“Thử những điều mà bạn chưa từng làm bao giờ ba lần. Lần đầu để vượt qua nỗi sợ hãi khi làm việc đó. Lần hai để học cách thức làm nó. Và lần thứ ba để xác định xem bạn có thích nó hay không”
- Virgil Thomson
F
. Đó là phần lớn số điểm tôi nhận được cho các bài kiểm tra toán ở trường trung học. Nó luôn được viết to, rõ ràng bằng mực đỏ.F là viết tắt của “thất bại”.
Tồi tệ hơn, những đứa trẻ khác đã được thấy sự thất bại của tôi. Bởi vì cô giáo luôn lấy tôi làm ví dụ cho việc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không chịu học (và tôi phải thừa nhận rằng bản thân không học hành nhiều lắm). Cô đã dán những bài kiểm tra điểm kém ở cuối lớp học trong vòng một tuần.
Những đứa trẻ thông minh đã cười khẩy, và những đứa vừa đủ điểm vượt qua bài kiểm tra thì thầm cảm ơn rằng chúng đã thoát khỏi sự sỉ nhục. Tôi không phải là một đứa trẻ thông minh, tôi chỉ là người bình thường, và tôi ghét điều đó.
Tôi không thích trường học lắm. Không phải bởi vì việc học hay môi trường, mà là sự kì vọng. Tôi chật vật từ nhỏ với việc phải làm tốt, và tôi chẳng bao giờ có thể làm được. Thậm chí, tôi đã chấp nhận sự tầm thường của bản thân và rằng bản thân mình không thông minh. Khi bạn tin tưởng vào giới hạn của mình, bạn sẽ đặt ra tiêu chuẩn cho những thành công và thất bại của bản thân theo giới hạn đấy trong suốt cuộc đời, trừ khi bạn điều chỉnh giới hạn bên trong mình.
Khi bạn thất bại ở hầu hết mọi việc, bạn bày tỏ thái độ rằng việc thất bại là không thể tránh khỏi. Bằng cách chấp nhận sự làm việc kém cỏi, bạn sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ thêm. Thái độ của bạn quyết định việc bạn nhìn nhận sự thất bại như là một thứ gì đó để trừng phạt bạn.
Rất nhiều thứ trong xã hội này được sắp đặt như vậy. Bạn được tán dương vì thành công và được thăng cấp hay được trả nhiều tiền hơn; nếu thất bại, bạn sẽ bị giáng cấp hoặc bị lấy mất một số thứ gì đó. Đấy là trò chơi được mất.
Tôi đã quen với việc nhìn thấy bài kiểm tra của mình ở bức tường cuối lớp học. Lúc đầu, nó khiến tôi phiền lòng, tôi ghét cảm giác xấu hổ và ước gì bản thân biến mất. Tôi ghét cảm giác bước vào lớp và biết chỉ duy nhất bài kiểm tra của bản thân được gắn ở bức tường cuối lớp. Điều đó không hề truyền cảm hứng cho chúng ta cải thiện. Nó chỉ khiến chúng ta sợ hãi và nhủ mình rằng nên tránh xa khỏi thất bại.
“Bạn nhìn thấy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thành công chứ? Chúng tôi báo động rằng bạn nên làm tốt hơn.” Nhưng những thử nghiệm đã phản tác dụng. Cuối cùng tôi cũng không quan tâm. Trên thực tế, tôi đã cố tình thất bại chỉ để cho các giáo viên của mình thấy rằng tôi không quan tâm. Sự bất chấp của tôi là chiến thắng của bản thân.
Tôi chưa bao giờ học được bài học về thất bại. Hầu hết học sinh chúng ta đều được dạy nên tránh làm việc tồi tệ. Bạn thất bại và bạn nhận điểm F. Bạn làm tốt và bạn được thưởng. Đó là sự thờ ơ và lãnh đạm.
Trải qua hàng năm, chúng ta học được rằng thất bại là không tốt. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ làm đồng đội thất vọng. Bạn không làm được. Con đường duy nhất để tiến tới trong cuộc sống là phải có lợi thế chiến thắng, đó là những chiến lược bất bại.
