Luân Đôn trong Dây chuyền thiên sứ là sự hòa trộn của thực và hư, của những danh lam và những nơi đã chìm vào quên lãng. Tôi cố đem đến một Luân Đôn thời Victoria thật nhất, nhưng không phải lúc nào cũng được. Đối với những ai thắc mắc về Học Viện: quả thật từng có một nhà thờ Thành Toàn Năng nhưng đã bị cháy trong Đại Hỏa Hoạn Luân Đôn năm 1666; tuy nhiên, nó nằm tại phố Upper Thames, chứ không phải trên phố Fleet. Những người nghiên cứu Luân Đôn sẽ nhận ra vị trí Học Viện, và những ngọn tháp của nó giống với nhà thờ thánh Bride nổi tiếng, luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà báo, không hề được nhắc tới trong Dây chuyền thiên sứ vì vị trí của nó đã bị Học Viện thay thế. Trên thực tế không hề có quảng trường Carleton, nhưng có quảng trường Carlton, cầu Blackfrairs, công viên Hyde, quán Strand và thậm chí quán kem Gunther. Đôi khi tôi nghĩ mọi thành phố đều có bóng tối, nơi kí ức về những sự kiện lớn, những nơi nổi tiếng một thời vẫn tồn tại trong khi bản thân nó đã biến mất. Cuối cùng, thật sự có quán Quỷ ở đường Fleet và Chancery, nơi Samuel Pepys và tiến sĩ Samuel Johnson từng uống rượu, nhưng nó đã bị dỡ bỏ vào năm 1787, tôi muốn nghĩ Will có thể tới nơi cái bóng của nó vẫn tồn tại vào năm 1878.
GHI CHÚ VỀ CÁC ĐOẠN THƠ
Các trích dẫn thơ ở đầu mỗi chương đều là những bài thơ Tessa biết trong thời của mình hoặc từ trước đó. Tuy nhiên, các bài thơ của Wilde và Kipling – vẫn là những bài thơ của thời kì Victoria, nhưng xuất hiện sau những năm 1870 – và bài thơ của Elka Cloke ở đầu cuốn, Bài ca sông Thames được viết riêng cho cuốn sách này. Các bạn có thể tìm đọc cả bài ở website của nhà thơ: ElkaCloke.com