu bạn thích), và bệnh cúm của bạn sẽ ra đi.
Tương tự, khi bạn có một vết thương, bác sĩ làm sạch vết thương đó và khâu nó lại. Vết thương sẽ tự chữa lành. Hoặc ví dụ một con vật trong tự nhiên không bị thương quá nặng trong một cái bẫy. Con vật liếm vết thương của mình, nó có thể bò trườn đi để tìm một số cây thuốc và ăn lá, vết thương sẽ lành lại.
Lắng nghe thông điệp từ thiên nhiên... nhẹ nhàng dưỡng trị các tế bào nổi loạn của bạn để chúng trở lại bình thường
Thông điệp (từ thiên nhiên) rất đơn giản: cơ thể có năng lực vô hạn trong việc tự chữa lành. Tương tự như vậy, ung thư không phải là do mầm bệnh hoặc vi trùng. Về cơ bản là do hệ thống miễn dịch đi sai hướng. Hóa trị, xạ trị và uống thuốc có tính độc lại tiếp tục phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Như vậy, làm sao bạn mong đợi cơ thể có thể tự chữa lành bệnh được?
Trong cuốn sách của mình, Cuộc chiến với Ung thư - Một giải phẫu về sự thất bại (The war on cancer – an anatomy of failure) Tiến sĩ Guy Faguet viết rằng việc cố gắng giết tất cả các tế bào ung thư (bằng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị) là dựa trên lý thuyết sai lầm. Đơn giản là nó không có nghĩa gì cả. Và làm bất cứ điều gì mà dựa vào những lý thuyết không hoàn thiện chắc chắn là cam chịu thất bại.
Nhưng mặt khác, có rất nhiều nhà chữa bệnh theo tự nhiên, những người được nêu điển hình trong cuốn sách này, những người dạy cho bệnh nhân phải sống với căn bệnh ung thư của mình như thế nào. Cố gắng để tiêu diệt kẻ thù bên trong bằng cách tạo ra một kho vũ khí tàn phá sẽ không đánh bại được kẻ thù. Thay vào đó, chính chủ nhà sẽ bị giết đầu tiên.
Bài học ở đây là, chúng ta hãy học cách sống chung với căn bệnh ung thư, cùng với chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục, thiền v.v. chúng ta sẽ dần dần tự tin và dưỡng trị các tế bào nổi loạn để đưa chúng trở lại bình thường.
Bệnh nhân ung thư cần biết rằng họ không thể tiếp tục sống theo nếp sống cũ và ăn uống theo chế độ đã khiến họ mắc bệnh ung thư. Họ cần thay đổi và phải thay đổi, nếu họ muốn sống.
Chúng tôi thấy rõ điều này trong suốt thời gian các bệnh nhân ung thư đến với chúng tôi. Ngay sau khi họ thấy khỏe hơn, họ lại muốn ăn trở lại các thức ăn yêu thích trước kia và trở lại lối sống căng thẳng đã khiến họ ung thư.
Và các bác sĩ của bệnh nhân đã không giúp đỡ họ về vấn đề này. Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa ung thư đều nói với bệnh nhân rằng họ có thể ăn bất cứ thứ gì họ thích, rằng không có bằng chứng khoa học nào nói rằng ung thư có liên quan đến những gì chúng ta ăn hoặc cách chúng ta ăn.
Những người này có đọc hàng ngàn, hàng ngàn trang tài liệu nghiên cứu về ung thư và chế độ ăn uống trong các tạp chí đã được thẩm định hay không? Tất cả chúng đều chỉ ra chế độ ăn uống sai lầm là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khăng khăng cho rằng chế độ ăn uống không liên quan gì đến bệnh ung thư.
Tiến sĩ Vincent DeVita, Jr., Giám đốc Trung tâm Ung thư Đại học Yale và cựu giám đốc của Viện Ung thư Quốc gia đã nói: “Hiện chúng ta biết rằng nguyên nhân của hơn 70% bệnh nhân bị khối u ác tính có thể liên quan đến những gì họ đã ăn. Mỗi năm có thêm bằng chứng cho thấy những gì chúng ta ăn ảnh hưởng rất lớn đến việc liệu ung thư có phát triển trong cơ thể chúng ta hay không. Những nghiên cứu đầy hứa hẹn... (chỉ ra rằng) có một số loại thực phẩm khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa, thậm chí chặn đứng sự tiến triển của bệnh ung thư.”