Bởi sợ thất bại, chúng ta sống ẩn dật. Chúng ta tránh né các rủi ro. Chúng ta chọn những con đường dễ dàng và ít rào cản. Chúng ta quen với việc sống tầm thường dưới tiềm năng thực sự của bản thân, bởi vì chúng ta được bảo rằng, thành công chỉ dành cho những người có biểu hiện tốt.
Nếu bạn thất bại thảm hại trong cuộc sống của mình và bị chế giễu vì những nỗ lực của bản thân, bạn sẽ nảy sinh lòng oán giận đối với bản thân. Điều đấy xảy ra khi bạn được dạy rằng thất bại là điểu không thể tha thứ. Thay vì học từ thất bại rằng bạn có thể thành công sau này, thông điệp mà bạn nhận được lại là bạn phải đạt được mục tiêu mọi lúc; rằng bạn phải hoàn hảo trong những việc bạn làm, hoặc đừng làm cái gì hết.
Khi còn nhỏ, tôi muốn học chơi piano. Tôi được bảo rằng tôi không có tí tài năng nào về âm nhạc. Vì vậy, tôi đã không bao giờ chơi. Tôi tin tưởng vào ý kiến của một người, và tới tận bây giờ, tôi vẫn ao ước được chơi. Thực tế, khi tôi nhìn đàn piano, tôi vẫn cảm thấy lôi cuốn để rồi ngồi xuống và chơi đàn, mặc dù tôi không thể đọc bản nhạc. Đừng để người khác quyết định bạn có thể làm gì.
Đừng để sự sợ hãi của người khác ngăn cản bạn làm những gì mà bản thân yêu thích. Không sao cả nếu bạn thất bại. Đấy là cách duy nhất để học hỏi. Bằng cách làm không đúng, bạn sẽ làm nó thực sự tốt. Thất bại là người thầy tốt nhất của bạn. Học cách thất bại, bạn có thể cải thiện cách tiếp cận và chiến lược của mình.
HỌC THẤT BẠI QUA 4 BƯỚC
1. Thất bại là một quan điểm
Có một cách diễn đạt cho sự thất bại trong việc gì đó: “Tiến hai bước, lùi ba bước.” Một người hướng dẫn tốt bụng đã dạy tôi rằng thất bại là khi chưa bao giờ lùi bước.
Điều tuyệt vời hơn cả, những người bước sau bạn và thử làm việc giống bạn sẽ có thể tránh được những sai lầm nếu họ làm theo mẫu của bạn. Người tiên phong thực hiện bước nhảy vọt đầu tiên chưa bao giờ được coi là kẻ thất bại, mà là nhà cải cách.
Steve Job có phải là kẻ thất bại? Ông ấy bỏ học đại học. Apple sa thải ông khi Jobs nhầm lẫn (ông tự thừa nhận) trong việc thuê John Sculley. Ông đã tung ra thị trường hàng loạt những sản phẩm thất bại như Macintosh TV và The Apple Lisa, chúng đã tiêu tốn hàng tỉ của công ty. Steve Jobs qua đời năm 2011 và Apple hiện nay trị giá 710 tỉ đô. Không tồi đối với một công ty khởi nghiệp trong nhà để xe ô tô.
Tác giả J. K. Rowling đã thất bại tới vài năm với danh nghĩa nhà văn. Bà ấy đã bị từ chối 12 lần bởi những nhà xuất bản truyền thống và nói rằng bà đừng nên từ bỏ công việc hàng ngày của mình để viết văn. Bà vẫn tiếp tục. Sau đấy Harry Potter đã bán gần nửa tỉ bản trên toàn cầu, Rowling cũng đã bỏ việc làm công ăn lương hàng ngày của bà.
Walt Disney đã bị công ty Kansas City Star sa thải và họ cho rằng ông ấy thiếu khả năng tưởng tượng. Sau đó ông ấy đã tạo ra những bộ phim hoạt hình kiệt tác như làCông chúa Bạch Tuyết và Peter Pan. Công ty Walt Disney hiện giờ xếp hạng thứ 11 trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới.
Colenel Sanders đã bị hàng tá nơi sa thải và từ chối trước khi công thức nấu món gà của ông ấy được bán ra. Giờ thì có khoảng 18.875 cửa hàng KFC trên thế giới. Tới nay công thức vẫn là bí mật.
