“Sẽ luôn có những khoảnh khắc ngờ vực trước khi bạn có can đảm nhảy vào cuộc tìm kiếm những điều chưa biết”
- Khuyết danh
T
hiếu tự tin là thuật ngữ miêu tả việc thiếu hụt sự tin tưởng vào chính mình. Sự thật là, rất nhiều người nghi ngờ bản thân khi họ phải hành động có chủ ý và phải chống lại những chướng ngại đã giữ chân họ lại. Sự thiếu tự tin không phải là rào cản như mọi người vẫn nghĩ, nó là bước cần thiết mà họ phải vượt qua để có thể đạt được thành công.Bạn không thể tự tin khi làm một việc gì đó mà bản thân bạn sợ hãi. Bạn không cần can đảm trước khi hành động, bởi bạn chỉ có thể nhận lấy sự tự tin sau khi bạn vượt qua được những khoảnh khắc ngờ vực. Sự tự tin giống như là động lực: Nếu chúng ta mong đợi, phụ thuộc vào sự xuất hiện của nó, chúng ta có thể phải dành cả cuộc đời để chờ đợi.
Sự tự tin sẽ đến khi bạn hành động. Nếu bước đầu tiên là sự thiếu tự tin trong bất kì tình huống nào, thì bước tiếp theo sẽ là xây dựng sự tự tin của bản thân. Bạn cảm thấy tốt hơn về những gì bạn thật sự có thể làm khi bạn làm những gì cần phải làm trước.
Nếu bạn nghi ngờ khi đang phải đối mặt với một thử thách mới, đó là điều tốt. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang bước ra khỏi vùng an toàn. Bạn lo lắng rằng bạn có thể thất bại. Bạn có nguy cơ mất thứ gì đó, và bằng cách thách thức hoài nghi đấy, bạn đẩy nó ra xa. Tin tưởng vào sự nghi ngờ của bản thân và từ bỏ ý nghĩ thất bại của mình; bạn tận dụng sức mạnh của mình khi chống lại nó.
Sự thiếu tự tin chỉ là tạm thời. Ngay khi bạn thoát khỏi nó và hành động, nó đã giảm bớt. Nó có thể tiếp tục xuất hiện vào hôm sau, hôm sau nữa, và nhiều lần nữa, nhưng đấy là bởi vì bạn đang cố đẩy lớp kén để tiến xa hơn, xa hơn nữa và thoát ra khỏi khu vực sợ hãi. Nghĩ tới bất cứ điều gì mà bạn thử lần đầu tiên và bạn sẽ nhớ lại rằng bản thân đã chất chứa sự thiếu tự tin như thế nào:
• Tôi có thể làm điều này không?
• Tôi có nên làm điều này không?
• Sẽ ra sao nếu tôi không làm điều này?
• Sẽ như thế nào nếu tôi thất bại ngay lần đầu tiên?
Một vòng quay về nỗi sợ hãi thất bại. Nó là sự đối kháng cũ kĩ của mỗi câu chuyện thành công. Nỗi sợ hãi thất bại chỉ đơn giản là sự thiếu hụt niềm tin vào bản thân, vào việc mình có thể thành công. Nếu bạn đón nhận và xoay chuyển nỗi sợ hãi, nó sẽ thành sức mạnh của nó, bạn sẽ luôn luôn có sức mạnh đấy.
Những người không dám mạo hiểm luôn sợ hãi những điều chưa biết. Bạn nghe thấy những giọng nói của mọi người cảnh báo bạn chống lại sự mạo hiểm đấy. Họ có thể nói, “Bạn tốt nhất đừng có mạo hiểm. Không ai từng làm như thế.” Thực tế không phải như vậy, luôn có người mạo hiểm, và họ đã trở nên tốt hơn nhiều.
Họ có thể nói, “Việc đấy thật rủi ro. Tôi biết rất nhiều người đã chết khi cố gắng làm thế.” Đúng vậy, và tôi cũng biết nhiều người đã chết mà chưa từng cố gắng – trước khi chết họ ước rằng họ đã cố gắng.
Họ có thể nói, “Bạn không biết gì về thế giới ngoài kia hết.” Đấy là sự thật. Nhưng nếu tôi chỉ ngồi đây, đúng vị trị này, làm những việc tôi luôn làm, tôi sẽ không bao giờ biết được ngoài kia có gì cả.
Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được ngoài kia có gì, cho đến khi bạn đi tìm kiếm nó.
Khi tôi tốt nghiệp đại học 20 năm trước, tôi đã thực hiện một lựa chọn táo bạo. Nền kinh tế lúc bấy giờ đang suy sụp, không có nhiều việc làm ở lĩnh vực của tôi. Một người bạn tôi sống ở phía tây Vancouver đã đề nghị tôi chuyển tới đó, bởi vì nơi đó đang phát triển và mọi người đều có việc làm.