Chúng ta đổ đầy bình xăng xe với loại xăng cao cấp, tuy nhiên lại nuôi cơ thể mình bằng các đồ ăn vặt!
Hãy nghĩ về điều này. Khi bạn lái ô tô đến trạm xăng, bạn muốn đổ đầy bình xăng với nước, dầu hoả hay dầu diesel? Tất nhiên là không. Bạn luôn muốn chắc chắn rằng xe của mình phải được đổ đúng loại xăng để có thể chạy được tốt nhất.
Chắc chắn cơ thể chúng ta quý hơn một chiếc xe hơi, đúng không? Thế mà, chúng ta lại nuôi dưỡng cơ thể bằng những thứ tẩm đầy chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, thuốc trừ sâu, chất gây ung thư v.v.
Một số người lý luận rằng gan, thận ở đó là để bảo vệ chúng ta bằng cách thải độc và loại bỏ bất cứ thứ gì mà cơ thể thấy không cần thiết. Thông thường chúng ta hiểu rằng một cơ thể bị quá tải hay làm việc quá sức sẽ không thể trụ được! Đây chính là những gì mà ung thư có. Nó là kết quả của việc lạm dụng cơ thể liên tục trong một khoảng thời gian dài. Thật vậy, những lương y theo phương pháp tự nhiên trên toàn thế giới đã nói đến điều này. Họ cũng đã chỉ ra rằng sự tiến triển của bệnh ung thư có thể được giảm thiểu, thậm chí đảo ngược, bằng sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Điều này dẫn tôi đến một điểm mà tác giả Betty đã đưa ra: nếu tất cả các phương pháp điều trị tổng thể, cùng chế độ ăn hữu cơ và không thịt là tất cả những gì cần thiết, thì tại sao các trung tâm điều trị và nghiên cứu y tế chính thống lại không đi theo chúng? Một câu hỏi hay nhưng ngây thơ mà chỉ cần vài từ cho một câu trả lời: sự tham lam và kiêu ngạo.
Xin đừng phạm sai lầm về vấn đề này. Ung thư là một ngành công nghiệp béo bở, nhiều tỷ đô la. Nhiều nhà nghiên cứu y tế và thậm chí cả các bác sĩ có liên quan, như Tiến sĩ Samuel Epstein nổi tiếng, đã phê phán kịch liệt cơ sở liên kết điều trị ung thư đầy quyền lực và sự tiếp cận toàn cầu của nó.
Những cơ sở đầy quyền lực được kết nối theo kiểu chính trị ấy rất ngạo mạn. Tiến sĩ Lawrence LeShan, một nhà tâm lý học nổi tiếng đã viết về cuộc trạm chán của ông trước đó với cơ sở y tế nọ: “Khi tôi bắt đầu hỏi về mối liên hệ giữa bệnh ung thư và những cảm xúc, tôi đã bị chuyển đi từ một bệnh viện này đến trung tâm nghiên cứu khác, cứ thế. Một vị đứng đầu có uy tín của một cơ sở ung thư đã nói với tôi: “Ngay cả nếu trong vòng 10 năm ngài chứng minh được lý thuyết của ngài là đúng, tôi vẫn nhất quyết không tin điều đó.” Còn gì có thể kiêu ngạo hơn thế?
Cuộc sống trên trái đất là một trải nghiệm học hỏi. Hai vật cản là Cái Tôi và sự Ngạo Mạn. Tất cả chúng ta đều có cả hai - sự khác biệt duy nhất là mức độ. Nếu chúng ta không sẵn sàng tìm tòi và học hỏi, chúng ta sẽ không thấy và không học được gì. Để có thể nhìn thấy sự thật, chúng ta buộc phải hạ thấp mình và sẵn sàng học hỏi mọi lúc mọi nơi.
Cuốn sách này chứa đựng nhiều câu chuyện gợi cảm hứng của những người sống sót sau ung thư. Hãy tìm hiểu kinh nghiệm của họ, sao cho bạn cũng có thể phòng tránh và vượt qua được căn bệnh ung thư. Sẽ có người nói rằng những trường hợp này không phải là kết quả của một nghiên cứu khoa học, nên chuyện của họ chỉ là giai thoại, chưa được khoa học chứng minh.
