禪林寶訓卷第一
東吳沙門淨善重集
THIỀN LÂM BẢO HUẤN1
1 Thiền Lâm Bảo Huấn: Hoặc còn gọi là Thiền Môn Bảo Huấn: Lời dạy quý báu trong rừng Thiền.
Quyển Thứ Nhất
Sa môn Tịnh Thiện2 đất Ðông Ngô3 trùng tập
2 Thiền sư Tịnh Thiện sống thời Nam Tống, là người tập hợp lại lời di huấn của các bậc cổ đức lại thành tập sách này.
3 Ðông Ngô: Thuộc địa phương Dương Châu bên Trung Hoa.
Sa môn Thích Thanh Kiểm dịch và chú thích
THIỀN LÂM BẢO HUẤN
Quyển Ðệ Nhất
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập
1. NGUYÊN VĂN
明教嵩和尚曰: “尊莫尊乎道, 美莫美乎德。 道德之所存, 雖匹夫非窮也; 道德之所不存, 雖 王天下, 非通也。伯夷, 叔齊昔之餓夫也, 今以 其人而比之, 而人皆喜; 桀, 紂, 幽, 厲昔之人主 也, 今以其人而比之, 而人皆怒。是故學者患道 德之不充乎身, 不患勢位之不在乎己”。
鐔津集
PHIÊN ÂM
Minh Giáo Tung Hòa thượng viết: “Tôn mạc tôn hồ đạo, mỹ mạc mỹ hồ đức. Ðạo đức chi sở tồn, tuy thất phu, phi cùng dã; đạo đức chi sở bất tồn, tuy vương thiên hạ, phi thông dã. Bá Di, Thúc Tề tích chi ngạ phu dã, kim dĩ kỳ nhân nhi tỷ chi, nhi nhân giai hỷ; Kiệt, Trụ, U, Lệ tích chi nhân chủ dã, kim dĩ kỳ nhân nhi tỷ chi, nhi nhân giai nộ. Thị cố học giả hoạn đạo đức chi bất sung hồ thân, bất hoạn thế vị chi bất tại hồ kỷ”.
Ðàm Tân Tập
DỊCH NGHĨA
Minh Giáo Tung1 Hòa thượng nói: “Cao chẳng gì cao bằng đạo, đẹp chẳng gì đẹp bằng đức. Người có đạo đức tuy là kẻ thất phu1 cũng không phải là cùng, kẻ không có đạo đức, tuy là đấng vương giả cũng không phải là thông. Bá Di, Thúc Tề2 xưa kia là người chết đói; đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi người đều mừng. Kiệt, Trụ3, U, Lệ4 xưa kia là đấng nhân chủ; đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi người đều giận. Thế nên, người học giả chỉ lo phần đạo đức của mình không trọn vẹn, chứ đừng lo thế vị không đến với mình”.
1 Minh Giáo Tung: Pháp tự của Ðộng Sơn Hiểu Thông đời thứ 10 phái Thanh Nguyên, cũng có tên là Phật Nhật Khế Cảo, con họ Lý đất Tô Châu, trụ trì chùa Vĩnh Anh, trước tác các bộ sách: Thiền Môn Ðịnh Tổ Ðồ, Chính Tông Ký, Phụ Giáo Thiên... Ðời vua Nhân Tông được ban tên hiệu là Minh Giáo.
1 Thất phu: Thất phu và thất phụ chỉ vào người bình dân.
2 Bá Di, Thúc Tề: Y vào Sử Ký Liệt Truyện, Bá Di và Thúc Tề đều là con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân, nhường nhau làm vua, rồi bỏ nước trốn đi. Sau vua Vũ Vương đánh nhà Ân, hai người ra níu cương ngựa lại can. Vua Vũ Vương sau khi được nước, lập thành nhà Chu, hai anh em không thèm ăn gạo của nhà Chu, bỏ vào núi Thú Dương ẩn dật ăn rau, sau bị chết đói.
3 Kiệt, Trụ: Y vào Sử Ký thì vua Kiệt là con của Ðế Phát cuối đời nhà Hạ; Trụ là con vua Ðế Ất cuối đời nhà Thương, đều là hai bạo quân thời xưa.
4 U, Lệ: Theo Sử Ký Bản Kỷ, U Vương là con của Tuyên Vương đời nhà Chu; Lệ Vương là con của Di Vương cũng đời nhà Chu, đều là những ông vua hiếu lợi ngu ngốc.
Ðàm Tân Tập
---o0o---
2. NGUYÊN VĂN
明教曰: “聖賢之學, 固非一日之具, 日不足, 繼之以夜, 積之歲月, 自然可成。故曰, 學以聚 之, 問以辨之。 斯言學非辨問無由發明。今學 者所至, 罕有發一言問辨於人者, 不知將何以裨 助性地, 成日新之益乎?”
九峯集
PHIÊN ÂM
Minh Giáo viết: “Thánh hiền chi học, cố phi nhất nhật chi cụ, nhật bất túc, kế chi dĩ dạ, tích chi tuế nguyệt, tự nhiên khả thành. Cố viết: Học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi. Tư ngôn học phi biện vấn vô do phát minh. Kim học giả sở chí, hãn hữu phát nhất ngôn vấn biện ư nhân giả, bất tri tương hà dĩ tỳ trợ tính địa, thành nhật tân chi ích hồ?”
Cửu Phong Tập
DỊCH NGHĨA
Ngài Minh Giáo1 nói: “Cái học của Thánh hiền, cố nhiên chẳng phải một ngày mà đủ, ngày chẳng đủ thì kế đêm, rồi chứa góp hàng tháng hàng năm tự nhiên sẽ thành tựu. Nên nói: học để tích lũy tri thức, hỏi để biện minh2. Câu này có nghĩa là, nếu học mà không biện vấn thì không do đâu mà phát minh. Ðời nay ít có những người học thường nêu ra câu hỏi để vấn biện với người, như vậy không biết đem cái gì để giúp ích cho tính địa3, trở thành cái lợi ích đổi mới mỗi ngày vậy ư”?
1 Thiền sư Minh Giáo, thường gọi là Minh Giáo Khế Tung, Minh Giáo Tung, Minh Giáo Ông, Minh Giáo Lão Nhân, Phật Nhật Khế Tung, Phật Nhật, Trọng Linh, Tiềm Tử; Ngài sống vào thời Bắc Tống, có soạn bộ Đàm Tân Văn Tập 鐔津文集, Truyền Pháp Chính Tông Định Tổ Đồ 傳法正宗定祖圖, Truyền Pháp Chính Tông Luận 傳法正宗論...
2 Câu được dẫn từ Kinh Dịch, nguyên văn 君子學以聚之,問以辨之, nghĩa là: bậc quân tử học để tích lũy tri thức, hỏi để làm rõ hơn (những thứ mình đã học).
3 Tính địa: Viết tắt ở chữ bản tính tâm địa.
Cửu Phong Tập1
1 Cửu Phong Tập: Tập này của Thiều Công soạn (nhưng không phải là định thuyết).
---o0o---
3. NGUYÊN VĂN
明教曰: “太史公讀<孟子>, 至梁惠王問何以 利吾國, 不覺置卷長嘆: 嗟乎! 利誠亂之始也。 故夫子罕言利, 常防其原也。原者, 始也。尊崇 貧賤。好利之弊, 何以別焉? 夫在公者, 取利不 公則法亂。在私者, 以欺取利則事亂。事亂則人 爭不平, 法亂則民怨不伏。其悖戾鬪諍, 不顧死 亡者, 自此發矣, 是不亦利誠亂之始也? 且聖賢 深戒去利, 尊先仁義, 而後世尚有恃利相欺。傷 風敗教者何限? 況復公然張其征利之道而行之。 欲天下風俗正而不澆不薄, 其可得乎?”
鐔津集
PHIÊN ÂM
Minh Giáo viết: “Thái Sử Công độc Mạnh Tử, chí Lương Huệ Vương vấn hà dĩ lợi ngô quốc, bất giác trí quyển trường thán: Ta hồ! Lợi thành loạn chi thủy dã. Cố Phu Tử hãn ngôn lợi, thường phòng kỳ nguyên dã. Nguyên giả, thủy dã. Tôn sùng bần tiện. Hiếu lợi chi tệ, hà dĩ biệt yên? Phù tại công giả, thủ lợi bất công tắc pháp loạn. Tại tư giả, dĩ khi thủ lợi tắc sự loạn. Sự loạn tắc nhân tranh bất bình, pháp loạn tắc dân oán bất phục. Kỳ bội lệ đấu tránh, bất cố tử vong giả, tự thử phát hỹ, thị bất diệc lợi thành, loạn chi thủy dã? Thả Thánh hiền thâm giới khử lợi, tôn tiên nhân nghĩa, nhi hậu thế thượng hữu thị lợi tương khi. Thương phong bại giáo giả hà hạn? Huống phục công nhiên trương kỳ chinh lợi chi đạo nhi hành chi. Dục thiên hạ phong tục chính nhi bất kiêu bất bạc, kỳ khả đắc hồ?”
Ðàm Tân Tập
DỊCH NGHĨA
Ngài Minh Giáo nói: “Thái Sử Công1 đọc sách Mạnh Tử tới chỗ Lương Huệ Vương hỏi thầy Mạnh Tử2, đem gì để lợi cho nước tôi, bất giác để sách xuống mà thở dài: Than ôi! Lợi thực là cái mầm mống của loạn, nên phu tử3 Ngài ít nói đến lợi, để đề phòng cái gốc. Vì gốc là mầm mống phát sinh. Người tôn quý kẻ bần tiện, đối với cái tệ hiếu lợi thì đều giống nhau. Ôi! Người ở chỗ công, nếu lấy lợi không công bằng, thời làm rối loạn pháp luật, kẻ ở chỗ riêng, nếu lấy lợi bằng cách lừa bịp, thời làm rối loạn sự việc. Sự việc rối loạn thời nhân sự bất bình, pháp luật rối loạn thời nhân dân chẳng phục. Gây ra mối họa xung đột rồi cùng nhau đấu tranh, chẳng đoái hoài đến cảnh chết chóc cũng vì thế mà phát sinh. Ðó chẳng phải chỉ vì lợi mà trở thành cái mầm mống rối loạn đấy ư? Như các bậc Thánh hiền xưa kia thì lại cảnh giới, bỏ cái lợi mà tôn điều nhân nghĩa, mà người đời sau lại cậy mối lợi để dối trá lẫn nhau, làm tổn thương đến phong tục, bại hoại đến thanh giáo không có giới hạn, lại còn công nhiên noi theo con đường tranh danh đoạt lợi để đi, mà muốn phong tục tốt trong thiên hạ không phai không mờ, há lại được vậy ư?”
1 Thái Sử Công: Tên chức quan, chỉ vào Tư Mã Ðàm. Ðàm là con của Thái Sử Hỷ.
2 Mạnh Tử: Người đất Nghiệp thời đại Chiến Quốc tên là Kha, tên chữ là Tử Dư, môn đệ của Tử Tư, tường thuật ý của Trọng Ni, làm ra sách Mạnh Tử gồm bảy thiên, đời sau được tôn là Á Thánh, nghĩa là giỏi gần bằng đức Khổng Tử.
3 Phu tử: Chỉ vào Ngài Khổng Tử, người nước Lỗ thời Chiến Quốc (nhà Chu). Sinh ngày 17 tháng 8 năm thứ 21 đời Chu Linh Vương, mất năm thứ 40 đời Chu Kính Vương (B.C. 551 - 479), tên là Khưu, tên chữ là Trọng Ni, là ông tổ của Nho giáo, làm đến chức quan Ðại Tư Khấu ở nước Lỗ, vì bất đắc chí bèn đi chu du các nước trong 13 năm, nhưng vẫn không đắc dụng, tới năm 68 tuổi, Ngài lại trở về nước Lỗ, soạn lại Kinh Thi, Kinh Thư, định lại Kinh Lễ, Kinh Nhạc, phê bình Kinh Dịch, làm ra Kinh Xuân Thu, học trò có đến 3.000 người, đời sau được tôn xưng là “Chí Thánh Tiên Sư”.
Ðàm Tân Tập
---o0o---
4. NGUYÊN VĂN
明教曰: “凡人所為之惡, 有有形者, 有無 形者。無形之惡, 害人者也。有形之惡, 殺人者 也。殺人之惡小, 害人之惡大。所以游宴中有鴆 毒, 談笑中有戈矛, 堂奧中有虎豹, 隣巷中有戎 狄。自非聖賢絕之於未萌, 防之於禮法, 則其為 害也, 不亦甚乎”。
西湖廣記
PHIÊN ÂM
Minh Giáo viết: “Phàm nhân sở vi chi ác, hữu hữu hình giả, hữu vô hình giả. Vô hình chi ác, hại nhân giả dã. Hữu hình chi ác sát nhân giả dã. Sát nhân chi ác tiểu, hại nhân chi ác đại. Sở dĩ du yến trung hữu trậm độc, đàm tiếu trung hữu qua mâu, đường áo trung hữu hổ báo, lân hạng trung hữu Nhung, Ðịch. Tự phi Thánh hiền tuyệt chi ư vị manh, phòng chi ư lễ pháp, tắc kỳ vi hại dã, bất diệc thậm hồ?”
Tây Hồ Quảng Ký
DỊCH NGHĨA
Ngài Minh Giáo nói: “Phàm con người làm điều ác, có điều ác hữu hình, có điều ác vô hình. Phần ác vô hình là việc hại người, phần ác hữu hình là việc giết người. Cái ác giết người thì nhỏ, cái ác hại người thì lớn. Sở dĩ trong tiệc yến ẩm có chất độc của loài chim trậm1, trong chỗ cười đùa có chứa ẩn các loài giáo mác, trong nhà sâu kín có hổ báo, trong ngõ hẻm bên cạnh có rợ Nhung, Ðịch2. Nếu tự mình không phải là Thánh hiền, không tận diệt khi nó hãy chưa manh nha, không phòng ngừa bằng lễ pháp1, thời cái hại đó không thể lường được”.
1 Chim trậm: Hình thù giống chim ưng lớn như chim thứu, màu tía và xanh lợt, cổ dài bảy tám tấc, là loài chim rất độc, nếu đem cánh nó khuấy lên rượu uống thì chết ngay.
2 Rợ Nhung, Ðịch: Ngày xưa người Trung Hoa gọi những người chưa khai hóa ở phương Bắc là Ðịch.
1 Lễ pháp: Gọi tắt ở chữ lễ nghĩa, giáo pháp.
Tây Hồ Quảng Ký
---o0o---
5. NGUYÊN VĂN
明教曰: “大覺璉和尚住育王, 因二僧爭施利 不已, 主事莫能斷。大覺呼至, 責之曰: “昔包 公判開封, 民有自陳: 以白金百兩寄我者亡矣, 今還其家, 其子不受, 望公召其子還之。公嘆 異, 即召其子語之。其子辭曰: 先父存日, 無白 金私寄他室。二人固讓久之。公不得已, 責付在 城寺觀修冥福, 以薦亡者。予目覩其事, 且塵勞 中人, 尚能疎財慕義如此, 爾為佛弟子, 不識廉 恥若是”。遂依叢林法擯之”。
西湖廣記
PHIÊN ÂM
Minh Giáo viết: “Ðại Giác Liên Hòa thượng trụ Dục Vương, nhân nhị Tăng tranh thí lợi bất dĩ, chủ sự mạc năng đoán. Ðại Giác hô chí, trách chi viết: “Tích Bao Công phán Khai Phong, dân hữu tự trần: Dĩ bạch kim bách lượng ký ngã giả vong hỹ, kim hoàn kỳ gia, kỳ tử bất thụ, vọng công triệu kỳ tử hoàn chi. Công thán dị, tức triệu kỳ tử ngứ chi. Kỳ tử từ viết: Tiên phụ tồn nhật, vô bạch kim tư ký tha thất. Nhị nhân cố nhượng cửu chi. Công bất đắc dĩ, trách phó tại thành tự quán tu minh phúc dĩ tiến vong giả. Dư mục đổ kỳ sự. Thả trần lao trung nhân, thượng năng sơ tài mộ nghĩa như thử, nhĩ vi Phật đệ tử, bất thức liêm sỉ nhược thị”. Toại y tùng lâm pháp tấn chi”.
Tây Hồ Quảng Ký
DỊCH NGHĨA
Ngài Minh Giáo nói: “Ðại Giác Liên Hòa thượng1 khi ở chùa Dục Vương, nhân có hai ông tăng tranh cãi nhau về phần thí lợi2, vị chủ sự3 không hay quyết đoán được. Ðại Giác Hòa thượng liền gọi đến mắng rằng: “Trước Bao Công làm tài phán4 ở đất Khai Phong, có người dân đến tự trình bày: “Có người đem số bạc 100 lạng gửi tôi rồi mất, nay tôi đem số bạc đó trả lại cho người con của ông ta, nhưng người đó không chịu nhận, vậy mong ông cho gọi người đó để trả lại hộ”. Ông rất kinh dị, liền cho gọi người con đó nói rõ sự việc, nhưng người đó cố từ và nói: “Ngày sinh thời, cha tôi không hề có bạc riêng để gửi người khác. Hai người cố nhường nhau mãi, ông bất đắc dĩ phải đem số bạc cúng vào chùa, làm việc phúc thiện để truy tiến cho người mất”. Ta mục kích thấy việc đó. Kìa như trong chốn trần lao1, cũng còn hay khinh tài trọng nghĩa như vậy, huống hồ các người là đệ tử Phật lại chẳng biết liêm sỉ hay sao? Hòa thượng liền y pháp của tùng lâm đuổi hai vị tăng ra khỏi chùa”.
1 Ðại Giác Liên Hòa thượng: Ðại Giác Liên Hòa thượng trụ trì chùa Dục Vương thuộc Minh Châu, pháp tự của Ngài la Hoài Trừng đời Thanh Nguyên thứ 14.
2 Thí lợi: Của bố thí. Hàng Tăng thì đem pháp của Đức Phật giảng cho người nghe gọi là pháp thí, trái lại khi các tín đồ đem đồ vật của cải cúng dường chư Tăng, gọi là tài thí, nên gọi là thí lợi.
