TRÍ TUỆ CỔ XƯA
Quy luật Nhân quả thứ tư: Không hành động nào được bỏ qua.
– Jey Rinpoche (1357 – 1419), Giáo thọ của đức Dalai Lama thứ nhất.
CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG
Người phỏng vấn: Cả ba vị đều đã rất thành công. Tôi muốn các vị thử nghĩ lại một việc thành công nhất mà các vị từng làm trong sự nghiệp của mình, và cho chúng tôi biết tại sao các vị đã quyết định làm như thế.
Lama Christie: Tôi đã không phải nghĩ nhiều, tôi chỉ cảm thấy rằng việc đó là đúng đắn.
Michael Gordon: Tôi được trực giác mách bảo và tôi đi theo nó.
Geshe Michael: Tôi chỉ nghĩ rằng nó sẽ theo hướng đó.
TÌM LẠI BẢN NĂNG
Chúng tôi biết bạn đang nghĩ gì: “Thật dễ cho ba vị ngồi đó và bảo tôi đừng đưa ra những quyết định. Và tôi cũng thích thế, bởi vì chúng thật sự khó chịu. Nhưng phương án thay thế là gì? Tôi sẽ phải nói gì với sếp đây - rằng tôi đã quyết định không đưa ra các quyết định?”
Bạn hãy bình tĩnh. Đó không phải là điều chúng tôi muốn nói. Dĩ nhiên, hàng ngày bạn vẫn đang đi làm và đưa ra hàng loạt quyết định mà theo bạn là tốt nhất. Nhưng đồng thời, bạn cũng đang bắt đầu ngừng ra những quyết định? Việc đó diễn ra như thế nào?
Trò chuyện với ai thực sự thành công trong công việc của họ - đó có thể là một doanh nhân, một nhạc công, hay một bà mẹ. Hãy thử hỏi tại sao họ luôn đưa ra những hành động đúng đắn vào đúng lúc, và những gì bạn sẽ nghe được là: “Thật sự tôi không thể nói là tại sao. Dường như nó là bản năng vậy.”
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một chút bản năng. Hôm nay, khi bạn ngồi xuống và lại mở cuốn sách này ra, hẳn bạn không tự nhủ, “Trước khi đọc sách, mình phải quyết định một điều: Trong khi ngồi đây, bao lâu mình sẽ thở một lần?” Bạn không lo lắng về việc bao lâu bạn sẽ phải thở một lần, bởi vì việc thở diễn ra tự động, độc lập. Nó là bản năng của bạn.
Bây giờ hãy tưởng tượng bạn sẽ vất vả thế nào nếu – suốt cả ngày, khi bạn đi loanh quanh và làm bất kỳ việc gì mà bạn vẫn làm trong ngày - bạn phải luôn quyết định xem liệu mình có nên thở lúc này hay không, và thở nhiều hay ít. Đúng vậy – nghĩ từng phút một như thế sẽ khiến đầu óc bạn rối tung, và làm mất đi rất nhiều không gian tinh thần mà chúng ta nên để dành cho những sự vụ sắp tới của mình. Thật tốt là việc thở lại được cài trong phần bản năng của bộ não: Hãy để nó ở đó. Phần sau của bộ não tôi dường như đưa ra những quyết định đúng đắn về việc tôi nên thở bao nhiêu mà không cần tôi can thiệp vào.
Bây giờ câu hỏi là: Liệu chúng ta có thể đưa ra cùng một lúc rất nhiều, hay tất cả, những quyết định để bán được 100.000 sản phẩm? Liệu có cách nào để chúng ta có thể đưa chúng ra khỏi phần đưa-ra- quyết-định trong bộ não của chúng ta và đưa chúng vào phần bản năng? Nó diễn ra thế nào mà tất cả những người làm ăn và nghệ sĩ tài năng chỉ cảm thấy điều gì tốt nhất để thực hiện, hết lần này đến lần khác, để lúc nào cũng “đánh trúng đích”? Đó là những gì chúng tôi đang chuẩn bị chỉ cho bạn thấy.
LIÊN QUAN TỚI CHIẾC DẬP GHIM
Bạn biết không, trong Quản lý Nghiệp, mỗi lần bạn đứng trước sự phân vân và phải đưa ra một quyết định về dự án hay cuộc đời bạn, bạn đã thất bại rồi, kể cả nếu bạn đưa ra quyết định và nó hiệu quả. Nếu bạn đã thực hiện Quản lý Nghiệp của mình một cách đúng đắn, những sự kiện đương nhiên sẽ hiệu quả, mà không cần quyết định.
Vậy làm sao để tôi biết liệu tôi đã thực hiện Quản lý Nghiệp đúng đắn hay chưa? Điều này liên quan tới chiếc dập ghim.
Bạn hãy nhặt chiếc dập ghim trên bàn làm việc lên, đứng dậy, đi tới bàn của một người khác, và hỏi họ xem liệu nó còn dùng được hay không. Họ sẽ nhìn bạn với ánh mắt khó hiểu và sau đó họ sẽ đưa một tờ giấy vào và dập nó xuống. Nếu cái ghim dập qua tờ giấy, họ sẽ nói: “Với tôi có vẻ như nó vẫn ổn đấy chứ,” và lắc đầu ngán ngẩm khi bạn trở lại bàn làm việc của mình.
Bài học ở đây là chiếc dập ghim sẽ dùng được nếu nó đã được lắp ghim vào, và nó sẽ không dùng được nếu nó không được lắp ghim vào. Khi bạn thật sự cần ngay một chiếc dập ghim, bạn sẽ không phải chạy quanh văn phòng để so sánh tất cả các chiếc dập ghim trên bàn của mọi người. Bạn không đứng đó với chiếc dập ghim màu đỏ trên tay này, chiếc dập ghim màu xanh trên tay kia và cố gắng đưa ra quyết định xem chiếc dập ghim màu nào thì dùng được.
