Lesson 1. Khẩu vị rủi ro (Risk Appetite)
Có thể hiểu đây là mức độ rủi ro mà nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) sẵn sàng chấp nhận để theo đuổi các mục tiêu của mình. Khẩu vị rủi ro được xem là công cụ quan trọng trong việc ra quyết định hiệu quả và quản lý hiệu suất.
Trước hết, bạn cần đánh giá xem mỗi hướng đầu tư của mình sẽ gặp phải những mối nguy nào: con người? máy móc? quy trình? đối thủ? … Từ đó nắm được sơ bộ mức độ nghiêm trọng và thiệt hại có thể gặp phải.
Bạn có thể tự chấm điểm cho mỗi tiêu chí theo thang sau đây:
Câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro? Tôi sẽ cung cấp cho các bạn tới 4 cách để tham khảo, đánh giá
Cách 1: Sử dụng bộ câu hỏi nhanh Yes/No theo hình ảnh bên dưới
Cách 2: Bảng câu hỏi của đại học Missouri (uy tín)
Link: https://pfp.missouri.edu/research/investment-risk-tolerance-assessment/
QR Code:
Cách 3: Bộ trắc nghiệm trên trang TheFreeFinancialadvisor (uy tín)
Link: https://www.thefreefinancialadvisor.com/risk-tolerance-quiz/
QR Code:
Cách 4: Tạo hồ sơ rủi ro và nhận khuyến nghị phân bổ tài sản trên Topi (tối ưu)
Chi tiết sẽ có ngay trong bài học tiếp theo
Lesson 2. Cách thiết lập Hồ sơ rủi ro (Risk profile)
Bạn chỉ cần 5 phút để làm bài trắc nghiệm này và thực hiện lại định kỳ 6 tháng/lần để thiết lập Hồ sơ rủi ro (HSRR) cho cá nhân.
Trong phần này, tôi dẫn các bạn sử dụng ứng dụng Topi - Đầu tư, quản lý tài chính
Bước 1: Tải ứng dụng Topi trên smartphone
Link: https://app.topi.vn/wakavn
QR Code:
Bước 2: Đăng nhập.
Bước 3: Bạn chọn mục “Tài chính”, chọn “Hồ sơ rủi ro” và nhấn vào “Khảo sát”. Hoàn thành 13 câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 4: Nhận kết quả HSRR phù hợp với bản thân. Có 6 loại HSRR khác nhau (Rất an toàn, Thận trọng, Thận trọng vừa phải, Cân bằng, Tăng trưởng, Tăng trưởng mạnh) với mức lợi nhuận kỳ vọng tương ứng. Bạn nên làm theo hướng dẫn phân bổ tài sản trên Topi để tối ưu kết quả đầu tư của bản thân.
Ví dụ với Hồ sơ rủi ro Cân bằng:
Tổng kết phần này, chúng ta có 3 ý chính:
Một. Dĩ nhiên ai cũng kỳ vọng lợi nhuận càng cao càng tốt. Tuy nhiên mấu chốt vấn đề là bạn chỉ nên kỳ vọng mức lợi nhuận hợp lý - tương ứng với hồ sơ rủi ro của bản thân.
Hai. Do HSRR mỗi người khác nhau, việc chọn lớp tài sản nào, loại tài sản nào và phân bổ theo tỷ lệ ra sao (cấu trúc danh mục đầu tư) sẽ không giống nhau ở mỗi người. Không có lời khuyên nào đúng cho tất cả các trường hợp.
Ba. Bạn có thể tính toán số tiền cần thiết cho kế hoạch tự do tài chính theo công thức sau:
Số tiền cần thiết cho kế hoạch tự do tài chính = Mức chi tiêu theo phong cách sống mong muốn / (Lợi suất HSRR - Lạm phát)
Tôi giả định lạm phát là 4%/năm, lợi nhuận kỳ vọng theo HSRR là 12%/năm. Mức chi tiêu theo phong cách sống của anh A là 120 triệu/năm.
Số tiền anh A cần = 120 triệu / (12% - 4%) = 1,5 tỷ VNĐ.
Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về kế hoạch tự do tài chính trong các bài tiếp theo.
Lesson 3. Tại sao nên phân bổ tài sản?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng trong quá trình tạo tiền, mọi hoạt động đầu tư/kinh doanh đều hàm chứa rủi ro.
Rủi ro (Risk) là khả năng có điều gì đó xấu xảy ra hoặc khi mọi thứ không diễn ra như kỳ vọng. Rủi ro thể hiện qua việc mất một phần hoặc toàn bộ vốn và chúng ta không thể chắc chắn về kỳ vọng đạt được.
Có 2 loại rủi ro chính:
- Rủi ro hệ thống. Ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Loại hình rủi ro này chắc chắn sẽ xảy ra, bạn không thể tránh được mà chỉ có thể chuẩn bị vài biện pháp giảm bớt thiệt hại.
- Rủi ro cụ thể (Rủi ro phi hệ thống). Xảy ra trong khoản đầu tư riêng lẻ, cá biệt, không bao trùm cả thị trường.
Rủi ro cao chỉ tương ứng lợi tức kỳ vọng cao. (High risk high EXPECTED return). Hãy chú ý chữ KỲ VỌNG. Không có chuyện rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận lớn.
Hầu hết mọi người sẽ kỳ vọng một mức lợi nhuận đầu tư nhất định (càng cao càng tốt). Sau đó họ đi tìm kênh đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lời tương xứng. Đó là lý do nhiều người giao dịch hợp đồng CFD (Forex) hoặc chơi coin (Crypto currency) - những kênh rủi ro nhất.
Hướng tiếp cận đúng phải là xác định mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân. Từ đó mới lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp.
Mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân khác nhau do có sự khác biệt về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, khả năng chịu lỗ, thái độ, loại rủi ro ưa thích, kiến thức tài chính, kinh nghiệm đầu tư …
Ý thứ hai chúng ta cần hiểu là thị trường luôn biến động
Biến động thị trường (Market volatility)
Là sự thay đổi về giá của khoản đầu tư. Khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao sẽ có mức độ biến động cao. Một trong những cách thức làm giảm ảnh hưởng của sự biến động là nắm giữ khoản đầu tư trong thời gian đủ dài để bình quân hóa mức biến động.
Một phương pháp có thể bạn từng nghe nói đến là DCA (Dollar Cost Averaging) - Bình quân giá/Trung bình giá. Những NĐT thực hiện DCA sẽ mua các khoản đầu tư làm nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau để "làm mịn" sự biến động của thị trường.
Bản chất của việc phân bổ tài sản chính là đa dạng hóa. Đây là một cách để quản lý rủi ro, hay kiểm soát biến động. Chúng ta sẽ phân bổ danh mục đầu tư tùy thuộc vào mục tiêu tài chính, khoảng thời gian đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro. Có thể kết hợp các lớp tài sản khác nhau trong danh mục đầu tư và/hoặc chia tỷ trọng từng loại tài sản thuộc mỗi lớp tài sản
Các lớp tài sản (Asset classes)
Là các nhóm tài sản hợp pháp khác nhau có chu kỳ rủi ro khác nhau ở một thời điểm hoặc một giai đoạn nhất định: tiền, trái phiếu, cổ phiếu, vàng, BĐS, tài sản số.
Mỗi lớp tài sản khác nhau sẽ có sự biến động theo chu kỳ. Việc phân bổ theo các lớp tài sản giúp NĐT có lợi nhuận đều đặn và ổn định theo thời gian, "mùa nào thức nấy".