3 Chủ sự: Vị Duy na trong chốn Tùng lâm.
4 Bao Công làm tài phán: Bao Công, tên chữ là Hy Nhân làm quan đến chức Ngự Sử. Thiên tính nghiêm khắc, chưa từng có cười cợt, ngày làm việc quan ở đất Khai Phong, có người dân là Lý Giác An sinh con còn nhỏ dại, nhân bị bệnh bèn đem 100 lạng bạc gửi Trương Huệ Minh rồi Giác An mất. Sau Huệ Minh đem bạc trả lại người con của Giác An, nhưng người con không chịu nhận. Một bên bảo vì của cha nên trả lại. Một bên bảo cha không có của nên không nhận. Tài phán là tòa án xét hỏi và phán quyết.
1 Trần lao: Người tại gia. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Ô nhiễm gọi là trần, phiền não làm rối loạn gọi là lao”.
Tây Hồ Quảng Ký
---o0o---
6. NGUYÊN VĂN
大覺璉和尚初遊廬山, 圓通訥禪師一見, 直以 大器期之。或問: “何自而知?”。訥曰: “斯 人中正不倚, 動靜尊嚴, 加以道學行誼, 言簡盡 理。凡人資稟如此, 鮮不有成器者”。
九峯集
PHIÊN ÂM
Ðại Giác Liên Hòa thượng sơ du Lư Sơn, Viên Thông Nột Thiền sư nhất kiến, trực dĩ đại khí kỳ chi. Hoặc vấn: “Hà tự nhi tri chi?” Nột viết: “Tư nhân trung chính bất ỷ, động tĩnh tôn nghiêm, gia dĩ đạo học, hạnh nghị, ngôn giản tận lý. Phàm nhân tư bẩm như thử, tiển bất hữu thành khí giả”.
Cửu Phong Tập
DỊCH NGHĨA
Ðại Giác Liên Hòa thượng, lần đầu tiên du hành đến Lư Sơn1, Viên Thông Nột2 Thiền sư thoạt thấy, liền đem đại khí3 để kỳ vọng ở người. Hoặc có kẻ nói: “Ngài căn cứ vào đâu mà biết?” Nột Thiền sư đáp: “Người ấy trung chính4 không nghiêng ngả, động tĩnh tôn nghiêm, lại thêm vào đó phần đạo học, làm việc ngay thẳng, nói ít mà chí lý. Phàm con người có tư bẩm như thế, ít có ai mà chẳng thành đại khí”.
1 Lư Sơn: Núi Lư Sơn ở phía Tây Bắc phủ Nam Khang, Trung Quốc.
2 Viên Thông Nột: Pháp tự của Ðổng Sơn Tử Vinh Thiền sư, trụ trì chùa Viên Thông Giang Châu.
3 Ðại khí: Ðồ quý, ví cho người có tài năng hay làm được việc lớn.
4 Trung chính: Trung nghĩa là làm đúng mức, chính là không thiên lệch.
Cửu Phong Tập
---o0o---
7. NGUYÊN VĂN
仁祖皇祐初, 遣銀璫小使, 持綠綈尺一書, 召 圓通訥住孝慈大伽藍。訥稱疾不起, 表疏大覺應 詔。或曰: “聖天子旌崇道德, 恩被泉石, 師何 固辭?” 訥曰: “予濫廁僧倫, 視聽不聰, 幸安 林下, 飯蔬飲水, 雖佛祖有所不為, 況其他耶? 先哲有言, 大名之下難以久居。予平生行知足之 計, 不以聲利自累, 若厭于心, 何日而足?” 故 東坡嘗曰: “知安則榮, 知足則富”。避名全 節, 善始善終。在圓通得之矣。
行實
PHIÊN ÂM
Nhân Tổ Hoàng Hựu sơ, khiển ngân đang tiểu sứ, trì lục đề xích nhất thư, triệu Viên Thông Nột trụ Hiếu Từ đại già lam. Nột xưng tật bất khởi, biểu sớ Ðại Giác ứng chiếu. Hoặc viết: “Thánh Thiên Tử tinh sùng đạo đức, ân bị tuyền thạch, sư hà cố từ?” Nột viết: “Dư lạm xí tăng luân, thị thính bất thông, hạnh an lâm hạ, phạn sơ ẩm thủy, tuy Phật Tổ hữu sở bất vi, huống kỳ tha da? Tiên triết hữu ngôn, đại danh chi hạ nan dĩ cửu cư. Dư bình sinh hành tri túc chi kế, bất dĩ thanh lợi tự lụy, nhược yếm vu tâm, hà nhật nhi túc?” Cố Ðông Pha thường viết: “Tri an tắc vinh, tri túc tắc phú”. Tỵ danh toàn tiết, thiện thủy thiện chung. Tại Viên Thông đắc chi hỹ.
Hành Thực
DỊCH NGHĨA
Năm đầu niên hiệu Hoàng Hựu thời vua Nhân Tổ1, vua phái khiển sứ giả đem chiếu thư2, triệu Viên Thông Nột Thiền sư trụ trì Hiếu Từ đại già lam3. Nột Thiền sư cáo tật không trở dậy, phái Ðại Giác Hòa thượng tiếp nhận chiếu biểu. Có người nói: “Thánh Thiên Tử sùng chuộng đạo đức, ơn gội khắp núi rừng, Ngài tại sao lại cố từ?” Nột Thiền sư đáp: “Ta lạm nhập vào hàng Tăng, sự thấy nghe chưa thông suốt, may mắn được an phận ở dưới rừng, ăn rau uống nước lã, tuy là việc Phật Tổ cũng còn có chỗ làm chẳng được, huống hồ làm việc khác vậy ư?”. Tiên triết có nói: “Dưới chỗ đại danh4 khó thể ở lâu được”. Ta từ thuở bình sinh, thực hành kế tri túc, tự mình không bận vào đường danh lợi. Nếu đã chán trong nơi tâm thì ngày nào mà chả đủ. Nên Ðông Pha5 từng nói: “Biết an thời vinh hiển, biết đủ thời giàu sang”. Vậy nên lánh được danh thì tiết tháo được vẹn toàn, trước và sau toàn thiện; đó là những điểm sở đắc ở Viên Thông vậy.
1 Nhân Tổ: Vua Nhân Tông đời nhà Tống.
2 Sứ giả đem chiếu chư: Dịch ở chữ “Ngân đang tiểu sứ tri lục đề xích nhất thư”. “Ngân đang tiểu sứ” tức là chức hoạn quan hầu cận vua. “Lục đề xích nhất thư”, nghĩa là tờ chiếu viết vào tấm lụa màu xanh dài một thước một tấc.
3 Ðại già lam: Ngôi chùa kiến trúc rộng rãi quy mô, có đông Tăng chúng cư trụ.
4 Ðại danh: Danh vọng to lớn, tên tuổi lừng lẫy.
5 Ðông Pha: Tức Tô Ðông Pha, một văn hào Trung Quốc.
Hành Thực
---o0o---
8. NGUYÊN VĂN
圓通訥和尚曰: “躄者命在杖, 失杖則顛; 渡者 命在舟, 失舟則溺。凡林下人, 自無所守, 挾外勢 以為重者, 一旦失其所挾, 皆不能免顛溺之患”。
廬山野錄
PHIÊN ÂM
Viên Thông Nột Hòa thượng viết: “Tích giả mệnh tại trượng, thất trượng tắc điên; độ giả mệnh tại chu, thất chu tắc nịch. Phàm lâm hạ nhân, tự vô sở thủ, hiệp ngoại thế dĩ vi trọng giả, nhất đán thất kỳ sở hiệp, giai bất năng miễn điên nịch chi hoạn”.
Lư Sơn Dã Lục
DỊCH NGHĨA
Viên Thông Nột Hòa thượng nói: “Tính mệnh của người khoèo1 nhờ vào gậy, mất gậy thì bị ngã. Tính mệnh của kẻ qua đò nương vào thuyền, mất thuyền thì đắm. Phàm người ở chốn tùng lâm, tự mình không duy trì lấy đạo đức ở nội tâm, lại nương cậy vào quyền thế ở bên ngoài, nhất đán cái thế đó mất đi, đều không thể tránh khỏi cái họa khuynh đảo2”.
1 Khoèo: Bị tật què cả hai chân.
2 Khuynh đảo: Nghiêng ngửa đổ vỡ.
Lư Sơn Dã Lục
---o0o---
9. NGUYÊN VĂN
圓通訥曰: “昔百丈大智禪師, 建叢林立規 矩, 欲救像季不正之弊。曾不知, 像季學者盜規 矩以破百丈之叢林。上古之世, 雖巢居穴處, 人 人自律, 大智之後, 雖高堂廣廈, 人人自廢。故 曰, 安危, 德也。興亡, 數也。苟德可將, 何必 叢林? 苟數可憑, 曷用規矩”。
野錄
PHIÊN ÂM
Viên Thông Nột viết: “Tích Bách Trượng Ðại Trí Thiền sư, kiến tùng lâm lập quy củ, dục cứu tượng quý bất chính chi tệ. Tằng bất tri, tượng quý học giả đạo quy củ dĩ phá Bách Trượng chi tùng lâm. Thượng cổ chi thế, tuy sào cư huyệt xử, nhân nhân tự luật, đại trí chi hậu, tuy cao đường quảng hạ, nhân nhân tự phế. Cố viết, an nguy, đức dã. Hưng vong, số dã. Cẩu đức khả tương, hà tất tùng lâm? Cẩu số khả bằng, hạt dụng quy củ”.
Dã Lục
DỊCH NGHĨA
Viên Thông Nột Thiền sư nói: “Ngày xưa Bách Trượng Ðại Trí1 Thiền sư kiến lập tùng lâm, đặt ra quy củ1 muốn cứu vãn cái tệ bất chính đời Tượng Quý2. Nào ngờ đâu, người học ở đời tượng quý, lại trộm quy củ để phá hoại tùng lâm của Bách Trượng. Người đời thượng cổ, tuy nằm hang ở lỗ, nhưng ai nấy đều tự đặt mình trong luật lệ. Người đại trí trở về sau, tuy thênh thang trong nhà cao cửa rộng, nhưng ai nấy đều tự bỏ mất mẫu mực. Cho nên nói: “An nguy ở đức vậy, hưng vong ở số vậy”3. Nếu nương vào đức thì hà tất phải dựng ra tùng lâm, nếu bằng vào số thời cần gì phải dùng đến quy củ”.
1 Bách Trượng Ðại Trí: Truyền Ðăng Lục quyển 6 chép: “Bách Trượng là pháp tự của Mã Tổ Ðạo Nhất tên là Hoài Hải, ở núi Bách Trượng thuộc Hàng Châu, tên hiệu là Ðại Trí, soạn bộ Bách Trượng Thanh Quy cho Thiền tông”.
1 Quy củ: Quy là cái đồ làm hình tròn; củ là cái khuôn làm hình vuông, nên quy củ có nghĩa là luật lệ.
2 Tượng Quý: Ðức Phật tịch diệt sau 500 năm thì giáo pháp của Ngài thuộc thời Chính pháp, sau 1.000 năm là thời Tượng pháp, sau 10.000 năm là thời Mạt pháp.
3 An nguy ở đức vậy, hưng vong ở số vậy: Lời của Tấn Ðàm Tử: “An nguy đức dã, hưng vong số dã”. Ðức là người có đức thì chốn tùng lâm an, không có đức thì chốn tùng lâm nguy. Số là thời vận; nghĩa là an nguy ở người nhưng hưng vong ở thời vận.
Dã Lục
---o0o---
10. NGUYÊN VĂN
圓通謂大覺曰: “古聖治心於未萌, 防情於未 亂, 蓋預備則無患。所以重門擊柝以待暴客, 而 取諸豫也。事豫為之則易, 卒為之固難。古之賢 哲, 有終身之憂, 而無一朝之患者, 誠在於斯”。
九峯集
PHIÊN ÂM
Viên Thông vị Ðại Giác viết: “Cổ thánh trị tâm ư vị manh, phòng tình ư vị loạn, cái dự bị tắc vô hoạn. Sở dĩ trùng môn kích thác dĩ đãi bạo khách, nhi thủ chư dự dã. Sự dự vi chi tắc dị, thốt vi chi cố nan. Cổ chi hiền triết, hữu chung thân chi ưu, nhi vô nhất triêu chi hoạn giả, thành tại ư tư”.
Cửu Phong Tập
DỊCH NGHĨA
Viên Thông Thiền sư bảo Ðại Giác rằng: “Bậc thánh xưa kia trị tâm ở lúc chưa manh nha, ngừa tình ở lúc chưa rối loạn. Vì lẽ dự bị thời không có lo sợ. Sở dĩ làm cửa ải, điểm mõ canh1 để ngừa bạo khách2 mà cần phải dự bị. Vậy nên, việc gì có dự bị trước khi thực hiện thời dễ, cẩu thả thời khó. Hiền triết thời xưa kia, vì chung thân lo lắng1 nên không có cái hoạn nạn bất ngờ. Chính thực là nghĩa ấy vậy”.
1 Làm cửa ải, điểm mõ canh: Dịch ở chữ “Trùng môn kích thác”, thuộc quẻ Lôi Ðịa Dự trong Kinh Dịch. Quẻ này Khôn ở dưới, Chấn ở trên. Chấn có tính động, Khôn có tính thuận, hành động mà thuận hòa nên vui vẻ, vậy mới đặt tên là quẻ Dự. Dự có nghĩa là vui vẻ sung sướng. Họ Dương nói: “Sông ngòi và đường cái thông suốt, thời kẻ bạo khách sẽ qua lại dễ dàng, nên phải có kế hoạch để đề phòng. Vậy nên cần phải dự bị trước. Nghĩa là phải làm cửa ải để ngăn họ, phải điểm mõ canh để cảnh giác họ, khiến họ không có lối tự do xâm nhập. Vì hai hào âm ở trên là tượng trưng cho “trùng môn”; một hào dương ở dưới là tượng trưng cho “kích thác”; ba hào âm ở trong là tượng trưng cho “duyệt dự”. Tóm lại nghĩa là có phòng bị thì được vui vẻ.
2 Bạo khách: Trộm cướp.
1 Chung thân lo lắng: Chung thân ưu, thiên Ly Lâu trong sách Mạnh Tử chép: “Quân tử hữu chung thân chi ưu, vô nhất triêu chi hoạn dã”. Nghĩa là người quân tử suốt đời lo lắng làm sao tiến kịp với Thánh hiền, nên không có cái tai họa bất ngờ đưa lại.
Cửu Phong Tập
---o0o---
11. NGUYÊN VĂN
大覺璉和尚曰: “玉不琢不成器, 人不學不 知道。今之所以知古, 後之所以知先。善者可以 為法, 惡者可以為戒。歷觀前輩立身揚名於當世 者, 鮮不學問而成之矣”。
九峯集
PHIÊN ÂM
Ðại Giác Liên Hòa thượng viết: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo. Kim chi sở dĩ tri cổ, hậu chi sở dĩ tri tiên. Thiện giả khả dĩ vi pháp, ác giả khả dĩ vi giới. Lịch quan tiền bối lập thân dương danh ư đương thế giả, tiển bất học vấn nhi thành chi hỹ”.
Cửu Phong Tập
DỊCH NGHĨA
Ðại Giác Liên Hòa thượng nói: “Ngọc chẳng giũa thời không thành đồ dùng, người chẳng học thời không biết đạo lý. Nay sở dĩ biết được xưa1, sau sở dĩ biết được trước. Ðiều thiện thì đáng được bắt chước, điều ác thì lấy giới làm răn. Các bậc tiền bối nối tiếp nhau lập thân dương danh ở đương thời, ít có ai chẳng nương vào học vấn mà thành tựu”.
1 Nay sở dĩ biết được xưa: Trong tờ Thực Lục Biểu Trạng của Hàn Dũ dâng vua Thuận Tông hoàng đế có câu: “Kim chi sở dĩ tri cổ, hậu chi sở dĩ tri kim, bất khả khẩu truyền, tất bằng chư sử”. Nghĩa là ngày nay sở dĩ biết được việc xưa kia, sau sở dĩ biết được việc ngày nay, không thể bằng ở khẩu truyền, tất nhiên phải y cứ vào sử sách.
Cửu Phong Tập
---o0o---
12. NGUYÊN VĂN
大覺曰: “妙道之理, 聖人嘗寓之於<易>。至 周衰, 先王之法壞, 禮義亡, 然後奇言異術, 間出 而亂俗。逮我釋迦入中土, 醇以第一義示人, 而 始末設為慈悲, 以化群生, 亦所以趨於時也。自 生民以來, 淳朴未散, 則三皇之教簡而素, 春也。 及情竇日鑿, 五帝之教詳而文, 夏也。時與世異, 情隨日遷, 故三王之教密而嚴, 秋也。昔商周之 誥誓, 後世學者, 故有不能曉。比當時之民, 聽 之而不違, 則俗與今如何也? 及其弊而為秦漢也, 則無所不至矣。故天下有不忍願聞者, 於是我佛 如來, 一推之以性命之理, 冬也。天有四時循環, 以生成萬物。聖人設教迭相扶持, 以化成天下, 亦由是而已矣。然至其極也, 皆不能無弊。弊者, 迹也。要當有聖賢者, 世起而救之。自秦漢以來 千有餘載, 風俗靡靡愈薄。聖人之教, 列而鼎立, 互相詆訾, 大道寥寥莫之返, 良可嘆也”。
答侍郎孫莘老書
PHIÊN ÂM
Ðại Giác viết: “Diệu đạo chi lý, Thánh nhân thường ngụ chi ư Dịch. Chí Chu suy, tiên vương chi pháp hoại, lễ nghĩa vong, nhiên hậu kỳ ngôn dị thuật, gián xuất nhi loạn tục. Ðãi ngã Thích Ca nhập Trung thổ, thuần dĩ Ðệ nhất nghĩa thị nhân, nhi thủy mạt thiết vi từ bi, dĩ hóa quần sinh, diệc sở dĩ xu ư thời dã. Tự sinh dân dĩ lai, thuần phác vị tán, tắc Tam Hoàng chi giáo, giản nhi tố, xuân dã. Cập tình đậu nhật tạc, Ngũ Ðế chi giáo tường nhi văn, hạ dã. Thời dữ thế dị, tình tùy nhật thiên, cố Tam Vương chi giáo mật nhi nghiêm, thu dã. Tích Thương Chu chi Cáo Thệ, hậu thế học giả, cố hữu bất năng hiểu. Tỷ đương thời chi dân, thính chi nhi bất vi, tắc tục dữ kim như hà dã? Cập kỳ tệ nhi vi Tần Hán dã, tắc vô sở bất chí hỹ. Cố thiên hạ hữu bất nhẫn nguyện văn giả, ư thị ngã Phật Như Lai, nhất suy chi dĩ tính mệnh chi lý, đông dã. Thiên hữu tứ thời tuần hoàn, dĩ sinh thành vạn vật. Thánh nhân thiết giáo, điệt tương phù trì, dĩ hóa thành thiên hạ, diệc do thị nhi dĩ hỹ. Nhiên chí kỳ cực dã, giai bất năng vô tệ. Tệ giả, tích dã. Yếu đương hữu Thánh hiền giả, thế khởi nhi cứu chi. Tự Tần Hán dĩ lai thiên hữu dư tải, phong tục my my dũ bạc. Thánh nhân chi giáo, liệt nhi đỉnh lập, hỗ tương để tý, đại đạo liêu liêu mạc chi phản, lương khả thán dã”.