Thomas Edison đã thất bại hàng ngàn lần. Ấy vậy ông ấy vẫn tiếp tục phát triển hơn 1.000 bằng sáng chế trong suốt cuộc đời mình, bao gồm cả bóng đèn.
L. Frank Baum, tác giả cuốn Phù thủy xứ Oz đã bị các nhà xuất bản từ chối rất nhiều lần, đến nỗi có hẳn một tập tài liệu dày lưu trữ những thư từ chối mà ông đã đặt tiêu đề là “Hồ sơ thất bại”. Đến giờ, Phù thủy xứ Oz đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và hàng chục triệu bản đã được phát hành ở hàng chục quốc gia. Bộ phim cũng nổi tiếng như chính cuốn truyện. Ước tính hơn một tỉ người đã xem phim Phù thủy xứ Oz, nhiều hơn bất cứ một bộ phim nào khác.
Thất bại ở khắp mọi nơi. Bạn có thể nghĩ rằng, “Ồ, nhưng những con người đó là khác biệt. Họ có tài năng và động lực thúc đẩy. Họ có những ý tưởng tuyệt vời. Tôi thì chẳng có bất cứ cái gì.”
Tài năng thực sự bao gồm rất nhiều điều, cả sự chăm chỉ và sai lầm cho đến khi bạn làm đúng. Hãy quên đi những hội chứng “thần đồng”. Nó hiếm khi tồn tại. Những người thành công mà bạn nghe và thấy hàng ngày đã tiếp thu điều đó và tiếp tục làm việc. Họ học từ thất bại, bất kể những kẻ phản đối chĩa mũi dùi về họ. Bạn có thể học theo họ.
Nếu bạn bỏ cuộc bởi ai đó nói rằng bạn không có những khả năng cần thiết, thì chính là bạn đã trao quyền của mình cho họ. Bạn đã bán rẻ chính mình. Chỉ cần một lần bạn làm như thế, lần sau bạn sẽ tiếp tục làm vậy.
Học từ thất bại là việc chấp nhận sự thật. Tôi phải thất bại trước để biết được nơi tôi muốn tới. Bạn cần thất bại trước khi bạn chiến thắng trên đường đua.
2. Học cách thoải mái với sự không hoàn hảo
Tư duy hoàn hảo là một kiểu tư duy được định nghĩa như sau “Tôi sẽ ổn, miễn là tôi có thể làm đúng… ngay lần đầu tiên.” Thật ra không có ai có thể làm đúng ngay từ lần đầu tiên. Cầu sự hoàn hảo chỉ là một lối tư duy dựa trên nỗi sợ hãi. Sự cầu toàn khiến nhiều người mắc kẹt hơn bất kì rào cản nào khác.
Nhưng ai là người hoàn hảo? Tôi biết rất nhiều người nghĩ rằng họ như vậy. Sinh ra với niềm tin rằng thất bại là điều tồi tệ, chúng ta phải tránh xa nó và chúng ta cần hoàn hảo trong mọi thứ chúng ta làm, tôi đã đấu tranh chống lại chủ nghĩa cầu toàn trong hầu hết cuộc đời mình.
Khi bạn hoạt động theo tư duy cầu toàn, bạn sẽ thấy rất nhiều nỗi sợ hãi xuất hiện khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
Và mọi thứ sẽ trở thành sai lầm. Những lỗi lầm sẽ xuất hiện. Mọi người sẽ tổn thương hoặc giận dữ. Họ thậm chí có thể chỉ trích bạn vì việc làm rối tung lên. Chủ nghĩa cầu toàn là công cụ mà những người sợ hãi sử dụng để đo lường giá trị của mọi thứ xung quanh họ: Nếu nó hoàn hảo, nó có giá trị; nếu nó không hoàn hảo, nó là vô dụng.
Những người lớn lên trong môi trường phê phán sẽ hình thành thái độ cầu toàn. Họ bị rập khuôn với nó.
Nỗi sợ hãi với việc thử một điều gì mới mẻ đã chế ngự họ, khiến họ chẳng làm gì cả. Đó là sự thiếu sót lớn nhất và là một lời nói dối. Bạn có thể nghĩ rằng bạn phải trở nên hoàn hảo, nhưng hiếm có người nào khác có những kì vọng cao về bạn như những kì vọng bạn đang áp đặt lên bản thân. Nếu họ có, đấy là vấn đề của họ, không phải của bạn.