Bởi vì vấn đề không nằm ở màu sắc của chiếc dập ghim. Không có ý nghĩa gì khi bạn đứng đó cố gắng đưa ra quyết định dùng chiếc dập ghim màu nào. Tất cả những gì bạn cần biết là chiếc nào đã được lắp ghim vào, bởi vì cái đó sẽ dùng được.
Và nếu bạn biết rằng cả hai chiếc đều đã được lắp ghim thì bạn biết rằng cả hai chiếc đều dùng được. Tới lúc này bạn có thể tiến bước với bản năng của mình và sử dụng chiếc nào bạn thích, bởi vì chiếc nào cùng sử dụng được cả.
Vậy hãy quay trở lại và không ra quyết định về phương thức quảng cáo nào bạn định sử dụng cho 100.000 hộp sôcôla. Nếu việc bạn chọn làm được gài trước, thì sau đó cả gửi thư trực tiếp hay quảng cáo trên Web đều sẽ hiệu quả - hoặc bạn có thể “chọn” lấy một phương thức, tất cả phụ thuộc vào điều bản năng thì thầm với bạn. Nếu phương thức bạn chọn làm không được gài trước, thì nó sẽ thất bại, dù bạn có cùng làm cả hai cách đi nữa. (Đó là bài học của tờ Wall Street Journal, bạn nhớ không?)
Bạn có thể ngưng ra những quyết định, bởi vì chúng chẳng có mấy tác dụng. Bạn có thể bắt đầu gài trước cho những hành động của mình, chúng sẽ luôn hữu ích. Bởi vì trong việc quản lý thế giới bằng nghiệp quả, không hành động nào bị bỏ qua. Mỗi cái nhân bạn gieo chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả của nó: gieo nhân nào gặt quả ấy.
Có một cách rất dễ dàng để bạn nhận thấy điều này diễn ra như thế nào. Bạn hãy trở lại và nhìn vào cái biểu đồ rối rắm với tất cả các mũi tên đó. Sau đó gập sách lại và tưởng tượng một hành tinh màu vàng ấm áp. Đó là sự khác biệt về mức độ căng thẳng giữa việc ra những quyết định và gài trước cho hành động chắc chắn mang lại hiệu quả.
CÁCH GÀI TRƯỚC CHO MỘT HÀNH ĐỘNG:
Thật tuyệt! Vậy làm thế nào để tôi gài trước cho hành động của mình? Cố gắng lên, chúng tôi đã từng đề cập đến vấn đề này rồi. Dòng điện từ bình ắc-quy khởi động ô tô, chứ không phải chiếc chìa khoá. Bất cứ hành động nào bạn làm để các đối tác tâm linh trong kinh doanh của bạn thành công, chắc chắn sẽ tạo ra thành công cho bạn, trong bất cứ điều gì bạn làm, trong bất cứ việc gì bạn quyết định. Tất cả sẽ chỉ như… bản năng, tự động: “Không hiểu sao tôi lại biết.”
Và chúng ta đã làm rõ quyết định khi vạch ra một con đường tốt đẹp, sáng sủa và hạnh phúc này để bạn vận hành sự nghiệp:
Một lần nữa bạn thấy chúng tôi chia thành hai tầng “có vẻ thật” và “là thật”. Khi sếp mở cửa phòng bạn để chúc mừng bạn đã bán được 100.000 hộp sôcôla với gì nhỉ - ba tháng? – dư ra, bạn biết rằng điều đầu tiên họ sẽ hỏi bạn là:
“Thế nào, làm sao cậu biết rằng quảng cáo trên Web sẽ ra trò?”
Và bạn sẽ ngập ngừng trước khi trả lời, “Tôi chỉ cảm thấy làm thế là đúng.”
Hoặc bạn vờ làm ngơ vì bạn biết tại sao thế là đúng: bạn đã quan tâm tới những đối tác tâm linh trong kinh doanh của mình.
DANH SÁCH NHỮNG VIỆC CẦN LÀM
• Quay trở lại phần quan trọng nhất của danh sách những cần làm, quay trở lại phần quan trọng nhất của Chương trình Bảy Điểm, quay trở lại phần cốt lõi của Quản lý Nghiệp: Những đối tác tâm linh trong kinh doanh của bạn. Nếu bạn nhìn vào cuốn sổ Quản lý Nghiệp của mình, bạn sẽ thấy rằng mình đã viết một bản mô tả về mọi thứ sẽ thế nào nếu bốn người trong bốn nhóm đối tác tâm linh của bạn thành công. Và bây giờ đã đến thời điểm - “gài trước” cho kế hoạch của bạn.
• Mỗi ngày, trước khi bạn bắt đầu công việc, hãy viết ra một hành động cụ thể mà bạn sẽ làm để giúp một trong bốn người này thành công. Không cần phải là điều gì đó lớn lao – có lẽ không nên là điều gì đó quá lớn lao. Chỉ cần một điều gì đó bạn có thể chân thành thực hiện hôm nay, điều sẽ đóng góp vào thành công của họ.
• Chúng tôi không định dạy bạn về việc cần phải làm gì, công việc có tính chất quyết định – lắp ghim vào chiếc dập ghim. Nếu bạn thực sự muốn thành công, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay và biến nó thành thói quen trong suốt cuộc đời của bạn. Bạn sẽ tiến được bao xa, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn – đây là tất cả những gì bạn cần làm.