Ðáp Thị lang Tôn Tân Lão thư
DỊCH NGHĨA
Ðại Giác Hòa thượng nói: “Cái lý của diệu đạo1, Thánh nhân thường ngụ ở Dịch2. Ðời nhà Chu suy, thời pháp của tiên vương hoại, lễ nghĩa mất. Sau đó những kỳ ngôn dị thuật đua nhau xuất hiện mà phong tục loạn. Kịp đến lúc đạo của Phật Thích Ca ta du nhập Trung thổ3, thuần đem Ðệ nhất nghĩa đế4 để dạy đời, trước sau thuyết giáo đều lấy từ bi để tiếp hóa quần sinh, đó cũng chỉ là tùy theo ở thời thế vậy. Từ lúc có sinh dân trở lại, tính thuần phác chưa tan, thời cái giáo của Tam Hoàng1 giản dị mà tố phác, đó là mùa xuân vậy. Ðến lúc tâm tình mỗi ngày một mỏng, cái giáo của Ngũ Ðế2 tường tận mà văn vẻ, đó là mùa hạ. Thời cùng thế khác nhau, tình cũng theo đó mà ngày một thay đổi, nên cái giáo của Tam Vương3 mật mà nghiêm, đó là mùa thu. Các bài Cáo, Thệ4 của Thương, Chu xưa kia, người học ở đời sau cũng còn chẳng hiểu, thế nhưng dân đương thời nghe theo mà không trái. Nếu đem so sánh thời biết cái phong tục giữa xưa và nay như thế nào rồi vậy! Cho đến đời nhà Tần, nhà Hán, thời cái tệ đó thật quá sâu rộng, đến nỗi người trong thiên hạ có chỗ chẳng còn muốn nghe. Bởi thế Đức Phật Như Lai ta xét sự kiện ấy mà dạy cho cái lý tính mệnh5, đó là mùa đông vậy. Trời có bốn mùa tuần hoàn để sinh thành vạn vật. Thánh nhân đặt ra giáo lý phù trì lẫn cho nhau để hóa thành thiên hạ, cũng chỉ bởi thế thôi. Nhưng cái gì đã đến chỗ cùng cực, thời không thể tránh khỏi cái tệ thoái trào, cái tệ đó chính là dấu vết vậy. Cho nên lại cần có những bậc Hiền thánh xuất hiện ở đời để cứu cái tệ đó. Từ nhà Tần, nhà Hán trở lại, trải qua hàng ngàn năm, phong tục bại hoại ngày càng phai nhạt. Giáo lý của Thánh nhân thì phân liệt, rồi đua nhau thiết lập, chê trách lẫn nhau, không thể nào trở lại được đạo lớn mênh mang, thực đáng tiếc vậy”.
1 Lý của diệu đạo: Cái chân lý đạo lớn thật nhiệm màu.
2 Thánh nhân thường ngụ ở Dịch: Hệ Từ Thượng Truyện trong Kinh Dịch chép: “Thiên tôn, địa ty, Càn, Khôn định hỹ. Ty cao dĩ trần, quý tiện vị hỹ. Ðộng tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hỹ. Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỹ. Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa kiến hỹ. Thị cố, cương nhu tương ma, bát quái tương dạng”. Nghĩa là: Xem trời cao đất thấp mà định được Càn Khôn, bày rõ được cao thấp, định ngay được quý tiện. Ðộng tĩnh có thói thường, mà phán đoán được cương nhu. Tùy mỗi nhóm để hợp thành từng loài, tùy mỗi vật để chia thành từng nhóm, nhân đó mà sinh ra cát hung. Xem ở trời mà thành ra vô số tượng, xem ở đất mà thấy được vô số hình, nhân thế mà thấy quái hào trong Dịch âm biến ra dương, dương hóa ra âm. Vì thế cương nhu cùng mài sát lẫn nhau mà thành ra tám quẻ, rồi tám quẻ lại luân chuyển mà thành những quẻ khác.
3 Trung thổ: Trung Quốc, nước Tàu.
4 Ðệ nhất nghĩa đế: Tiếng Phạn là Para martha-satya. Tàu dịch là Ðệ nhất nghĩa đế, hoặc gọi là chân đế, hay Thánh đế có nghĩa là chân lý xác thực thứ nhất. Cũng còn gọi là Niết bàn, chân như, thực tướng, trung đạo, pháp giới...
1 Tam Hoàng: Ba đời vua xưa kia ở bên Tàu: Thái Hạo, Viêm Ðế và Hoàng Ðế.
2 Ngũ Ðế: Năm đời vua xưa kia ở bên Tàu: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Ðế, Ðường Nghiêu, Ngu Thuấn.
3 Tam Vương: Nhà Hạ, Ân, Chu.
4 Cáo, Thệ: Cáo là lời bố cáo hiểu dụ cho dân chúng trong thiên hạ. Thệ là những bài hịch tuyên đọc trước tướng sĩ để răn trước những hình phạt theo quân lệnh.
5 Cái lý tính mệnh: Thuyết quái truyện trong Kinh Dịch chép: “Tích giả Thánh nhân chi tác Dịch giả, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý”. Nghĩa là Thánh nhân sở dĩ làm ra Dịch là chỉ muốn thuận theo cái lý của tính mệnh. Vì lý tính mệnh có cả thiên đạo, nhân đạo và địa đạo.
Thư đáp Thị lang Tôn Tân Lão1
1 Thị lang Tôn Tân Lão: Thị lang là tên một chức quan. Tôn Tân làm quan Thị lang đời Tống, tên là Giác, tên chữ là Tôn Tân Lão, người đất Cao Bưu.
---o0o---
13. NGUYÊN VĂN
大覺曰: “夫為一方主者, 欲行所得之道而利 於人, 先須克己惠物, 下心於一切, 然後視金帛 如糞土, 則四眾尊而歸之矣”。
與九仙詡和尚書
PHIÊN ÂM
Ðại Giác viết: “Phù vi nhất phương chủ giả, dục hành sở đắc chi đạo nhi lợi ư nhân, tiên tu khắc kỷ huệ vật, hạ tâm ư nhất thiết, nhiên hậu thị kim bạch như phẩn thổ, tắc tứ chúng tôn nhi quy chi hỹ”.
Dữ Cửu Tiên Hủ Hòa thượng thư
DỊCH NGHĨA
Ðại Giác Hòa thượng nói: “Ôi! Người làm chủ ở một phương muốn thực hành chỗ sở đắc để lợi người, thời trước hết phải nên khắc kỷ1, khoan dung với người, để tâm đến hết thảy. Vậy sau coi vàng lụa như phân đất, thời được bốn chúng2 tôn sùng và quy thuận”.
1 Khắc kỷ: Chế ngự cái thị hiếu của mình.
2 Bốn chúng: Tỳ khưu, Tỳ khưu Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di.
Thư gửi Cửu Tiên Hủ Hòa thượng
---o0o---
14. NGUYÊN VĂN
大覺曰: “前輩有聰明之資, 無安危之慮, 如 石門聰, 棲賢舜二人者, 可為戒矣。然則人生定 業, 固難明辨, 細詳其原, 安得不知其為忽慢不 思之過歟? 故曰, 禍患藏於隱微, 發於人之所 忽。用是觀之, 尤宜謹畏”。
九峯集
PHIÊN ÂM
Ðại Giác viết: “Tiền bối hữu thông minh chi tư, vô an nguy chi lự, như Thạch Môn Thông, Thê Hiền Thuấn nhị nhân giả, khả vi giới hỹ. Nhiên tắc nhân sinh định nghiệp, cố nan minh biện, tế tường kỳ nguyên, an đắc bất tri kỳ vi hốt mạn bất tư chi quá dư? Cố viết: Họa hoạn tàng ư ẩn vi, phát ư nhân chi sở hốt. Dụng thị quan chi, vưu nghi cẩn úy”.
Cửu Phong Tập
DỊCH NGHĨA
Ðại Giác nói: “Bậc tiền bối có tư chất thông minh, không có cái lo sợ phần an nguy. Như hai sự việc của Thông Thiền sư chùa Thạch Môn1, Thuấn Lão Phu chùa Thê Hiền2 cũng lấy đó làm răn vậy. Vẫn biết định nghiệp3 của kiếp người rất khó mà biện minh, nhưng xét kỹ ở nguyên nhân thời sao lại không biết được cái lỗi cẩu thả chẳng suy nghĩ đấy ư? Vậy nên có câu: “Cái họa hoạn nó ẩn náu ở chỗ vi tế, rồi bộc phát ra từ cái chỗ bất cẩn của con người”. Lấy đó mà suy xét thời càng phải nên cẩn thận sợ hãi”.
1 Thông Thiền sư chùa Thạch Môn: Chính tên là Thông Uẩn Thiền sư trong năm niên hiệu Hàm Bình, trụ trì chùa Thạch Môn, vì có sự tương tranh với quan Thái thú ở Tương Châu, nên bị cái nhục đánh đòn.
2 Thuấn Lão Phu chùa Thê Hiền: Thuấn Lão Phu vì có tư oán với quan Hòe Ðô, nên đã bị bức bách phải hoàn tục mất hơn nửa năm trời.
3 Ðịnh nghiệp: Tội nghiệp đã ước định từ trước. Nhưng thực sự, nghiệp là tự mình tạo ra nên mình phải chịu lấy quả báo.
Cửu Phong Tập
---o0o---
15. NGUYÊN VĂN
雲居舜和尚, 字老夫。住廬山棲賢日, 以郡守 槐都官私忿, 羅橫逆, 民其衣, 往京都訪大覺, 至 山陽 (楚州也), 阻雪旅邸。一夕, 有客携二僕破 雪而至, 見老夫如舊識, 已而易衣拜於前。老夫 問之。客曰: “昔在洞山隨師, 荷擔之漢陽幹僕 宋榮也”。老夫共語疇昔, 客嗟嘆之久。凌晨備 飯, 贈白金五兩, 仍喚一僕, 客曰: “此兒來往京 城數矣, 道途間關備悉, 師行固無慮乎”。老夫 由是得達輦下。推此, 益知其二人平昔所存矣。
九峯集
PHIÊN ÂM
Vân Cư Thuấn Hòa thượng, tự Lão Phu. Trụ Lư Sơn Thê Hiền nhật, dĩ Quận thú Hòe Ðô quan tư phẫn, la hoạnh nghịch, dân kỳ y, vãng kinh đô phỏng Ðại Giác, chí Sơn Dương (Sở Châu dã), trở tuyết lữ để. Nhất tịch, hữu khách huề nhị bộc phá tuyết nhi chí, kiến Lão Phu như cựu thức, dĩ nhi dịch y bái ư tiền. Lão Phu vấn chi, khách viết: “Tích tại Ðộng Sơn tùy sư, hà đảm chi Hán Dương Cán Bộc Tống Vinh dã”. Lão Phu cộng ngữ trù tích, khách ta thán chi cửu. Lăng thần bị phạn, tặng bạch kim ngũ lượng, nhưng hoán nhất bộc, khách viết: “Thử nhi lai vãng kinh thành sác hỹ, đạo đồ gian quan bị tất, sư hành cố vô lự hồ”. Lão Phu do thị đắc đạt liễn hạ. Suy thử, ích tri kỳ nhị nhân bình tích sở tồn hỹ.
Cửu Phong Tập
DỊCH NGHĨA
Vân Cư Thuấn Hòa thượng, tên chữ là Lão Phu, ngày còn trụ trì chùa Thê Hiền ở Lư Sơn, vì có mối tư oán với quan Quận thú Hòe Ðô, nên bị cưỡng bách phải hoàn tục. Ngài sau đó tới kinh đô thăm Ðại Giác Hòa thượng, khi đến đất Sơn Dương1, bị tuyết làm ngăn trở, nên phải trọ tại một lữ quán2. Vào một buổi chiều, có một người khách đem theo hai người hầu phá con đường tuyết mà tới, chợt thấy Lão Phu như là người quen biết cũ. Rồi ông khách thay áo tới trước thi lễ. Lão Phu liền hỏi nguyên do. Người khách đáp: “Tôi trước thường theo hầu thầy ở Động Sơn, tên là Cán Bộc Tống Vinh ở Hán Dương vậy”. Người khách cùng với Lão Phu cùng nhau kể chuyện cũ tới khuya. Sáng hôm sau người khách lại làm cơm thết đãi, tặng Lão Phu năm lạng, còn gọi một người hầu tới. Rồi người khách nói: “Ðứa trẻ này thường hay lui tới chốn kinh thành, biết tất cả đoạn đường gian nan nguy hiểm, nay cho đi đưa đường, xin thầy an tâm chớ lo ngại”. Vì thế mà Lão Phu tới được chốn kinh thành1. Xét như vậy, thì cái lợi ích về chỗ quen biết xưa kia của hai người thật là thắm thiết.
1 Sơn Dương: Thuộc Sở Châu, Trung Quốc.
2 Lữ quán: Quán trọ. Ngày xưa dùng chữ lữ tể. Tể có nghĩa là đi đến và trở về. Ngày nay dùng chữ lữ thay cho chữ tể. Theo chế độ nhà Hán, nơi quán trọ ở các quận, huyện thì gọi là “xá”, ở chốn kinh đô gọi là “tể”, nay đều gọi là lữ quán.
1 Kinh thành: Dịch từ chữ Liễn hạ. Là loại xe riêng cho các vua chúa ngồi, vì thế chữ Liễn hạ là ám chỉ cho chốn kinh thành.
Cửu Phong Tập
---o0o---
16. NGUYÊN VĂN
大覺曰: “舜老夫賦性簡直, 不識權衡貨殖等 事, 日有定課, 曾不少易。雖炙燈掃地, 皆躬為 之。嘗曰: “古人有一日不作, 一日不食之戒。 予何人也? 雖垂老, 其志益堅”。或曰: “何不 使左右人”? 老夫曰: “經涉寒暑, 起坐不常, 不欲勞之””。
PHIÊN ÂM
Ðại Giác viết: “Thuấn Lão Phu phú tính giản trực, bất thức quyền hành hóa thực đẳng sự, nhật hữu định khóa, tằng bất thiểu dịch. Tuy chích đăng tảo địa, giai cung vi chi. Thường viết: “Cổ nhân hữu nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực chi giới, dư hà nhân dã? Tuy thùy lão kỳ chí ích kiên”. Hoặc viết: “Hà bất sử tả hữu nhân”? Lão Phu viết: “Kinh thiệp hàn thử, khởi tọa bất thường, bất dục lao chi””.
DỊCH NGHĨA
Ðại Giác nói: “Thuấn Lão Phu phú tính thì giản dị và trung thực, không biết mọi việc quyền hành hóa thực1. Hằng ngày có định khóa, từng không thay đổi thời khắc nào, tuy là những việc thắp đèn quét đất cũng đều tự mình làm lấy. Ngài thường nói: “Cổ nhân đều có răn dạy một ngày chẳng làm thời một ngày chẳng ăn2. Vậy ta là người thế nào vậy? Ta tuy tuổi đã già, nhưng chí đó cần phải bền chắc”. Hoặc có người nói: “Tại sao không sai khiến người thân cận”. Lão Phu nói: “Trải nóng qua lạnh, đứng ngồi bất thường, nên chẳng muốn phiền nhọc họ””.
1 Quyền hành hóa thực: Quyền hành là quả cân để đo lường nặng nhẹ. Hóa thực nghĩa là kinh doanh buôn bán, ý nói làm việc mà biết cân nhắc lựa chọn thì gọi là quyền hành hóa thực.
2 Một ngày chẳng làm thời một ngày chẳng ăn: Lời răn của Bách Trượng Ðại Trí Thiền sư.
---o0o---
17. NGUYÊN VĂN
舜老夫: “傳持此道, 所貴一切真實。別邪 正, 去妄情, 乃治心之實。識因果, 明罪福, 乃 操履之實。弘道德, 接方來, 乃住持之實。量才 能, 請執事, 乃用人之實。察言行, 定可否, 乃 求賢之實。不存其實, 徒衒虛名, 無益於理。是 故, 人之操履惟要誠實. 苟執之不渝, 雖夷險可 以一致”。
二事坦然菴集
PHIÊN ÂM
Thuấn Lão Phu viết: “Truyền trì thử đạo, sở quý nhất thiết chân thật. Biệt tà chính, khử vọng tình, nãi trị tâm chi thực. Thức nhân quả, minh tội phúc, nãi tháo lý chi thực. Hoằng đạo đức, tiếp phương lai, nãi trụ trì chi thực. Lượng tài năng, thỉnh chấp sự, nãi dụng nhân chi thực. Sát ngôn hành, định khả phủ, nãi cầu hiền chi thực. Bất tồn kỳ thực, đồ huyễn hư danh, vô ích ư lý. Thị cố, nhân chi tháo lý duy yếu thành thực. Cẩu chấp chi bất du, tuy di hiểm khả dĩ nhất trí”.