Bạn có thể thoải mái theo sự hoàn hảo của mình bằng cách tập trung hơn vào việc đạt được từng bước, từ những bước đơn giản. Nếu bạn đang viết sách và sợ rằng văn phong của bạn không hoàn hảo với văn xuôi và ngữ pháp hoàn hảo, hãy viết những câu văn và để nó đấy một lúc. Sau đó làm vậy lặp đi lặp lại. Hãy chia hành động thành những nhiệm vụ nhỏ nhất có thể.
Bạn bước vào sự hoàn hảo khi nhiệm vụ hoặc ý tưởng được nhìn dưới góc độ hiển vi. Bạn nghĩ về tất cả các chi tiết nhỏ hơn liên quan đến việc hoàn thành một việc gì đó. Đó là khi bạn chần chừ vì sợ hãi bắt đầu một điều gì đó. Hãy chỉ làm những nhiệm vụ đơn giản nhất bạn có thể và tập trung vào nó. Nó sẽ không hoàn hảo, và không ai xung quanh chỉ trích bạn vì điều đó.
Bạn càng bắt đầu làm nhiều, mọi thứ càng dễ dàng trôi chảy. Bạn sẽ giảm được nỗi sợ hãi của bản thân bằng cách làm từng việc, cho dù đấy chỉ là một nhiệm vụ đơn giản. Bạn có thể tạo ra một danh sách các nhiệm vụ tập trung vào mục tiêu mà bạn luôn muốn đạt được và hành động hướng tới điều gì đó mà bản thân cảm thấy cần phải hoàn thành.
Quyết định tập trung vào một thứ mỗi ngày sẽ đưa bạn tới gần hơn với mục tiêu của mình. Mỗi bước nhỏ đều được tích lũy. Định nghĩa của tôi về “tiến độ” là giải quyết những thứ quan trọng nhất theo từng phần nhỏ. Đừng cố gắng làm mọi thứ một lúc, mà hãy đạt được những bước tiến nhỏ mỗi ngày.
Đấy là cơ hội hoàn hảo để nhận thức được về “tiếng nói cáu kỉnh” vẫn vang lên bảo rằng, “Bạn không tốt. Bạn không bao giờ làm được. Bạn đang làm cái quái gì đấy?” Đó là tiếng nói của quả khứ và nó chứa đựng toàn bộ sự sợ hãi và gây ảnh hướng xấu. Nó gào thét trong im lặng hầu như mọi lúc, và bạn thậm chí không hề nhận ra nó ở đó. Hãy ý thức về âm thanh của nó. Nó hoàn toàn dối trá.
3. Học hỏi từ những việc không hiệu quả
Không ai có thể làm đúng ngay từ lần đầu tiên. Đấy là tất cả những gì có thể nói về học tập. Hi vọng của chúng ta về việc làm đúng ngay lần đầu đã đẩy chúng ta ra xa khỏi thành công, càng lúc càng xa hơn. Nếu bạn hi vọng sự hoàn hảo, cuối cùng dù nghĩ đến việc làm điều đó, nhưng bạn sẽ không thực sự làm bất cứ điều gì cả.
Tâm trí bạn có thể tạo ra ảo tưởng rằng, miễn là bạn không làm thì bạn sẽ không thất bại. Nếu bạn theo đuổi triết lí như vậy, bạn sẽ không thể học hỏi được từ những việc không hiệu quả. Bạn có thể tước quyền nỗi sợ thất bại của bản thân bằng cách học từ những điều mà sự thất bại đang dạy bạn.
Khi tôi bắt đầu viết sách, tôi đã bị thu hút bởi viết lách. Đoạn văn và ngữ pháp của tôi ở khắp mọi nơi, những câu văn nặng nề, rườm rà và hoàn toàn sáo rỗng. Kĩ năng viết của tôi không hề hoàn hảo, nhưng đã tốt hơn trước kia. Sau nhiều năm, tôi đã học áp dụng một phong cách viết nhất định, nhưng điều đấy chỉ xảy ra sau khi tôi luyện tập. Bạn có thể không phải là nhà văn, bạn có thể chơi thể thao hoặc âm nhạc, hoặc bạn có để cố gắng khởi động công việc kinh doanh trực tuyến – bất cứ điều gì bạn cũng có thể học hỏi và rèn luyện.