Kiến thức thông thường đối chọi với “khoa học” thiên vị
Tôi đã gặp nhiều người hoài nghi như vậy. Nhưng, khi họ nói ra điều này, tôi chỉ tự hỏi họ biết bao nhiêu về khoa học? Tôi đã rất may mắn. Sau hai thập kỷ, tôi hoàn toàn có thể hiểu được chiều sâu của những gì Tiến sĩ John Ioannidis ngụ ý, khi ông viết: “Có thể chứng minh được rằng hầu hết các kết quả nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí là sai. Khi lợi ích kinh tế, cũng như các lợi ích khác và các định kiến trong một lĩnh vực khoa học càng lớn, thì các kết quả nghiên cứu có khả năng đúng càng ít. Xung đột lợi ích và định kiến có thể làm tăng sự thiên vị.” Và không cần là một thiên tài để nhận thấy rằng xung đột lợi ích rất phổ biến trong nghiên cứu y sinh.
Tôi chỉ có điều này muốn nói. Đối với những người muốn tin, không cần quá nhiều lời giải thích hay chứng minh. Nhưng đối với những người không muốn tin, thì dù bạn cung cấp bất kể bằng chứng gì, vẫn không bao giờ là đủ. Luôn luôn có cái gì đó không đúng và luôn luôn có một lý do để họ từ chối nó.
Trong cuốn sách này, tác giả Betty đã đề cập đến rất nhiều nhân vật nổi tiếng và giàu có bị chết vì ung thư. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao họ chết? Có phải vì họ không đến những bệnh viện tốt nhất? Có phải vì họ không thể biết đến các loại thuốc tốt nhất? Có phải vì không có bác sĩ ung thư tốt để giúp họ? Tôi nghĩ rằng câu trả lời hiển nhiên và đơn giản là: cái gọi là phương pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất đã không hiệu quả - ít nhất là với họ. Đây không phải là bằng chứng về sự thất bại ư? Hoặc chúng ta sẽ chuyển mục tiêu và nói rằng những người này chỉ đơn giản không may mắn và chết do định mệnh?
Một số người có thể phân tích rằng khi tôi viết những điều này là tôi đang chống lại việc dùng thuốc hoặc chống lại bác sĩ. Tôi không có ý như vậy. Tôi hoàn toàn thừa nhận rằng y học hiện đại thực sự đã giúp nhân loại bằng nhiều cách trong thời gian qua và nó sẽ làm điều tương tự trong tương lai. Nhưng thuốc có giới hạn của nó - đặc biệt để xử lý các bệnh mãn tính như ung thư.
Chúng tôi - Trung tâm chăm sóc ung thư (Care CA) - thường nói với bệnh nhân ung thư rằng hãy tìm lời khuyên của bác sĩ nếu họ nghĩ rằng họ bị ung thư. Chúng tôi thường đề nghị các bệnh nhân ung thư hãy khám phá các lựa chọn có thể và đánh giá chúng sao cho phù hợp. Việc bệnh nhân có muốn điều trị bằng hóa trị/xạ trị hay không, đó là quyết định của họ. Chúng tôi phải tôn trọng bất cứ quyết định nào của họ. Họ đang chiến đấu trong trận chiến của cuộc đời mình.
Vai trò của chúng tôi trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư là cung cấp thông tin khách quan, trung thực và không thiên vị về những gì họ cần biết. Để chúng ta để có thể làm giảm bớt tác động của bệnh ung thư trong cuộc sống, những người chăm sóc – là bác sĩ y khoa hoặc những người chữa bệnh tự nhiên cho họ - phải đến với nhau và hợp tác trong một mô hình mới của y học tích hợp.
Chúng ta hãy nhìn vào kỷ nguyên, khi những người chăm sóc sẽ đối xử với những người đến với họ bằng lòng thương và tình yêu, và trong một môi trường mà quyền và sở thích của bệnh nhân được tôn trọng.
Sẽ đến lúc chỉ có các phương thức điều trị hiệu quả được sử dụng, cho dù chúng có nguồn gốc từ đâu - từ y học Phương Tây hay y học Phương Đông.
Chúc mọi người may mắn, hãy sống hạnh phúc và luôn mạnh khỏe.
- Tiến sĩ Chris K.H. Teo, www.cacare.com
(Nhà nghiên cứu thực vật học, lương y chữa bệnh bằng thảo dược và là tác giả của 12 cuốn sách về ung thư)