Nhị sự Thản Nhiên Am Tập
DỊCH NGHĨA
Thuấn Lão Phu nói: “Truyền trì đạo pháp, quý nhất ở chỗ chân thật với hết thảy. Phân biệt điều tà chính, gạt bỏ mọi vọng tình, đó là cái thật trị tâm. Biết nhân quả, rõ tội phúc, đó là cái thật tháo lý1. Hoằng đạo đức, tiếp thập phương lui tới, đó là cái thật của trụ trì. Lượng tài năng, giao phó việc, đó là cái thật dùng người. Xét lời nói và hành vi, quyết định nên hay không nên, đó là cái thật cầu hiền. Nếu không giữ lòng thành thật, chỉ chuộng lừa dối hư danh, đối với đạo lý thời chẳng có lợi ích gì. Vậy nên cái tháo lý của con người, cần nhất ở chỗ thành thật. Nếu cứ giữ một mực như thế không biến đổi, thì dù rằng việc di hiểm1 đến đâu cũng có thể nhất trí được”.
1 Tháo lý: Giữ gìn tiết tháo trong sạch ở những công việc làm hằng ngày.
1 Di hiểm: Giữ cho bình tĩnh ở trường hợp bình thường cũng như lúc nguy hiểm.
Hai việc trên ở Thản Nhiên Am Tập
---o0o---
18. NGUYÊN VĂN
舜老夫謂浮山遠錄公曰: “欲究無上妙道, 窮 則益堅, 老當益壯, 不可循俗, 苟竊聲利, 自喪 至德。夫玉貴潔潤, 故丹紫莫能渝其質。松表歲 寒, 霜雪莫能凋其操。是知節義為天下之大, 惟 公標致可尚, 得不自強? 古人云: “逸翮獨翔孤 風絕侶”。宜其然矣”。
廣錄
PHIÊN ÂM
Thuấn Lão Phu vị Phù Sơn Viễn Lục Công viết: “Dục cứu vô thượng diệu đạo, cùng tắc ích kiên, lão đương ích tráng, bất khả tuần tục, cẩu thiết thanh lợi, tự táng chí đức. Phù ngọc quý khiết nhuận, cố đan tử mạc năng du kỳ chất. Tùng biểu tuế hàn, sương tuyết mạc năng điêu kỳ tháo. Thị tri tiết nghĩa vi thiên hạ chi đại, duy công tiêu trí khả thượng, đắc bất tự cường? Cổ nhân vân: “Dật cách độc tường, cô phong tuyệt lữ”. Nghi kỳ nhiên hỹ”.
Quảng Lục
DỊCH NGHĨA
Thuấn Lão Phu bảo Viễn Lục Công1 ở núi Phù Sơn: “Nếu muốn nghiên cứu diệu đạo vô thượng, thì khi cùng cần phải bền2, khi già cần phải gắng, không nên noi theo thế tục, đua chen thanh lợi để bỏ mất đức lớn. Ôi! Ngọc quý tiêu biểu ở chỗ nhuận khiết, nên dù màu son tía cũng chẳng hay phai được chất. Tùng cội tiêu biểu ở chỗ tuế hàn3, nên dù sương tuyết cũng chẳng hay mất tiết tháo. Thế nên biết, tiết nghĩa là điều lớn trong thiên hạ. Duy cái chỗ tiết tháo của ông đáng chuộng nên ông cần phải tự cường. Cổ nhân nói: “Một cánh chim liệng vút trên cao thật chẳng dễ bì, làn gió mạnh xé tung bầu trời thật không sánh kịp”. Nên ta cần phải như thế vậy”.
1 Viễn Lục Công: Chính tên là Pháp Viễn Viên Giám Thiền sư, người đất Trịnh Châu. Vì trước là con quan đầu huyện Tân Diệp, thông hiểu về việc xử trị dân, nên đời gọi là Viễn Lục Công.
2 Cùng cần phải bền: Dịch ở chữ “cùng tắc ích kiên”. Truyện Mã Viện đời Hậu Hán chép: “Trượng phu vi chí, cùng đương ích kiên, lão đương ích tráng”.
3 Tuế hàn: Năm cực rét, Tùng, Trúc, Mai gọi là “Tuế hàn tam hữu”.
Quảng Lục
---o0o---
19. NGUYÊN VĂN
浮山遠和尚曰: “古人親師擇友, 曉夕不敢自 怠, 至於執爨負舂, 陸沈賤役未嘗憚勞。予在葉 縣備曾試之, 然一有顧利害較得失之心, 則依違 姑息, 靡所不至。且身既不正, 又安能學道乎”?
岳侍者法語
PHIÊN ÂM
Phù Sơn Viễn Hòa thượng viết: “Cổ nhân thân sư trạch hữu, hiểu tịch bất cảm tự đãi, chí ư chấp thoán phụ thung, lục trầm tiện dịch vị thường đạn lao. Dư tại Diệp Huyện bị tằng thí chi, nhiên nhất hữu cố lợi hại giảo đắc thất chi tâm, tắc y vi cô tức, my sở bất chí. Thả thân ký bất chính, hựu an năng học đạo hồ”?
Nhạc Thị giả Pháp Ngữ
DỊCH NGHĨA
Phù Sơn Viễn Hòa thượng nói: “Cổ nhân tìm thầy chọn bạn, sớm tối không dám lười biếng, đến những việc như thổi cơm giã gạo cũng vẫn âm thầm chịu đựng, chưa từng tỏ vẻ e ngại vất vả. Ta khi ở Diệp Huyện1 đã từng trải những công việc đó. Nhưng có một điều, nếu tâm mình đoái đến lợi hại, so sánh hơn thua, thời y nhiên sa đọa vào lỗi lầm1 không hợp với đạo lý2. Vậy, nếu thân đã bất chính thì sao hay học đạo được?”
1 Diệp Huyện: Chỉ vào Quy Tỉnh Thiền sư ở Viện Quảng Giáo thuộc Diệp Huyện.
1 Sa đọa vào lỗi lầm: Dịch ở chữ “Y vi”, có nghĩa là mưu làm điều thiện thì không thành, rồi lại y vào điều bất thiện mà thành.
2 Không hợp với đạo lý: Dịch ở chữ “Cô tức”. Cô nghĩa là đàn bà, tức nghĩa là trẻ con, ý nói tâm bị lạc vào thủ đoạn cẩu thả thấp hèn, không phù hợp với đạo lý. Sách Lễ Ký chép: “Quân tử ái nhân dã dĩ đức, tiểu nhân chi ái nhân dã chi cô tức” (Thương yêu người bởi nỗi nhường nhịn tạm thời).
Pháp Ngữ của Nhạc Thị giả3
3 Nhạc Thị giả: Pháp tự của Phù Sơn Viễn Hòa thượng.
---o0o---
20. NGUYÊN VĂN
遠公曰:“夫天地之間, 誠有易生之物, 使一日 暴之, 十日寒之, 亦未見有能生者。無上妙道昭 昭然在於心目之間, 故不難見。要在志之堅, 行 之力, 坐立可待。其或一日信而十日疑之, 朝則 勤而夕則憚之, 豈獨目前難見, 予恐終其身而背 之矣”。
雲首座書
PHIÊN ÂM
Viễn Công viết: “Phù thiên địa chi gian, thành hữu dị sinh chi vật, sử nhất nhật bộc chi, thập nhật hàn chi, diệc vị kiến hữu năng sinh giả. Vô thượng diệu đạo, chiêu chiêu nhiên tại ư tâm mục chi gian, cố bất nan kiến. Yếu tại chí chi kiên, hành chi lực, tọa lập khả đãi. Kỳ hoặc nhất nhật tín nhi thập nhật nghi chi, triêu tắc cần nhi tịch tắc đạn chi, khởi độc mục tiền nan kiến, dư khủng chung kỳ thân nhi bội chi hỹ”.
Vân Thủ tọa thư
DỊCH NGHĨA
Viễn Công nói: “Ôi! Trong khoảng trời đất, thật có những vật sinh trưởng rất dễ dàng, nếu thời tiết cứ một ngày ấm mà mười ngày rét, thời cũng không thể nào hay sinh được1. Diệu đạo vô thượng tỏ rõ ngay trong tâm trước mắt, vì thế nên không phải là điều khó thấy. Chỉ cần nơi bền chắc của chí, chỗ tận lực của hành, thì ngay lúc đứng hay ngồi cũng có thể tới được. Hoặc giả, một ngày thì tin rồi mười ngày lại ngờ vực, sớm thì siêng mà chiều lại chán nản, há phải chỉ những việc ngay trước mắt khó thấy, mà ta sợ suốt đời còn trái với diệu đạo vậy”.
1 Ðoạn này trích trong thiên Cáo Tử sách Mạnh Tử: “Tuy hữu thiên hạ dị sinh chi vật dã, nhất nhật bộc chi thập nhật hàn chi, vị hữu năng giả dã”.
Thư gửi Vân Thủ tọa
---o0o---
21. NGUYÊN VĂN
遠公曰: “住持之要, 莫先審取捨。取捨之極定 於內, 安危之萌定於外矣。然安非一日之安, 危非 一日之危, 皆從積漸, 不可不察。以道德住持積道 德, 以禮義住持積禮義, 以刻剝住持積怨恨。怨恨 積則中外離背, 禮義積則中外和悅, 道德積則中外 感服。是故, 道德禮義洽則中外樂; 刻剝怨恨極則 中外哀。夫哀樂之感, 禍福斯應矣”。
PHIÊN ÂM
Viễn Công viết: “Trụ trì chi yếu, mạc tiên thẩm thủ xả. Thủ xả chi cực định ư nội, an nguy chi manh định ư ngoại hỹ. Nhiên an phi nhất nhật chi an, nguy phi nhất nhật chi nguy, giai tòng tích tiệm, bất khả bất sát. Dĩ đạo đức trụ trì tích đạo đức, dĩ lễ nghĩa trụ trì tích lễ nghĩa, dĩ khắc bác trụ trì tích oán hận. Oán hận tích tắc trung ngoại ly bội, lễ nghĩa tích tắc trung ngoại hòa duyệt, đạo đức tích tắc trung ngoại cảm phục. Thị cố, đạo đức lễ nghĩa hiệp tắc trung ngoại lạc; khắc bác oán hận cực, tắc trung ngoại ai. Phù ai lạc chi cảm, họa phúc tư ứng hỹ”.
DỊCH NGHĨA
Viễn Công nói: “Cái yếu vụ của trụ trì trước hết phải xét phần thủ xả1. Chỗ cùng cực của thủ xả, định ở bên trong thời cái mầm mống an nguy định ở bên ngoài. An chẳng phải cái an ở một ngày, nguy chẳng phải cái nguy ở một ngày, mà nó đều chứa góp dần dần, nên không thể không suy xét cẩn thận. Nếu lấy đạo đức trụ trì thì tích phần đạo đức, lấy lễ nghĩa trụ trì thì tích phần lễ nghĩa. Lấy sự hà khắc trụ trì thì tích phần oán hận. Tích oán hận thời trong ngoài lìa tan, tích lễ nghĩa thì trong ngoài hòa vui, tích đạo đức thời trong ngoài cảm phục. Vì thế, thấm nhuần đạo đức lễ nghĩa thời trong ngoài vui vẻ, hà khắc oán hận cùng cực thời trong ngoài đau thương. Ôi! Cái cảm của vui buồn, tất sẽ ứng với họa phúc vậy”.
1 Thủ xả: Viết tắt ở chữ thủ thiện xả ác.
---o0o---
22. NGUYÊN VĂN
遠公曰: “住持有三要: 曰仁, 曰明, 曰勇。 仁者, 行道德, 興教化, 安上下, 悅往來。明者, 遵禮義, 識安危, 察賢愚, 辨是非。勇者, 事果 決, 斷不疑, 姦必除, 佞必去。仁而不明, 如有 田不耕。明而不勇, 如有苗不耘。勇而不仁, 猶 如刈而不知種。三者備則叢林興, 缺一則衰, 缺 二則危, 三者無一, 則住持之道廢矣”。
二事與淨因臻和尚書
PHIÊN ÂM
Viễn Công viết: “Trụ trì hữu tam yếu: viết Nhân, viết Minh, viết Dũng. Nhân giả, hành đạo đức, hưng giáo hóa, an thượng hạ, duyệt vãng lai. Minh giả, tuân lễ nghĩa, thức an nguy, sát hiền ngu, biện thị phi. Dũng giả, sự quả quyết, đoán bất nghi, gian tất trừ, nịnh tất khử. Nhân nhi bất minh, như hữu điền bất canh. Minh nhi bất dũng, như hữu miêu bất vân. Dũng nhi bất nhân, do như ngải nhi bất tri chúng. Tam giả bị tắc tùng lâm hưng, khuyết nhất tắc suy, khuyết nhị tắc nguy, tam giả vô nhất tắc trụ trì chi đạo phế hỹ”.
Nhị sự dữ Tịnh Nhân Trăn Hòa thượng thư
DỊCH NGHĨA
Viễn Công nói: “Trụ trì có ba điểm cần thiết1 là Nhân, Minh, Dũng. Nhân nghĩa là thực hành đạo đức, phát triển việc giáo hóa, an trên dưới, làm đẹp lòng người đi kẻ lại. Minh là giữ lễ nghĩa, biết an nguy, xét hiền ngu, biện phải trái. Dũng nghĩa là phải quả cảm với công việc, trừ người gian, bỏ kẻ nịnh. Nhân mà không có minh, như người có ruộng chẳng cày. Minh mà không có dũng, như có lúa non chẳng làm cỏ. Dũng mà chẳng có nhân, cũng như chỉ biết cắt cỏ mà chẳng biết gieo hạt giống. Ba điểm thiết yếu như trên mà đầy đủ, thời chốn tùng lâm hưng thịnh, thiếu một thời suy, thiếu hai thời nguy, thiếu tất cả thời cái đạo của trụ trì tất hỏng vậy”.
1 Ba điểm cần thiết: Dịch ở chữ “Tam yếu”, tức là ba điểm cần thiết của việc tu tâm luyện tính. Lời của Tư Mã Quang trong văn sớ dâng Nhân Tông Hoàng Ðế có nói đến ba yếu tố: “Viết Nhân, viết Minh, viết Dũng”. Viễn Công Hòa thượng mượn lời này để làm ba yếu điểm của ngôi trụ trì.
Hai việc trên là thư gửi cho Tịnh Nhân Trăn Hòa thượng1
1 Tịnh Nhân Trăn Hòa thượng: Pháp tự của Phù Sơn Viễn Thiền sư.
---o0o---
23. NGUYÊN VĂN
遠公曰: “智愚, 賢不肖, 如水火不同器, 寒暑 不同時, 蓋素分也。賢智之士, 醇懿端厚, 以道 德仁義是謀, 發言行事, 惟恐不合人情, 不通物 理。不肖之者, 姦險詐佞, 矜己逞能, 嗜慾苟利, 一切不顧。故禪林得賢者, 道德修, 綱紀立, 遂 成法席。廁一不肖者在其間, 攪群亂眾, 中外不 安, 雖大智禮法, 縱有何用? 智愚, 賢不肖, 優 劣如此爾, 烏得不擇焉”?
惠力芳和尚書
PHIÊN ÂM
Viễn Công viết: “Trí ngu, hiền bất tiếu, như thủy hỏa bất đồng khí, hàn thử bất đồng thời, cái tố phận dã. Hiền trí chi sĩ, thuần ý đoan hậu, dĩ đạo đức nhân nghĩa thị mưu, phát ngôn hành sự, duy khủng bất hợp nhân tình, bất thông vật lý. Bất tiếu chi giả, gian hiểm trá nịnh, căng kỷ sính năng, thị dục cẩu lợi, nhất thiết bất cố. Cố thiền lâm đắc hiền giả, đạo đức tu, cương kỷ lập, toại thành pháp tịch. Trắc nhất bất tiếu giả tại kỳ gian, giảo quần loạn chúng, trung ngoại bất an, tuy đại trí lễ pháp, túng hữu hà dụng? Trí ngu, hiền bất tiếu, ưu liệt như thử nhĩ, ô đắc bất trạch yên”?
Huệ Lực Phương Hòa thượng thư
DỊCH NGHĨA
Viễn Công nói: “Người trí kẻ ngu, người hiền, kẻ bất tiếu, cũng như nước với lửa không thể cùng chung một đồ vật1, như mùa lạnh mùa nóng không thể đến cùng một thời. Nếu chia chẻ cho rõ ràng, kẻ trí hiền sĩ thì thuần ý đoan hậu2, lấy đạo đức nhân nghĩa làm mưu kế, phát ra một lời nói, hay làm một công việc, chỉ sợ chẳng hợp với nhân tình, chẳng thông với lý của sự vật. Kẻ bất tiếu thì gian hiểm, dối trá, nịnh bợ, cậy mình khoe hay, ham danh trục lợi, chẳng đoái tới hết thảy. Nếu chốn thiền lâm được người hiền thời lấy đạo đức làm bản vị tu hành, lấy cương kỷ3 làm mẫu mực, pháp tịch cũng do đó mà thành. Nếu không may gặp kẻ bất tiếu, thì chỉ làm cho rối quần loạn chúng, gây cho trong ngoài không yên, dầu là đại trí lễ pháp, cũng không thể đem ra thi thố được. Người trí kẻ ngu, người hiền kẻ bất tiếu, hơn kém là như thế, nên cần phải lựa chọn cẩn thận”.
1 Nước với lửa không thể cùng chung một đồ vật: Trích câu của Hàn Phi Tử: “Phù thủy thán bất đồng khí nhi cửu, hàn thử bất kiêm thời nhi chí”.