Tin tôi đi, bạn sẽ mắc rất nhiều sai lầm. Người duy nhất không mắc sai lầm như vậy là người đang ngồi co ro trong một khu vực an nhàn và chẳng làm gì cả, họ quá sợ hãi để thử thách chính mình. Trong nhiều năm, tôi đã sợ xuất bản bất cứ thứ gì chỉ bởi vì sợ bị chỉ trích. Nhưng giờ đây, tôi có thể chấp nhận đấy là một phần rất tất nhiên.
Hãy học hỏi từ những việc hiệu quả, thậm chí học nhiều hơn từ những việc không hiệu quả. Điều chỉnh chiến lược của bạn và thử một chiến lược mới. Tiếp tục cố gắng. Tiếp tục tiến lên.
4. Xây dựng khả năng đề kháng từ việc mắc sai lầm
Bạn có thể học từ thất bại bằng cách thực sự làm một điều gì đó. Những người bỏ cuộc chỉ sau vài cú va chạm đầu tiên đã tự quyết định rằng rồi đây họ sẽ bỏ cuộc nếu mọi thứ trở nên khó khăn. Còn bạn, để thành công trong bất kì việc gì, hãy chuẩn bị sẵn sàng để không thành công.
Hãy nhớ rằng, không có cái gọi là “tiến hai bước lùi ba bước”. Thất bại chỉ là một bước tiến nữa tới thành công. Bạn có thể bớt nhạy cảm với bản thân khi mắc sai lầm. Ở trường học, tôi đã tự ti vì thất bại đến mức không còn quan tâm nữa. Sau đó tôi bắt đầu làm mọi việc tốt hơn. Nhưng tôi phải thừa nhận thất bại trước. Tôi phải quen với việc đó. Tiếp theo tôi quyết định làm một điều khác biệt.
Bạn sẽ thành công với bất cứ điều gì mà bạn mong muốn nếu bạn gắn chặt vào đó và chuyển động. Hãy giống những vận động viên quyền anh khi chuông vang lên, đừng chỉ đứng đó và đợi bị đánh. Hãy ra những cú đấm. Bạn có thể bị hạ gục, nhưng bạn chỉ thực sự thua khi bạn đứng mãi ở đó.
Hãy nhìn vào thất bại như mà một phần cần thiết của cuộc hành trình tới thành công. Khi một con tàu ra khơi, nó liên tục điều chỉnh hướng đi của mình. Nó phải làm vậy nếu không thì nó sẽ đâm phải đá ngầm. Những thất bại và sai lầm là tất cả những điều chỉnh nhỏ mà chúng ta phải thực hiện trên suốt cuộc hành trình.
Không có gì phải sợ khi bạn nhìn nhận thất bại như là một yếu tố cần thiết của sự trao quyền cho cá nhân. Nếu bạn vượt lên nỗi sợ hãi mỗi ngày, bạn có thể sẽ làm những việc dù khiến bản thân sợ hãi, nhưng vẫn không ngừng tiến lên.
Thất bại là một thái độ. Khi bạn thất bại, không có nghĩa là bạn đang bị bỏ lại. Bạn có thể trượt chân, nhưng bạn sẽ luôn tiến lên, miễn là bạn sẽ làm điều gì đó.
Thất bại chỉ là một ý kiến, nó không phải là sự thật chắc chắn. Steve Jobs thất bại rất nhiều lần. Vì vậy, hàng ngàn những “thất bại” khác đã thay đổi mọi thứ và hiện thực hóa giấc mơ của bạn.
Hãy buông bỏ kì vọng vô lí về sự hoàn hảo, thay vào đấy hãy tập trung vào những nhiệm vụ nhỏ quan trọng. Hãy ở lại khoảnh khắc hiện tại. Hãy tắt “thông báo trong não bộ” bảo rằng bạn phải trở lên hoàn hảo.
Thất bại là một phần của quá trình và là quá trình cần thiết. Học từ thất bại và học hỏi thường xuyên nhất có thể.
Đừng để thất bại trở thành lí do cho việc từ bỏ của bản thân