Bây giờ, tôi đến từ một thị trấn nhỏ, và nói thật rằng tôi chưa bao giờ đi du lịch hoặc di chuyển rất xa khỏi nhà. Trên thực tế, tôi đã rất sẵn sàng để ở lại nơi đây lâu dài. Tôi có một cô bạn gái và chúng tôi yêu nhau điên cuồng. Tôi đã dự định cưới cô ấy, sống ở một ngôi nhà nhỏ, có những đứa trẻ và một đôi chó.
Tôi dành phần lớn thời gian trong ngày uống ở quán rượu địa phương và tận hưởng cuộc sống. Tôi không hề có nhiều tham vọng hơn chuyện có một công việc và sống yên lành ở thị trấn của tôi.
Nhưng lời mời của bạn tôi luôn ở trong tâm trí. Sau đó, anh ấy gửi cho tôi những tấm ảnh ở thành phố. Nỗi sợ hãi ban đầu của tôi về việc rời nhà đã chuyển thành một sự thích thú sâu sắc.
Nó chuyển thành một động lực mạnh mẽ, thôi thúc tôi làm điều gì đó trong cuộc sống của tôi, hơn là chỉ ngồi đây nhìn cuộc đời trôi qua. Càng nghĩ về điều đó, tôi càng cảm thấy hưng phấn hơn, nhưng có rất nhiều giọng nói xuất hiện trong đầu. Nó nghe giống như sau:
• “Sẽ ra sao nếu bạn rời khỏi đây, và rồi bạn chán ghét việc bạn đã làm? Bạn sẽ trở về nhà với một thất bại.”
• “Còn bạn gái của bạn, và ngôi nhà cùng hai chú chó mà bạn đã nhắc tới thì thế nào?”
Những giọng nói muốn tôi ở lại. Chúng muốn cuộc sống dễ dàng. Chúng muốn tôi tin vào nỗi sợ. Nhưng tôi biết rằng đấy không phải là một ý kiến hay.
Tôi đã nói cho bố mẹ về ý tưởng của tôi. Họ biết rằng tôi muốn làm nhiều điều hơn cho cuộc đời mình. Tôi cũng biết điều đó. Có một sự thúc giục không ngừng nghỉ trong tôi. Bạn có thể gọi nó là “tiếng gọi của định mệnh”, hoặc bất cứ cái tên nào mà bạn thích. Nhưng nếu bạn đã từng có cơ hội làm một điều gì đó mà bạn sợ hãi vì bạn biết bạn phải làm, thì bạn biết đó là gì.
Tôi quyết định rời xa nhà. Hàng ngày tôi vẫn sợ hãi. Tôi đặt lịch bay. Ba tháng kể từ bây giờ. Tôi sẽ làm điều đó. Tôi đã nhận ra sự can đảm thực sự là gì vào khoảnh khắc quyết định: Thực hiện một bước nhảy vọt của niềm tin mà không cần sự tự tin, ôm lấy nghi ngờ của bản thân và nhảy ngay ra khỏi vùng an toàn.
Như Forrest Gump đã nói: “Mẹ đã bảo tôi, cuộc sống như một chiếc hộp sô-cô-la. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết bạn sẽ nhận được viên sô-cô-la nào.’”
Không có sự đảm bảo nào trong cuộc sống. Bạn chờ đợi sự bảo đảm trước khi dám thử thách, vậy thì bạn sẽ phải đợi cho tới cuối đời. Hãy giữ lấy nỗi nghi hoặc của bản thân và nhảy ra khỏi vùng an toàn, nếu bạn thấy đấy là việc mình làm đúng.
Rồi một hôm, bố tôi xuất hiện với một bản thông tin hành trình và một tấm vé máy bay. Ông ấy đưa tôi và nói: “Đây là tấm vé đi tới cuộc sống mới của con. Giờ thì hãy đi và làm điều con muốn đi.”
Tôi không hề hỏi xin tấm vé, đấy là một món quà. Ba tháng sau, với toàn bộ sự nghi hoặc và không chắc chắn, tôi lên máy bay và bay tới một nơi chưa từng đến lần nào và không hề có một sự đảm bảo nào, với 500 đô-la trong túi. Hành trang của tôi là quần bò và tất. Kết quả là: Tôi có hai mối sợ hãi.
Một là sợ hãi về việc ra đi và không biết bản thân đang bước vào điều gì, sợ hãi rằng mọi thứ sẽ không tốt, hoặc tôi sẽ nhớ nhà.
Thứ hai là nỗi sợ về việc tôi đã sống tại một thị trấn nhỏ nhiều năm và không biết gì về thế giới ngoài kia, không bao giờ biết được ngoài kia có gì, và không bao giờ biết được bản thân có thể tiến bao xa. Đấy là nỗi sợ hãi của việc không thể trở thành nhà khám phá nếu chỉ ngồi quanh quầy rượu cả ngày và nói về tất cả những việc mà tôi sẽ làm “một ngày nào đó”.