2 Thuần ý đoan hậu: Lược ở chữ thuần túy, ý mỹ, đoan nghiêm, đôn hậu.
3 Cương kỷ: Trật tự và quy luật của thiền gia hay quốc gia.
Thư gửi Huệ Lực Phương Hòa thượng1
1 Huệ Lực Phương Hòa thượng: Pháp tự của Phù Sơn Viễn thiền sư.
---o0o---
24. NGUYÊN VĂN
遠公曰: “住持居上, 當謙恭以接下。執事 在下, 要盡情以奉上。上下既和, 則住持之道通 矣。居上者驕倨自尊, 在下者怠慢自疎, 上下之 情不通, 則住持之道塞矣。古德住持閒暇無事, 與學者從容議論, 靡所不至。由是一言半句載于 傳記逮今稱之。其故何哉? 一則欲使上情下通, 道無壅蔽。二則預知學者才性能否, 其於進退之 間皆合其宜。自然上下雍肅, 遐邇歸敬, 叢林之 興, 由此致耳”。
與青華嚴書
PHIÊN ÂM
Viễn Công viết: “Trụ trì cư thượng, đương khiêm cung dĩ tiếp hạ. Chấp sự tại hạ, yếu tận tình dĩ phụng thượng. Thượng hạ ký hòa, tắc trụ trì chi đạo thông hỹ. Cư thượng giả kiêu cứ tự tôn, tại hạ giả đãi mạn tự sơ, thượng hạ chi tình bất thông, tắc trụ trì chi đạo tắc hỹ. Cổ đức trụ trì nhàn hạ vô sự, dữ học giả thung dung nghị luận, my sở bất chí. Do thị nhất ngôn bán cú tải vu truyện ký, đãi kim xứng chi. Kỳ cố hà tai? Nhất tắc dục sử thượng tình hạ thông, đạo vô ủng tế. Nhị tắc dự tri học giả tài tính năng phủ, kỳ ư tiến thoái chi gian giai hợp kỳ nghi. Tự nhiên thượng hạ ung túc, hà nhĩ quy kính, tùng lâm chi hưng, do thử trí nhĩ”.
Dữ Thanh Hoa Nghiêm thư
DỊCH NGHĨA
Viễn Công nói: “Người trụ trì ở ngôi trên phải nên khiêm cung1 tiếp kẻ dưới. Người chấp sự ở dưới cũng phải tận tình để phụng sự trên. Trên dưới đã hòa, thời cái đạo của trụ trì thông vậy. Người ở địa vị trên mà kiêu căng tự cao, kẻ chấp sự ở dưới lại lười biếng, khinh nhờn lơi lỏng, cái tình trên dưới chẳng ăn nhịp với nhau thì cái đạo của trụ trì tất bế tắc. Cổ nhân trụ trì, khi nhàn hạ vô sự, thường cùng với học đồ thung dung nghị luận, trong bất cứ một vấn đề gì. Bởi thế, một lời bàn luận, hay nửa câu giáo hóa, đều được ghi chép vào truyện ký, để ngày nay lấy đó mà cân nhắc, là bởi cớ gì? Một là muốn khiến tình trên dưới thông hiểu lẫn nhau để đạo khỏi bị che lấp, hai là đoán biết được tài năng tính nết của mỗi học đồ nên hay không để thích hợp với chỗ tiến thoái của họ, được như thế thì trên dưới tự nhiên hòa kính1 gần xa đều quy phục. Tùng lâm được hưng thịnh, cũng bởi lẽ đó vậy”.
1 Khiêm cung: Nhún mình xuống thấp mà kính cẩn, nói về đức tính của người nhu hòa.
1 Hòa kính: Dịch ở chữ “Ung túc”. Ung có nghĩa là hòa; Túc có nghĩa là kính.
Thư gửi cho Thanh Hoa Nghiêm2
2 Thanh Hoa Nghiêm: Là Nghĩa Huyền Thiền sư núi Ðầu Tử, pháp tự của Thái Dương Huyền Thiền sư, con của Thanh Xà Lý Thị, vì chỉ nghe Kinh Hoa Nghiêm mà thông suốt được nghĩa lý, nên đời gọi là Thanh Hoa Nghiêm.
---o0o---
25. NGUYÊN VĂN
遠公謂道吾真曰: “學未至於道, 衒耀見聞, 馳騁機解, 以口舌辯利相勝者, 猶如廁屋塗污丹 雘, 秖增其臭耳”。
西湖記聞
PHIÊN ÂM
Viễn Công vị Ðạo Ngô Chân viết: “Học vị chí ư đạo, huyễn diệu kiến văn, trì sính cơ giải, dĩ khẩu thiệt biện lợi tương thắng giả, do như xí ốc đồ ô đan hoạch, chỉ tăng kỳ xú nhĩ”.
Tây Hồ Ký Văn
DỊCH NGHĨA
Viễn Công bảo Ðạo Ngô Chân3 rằng: “Người học chưa thấu đáo được đạo, chỉ khoe khoang chỗ thấy nghe nông cạn, rong ruổi chỗ hiểu biết máy móc, đem đầu lưỡi để biện tranh thắng, cũng chẳng khác gì như nhà xí lại sơn vẽ màu son1, chỉ làm cho tăng thêm mùi xú uế vậy”.
3 Ðạo Ngô Chân: Tức Ngộ Chân Thiền sư ở núi Ðạo Ngô, pháp tự của Thanh Sương Viên Thiền sư, phái Nam Nhạc đời thứ 10.
1 Màu son: Dịch ở chữ đan hoạch.
Tây Hồ Ký Văn
---o0o---
26. NGUYÊN VĂN
遠公謂演首座曰: “心為一身之主, 萬行之本。 心不妙悟, 妄情自生; 妄情既生, 見理不明; 見理 不明, 是非謬亂。所以治心須求妙悟, 悟則神和 氣靜, 容敬色莊, 妄想情慮皆融為真心矣。以此 治心, 心自靈妙, 然後導物指迷, 孰不從化”?
浮山實錄
PHIÊN ÂM
Viễn Công vị Diễn Thủ tọa viết: “Tâm vi nhất thân chi chủ, vạn hạnh chi bản. Tâm bất diệu ngộ, vọng tình tự sinh; vọng tình ký sinh, kiến lý bất minh; kiến lý bất minh, thị phi mậu loạn. Sở dĩ trị tâm tu cầu diệu ngộ, ngộ tắc thần hòa khí tĩnh, dung kính sắc trang, vọng tưởng tình lự giai dung vi chân tâm hỹ. Dĩ thử trị tâm, tâm tự linh diệu, nhiên hậu đạo vật chỉ mê, thục bất tòng hóa”?
Phù Sơn Thực Lục
DỊCH NGHĨA
Viễn Công bảo Diễn Thủ tọa1 rằng: “Tâm là chủ một thân, làm gốc cho muôn hạnh. Tâm chẳng diệu ngộ thời vọng tình tự sinh, vọng tình đã sinh thời thấy lý không tỏ rõ, thấy lý chẳng tỏ rõ thì lầm lẫn rối loạn. Sở dĩ muốn trị tâm cần phải mong cầu diệu ngộ. Ngộ thời thân hòa, khí tĩnh, dung mạo đáng kính, sắc diện trang nghiêm, mọi vọng tưởng tán loạn đều dung làm chân tâm. Trị tâm như thế thời tâm tự linh diệu, sau đó mới đem ra chỉ đạo cho kẻ mê lầm, thời ai lại chẳng theo chỗ giáo hóa”.
1 Diễn Thủ tọa: Tức Ngũ tổ Pháp Diễn Thiền sư, pháp tự của Bạch Vân Thử Ðoan Thiền sư, phái Nam Nhạc đời thứ 13.
Phù Sơn Thực Lục
---o0o---
27. NGUYÊN VĂN
五祖演和尚曰: “今時叢林學道之士, 聲名不 揚, 匪為人之所信者, 蓋為梵行不清白, 為人不諦 當。輒或苟求名聞利養, 乃廣衒其華飾, 遂被識者 所譏。故蔽其要妙, 雖有道德如佛祖, 聞見疑而不 信矣。爾輩他日若有把茅蓋頭, 當以此而自勉”。
佛鑒與佛果書
PHIÊN ÂM
Ngũ tổ Diễn Hòa thượng viết: “Kim thời tùng lâm học đạo chi sĩ, thanh danh bất dương, phỉ vi nhân chi sở tín giả, cái vi phạm hạnh bất thanh bạch, vi nhân bất đế đáng. Triếp hoặc cẩu cầu danh văn lợi dưỡng, nãi quảng huyễn kỳ hoa sức, toại bị thức giả sở cơ. Cố tế kỳ yếu diệu, tuy hữu đạo đức như Phật Tổ, văn kiến nghi nhi bất tín hỹ. Nhĩ bối tha nhật nhược hữu bả mao cái đầu, đương dĩ thử nhi tự miễn”.
Phật Giám dữ Phật Quả thư
DỊCH NGHĨA
Ngũ tổ Hòa thượng nói: “Thời nay chốn tùng lâm, những kẻ học đạo, thanh danh không được lẫy lừng, nên không được chỗ tin cậy của mọi người. Vì lẽ phạm hạnh1 không thanh bạch, con người không xứng đáng. Ví hoặc chỉ muốn mong cầu lợi dưỡng cùng tiếng khen, khoe khoang bề ngoài, liền bị người thức giả chê cười. Nên biết cái yếu diệu bị che lấp, dù rằng có đạo đức như Phật Tổ, cũng bị người đời ngờ vực mà chẳng tin theo. Các con một ngày kia nếu có trụ trì1 một tự viện nào, nên phải lấy đó làm gương mà tự gắng tiến”.
1 Phạm hạnh: Phạm có nghĩa là trong sạch vô dục; hạnh là hành nghiệp động tác, chỉ vào giới luật phải giữ gìn.
1 Trụ trì: Dịch ở chữ “Bả mao cái đầu”.
Thư Phật Giám2 trả lời Phật Quả
2 Phật Giám: Tuệ Cần Phật Giám Thiền sư, pháp tự của Ngũ tổ Pháp Diễn.
---o0o---
28. NGUYÊN VĂN
演祖曰: “師翁初住楊岐, 老屋敗椽, 僅蔽 風雨。適臨冬莫, 雪霰滿床, 居不遑處。衲子投 誠, 願充修造, 師翁却之曰: “我佛有言, 時當 減劫, 高岸深谷遷變不常, 安得圓滿如意, 自求 稱足? 汝等出家學道, 做手脚未穩, 已是四五十 歲, 詎有閒工夫, 事豐屋耶”? 竟不從。翌日上 堂曰: “楊岐乍住屋壁疎, 滿床盡撒雪珍珠, 縮 却項, 暗嗟吁, 翻憶古人樹下居”。
廣錄
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ viết: “Sư ông sơ trụ Dương Kỳ, lão ốc bại chuyên, cận tế phong vũ. Thích lâm đông mộ, tuyết tản mãn sàng, cư bất hoàng xứ. Nạp tử đầu thành, nguyện sung tu tạo, sư ông khước chi viết: “Ngã Phật hữu ngôn, thời đương giảm kiếp, cao ngạn thâm cốc thiên biến bất thường, an đắc viên mãn như ý, tự cầu xứng túc? Nhữ đẳng xuất gia học đạo, tố thủ cước vị ổn, dĩ thị tứ ngũ thập tuế, cự hữu nhàn công phu, sự phong ốc da”? Cánh bất tòng. Dực nhật thượng đường viết: ‘Dương Kỳ sạ trụ ốc bích sơ, mãn sàng tận tản tuyết trân châu, súc khước hạng, ám ta hu, phiên ức cổ nhân thụ hạ cư’”.
Quảng Lục
DỊCH NGHĨA
Sư ông1 khi mới ở Dương Kỳ, nhà tranh cũ nát chỉ đủ che mưa gió. Chợt một buổi chiều, tuyết rơi đầy giường, ngủ nghỉ không yên chỗ. Có một nạp tử thành kính phát nguyện tu bổ. Sư ông khước từ và nói: “Ðức Phật ta có dạy, đương lúc kiếp giảm này, non cao hang sâu, biến đổi bất thường, tự mình sao thoả mãn được chỗ như ý. Lũ ngươi, người xuất gia học đạo, buông tay chân chưa ổn đã ngoài năm mươi tuổi rồi, đâu lại có thì giờ nhàn rỗi để sửa sang nhà cửa lộng lẫy vậy ư!”. Cuối cùng sư ông không ưng thuận, ngày hôm sau thăng tòa nói: “Dương Kỳ tạm trú nếp nhà xiêu, đầy giường tuyết phủ tựa chân châu, co gối rụt đầu nằm nhớ nghĩ, dưới cây người trước ngủ không lều”.
1 Sư ông: Chỉ vào Phương Hội Thiền sư núi Dương Kỳ, pháp tự của Tư Minh Viên Thiền sư, phái Nam Nhạc đời thứ 10.
Quảng Lục
---o0o---
29. NGUYÊN VĂN
演祖曰: “衲子守心城, 奉戒律, 日夜思之, 朝夕行之, 行無越思, 思無越行, 有其始而成其 終, 猶耕者之有畔, 其過鮮矣”。
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ viết: “Nạp tử thủ tâm thành, phụng giới luật, nhật dạ tư chi, triêu tịch hành chi, hành vô việt tư, tư vô việt hành, hữu kỳ thủy nhi thành kỳ chung, do canh giả chi hữu bạn, kỳ quá tiển hỹ”.
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ nói: “Người nạp tử1 giữ tâm thành2 phụng giới luật, ngày đêm thường nhớ nghĩ, sớm tối thực hành theo. Thực hành không vượt nghĩ, nghĩ không vượt thực hành. Có ở trước tất thành ở sau. Như người cày ruộng có bờ thì lỗi đó ít vậy”.
1 Nạp tử: Người xuất gia.
2 Tâm thành: Lời ngạn ngữ nhà Chu: Tâm của quần chúng là bức thành kiên cố.
---o0o---
30. NGUYÊN VĂN
演祖曰: “所謂叢林者, 陶鑄聖凡, 養育才器 之地, 教化之所從出, 雖群居類聚, 率而齊之, 各有師承。今諸方不務守先聖法度, 好惡偏情, 多以己是革物, 使後輩當何取法”?
二事坦然集
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ viết: “Sở vị tùng lâm giả, đào chú Thánh phàm, dưỡng dục tài khí chi địa, giáo hóa chi sở tòng xuất, tuy quần cư loại tụ, suất nhi tề chi, các hữu sư thừa. Kim chư phương bất vụ thủ tiên thánh pháp độ, hiếu ố thiên tình, đa dĩ kỷ thị cách vật, sử hậu bối đương hà thủ pháp”?
Nhị sự Thản Nhiên Tập
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ nói: “Tùng lâm là nơi hun đúc Thánh hiền, nơi dưỡng dục tài khí, nơi phát xuất sự giáo hóa. Tuy là chỗ quần cư loại tụ, nhưng việc thống lĩnh để tề chỉnh thì đều có sư thừa1. Ðời nay các nơi không tuân thủ pháp độ của các bậc Thánh hiền đời trước, phần nhiều yêu ghét thiên vị, lấy mình làm cách vật2, còn biết lấy gì để kẻ nối nghiệp sau bắt chước”?
1 Sư thừa: Sư đệ truyền thừa, thầy truyền pháp cho đệ tử.
2 Cách vật: Làm thay đổi sự vật, ý nói con người tài giỏi.
Hai việc trên ở Thản Nhiên Tập
---o0o---
31. NGUYÊN VĂN
演祖曰: “利生傳道, 務在得人, 而知人之難, 聖哲所病。聽其言而未保其行, 求其行而恐遺其 才。自非素與交遊, 備詳本末? 探其志行, 觀其 器能, 然後守道藏用者, 可得而知。沽名飾貌者, 不容其偽; 縱其潛密, 亦見淵源。夫觀探詳聽之 理, 固非一朝一夕之所能, 所以南岳讓見大鑒之 後, 猶執事十五秋。馬祖見讓之時, 亦相從十餘 載。是知先聖授受之際, 固非淺薄所敢傳持, 如 一器水傳於一器, 始堪克紹洪規。如當家種草, 此其觀探詳聽之理明驗也。豈容巧言令色, 便僻 諂媚而充選者哉”?
圓悟書
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ viết: “Lợi sinh truyền đạo, vụ tại đắc nhân, nhi tri nhân chi nan, Thánh triết sở bệnh. Thính kỳ ngôn nhi vị bảo kỳ hành, cầu kỳ hành nhi khủng di kỳ tài. Tự phi tố dữ giao du, bị tường bản mạt? Thám kỳ chí hành, quan kỳ khí năng, nhiên hậu thủ đạo, tàng dụng giả, khả đắc nhi tri. Cô danh sức mạo giả, bất dung kỳ ngụy; túng kỳ tiềm mật, diệc kiến uyên nguyên. Phù quan thám tường thính chi lý, cố phi nhất triêu nhất tịch chi sở năng, sở dĩ Nam Nhạc Nhượng kiến Ðại Giám chi hậu, do chấp sự thập ngũ thu. Mã Tổ kiến Nhượng chi thời, diệc tương tòng thập dư tải. Thị tri tiên thánh thụ thụ chi tế, cố phi thiển bạc sở cảm truyền trì, như nhất khí thủy truyền ư nhất khí, thủy kham khắc thiệu hồng quy. Như đương gia chủng thảo, thử kỳ quan thám tường thính chi lý minh nghiệm dã. Khởi dung xảo ngôn lệnh sắc, tiện tích siểm mị nhi sung tuyển giả tai”?
Viên Ngộ Thư
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ nói: “Truyền đạo lợi sinh, cần ở chỗ lựa chọn được người, mà biết người lại là một việc rất khó, đến ngay như bậc Thánh triết cũng còn lấy đó làm lo. Nghe lời nói của người nhưng chưa bảo chứng được hành vi, tìm biết được hành vi lại sợ bỏ sót mất tài năng của họ. Nếu trước đây không phải là người mà mình đã từng giao du, tường tận được mọi nguồn, khám phá được chí hành của họ, hiểu rõ được khí năng của họ, rồi sau cùng còn biết được cả chỗ giữ đạo cùng chỗ ẩn tàng cái diệu dụng của họ. Còn những kẻ chỉ mua danh trang sức hình thức bề ngoài, thì phần ngụy tạo đó vẫn không thể dung thứ được, dù là chỗ kín đáo đến đâu cũng thấy được uyên nguyên. Ôi! Cái lý của xét rõ nghe tường, cố nhiên không phải công việc của một sớm một chiều hay làm nổi. Sở dĩ, Nam Nhạc Nhượng1 sau khi thấy Ðại Giám2, còn đích thân chấp tác thị giả mười lăm thu. Khi Mã Tổ1 thấy Nam Nhạc Nhượng, cũng còn theo hầu hơn mười năm. Thế nên biết sự trao truyền thụ mệnh của Thánh nhân thời xưa, quả thật không vội vã thiển cận ở chỗ truyền trì. Cũng như một chậu nước2 truyền qua một chậu nước, mới hay nối tiếp được hồng quy3. Coi như việc đương gia chủng thảo4 lại cần phải suy nghiệm cái lý xét kỹ nghe tường này, có đâu lại dung cho kẻ xảo ngôn lệnh sắc, hẹp hòi phỉnh nịnh mà được sung tuyển vào chức đó vậy thay”.
