U
no (Takashi): Thời đại bây giờ, nhờ internet mà thông tin được truyền đi một cách chóng mặt. Hình những món ăn của các quán cũng nhờ thế mà phổ biến hơn. Thời bố bắt đầu mở quán, nếu không tự mình đi khắp nơi thì không thể kiếm được tin tức, không biết được xu thế, vậy nên ý tưởng thường nhanh chóng bị cạn kiệt.
Bố cảm thấy thời đại bây giờ có một cái đặc biệt là mọi người có xu hướng tìm kiếm những thứ cổ xưa. Bố vốn thích quán nhậu dân dã từ xưa, và bố nghĩ từ bây giờ, quán nhậu kiểu ngày xưa sẽ ngày càng được chú ý, thịnh hành nhiều hơn nữa. Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều các cô gái bắt đầu bước vào những quán nhậu chỉ có mỗi ông chủ như hồi xưa còn gì.
Dù ta có nghĩ bao nhiêu điều mới, thì sang ngày hôm sau chúng cũng trở thành điều cũ rồi. Trong thời đại internet, so với ngày xưa, thông tin đang dần bị lỗi thời với tốc độ nhanh gấp hàng nghìn lần.
Dạo gần đây bố thực sự cảm thấy những quán nhậu cổ xưa thật giỏi. Nó luôn “mới mẻ”.
Những quán nhậu kiểu ngày xưa chính là thế giới của sashimi, thịt gà nướng, đậu phụ lạnh, đồ muối chua…đúng không nào. Đúng là chúng ta đã điều chỉnh dần thế giới đó, nhưng bố thấy sự điều chỉnh cũng sẽ dần không còn thú vị nữa thì phải. Nhắc đến món đậu phụ lạnh, quả nhiên đậu phụ lạnh kiểu truyền thống mới là món khiến những cô gái vui vẻ đến quán.
Cả khi bố đọc tạp chí nấu ăn nữa, số đặc biệt bao giờ cũng là món ninh hay là korokke. Hay cả khi bố đọc tạp chí Back Number, người ta cũng thường đăng lặp đi lặp lại món truyền thống như korokke hay cà-ri.
Khi một nhân viên làm một món rau kiểu nhiều tầng, bố đã hỏi “Con nghĩ món này liệu có được đăng trong tạp chí số đặc biệt không? Món ăn con cần ghi nhớ bây giờ chẳng phải là món korokke thực sự ngon lành sao?” Nếu vốn đã có tư duy như thế, thì chúng ta sẽ chỉ cần nhớ tối đa khoảng 10 món, như khoai tây hầm thịt chẳng hạn.
Iwasawa (Hiroshi): Đúng đúng. Chúng ta cứ lấy món truyền thống nhất trong số những món truyền thống là được. Món sa-lát khoai tây với cách làm: Khoai tây nghiền nhuyễn rồi thêm sốt mayonnaise, dầm thêm trứng luộc mới là ngon nhất. Chỗ con có bạn nhân viên sáng tạo thêm bằng cách cho sốt miso thịt xay vào sa-lát khoai tây, nhưng con cảm thấy không đúng lắm.
Uno: Bố đã hỏi bạn nhân viên chế biến món ăn mới rằng: “Liệu sau này, sau 20 năm, 30 năm nữa, món ăn con nghĩ ra có còn tồn tại không?” Và bạn ấy đã trả lời rằng “Con không nghĩ thế.”
Vậy nên chúng ta thực sự cần chú ý hơn đến những cách làm cách truyền thống. Bởi không phải ngẫu nhiên nó lại có một lịch sử lâu đời và quen thuộc với mọi người như vậy. Dù có làm được món sa-lát khoai tây cách tân vô cùng ngon đi chăng nữa, với thời đại bây giờ, nó cũng sẽ lập tức bị cửa hàng khác bắt chước, và dần bão hòa đi.
Nếu thế thì thà chúng ta làm món sa-lát khoai tây chuẩn mực, rồi nói với khách hàng “Tôi sẽ khuyến mãi trứng luộc thêm cho quý khách,” rồi cho thật nhiều trứng luộc lên trên đĩa sa-lát là đã có thể tương tác với khách hàng rồi.
Bố nghĩ những cửa hàng như thế, cửa hàng mà khách hàng có thể cảm thấy vui vẻ, mới là cửa hàng khách không bao giờ chán.
TIẾU MÔN LAI PHÚC - Phúc đến nơi có tiếng cười (Chữ trong ảnh)