Chúa Jesus biết được sứ mệnh của mình trong khi đốn gỗ và đóng ghế, giường, tủ. Ngài đến với thế gian này trong vai trò là người thợ mộc để chỉ cho ta thấy rằng mọi việc ta làm đều có thể đưa ta đến với tình yêu của Đấng Tạo hóa.
- Paulo Coelho
Bạn tôi, Tim Hansel, viết một cuốn sách về kỹ năng làm cha mẹ. Anh ta hỏi mấy cậu con trai: "Này các cậu bé, làm sao các con biết là bố yêu các con?".
Anh nghĩ bọn trẻ sẽ nói: "Nhớ lúc bố đưa bọn con đi Disney World đến tận 10 ngày", nhưng chúng không nói thế.
Hoặc: "Nhớ hồi Noel bố mua cho chúng con bao nhiêu là quà!", song chúng cũng không nói vậy mà lại bảo: "Bố ơi, bọn con biết bố yêu bọn con khi chúng ta vật nhau".
Tim nhớ có hai lần anh trở về nhà muộn, mệt lử cả người và bụng đói cồn cào nhưng bọn trẻ cứ giật giật ống quần của anh và nằn nì đòi chơi với chúng.
- Thế là tôi cuộn người, lăn trên sàn nhà, hướng về phía bếp, - anh nói, - chỉ là để chúng tránh đường ra thôi.
Vậy là Tim đã hiểu. Ngay giữa sự việc tưởng chừng bình thường, tẻ nhạt là cuộc sống thực sự. Niềm vui chân thực, tình yêu thương, tình thâm, điều thiêng liêng, ân phúc - tất cả đều đan xen vào những sự việc bình thường ấy. "Nhưng", Tim xót xa, "tôi đã bỏ quên nó bởi tôi chỉ chăm chú vào Disney World và lễ Giáng sinh thôi".
Disney World và Giáng sinh chẳng có gì là sai. Chúng cũng có ý nghĩa đấy thôi, vì điều thiêng liêng vẫn luôn hiện hữu trong mọi sự kiện, mọi nơi chốn bình thường, trong những "khoảnh khắc đấu vật", trong mỗi món quà nhỏ, những niềm vui bình dị, có cả trong những tạo vật được xem là kém cỏi, không hoàn thiện, dễ tổn thương.
Phàm tục không phải là điều tương phản với sự thiêng liêng, thánh thiện. Chúng ta đã sai lầm khi chia thế giới thành hai nửa: thánh thiện và phàm tục. Sở dĩ có sự chia tách như vậy là vì lòng người đang chất chứa nỗi phẫn uất, thất vọng.
Tôi nhớ lúc ngồi ở nhà thờ Benedictine để cầu nguyện cuối ngày. Đó là khoảng thời gian dài - 10 phút hoặc hơn - ngồi trầm tư mặc tưởng trong thinh lặng, nhưng tâm trí tôi vẫn mải đuổi theo cuộc hội thoại trước đó về một cuộc trò chuyện tồi tệ, khó chịu. Vậy là tôi đã dùng 10 phút suy niệm của mình để nghĩ xấu về người kia; theo một cách tinh vi, những suy nghĩ tiêu cực của tôi giống như lời nguyền khiến cho người ấy thêm khốn khổ. Để rồi sau đó tôi cảm thấy tội lỗi khi đã phí phạm thời gian vốn dành để suy ngẫm. Sự rối loạn cảm xúc và cơn giận trong tôi bị kích động bởi nhu cầu muốn thoát khỏi nơi trần tục này, nơi con người vẫn còn những suy nghĩ tiêu cực và mặc cảm tội lỗi. Tôi đã không thể coi đây cũng đồng thời là nơi để cầu nguyện, tương giao với Suối nguồn Hoan lạc, Bình an và Hạnh phúc viên mãn.
Chúng ta thường có xu hướng né tránh hiện thực nên đã bỏ lỡ những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Nhưng đến khi nhận ra điều kỳ diệu, ta lại cố gắng đưa nó vào dự án 5 bước để tạo ra những "Khoảnh khắc Đấu vật" mà không chịu nghỉ ngơi thoải mái giữa Suối nguồn Ân phúc.
Nói cách khác, có sự tự do trong món quà mang tên "thời gian đấu vật" này. Không cần tạo ra khoảnh khắc, chỉ cần sống trọn vẹn trong khoảnh khắc đó. Không cần tìm ý nghĩa của khoảnh khắc, tôi cứ đón nhận nó.
Thiền sư Triệu Châu là vị thiền sư nổi tiếng thời nhà Đường, Trung Quốc. Lần nọ, một tăng sinh đến gặp thiền sư Triệu Châu ngay bữa ăn sáng và nói:
- Con vừa nhập thiền thất. Xin thầy hãy chỉ dạy cho con.
- Con đã ăn cháo chưa? - Triệu Châu hỏi.
- Bạch thầy, con đã ăn rồi. - Vị tăng sinh đáp.
- Vậy con nên đi rửa bát của con đi.
Nghe xong, người tăng sinh bỗng nhiên tỏ ngộ(3).
(3) Mọi người thường nghĩ thiền định là tĩnh lặng, thụ động, không làm gì cả.
Thực hành tạm nghỉ
Tuần này, hãy thực hiện những công việc "trần tục" như rửa bát, nhổ cỏ, đi xe buýt, dắt chó đi dạo. Coi những việc làm đó như là một dạng cầu nguyện, tương giao với Tạo hóa Nhiệm màu.
Thế nhưng trong thiền tập, sẽ có lúc ta phải ngồi dậy, rời khỏi tấm đệm và làm điều gì đó. Cần có sự cân bằng giữa sự yên tĩnh và hoạt động thường nhật (như rửa bát đĩa, nấu ăn, quét dọn…). Trong khi làm như vậy, chúng ta có thể sống sao cho tất cả mọi việc đều là cơ hội giúp học hỏi và phát triển bản thân.