1 Nam Nhạc Nhượng: Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền sư, pháp tự của Ðại Giám Thiền sư.
2 Ðại Giám: Lục tổ Tuệ Năng Ðại Giám Thiền sư, pháp tự của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại sư.
1 Mã Tổ: Mã Tổ Ðạo Nhất Thiền sư, pháp tự của Nam Nhạc Nhượng Thiền sư.
2 Một chậu nước: Trong kinh nói: “Ngài A Nan lãnh tụ Phật pháp, như đem nước ở một cái bình truyền sang một đồ khác, không còn một giọt nước thừa, đồ đựng nước tuy khác, nhưng nước vẫn y nguyên không thay đổi”.
3 Hồng quy: Tức đại pháp.
4 Ðương gia chủng thảo: Lựa chọn người kế vị chốn tùng lâm.
Thư gửi Viên Ngộ5
5 Viên Ngộ: Tức Khắc Cần Phật Quả Thiền sư, pháp tự của Ngũ Tổ Diễn Thiền sư.
---o0o---
32. NGUYÊN VĂN
演祖曰: “住持大柄在惠與德, 二者兼行, 廢 一不可。惠而罔德則人不敬, 德而罔惠則人不 懷。苟知惠之可懷, 加其德以相濟, 則所敷之 惠, 適足以安上下, 誘四來。苟知德之可敬, 加 其惠以相資, 則所持之德, 適足以紹先覺, 導愚 迷。故善住持者, 養德以行惠, 宣惠以持德。德 而能養則不屈。惠而能行則有恩。由是德與惠相 蓄, 惠與德互行。如此則德不用修而敬同佛祖, 惠不勞費而懷如父母。斯則湖海有志於道者, 孰 不來歸? 住持將傳道德, 興教化, 不明斯要, 而 莫之得也”。
與佛眼書
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ viết: “Trụ trì đại bính tại huệ dữ đức, nhị giả kiêm hành, phế nhất bất khả. Huệ nhi võng đức tắc nhân bất kính, đức nhi võng huệ tắc nhân bất hoài. Cẩu tri huệ chi khả hoài, gia kỳ đức dĩ tương tế, tắc sở phu chi huệ, thích túc dĩ an thượng hạ, dụ tứ lai. Cẩu tri đức chi khả kính, gia kỳ huệ dĩ tương tư, tắc sở trì chi đức, thích túc dĩ thiệu tiên giác, đạo ngu mê. Cố thiện trụ trì giả, dưỡng đức dĩ hành huệ, tuyên huệ dĩ trì đức. Ðức nhi năng dưỡng tắc bất khuất, huệ nhi năng hành tắc hữu ân. Do thị đức dữ huệ tương súc, huệ dữ đức hỗ hành. Như thử tắc đức bất dụng tu, nhi kính đồng Phật Tổ, huệ bất lao phí nhi hoài như phụ mẫu. Tư tắc hồ hải hữu chí ư đạo giả, thục bất lai quy? Trụ trì tương truyền đạo đức, hưng giáo hóa, bất minh tư yếu, nhi mạc chi đắc dã”.
Dữ Phật Nhãn thư
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ nói: “Việc lớn của trụ trì ở “Huệ” và “Ðức”, phải đầy đủ cả hai phương diện, không thể bỏ thiếu một. Có ơn huệ mà không có đạo đức thời người chẳng kính, có đức mà không có ơn thời người chẳng nhớ. Nếu biết làm ơn tất có sự mong nhớ, lại thêm có đức để cùng giúp lẫn nhau, thời cái ơn đã tỏa ra, tất đủ để an trên dưới, dụ dẫn bốn phương. Nếu thấy đức là đáng kính, lại thêm vào đó ơn để giúp lẫn nhau, thời cái đức sẵn có đủ để nối dõi bậc tiên giác, chỉ đạo kẻ ngu mê. Cho nên người khéo trụ trì phải nuôi đức để làm ơn huệ, tuyên ơn huệ để giữ đạo đức. Ðức mà hay nuôi thời chẳng khuất, ơn mà hay làm thời có ân. Bởi thế đức và ơn cùng súc tích, ơn và đức cùng thực hành với nhau, như thế thời đức chẳng cần phải tu, mà được sự kính mến ngang với Phật Tổ, ơn chẳng cần thực thi mà được nhớ như là cha mẹ. Vậy nên, những kẻ có chí với đạo khắp chốn hồ hải1, ai là chẳng quy tụ. Người trụ trì truyền đạo đức, phục hưng giáo hóa, nếu chẳng rõ điều cốt yếu này, thời không thể thi thố trọn vẹn được”.
1 Hồ hải: Tức ngũ hồ tứ hải, ý nói khắp trong thiên hạ.
Thư gửi Phật Nhãn
---o0o---
33. NGUYÊN VĂN
演祖自海會遷東山, 太平佛鑑, 龍門佛眼二人 詣山頭省覲。祖集耆舊主事, 備湯果夜話。祖問 佛鑑: “舒州熟否”? 對曰: “熟”。祖曰: “ 太平熟否”? 對曰: “熟”。祖曰: “諸莊共收 稻多少”? 佛鑒籌慮間, 祖正色厲聲曰: “汝濫 為一寺之主, 事無巨細, 悉要究心, 常住歲計, 一眾所係。汝猶罔知, 其他細務, 不言可見。山 門執事知因識果, 若師翁輔慈明師祖乎? 汝不思 常住物重如山乎”? 蓋演祖尋常機辯峻捷, 佛鑑 既執弟子禮, 應對含緩乃至如是。古人云, 師嚴 然後所學之道尊。故東山門下子孫多賢德而超邁 者, 誠源遠而流長也。
耿龍學與高菴書
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ tự Hải Hội thiên Ðông Sơn, Thái Bình Phật Giám, Long Môn Phật Nhãn nhị nhân nghệ sơn đầu tỉnh cận. Tổ tập kỳ cựu chủ sự, bị thang quả dạ thoại. Tổ vấn Phật Giám: “Thư Châu thục phủ”? Ðối viết: “Thục”. Tổ viết: “Thái Bình thục phủ”? Ðối viết: “Thục”. Tổ viết: “Chư trang cộng thu đạo đa thiểu”? Phật Giám trù lự gian, tổ chính sắc lệ thanh viết: “Nhữ lạm vi nhất tự chi chủ, sự vô cự tế, tất yếu cứu tâm, thường trụ tuế kế, nhất chúng sở hệ, nhữ do võng tri, kỳ tha tế vụ, bất ngôn khả kiến. Sơn môn chấp sự, tri nhân thức quả, nhược sư ông phụ Từ Minh sư tổ hồ? Nhữ bất tư thường trụ vật trọng như sơn hồ?” Cái Diễn Tổ tầm thường cơ biện tuấn tiệp, Phật Giám ký chấp đệ tử lễ, ứng đối hàm hoãn, nãi chí như thị. Cổ nhân vân, sư nghiêm nhiên hậu sở học chi đạo tôn. Cố Ðông Sơn môn hạ tử tôn đa hiền đức nhi siêu mại giả, thành nguyên viễn nhi lưu trường dã”.
Cảnh Long Học dữ Cao Am thư
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ từ Hải Hội rời về Ðông Sơn, Thái Bình Phật Giám và Long Môn Phật Nhãn, hai Ngài cùng đến Ðông Sơn yết kiến. Tổ cho tập hợp các vị chủ sự kỳ cựu, và chỉnh bị đầy đủ trà nước cho cuộc dạ thoại. Tổ hỏi Phật Giám: “Ở Thư Châu được mùa không?”. Trả lời: “Ðược mùa”. Tổ hỏi: “Ở Thái Bình được mùa không?”. Thưa rằng: “Ðược mùa”. Tổ hỏi: “Các trang trại cùng nhau thu lúa được nhiều ít ra sao?”. Phật Giám tính toán suy nghĩ. Tổ nghiêm sắc mặt lớn tiếng nói: “Ông lạm dụng hết. Sự kết toán hằng năm trong chốn thường trụ là việc tối quan hệ đến đại chúng làm chủ một ngôi chùa, thì công việc bất cứ lớn hay nhỏ đều phải để tâm cho cùng mà ông còn chẳng biết, nữa là những việc nhỏ nhặt khác thì biết sao đặng. Người chấp sự trong chốn sơn môn cần phải biết nhân biết quả, phải như việc sư ông1 giúp đỡ Từ Minh2 tổ sư vậy. Ông sao chẳng nghĩ đến của cải của thường trụ nặng như núi hay sao”. Tuy Diễn Tổ nói ra chỉ là những cơ biện tầm thường nhưng ý nghĩa lại rất cao xa sắc bén mà Phật Giám đã giữ lễ của người đệ tử, nên sự ứng đối khoan thai mới đưa đến như thế này. Cổ nhân có nói: “Thầy nghiêm thì cái đạo của học vấn sau mới tôn”. Nên con cháu môn đệ của Ðông Sơn, xuất hiện nhiều người hiền đức siêu việt, thật là nguồn đã xa mà dòng lại dài vậy.
1 Sư ông: Chỉ vào Dương Kỳ Phương Hội Thiền sư.
2 Từ Minh: Hiệu là Tây Hà Sư Tử, pháp tự của Phần Dương Thiện Chiêu Thiền sư.
Thư của Cảnh Long Học1 gửi Cao Am2
1 Cảnh Long Học: Cảnh cũng gọi là Nam Trọng, người phủ Khai Phong.
2 Cao Am: Tức Cao Am Thiện Ngộ Thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn Viễn Thiền sư.
---o0o---
34. NGUYÊN VĂN
演祖見衲子有節義而可立者, 室中峻拒不假辭 色, 察其偏邪諂佞, 所為猥屑不可教者, 愈加愛 重, 人皆莫測。烏乎, 蓋祖之取捨必有道矣。
耿龍學跋法語
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ kiến nạp tử hữu tiết nghĩa nhi khả lập giả, thất trung tuấn cự bất giả từ sắc, sát kỳ thiên tà siểm nịnh, sở vi ổi tiết bất khả giáo giả, dũ gia ái trọng, nhân giai mạc trắc. Ô hô, cái Tổ chi thủ xả tất hữu đạo hỹ.
Cảnh Long Học bạt pháp ngữ
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này ý nói về nghĩa tiếp dẫn đồ chúng của các bậc Tông tượng nên ta không thể đem phàm kiến mà lường.
Diễn Tổ thấy nạp tử ai là người có tiết nghĩa, có thể lập thân được, ở trong chốn trượng đường dù họ có nghiêm nghị khuôn phép Tổ cũng không hề ban lời khen thưởng hay sắc mặt yêu thương, mà Tổ chỉ xét đến những kẻ thiên tà siểm nịnh, những chỗ làm hèn mạt không thể dạy bảo được của họ, lại tặng lời trìu mến trọng hậu hơn. Người đời đều không thể lường được việc này. Ôi! Ðó chính là chỗ thủ xả của Tổ đã sẵn có đường lối vậy.
Cảnh Long Học bạt pháp ngữ
---o0o---
35. NGUYÊN VĂN
演祖曰: “古人樂聞己過, 喜於為善。長於包 荒, 厚於隱惡。謙以交友, 勤以濟眾。不以得喪 二其心, 所以光明碩大, 照映今昔矣”。
答靈源書
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ viết: “Cổ nhân lạc văn kỷ quá, hỷ ư vi thiện. Trường ư bao hoang, hậu ư ẩn ác. Khiêm dĩ giao hữu, cần dĩ tế chúng. Bất dĩ đắc táng nhị kỳ tâm, sở dĩ quang minh thạc đại, chiếu ánh kim tích hỹ”.
Ðáp Linh Nguyên thư
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này chỉ rõ nơi nội tâm, vị đạo của cổ nhân không bị ngoại cảnh làm thay đổi.
Diễn Tổ nói: “Cổ nhân thích nghe cái lỗi lầm của mình, mừng chỗ mình đã làm được điều thiện, thường bao dung kẻ hãm hại mình, hậu đãi kẻ ẩn chứa điều ác với mình. Khiêm nhường để chơi với bạn, siêng năng để giúp đỡ chúng, chẳng lấy chỗ được mất mà sinh hai lòng, nên ánh sáng rực rỡ chiếu rọi khắp cả xưa và nay vậy”.
Thư đáp Linh Nguyên2
2 Linh Nguyên: Hoàng Long Linh Nguyên Duy Thanh Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Tâm Thiền sư.
---o0o---
36. NGUYÊN VĂN
演祖謂佛鑒曰: “住持之要, 臨眾貴在豐盈, 處 己務從簡約, 其餘細碎, 悉勿關心。用人深以推 誠, 擇言故須取重。言見重, 則主者自尊; 人推 誠, 則眾心自感。尊則不嚴而眾服, 感則不令而自 成。自然賢愚各通其懷, 小大皆奮其力, 與夫持以 勢力, 迫以驅喝, 不得已而從之者, 何啻萬倍哉”?
與佛鑒書見蟾侍者日錄
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ vị Phật Giám viết: “Trụ trì chi yếu, lâm chúng quý tại phong doanh, xử kỷ vụ tòng giản ước, kỳ dư tế toái, tất vật quan tâm. Dụng nhân thâm dĩ suy thành, trạch ngôn cố tu thủ trọng. Ngôn kiến trọng, tắc chủ giả tự tôn; nhân suy thành, tắc chúng tâm tự cảm. Tôn tắc bất nghiêm nhi chúng phục, cảm tắc bất lệnh nhi tự thành. Tự nhiên hiền ngu các thông kỳ hoài, tiểu đại giai phấn kỳ lực. Dữ phù trì dĩ thế lực, bách dĩ khu hát, bất đắc dĩ nhi tòng chi giả, hà thí vạn bội tai”?
Dữ Phật Giám thư kiến Thiềm Thị giả Nhật Lục
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ bảo Phật Giám rằng: “Cốt yếu của trụ trì, phần cư xử đối với chúng quý ở chỗ đầy đặn, đối với mình cần ở chỗ giản ước, các việc lặt vặt đều chớ nên quan tâm. Dùng người cần phải cẩn thận nơi thành thật, lời nói cần phải lựa chọn thận trọng. Lời nói thận trọng thời người chủ tự tôn, xét người thành thật thời tâm của mọi người tự cảm. Tôn thời chẳng phải nghiêm nghị mà chúng phục, cảm thời chẳng cần ra lệnh mà sự việc tự thành tựu. Như thế thời tự nhiên kẻ hiền người ngu đều thông suốt trong lòng, kẻ lớn người nhỏ đều phấn khởi hết sức. Còn như việc đem thế lực để duy trì, lấy quát mắng để bức bách, làm cho họ phải tuân theo một cách bất đắc dĩ, nếu đem ví với trên thì xa cách nhau gấp muôn lần vậy”.
Thư gửi cho Phật Giám thấy ở Nhật Lục của Thiềm Thị giả
---o0o---
37. NGUYÊN VĂN
演祖謂郭功輔曰: “人之性情固無常守, 隨化 日遷。自古佛法雖隆替有數, 而興衰之理, 未有 不由教化而成。昔江西, 南嶽諸祖之利物也, 扇 以淳風, 節以清淨, 被以道德, 教以禮義, 使學 者收視聽, 塞邪僻, 絕嗜慾, 忘利養。所以日遷 善遠過, 道成德備而不自知。今之人不如古之人 遠矣! 必欲參究此道, 要須確志勿易, 以悟為期, 然後禍患得喪付之造物, 不可苟免。豈可預憂其 不成而不為之耶? 纔有絲毫顧慮萌于胸中, 不獨 今生不了, 以至千生萬劫, 無有成就之時”。
坦然菴集
PHIÊN ÂM
Diễn Tổ vị Quách Công Phụ viết: “Nhân chi tính tình cố vô thường thủ, tùy hoá nhật thiên. Tự cổ Phật pháp, tuy long thế hữu số, nhi hưng suy chi lý, vị hữu bất do giáo hóa nhi thành. Tích Giang Tây, Nam Nhạc chư Tổ chi lợi vật dã, phiến dĩ thuần phong, tiết dĩ thanh tịnh, bị dĩ đạo đức, giáo dĩ lễ nghĩa, sử học giả thu thị thính, tắc tà tích, tuyệt thị dục, vong lợi dưỡng. Sở dĩ nhật thiên thiện viễn quá, đạo thành đức bị nhi bất tự tri. Kim chi nhân bất như cổ chi nhân viễn hỹ! Tất dục tham cứu thử đạo, yếu tu xác chí vật dịch, dĩ ngộ vi kỳ. Nhiên hậu họa hoạn đắc táng phó chi tạo vật, bất khả cẩu miễn. Khởi khả dự ưu kỳ bất thành, nhi bất vi chi da? Tài hữu ti hào cố lự manh vu hung trung, bất độc kim sinh bất liễu, dĩ chí thiên sinh vạn kiếp, vô hữu thành tựu chi thời”.