Đôi khi tôi tự hỏi, mình sẽ ở đâu nếu như nỗi sợ số một chiến thắng nỗi sợ số hai? Thêm nữa, ở đây không phải vấn đề về việc đưa ra lựa chọn đúng, mà là bước ra khỏi vùng an toàn, bị bao trùm trong nỗi sợ hãi nhưng vẫn nắm lấy cơ hội, nắm lấy những gì tôi muốn.
Khi bạn không có lựa chọn, đó là lựa chọn duy nhất.
Tôi đã bước sang được phía bên kia lằn ranh và không bao giờ nhìn lại. Trung tâm nỗi sợ hãi của tôi đã được mở rộng, tôi đã làm những điều mà tôi đã chưa bao giờ mơ mình có thể làm. Hàng năm sau, tôi chuyển tới Nhật và khám phá sâu thêm về châu Á. Tôi đi du lịch và có những cuộc phiêu lưu. Nỗi sợ hãi về việc không biết bất cứ gì ngoài kia đã chuyển thành một sự đam mê khám phá.
Tại sao tôi lại kể bạn nghe câu chuyện này? Bởi vì luôn có hai mặt của cuộc hành trình. Thực tế là có hai con người, nói cách khác, bạn sống một cuộc sống hai chiều: Con người thực sự của bạn và con người bạn muốn trở thành. Có thể sự thiếu tự tin sẽ giữ chân bạn lại. Bạn lo lắng về những điều tồi tệ có thể xảy ra. Ồ, hãy nhớ kĩ khoảng thời gian từ bây giờ, chúng ta sẽ nhìn lại cuộc đời mình và tự hỏi, “Tôi đã làm mọi thứ mà mình có thể làm để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn chưa? Có phải nỗi sợ hãi đã ngăn cản tôi khỏi những chuyến phiêu lưu táo bạo?”
Bài học cần rút ra: Không hề có những kết quả tiêu cực. Bảo hiểm chỉ dành cho ô tô và thiết bị. Không có sự đảm bảo nào cho việc bạn mạo hiểm, nhưng nếu bạn không nắm lấy cơ hôi hoặc thử thách, bạn sẽ được đảm bảo ở yên nơi bạn đang ở, vĩnh viễn và hoài phí.
Bạn sống trong một “khu vực bị mắc kẹt” trong nhiều năm. Sợ hãi những điều không biết khiến bạn dừng tại đó. Bạn phải đối mặt với sự không chắc chắn của bản thân và nói rằng, “Nào, hãy đến đây !” Điều đấy đã là bảo đảm đầu tiên cho thành công của bạn, bất kể điều gì xảy ra.
Mọi người mắc kẹt khi họ hoài nghi cơ hội thành công của họ. Họ so sánh tất cả các lựa chọn, cái gì tốt cái gì xấu, và xin người khác lời khuyên nên làm gì. Vài điều mà một người cố vấn đã từng nói với tôi là:
“Nỗi sợ hãi luôn luôn ở trong bạn. Vấn đề ở đây không phải là giảm bớt sợ hãi rồi mới hành động. Bạn chỉ có thể trở nên không sợ hãi bằng cách hành động, hoặc ít nhất, bạn ít sợ mọi hơn sau khi bạn chủ động hành động.”
Sự tự tin là mặt khác của nỗi sợ hãi. Những người luôn sống trong sợ hãi đang tự ngăn cản bản thân khỏi việc hành động. Họ nghĩ rằng bằng cách nào đó họ sẽ thua cuộc. Họ nghi ngờ mọi khả năng dẫn tới thành công.
Bạn có thể xây dựng niềm tin của mình bằng cách bận rộn. Một người hướng dẫn hồi đầu của tôi đã nói, “Bạn bị kìm hãm bởi tâm trí của chính mình. Không một ai chiếm lấy tâm trí bạn, ngoại trừ bạn. Hãy làm chủ tâm trí đấy, và bạn sẽ được tự do.”
Hãy tước bỏ sự nghi ngờ của bản thân, trước khi nó tước bỏ những ước mơ của bạn. Nếu có điều gì đó bạn sắp phải làm với cuộc đời mình và bạn đang bị kìm hãm, hãy nhớ rằng thời gian sống của bạn là hữu hạn. Hãy tận dụng tối đa thời gian trong ngày, thay vì hối tiếc về những điều bạn chưa bao giờ làm.
“Khi chúng ta đối mặt với sự thật rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ chết, chúng ta sẽ không xấu hổ khi làm những điều lố bịch khi giữ ảo tưởng rằng mình sẽ sống mãi mãi. Ngắm nhìn cái chết giúp chúng ta tập trung năng lượng của mình vào việc thực hành chuyển đổi, chữa lành bản thân và thế giới của chúng ta”
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh