Sự xao lãng khiến ta đánh mất sự đồng hành với chính mình 24 giờ mỗi ngày.
- Pascal
Một du khách người Mỹ lên kế hoạch cho chuyến đi thám hiểm dài ngày ở châu Phi. Vốn là một người cứng nhắc, tủn mủn, anh ta thận trọng mang theo bản đồ, vạch ra thời gian biểu và lịch trình rõ ràng. Anh thuê một vài người thuộc bộ lạc địa phương tham gia hành trình để mang vác đống hành lý cồng kềnh và những thứ "cần thiết" của anh.
Buổi sáng đầu tiên, họ tỉnh dậy rất sớm, đi rất nhanh và đi được khá xa. Buổi sáng thứ hai, thứ ba cũng vậy, nên anh chàng người Mỹ kia có vẻ hài lòng. Nhưng đến buổi sáng thứ tư, những người bản địa không chịu đi nữa. Họ chỉ ngồi dưới gốc cây. Anh ta tức giận quát tháo: "Thật lãng phí thời gian. Ai có thể nói cho tôi biết chuyện gì đang xảy ra ở đây không?".
Người phiên dịch trả lời: "Họ đang chờ tâm hồn bắt kịp với thể xác".
Trong cuốn sách The Solace of Open Spaces, Gretel Ehrlich đề cập đến ý tưởng không gian tĩnh lặng có thể chữa lành, mang lại sự tỉnh táo, sáng suốt. Tĩnh lặng không phải là sự trống rỗng, mà là sự tràn đầy. Nó cho phép tâm trí suy nghĩ hiệu quả, không cần đưa ra lý lẽ bào chữa nào. Nó cho phép chúng ta phục hồi lại những phần nội tâm đã bị phân mảnh trong suốt một tuần qua.
Ngồi yên là một nỗ lực tinh thần.
Ngồi yên là cách thực hành Sabbath, có nghĩa là…
buông rời, rũ bỏ
dừng lại
nghỉ ngơi
dành thời gian để khơi thông dòng tư tưởng,
cảm xúc
tương giao với Tạo hóa.
The power of pause
Thực hành tạm nghỉ
Tìm cho mình một không gian riêng để thực hành tĩnh lặng (nếu ở ngoài vườn thì rất tuyệt!). Đến đó ngồi ít nhất một lần mỗi ngày để dừng lại, buông bỏ hết tất cả, để cho "tâm hồn bắt kịp thể xác".