Thản Nhiên Am Tập
DỊCH NGHĨA
Diễn Tổ bảo Quách Công Phụ1 rằng: “Tính tình con người bất thường, biến đổi từng ngày. Phật pháp tự xưa nay, tuy có lúc thịnh lúc suy, nhưng cái lý thịnh suy đó, cũng đều do sự giáo hóa gây nên. Xưa kia việc hoằng hóa của các Tổ như Nam Nhạc2 và Giang Tây3 đem thuần phong để quạt mát, đem thanh tịnh để tiết chế, đem đạo đức để trang bị, đem lễ nghĩa để dạy bảo, khiến cho người học thu thập được phần lợi ích ở chỗ thấy nghe mà lấp được tà ác, tuyệt được thị dục, quên được lợi dưỡng. Thế nên, hằng ngày họ gần điều hay xa điều lỗi, đạo được thành tựu, đức được đầy đủ mà không tự biết. Người đời nay không kịp người đời xưa thật quá xa vậy. Nếu muốn tham cứu đạo màu này, nên phải bền chí chớ thay đổi, lấy chỗ liễu ngộ làm kỳ hạn, rồi sau những điều họa hoạn hay được mất mới đổ tại tạo vật1. Nếu điều đó không thể tránh khỏi thì cũng chẳng nên can dự vào phần lo lắng rằng đạo chẳng thành, mà lại chẳng làm vậy ư? Hễ có một mảy may mối lo sợ manh nha nơi nội tâm, thời chẳng những riêng đời này chẳng liễu ngộ, mà đến ngàn đời vạn kiếp sau cũng không có cái thời cơ thành tựu được”.
1 Quách Công Phụ: Tên là Ðề hình Quách Tường Chinh, tên chữ là Công Phụ, hiệu là Tịnh Không cư sĩ, pháp tự của Bạch Vân Thủ Ðoan Thiền sư.
2 Nam Nhạc: Tức Nam Nhạc Nhượng Thiền sư.
3 Giang Tây: Tức Giang Tây Ðạo Nhất Thiền sư (Mã Tổ), pháp tự của Nam Nhạc Nhượng Thiền sư.
1 Tạo vật: Trạng thái tự nhiên của trời đất.
Thản Nhiên Am Tập
---o0o---
38. NGUYÊN VĂN
功輔自當塗 (太平州也) 絕江訪白雲端和尚于海 會, 白雲問公: “牛淳乎”? 公曰: “淳矣”。 白雲叱之, 公拱而立。白雲曰: “淳乎? 淳乎? 南泉, 大溈無異此也”。仍贈以偈曰: “牛來山 中, 水足草足。牛出山去, 東觸西觸”。又曰: “上大人化三千, 可知禮也”。
行狀
PHIÊN ÂM
Công Phụ tự Ðương Ðồ (Thái Bình châu dã) tuyệt giang phỏng Bạch Vân Ðoan Hòa thượng vu Hải Hội, Bạch Vân vấn công: “Ngưu thuần hồ”? Công viết: “Thuần hỹ”. Bạch Vân sất chi, công củng nhi lập. Bạch Vân viết: “Thuần hồ? Thuần hồ? Nam Tuyền, Ðại Quy vô dị thử dã”. Nhưng tặng dĩ kệ viết: “Ngưu lai sơn trung, thủy túc thảo túc. Ngưu xuất sơn khứ; Đông xúc Tây xúc”. Hựu viết: “Thượng đại nhân hóa tam thiên, khả tri lễ dã”.
Hành Trạng
DỊCH NGHĨA
Công Phụ từ Ðương Ðồ1 qua sông, tới thăm Bạch Vân Ðoan Hòa thượng2 ở Hải Hội. Bạch Vân hỏi: “Trâu của ông đã thuần chưa?”. Ông đáp: “Thuần rồi”. Bạch Vân liền quát mắng, ông khoanh tay đứng. Bạch Vân nói: “Thuần rồi, thuần rồi!”. Việc này cũng giống như Nam Tuyền3 và Ðại Quy4 không khác. Rồi lại tặng bài kệ rằng:
1 Ðương Ðồ: Xưa kia là huyện Ðan Dương thời Hán, đến đời Tống đổi là châu Thái Bình.
2 Bạch Vân Đoan Hòa thượng: Tức Bạch Vân Thủ Ðoan Thiền sư, pháp tự của Dương Kỳ Phương Hội Thiền sư, phái Nam Nhạc đời thứ 12.
3 Nam Tuyền: Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền sư, pháp tự của Ðạo Nhất Thiền sư. Thuận Thế Ðệ Nhất Tọa hỏi Tuyền: “Thầy sau trăm năm sẽ đi về đâu?”. Tuyền trả lời: “Con trâu dưới núi”.
4 Ðại Quy: Tức Quy Sơn Linh Hựu Thiền sư, pháp tự của Bách Trượng Thiền sư. Quy Sơn thượng đường bảo chúng: “Lão Tăng sau trăm năm sẽ hướng về phía chân núi làm con trâu nước” (ý nói tâm đã thuần thục).
Trâu lại trong núi,
Đủ nước đủ cỏ,
Trâu ra khỏi núi,
Húc Đông húc Tây.
Lại nói: “Bậc thượng đại nhân1 dạy ba ngàn học trò, khá biết lễ vậy”.
1 Bậc thượng đại nhân: Bậc Thánh nhân đời thượng cổ (tức Khổng Tử), giáo hóa môn đồ, tổng số có ba ngàn.
Hành Trạng
---o0o---
39. NGUYÊN VĂN
白雲謂功輔曰: “昔翠巖真點胸耽味禪觀, 以 口舌辯利呵罵諸方, 未有可其意者, 而大法實不 明了。一日, 金鑾善侍者, 見而笑曰:“師兄參 禪雖多而不妙悟, 可謂癡禪矣””。
白雲夜話
PHIÊN ÂM
Bạch Vân vị Công Phụ viết: “Tích Thúy Nham Chân Ðiểm Hung đam vị thiền quán, dĩ khẩu thiệt biện lợi ha mạ chư phương, vị hữu khả kỳ ý giả, nhi đại pháp thực bất minh liễu. Nhất nhật, Kim Loan Thiện thị giả, kiến nhi tiếu viết: “Sư huynh tham thiền tuy đa, nhi bất diệu ngộ, khả vị si thiền hỹ””.
Bạch Vân Dạ Thoại
DỊCH NGHĨA
Bạch Vân bảo Công Phụ rằng: “Xưa kia Thúy Nham Chân Ðiểm Hung1 say đắm mùi thiền quán, thích đem bàn bạc ngoài đầu lưỡi, chửi mắng mọi người ở các phương, chưa có người nào là vừa ý mình, mà đại pháp thật ra chưa được tinh tường. Vào một ngày, Kim Loan Thiện Thị giả2 thấy vậy mỉm cười và nói: “Sư huynh tham thiền tuy nhiều, mà chẳng liễu ngộ, đúng là si thiền vậy””.
1 Thúy Nham Chân Điểm Hung: Tức Hồng Châu Thúy Nham Khả Chân Thiền sư, cũng gọi là Chân Ðiểm Hung, pháp tự của Thạch Sương Viễn Thiền sư.
2 Kim Loan Thiện Thị giả: Tức Tư Phúc Thiện Thiền sư.
Bạch Vân Dạ Thoại
---o0o---
40. NGUYÊN VĂN
白雲曰: “道之隆替豈常耶? 在人弘之耳。 故曰, 操則存, 捨則亡。然非道去人, 而人去 道也。古之人處山林, 隱朝市, 不牽於名利, 不 惑於聲色, 遂能清振一時, 美流萬世。豈古之可 為, 今之不可為也? 由教之未至, 行之不力耳。 或謂古人淳朴故可教, 今人浮薄故不可教, 斯實 鼓惑之言, 誠不足稽也”。
答功輔書
PHIÊN ÂM
Bạch Vân viết: “Ðạo chi long thế khởi thường da? Tại nhân hoằng chi nhĩ. Cố viết, thao tắc tồn, xả tắc vong. Nhiên phi đạo khứ nhân, nhi nhân khứ đạo dã. Cổ chi nhân xử sơn lâm, ẩn triều thị, bất khiên ư danh lợi, bất hoặc ư thanh sắc, toại năng thanh chấn nhất thời, mỹ lưu vạn thế. Khởi cổ chi khả vi, kim chi bất khả vi dã? Do giáo chi vị chí, hành chi bất lực nhĩ. Hoặc vị cổ nhân thuần phác cố khả giáo, kim nhân phù bạc cố bất khả giáo, tư thực cổ hoặc chi ngôn, thành bất túc kê dã”.
Ðáp Công Phụ thư
DỊCH NGHĨA
Bạch Vân nói: “Sự thịnh suy của đạo đâu phải là lẽ thường, mà đều tại chỗ người hoằng đạo vậy. Nên có câu: “Gìn giữ thời còn, buông bỏ thời mất”1. Nhưng không phải đạo bỏ người, mà chỉ vì người bỏ đạo vậy. Người đời xưa ở nơi núi rừng, ẩn dật chốn triều thị2, chẳng màng gì đến danh lợi, chẳng bị mê hoặc bởi thanh sắc, tiếng trong sạch mới hay chấn động một thời, cái đẹp mới lưu lại muôn thuở, lẽ đâu người đời xưa làm được mà người đời nay lại không thể làm được như vậy! Ðó chỉ là do chỗ giáo hóa chưa chín muồi, chỗ làm đạo không hết sức vậy. Hoặc có kẻ bảo rằng: “Người thời xưa thì thuần phác nên hay giáo hóa, còn người đời nay thì phù phiếm nông nổi nên không thể dạy bảo”. Nói như thế chính là lời cổ hoặc quần chúng thật không đủ tin vậy”.
1 Câu này lấy ở trong thiên Cáo Tử trong sách Mạnh Tử. Khổng Tử viết: “Thao tắc tồn, xả tắc vong, xuất nhập vô thời, mạc tri kỳ hướng”. Nghĩa là “Giữ gìn thời còn, buông bỏ thời mất, tiến thoái không phải thời, thì chẳng biết được phương hướng đó”.
2 Tức ẩn dật ngay trong triều đình và ngay trong phố chợ.
Trích dẫn từ câu: “Thần nghe, tranh thanh danh ở chốn triều đình, tranh lợi ích ở chốn phố chợ, nay Tam Xuyên, Châu Thất chính là nơi triều đình, nơi phố chợ của thiên hạ vậy. 臣闻争名者於朝,争利者于市,今三川、周室,天下之朝市也”. (theo Sử Ký, phần Trương Nghi liệt truyện).
Thư trả lời Công Phụ
---o0o---
41. NGUYÊN VĂN
白雲謂無為子曰: “可言不可行, 不若勿言。 可行不可言, 不若勿行。發言必慮其所終, 立行 必稽其所蔽, 於是先哲謹於言, 擇於行, 發言非 苟顯其理, 將啟學者之未悟。立行非獨善其身, 將訓學者之未成。所以發言有類, 立行有禮, 遂 能言不集禍, 行不招辱。言則為經, 行則為法。 故曰, 言行乃君子之樞機, 治身之大本。動天 地, 感鬼神, 得不敬乎”?
白雲廣錄
PHIÊN ÂM
Bạch Vân vị Vô Vi Tử viết: “Khả ngôn bất khả hành, bất nhược vật ngôn. Khả hành bất khả ngôn, bất nhược vật hành. Phát ngôn tất lự kỳ sở chung, lập hành tất kê kỳ sở tế, ư thị tiên triết cẩn ư ngôn, trạch ư hành, phát ngôn phi cẩu hiển kỳ lý, tương khải học giả chi vị ngộ. Lập hành phi độc thiện kỳ thân, tương huấn học giả chi vị thành. Sở dĩ phát ngôn hữu loại, lập hành hữu lễ, toại năng ngôn bất tập họa, hành bất chiêu nhục. Ngôn tắc vi Kinh, hành tắc vi Pháp. Cố viết, ngôn hành nãi quân tử chi xu cơ, trị thân chi đại bản. Động thiên địa, cảm quỷ thần, đắc bất kính hồ”?
Bạch Vân Quảng Lục
DỊCH NGHĨA
Bạch Vân bảo Vô Vi Tử1 rằng: “Nếu nói mà chẳng làm, thà rằng đừng nói; làm mà chẳng nói, thà rằng đừng làm. Phát ngôn phải lo đến hậu quả của nó, làm việc phải xét đến chỗ che đậy của nó. Bởi thế, bậc tiên triết cẩn thận ở lời nói, lựa chọn ở việc làm. Phát ngôn chẳng những để hiển đạo lý, mà còn đem mở bảo cho người học chưa ngộ. Làm việc không phải chỉ để hay riêng cho mình2, mà còn đem dạy bảo cho người học chưa thành đạt. Vậy nên, phát ngôn có phép tắc, lập hành có lễ nghĩa, nên mỗi khi nói ra chẳng gặp vạ, mỗi khi làm chẳng bị nhục. Ðã nói ra thời là Kinh, làm việc thời là Pháp. Cho nên nói rằng: “Nói và làm là then chốt của người quân tử, là gốc lớn của việc sửa mình”, động đến trời đất, cảm đến quỷ thần, thật đáng kính vậy”.
1 Vô Vi Tử: Tên là Dương Kiệt, tên chữ là Thứ Công, làm quan Lễ bộ Ngoại lang, biệt hiệu là Vô Vi Tử, học trò nối pháp của Thiên Y Nghĩa Hoài Thiền sư.
2 Hay riêng cho mình: Dịch ở chữ “độc thiện kỳ thân”. Thầy Mạnh Tử nói: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ”. Nghĩa là: Cùng thời chỉ hay riêng cho mình, đạt thời hay khắp cho trong thiên hạ.
Bạch Vân Quảng Lục
---o0o---
42. NGUYÊN VĂN
白雲謂演祖曰: “禪者智能, 多見於已然, 不 能見於未然。止觀定慧, 防於未然之前。作止任 滅, 覺於已然之後。故作止任滅所用易見, 止觀 定慧所為難知。惟古人志在於道, 絕念於未萌。 雖有止觀定慧, 作止任滅, 皆為本末之論也。所 以云, 若有毫端許言於本末者皆為自欺。此古人 見徹處, 而不自欺也”。
實錄
PHIÊN ÂM
Bạch Vân vị Diễn Tổ viết: “Thiền giả trí năng, đa kiến ư dĩ nhiên, bất năng kiến ư vị nhiên. Chỉ quán định tuệ, phòng ư vị nhiên chi tiền. Tác chỉ nhậm diệt, giác ư dĩ nhiên chi hậu. Cố tác chỉ nhậm diệt sở dụng dị kiến, chỉ quán định tuệ sở vi nan tri. Duy cổ nhân chí tại ư đạo, tuyệt niệm ư vị manh. Tuy hữu chỉ quán định tuệ, tác chỉ nhậm diệt, giai vi bản mạt chi luận dã. Sở dĩ vân, nhược hữu hào đoan hứa ngôn ư bản mạt giả giai vi tự khi. Thử cổ nhân kiến triệt xứ, nhi bất tự khi dã”.
Thực Lục
DỊCH NGHĨA
Bạch Vân bảo Diễn Tổ rằng: “Trí năng của bậc thiền, phần nhiều chỉ thấy những việc đã rồi, chẳng hay thấy được việc chưa tới. Chỉ quán định tuệ1 thì phòng ngừa ở lúc trước của sự việc chưa tới, tác chỉ nhậm diệt2 thì biết được sau của sự việc đã rồi. Cho nên chỗ dùng của tác chỉ nhậm diệt thời dễ thấy, chỗ làm của chỉ quán định tuệ thì khó biết. Các bậc cổ nhân chú tâm vào đạo, dứt niệm lự khi nó chưa sinh khởi, tuy có chỉ quán định tuệ, tác chỉ nhậm diệt, cũng đều bàn về gốc ngọn vậy. Sở dĩ nói rằng: “Nếu có một mảy may nào nói tới gốc ngọn đều là tự dối mình, đó là chỗ thấy triệt để của cổ nhân chẳng bao giờ tự dối mình vậy”3.
1 Chỉ quán định tuệ: Nương vào nguyên khí về phần thực tướng của thể tính mà nói là chỉ, về phần thường chiếu của bản giác gọi là quán, phần tam muội là định, phần Bát nhã gọi là tuệ.
2 Tác chỉ nhậm diệt: Ðó là chỉ về bốn căn bệnh thấy chép trong Kinh Viên Giác: “Tác bệnh, nhậm bệnh, chỉ bệnh và diệt bệnh”. Chỗ tu chứng của bậc thiện tri thức cần phải xa lìa căn bệnh này.
3 Câu này là lời thị chúng của Ðức Sơn.
Thực Lục
---o0o---
43. NGUYÊN VĂN
白雲曰: “多見衲子未嘗經及遠大之計, 予恐 叢林自此衰薄矣。楊岐先師每言: “上下偷安, 最為法門大患”。予昔隱居歸宗書堂, 披閱經史 不啻數百。過目其簡編弊故極矣, 然每開卷, 必 有新獲之意。予以是思之, 學不負人如此”。
白雲實錄
PHIÊN ÂM
Bạch Vân viết: “Ða kiến nạp tử vị thường kinh cập viễn đại chi kế, dư khủng tùng lâm tự thử suy bạc hỹ. Dương Kỳ tiên sư mỗi ngôn: “Thượng hạ thâu an, tối vi pháp môn đại hoạn”. Dư tích ẩn cư Quy Tông thư đường, phi duyệt kinh sử, bất thí sổ bách. Quá mục kỳ giản biên tệ cố cực hỹ, nhiên mỗi khai quyển, tất hữu tân hoạch chi ý. Dư dĩ thị tư chi, học bất phụ nhân như thử”.
Bạch Vân Thực Lục
DỊCH NGHĨA
Bạch Vân nói: “Phần nhiều thấy những nạp tử1 chưa từng trải kịp đến cái kế xa và lớn, ta sợ chốn tùng lâm sẽ suy vi từ đây. Dương Kỳ tiên sư thường nói: “Trên dưới muốn lẩn tránh cho an nhàn, đó là mối đại họa cho chốn thiền môn”. Ta trước ẩn náu ở thư viện Quy Tông, duyệt xem kinh sử, chẳng những chỉ vài trăm lần qua mắt, mà xem đến nỗi kinh sách đó cũ nát tới cùng cực. Nhưng mỗi khi mở quyển tất nhiên lại cũng thu hoạch được nhiều ý mới lạ, như vậy thì sự học chẳng phụ người là thế vậy”.
1 Tức người xuất gia, do mặc áo được vá (nạp) nhiều mảnh nhỏ lại mà gọi áo là “bá nạp”, người mặc áo “bá nạp” là nạp tử.
Bạch Vân Thực Lục
---o0o---
44. NGUYÊN VĂN
白雲初住九江承天, 次遷圓通, 年齒甚少。時 晦堂在寶峯, 謂月公晦曰: “新圓通洞徹見元, 不忝楊岐之嗣。惜乎發用太早, 非叢林福”。公 晦因問其故, 晦堂曰: “功名美器, 造物惜之, 不與人全。人固欲之, 天必奪之”。逮白雲終于 舒之海會, 方五十六歲。識者謂, 晦堂知機知 微, 真哲人矣!
湛堂記聞
PHIÊN ÂM
Bạch Vân sơ trụ Cửu Giang Thừa Thiên, thứ thiên Viên Thông, niên xỉ thậm thiểu. Thời Hối Ðường tại Bảo Phong, vị Nguyệt Công Hối viết: “Tân Viên Thông đỗng triệt kiến nguyên, bất thiểm Dương Kỳ chi tự. Tích hồ phát dụng thái tảo, phi tùng lâm phúc”. Công Hối nhân vấn kỳ cố, Hối Ðường viết: “Công danh mỹ khí, tạo vật tích chi, bất dữ nhân toàn, nhân cố dục chi, thiên tất đoạt chi”. Ðãi Bạch Vân chung vu Thư chi Hải Hội, phương ngũ thập lục tuế. Thức giả vị, Hối Ðường tri cơ tri vi, chân triết nhân hỹ!
Trạm Ðường Ký Văn
DỊCH NGHĨA
Bạch Vân lúc đầu ở chùa Thừa Thiên thuộc Cửu Giang, sau rời về chùa Viên Thông, tuổi đời còn rất nhỏ. Bấy giờ Hối Ðường1 ở Bảo Phong, bảo Nguyệt Công Hối2 rằng: “Tân Viên Thông là người thấu triệt được kiến nguyên3, thực chẳng hổ là pháp tự của Dương Kỳ, chỉ tiếc là ra ứng cơ4 quá sớm nên chẳng phải là phúc của tùng lâm”. Công Hối, nhân hỏi về nguyên cớ. Hối Ðường nói: “Cái mỹ khí của công danh, tạo vật đều tiếc, chẳng để trọn vẹn cho con người, nếu người cố tâm muốn có nó, thì trời tất nhiên sẽ cướp đi”. Cuối cùng Bạch Vân mất ở chùa Hải Hội, thuộc Từ Châu vừa đúng năm mươi sáu tuổi. Người thức giả bảo rằng: “Hối Ðường chẳng những chỉ biết về thời cơ mà còn biết tới chỗ vi tế nữa, quả là một triết nhân vậy”.
1 Hối Ðường: Hối Ðường Bảo Quốc Tổ Tâm Thiền sư, người đất Nam Hùng, pháp tự của Hoàng Long Nam Thiền sư.
2 Nguyệt Công Hối: Hiểu Nguyệt Thiền sư, pháp tự của Lang Nha Giác Thiền sư.
3 Kiến nguyên: Kiến tính.
4 Ứng cơ: Dịch ở chữ “dụng”, có nghĩa là ra tiếp hóa tế độ cho đời như trụ trì v.v.
Trạm Ðường5 Ký Văn
5 Trạm Ðường: Lặc Ðàm Văn Chuẩn Thiền sư, hiệu là Trạm Ðường, pháp tự của Thực Phong Văn Thiền sư.
---o0o---
45. NGUYÊN VĂN
晦堂心和尚參月公晦于寶峯, 公晦洞明<楞嚴> 深旨, 海上獨步。晦堂每聞一句一字, 如獲至 寶, 喜不自勝。衲子中間有竊議者, 晦堂聞之 曰: “扣彼所長, 礪我所短, 吾何慊焉”? 英邵 武曰: “晦堂師兄道學為禪衲所宗, 猶以尊德自 勝為強, 以未見未聞為媿, 使叢林自廣而狹於人 者有所矜式, 豈小補哉”?
靈源拾遺
PHIÊN ÂM
Hối Ðường Tâm Hòa thượng tham Nguyệt Công Hối vu Bảo Phong. Công Hối đỗng minh Lăng Nghiêm thâm chỉ, hải thượng độc bộ. Hối Ðường mỗi văn nhất cú nhất tự, như hoạch chí bảo, hỷ bất tự thăng. Nạp tử trung gián hữu thiết nghị giả, Hối Ðường văn chi viết: “Khấu bỉ sở trường, lệ ngả sở đoản, ngô hà hiềm yên”. Anh Thiệu Võ viết: “Hối Ðường sư huynh đạo học vi thiền nạp sở tông, do dĩ tôn đức tự thắng vi cường, dĩ vị kiến vị văn vi quý, sử tùng lâm tự quảng nhi hiệp ư nhân giả hữu sở căng thức, khởi tiểu bổ tai”?
Linh Nguyên Thập Di
DỊCH NGHĨA
Hối Ðường Tâm Hòa thượng tham thiền với Nguyệt Công Hối ở Bảo Phong. Công Hối thông hiểu triệt để tông chỉ Kinh Lăng Nghiêm một cách trác tuyệt vô song. Hối Ðường mỗi khi nghe được một câu một chữ, như là người được viên ngọc báu1 vui mừng khôn xiết. Trong đám nạp tử có người bàn lén việc này. Hối Công nghe biết và nói: “Học chỗ sở trường của người, sửa chỗ sở đoản của ta, ta có nề hà chi”. Anh Thiệu Võ2 nói: “Sự học đạo của Hối sư huynh, đã được các nạp tử chốn tùng lâm xem là bậc mô phạm, thế vẫn còn phấn đấu khôn nguôi trong việc tôn trọng đức hạnh, lấy điều chưa thấy nghe làm xấu hổ, khiến cho tùng lâm rộng lớn mà lại hẹp ở con người, để có chỗ làm khuôn phép3 thì đâu phải là bổ ích nhỏ vậy”.
1 Ngọc báu: Thứ ngọc quý toàn bích không một tỳ vết.
2 Anh Thiệu Võ: Tức Hồng Anh Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Thiền sư, vì là người của Thiệu Võ Quán, nên gọi là Anh Thiệu Võ.
3 Khuôn phép: Dịch ở chữ “căng thức”. Căng nghĩa là kinh, thức là pháp tắc, nghĩa là mô phạm hay khuôn phép.
Linh Nguyên Thập Di
---o0o---
46. NGUYÊN VĂN
晦堂曰: “住持之要, 當取其遠大者, 略其近 小者。事固未決, 宜諮詢于老成之人。尚疑矣, 更扣問于識者, 縱有未盡, 亦不致甚矣。其或主 者, 好逞私心, 專自取與, 一旦遭小人所謀, 罪將 誰歸? 故曰, 謀在多, 斷在獨。謀之在多, 可以觀 利害之極致; 斷之在我, 可以定叢林之是非也”。
與草堂書
PHIÊN ÂM
Hối Ðường viết: “Trụ trì chi yếu, đương thủ kỳ viễn đại giả, lược kỳ cận tiểu giả. Sự cố vị quyết, nghi tư tuân vu lão thành chi nhân. Thượng nghi hỹ, cánh khấu vấn vu thức giả, túng hữu vị tận, diệc bất trí thậm hỹ. Kỳ hoặc chủ giả, hiếu sính tư tâm, chuyên tự thủ dữ, nhất đán tao tiểu nhân sở mưu, tội tương thùy quy? Cố viết, mưu tại đa, đoán tại độc. Mưu chi tại đa, khả dĩ quan lợi hại chi cực trí; đoán chi tại ngã, khả dĩ định tùng lâm chi thị phi dã”.
Dữ Thảo Ðường thư
DỊCH NGHĨA
Hối Ðường nói: “Cái cốt lõi của trụ trì là phải đặt kế hoạch xa và lớn, tỉnh lược những công việc gần và nhỏ. Công việc gì chưa quyết đoán được, nên đem thỉnh vấn các bậc lão thành1. Nếu vẫn còn ngờ vực, lại tới hỏi ở hàng thức giả. Ví hoặc cũng vẫn chưa hết chỗ quyết nghi, thì cũng chẳng đến nỗi quá tệ vậy. Giả hoặc người chủ, thích buông theo tư tâm, chuyên trách việc thủ xả theo ý muốn của mình, một khi gặp mưu kế của kẻ tiểu nhân, tội đó sẽ quy về ai! Cho nên nói: Mưu lược cần phải có sự tham gia của số đông người, quyết đoán công việc, cần phải ở ý kiến của một người. Mưu lược phải cần sự góp ý ở nhiều người, để xét rõ phần cùng cực của lợi hại, quyết đoán cần phải ở chính mình, mới có thể định rõ điều phải trái trong chốn tùng lâm”.
1 Lão thành: Bậc tiền bối tuổi cao đức trọng.
Thư gửi Thảo Ðường1
1 Thảo Ðường: Tức Thảo Ðường Thiện Thanh Thiền sư, pháp tự của Hối Ðường Tâm Thiền sư.
---o0o---
47. NGUYÊN VĂN
晦堂不赴溈山請, 延平陳瑩中移書勉之曰: “古人住持無職事, 選有德者居之。當是任者, 必將以斯道覺斯民, 終不以勢位聲利為之變。 今學者大道未明, 各趨異學, 流入名相, 遂為聲 色所動, 賢不肖雜糅不可別白。正宜老成者, 惻 隱存心之時, 以道自任, 障回百川, 固無難矣。 若夫退求靜謐, 務在安逸, 此獨善其身者所好, 非叢林所以望公者”。
出靈源拾遺
PHIÊN ÂM
Hối Ðường bất phó Quy Sơn thỉnh. Diên Bình Trần Oánh Trung di thư miễn chi viết: “Cổ nhân trụ trì vô chức sự, tuyển hữu đức giả cư chi. Ðương thị nhậm giả, tất tương dĩ tư đạo giác tư dân, chung bất dĩ thế vị thanh lợi vi chi biến. Kim học giả đại đạo vị minh, các xu dị học, lưu nhập danh tướng, toại vi thanh sắc sở động, hiền bất tiếu tạp nhữu bất khả biệt bạch. Chính nghi lão thành giả, trắc ẩn tồn tâm chi thời, dĩ đạo tự nhậm, chướng hồi bách xuyên, cố vô nan hỹ. Nhược phù thoái cầu tĩnh mịch, vụ tại an dật, thử độc thiện kỳ thân giả sở hiếu, phi tùng lâm sở dĩ vọng công giả”.
Xuất Linh Nguyên Thập Di
DỊCH NGHĨA
Hối Ðường không nhận lời mời phó hội của Quy Sơn. Trần Oánh Trung1 ở Diên Bình gửi thư khuyên rằng: “Cổ nhân xưa kia, nếu mỗi khi ngôi trụ trì khuyết chức, thì tuyển người hữu đức để bổ sung. Người nhậm chức vụ này, tất phải đem cái đạo ấy để giác ngộ cho người ấy, tuyệt nhiên không vì thế lực thanh lợi làm biến đổi. Người học đời nay chưa thấu tỏ đại đạo, lại đua theo học những điều khác lạ, trôi vào ngả danh tướng, liền bị dao động bởi thanh sắc, kẻ hiền người ngu lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng. Chính vì thế, các bậc lão thành động lòng trắc ẩn1 thì cần phải lấy đạo để tự nhậm, ngăn cản trăm con sông để xoay chuyển lại những ngọn cuồng ba cũng không khó. Trái lại, nếu lui bước để tìm sự tĩnh mịch, chú trọng chốn an nhàn, lấy việc hay riêng thân mình làm sở thích, thì quả thật chẳng phải nơi tùng lâm kỳ vọng ở Ngài vậy”.
1 Trần Oánh Trung: Người đất Sa Hà, châu Nam Kiếm.
1 Trắc ẩn: Lòng thương mến sâu xa, đó là nguồn gốc của long nhân.
Linh Nguyên Thập Di
---o0o---
48. NGUYÊN VĂN
晦堂一日見黃龍有不豫之色, 因逆問之, 黃 龍曰: “監收未得人”。晦堂遂薦感副寺。黃龍 曰: “感尚暴, 恐為小人所謀”。晦堂曰: “化 侍者稍廉謹”。黃龍謂: “化雖廉謹, 不若秀莊 主有量而忠”。靈源嘗問晦堂: “黃龍用一監 收, 何過慮如此”? 晦堂曰: “有國有家者, 未 嘗不本此, 豈特黃龍為然? 先聖亦曾戒之”。
大溈秀雙嶺化感鐵面三人也通菴壁記
PHIÊN ÂM
Hối Ðường nhất nhật kiến Hoàng Long hữu bất dự chi sắc, nhân nghịch vấn chi, Hoàng Long viết: “Giám thu vị đắc nhân”. Hối Ðường toại tiến Cảm Phó Tự. Hoàng Long viết: “Cảm thượng bạo, khủng vi tiểu nhân sở mưu”. Hối Ðường viết: “Hóa thị giả sảo liêm cẩn”. Hoàng Long vị: “Hóa tuy liêm cẩn, bất nhược Tú Trang Chủ hữu lượng nhi trung”. Linh Nguyên thường vấn Hối Ðường: “Hoàng Long dụng nhất giám thu, hà quá lự như thử”? Hối Ðường viết: “Hữu quốc hữu gia giả, vị thường bất bản thử, khởi đặc Hoàng Long vi nhiên? Tiên thánh diệc tằng giới chi”.
Đại Quy Tú Song Lĩnh Hóa Cảm Thiết Diện Tam Nhân Dã Thông Am Bích Ký
DỊCH NGHĨA
Một bữa Hối Ðường thấy Hoàng Long1 có sắc mặt chẳng vui, nhân thế mới hỏi duyên cớ. Hoàng Long nói: “Chưa tìm được người giám thu2. Hối Ðường bèn tiến cử Cảm Phó Tự3. Hoàng Long nói: “Cảm còn thô bạo, sợ bị kẻ tiểu nhân mưu hại”. Hối Ðường nói: “Hóa Thị giả4 là người liêm cẩn”5. Hoàng Long bảo: “Hóa tuy liêm cẩn nhưng lại không bằng Tú Trang Chủ6, có độ lượng mà trung thành”. Linh Nguyên1 thường hỏi Hối Ðường rằng: “Hoàng Long dùng một người giám thu, tại sao quá lo lắng như thế?”. Hối Ðường nói: “Có nước có nhà ai chẳng lấy việc đó làm gốc, chẳng những Hoàng Long làm như thế mà các bậc Tiên thánh cũng từng cảnh giới việc này”.
1 Hoàng Long: Hoàng Long Nam Thiền sư, húy là Huệ Nam, pháp tự của Thạch Sương Viên Thiền sư.
2 Giám thu: Người trông nom việc thu nhập.
3 Cảm Phó Tự: Tức Phúc Nghiêm Từ Cảm Thiền sư, đệ tử nối pháp của Hoàng Long.
4 Hóa Thị giả: Tức Song Lĩnh Hóa Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Hối Ðường Tâm Thiền sư.
5 Liêm cẩn: Liêm khiết, cẩn thận.
6 Tú Trang Chủ: Tức Ðại Quy Hoài Tú Thiền sư, đệ tử nối pháp của Hoàng Long Nam Thiền sư.
1 Linh Nguyên: Hoàng Long Linh Nguyên Duy Thanh Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Tố Tâm Thiền sư.
Đại Quy Tú Song Lĩnh Hóa Cảm Thiết Diện Tam Nhân Dã Thông Am Bích Ký
---o0o---
49. NGUYÊN VĂN
晦堂謂朱給事世英曰:“予初入道, 自恃甚易, 逮見黃龍先師後, 退思日用與理矛盾者極多, 遂 力行之三年, 雖祁寒溽暑, 確志不移, 然後方得 事事如理。而今咳唾掉臂, 也是祖師西來意”。
章江集
PHIÊN ÂM
Hối Ðường vị Chu Cấp Sự Thế Anh viết: “Dư sơ nhập đạo, tự thị thậm dị, đãi kiến Hoàng Long tiên sư hậu, thoái tư nhật dụng dữ lý mâu thuẫn giả cực đa, toại lực hành chi tam niên, tuy kỳ hàn nhục thử, xác chí bất di, nhiên hậu phương đắc sự sự như lý. Nhi kim khái thóa trạo tý, dã thị Tổ Sư Tây lai ý”.
Chương Giang Tập
DỊCH NGHĨA
Hối Ðường bảo Chu Cấp Sự1 Thế Anh rằng: “Ta khi mới nhập đạo, thường mắc cái tính tự thị2. Sau khi gặp Hoàng Long tiên sư, ta mới xét lại những sự việc thông dụng hằng ngày thì thấy mâu thuẫn với đạo lý quá nhiều, liền tận lực làm việc trong ba năm, chẳng quản ngại khi trời rét dữ hay nắng gắt, cũng vững chí không dời đổi, rồi sau đó được tới chỗ sự lý viên dung, nên bây giờ tất cả những cử động như ho hắng hay chuyển động tay chân cũng đều hợp với ý của Tổ Sư từ Tây Trúc lại”3.
1 Chu Cấp Sự: Tên là Chu Ðinh Kiệt, tên chữ là Thế Anh, làm quan đến chức Cấp Sự, người đất Vĩnh Phúc, đỗ Tiến sĩ trong năm Sùng Ninh. Cấp Sự là chức quan Hoàng Môn Thị Lang, coi công việc nội ngoại trong cung vua.
2 Tự thị: Tự cho mình là phải.
3 Ý của Tổ Sư từ Tây Trúc lại: Ý nói Phật pháp tức là thế pháp đều nhất trí với nhau.
Chương Giang Tập
---o0o---
50. NGUYÊN VĂN
朱世英問晦堂曰: “君子不幸小有過差, 而聞 見指目之不暇。小人終日造惡, 而不以為然, 其 故何哉”? 晦堂曰: “君子之德比美玉焉, 有瑕 生內必見於外, 故見者稱異, 不得不指目也。若 夫小人者, 日用所作無非過惡, 又安用言之”?
章江集
PHIÊN ÂM
Chu Thế Anh vấn Hối Ðường viết: “Quân tử bất hạnh tiểu hữu quá sai, nhi văn kiến chỉ mục chi bất hạ. Tiểu nhân chung nhật tạo ác, nhi bất dĩ vi nhiên, kỳ cố hà tai”? Hối Ðường viết: “Quân tử chi đức tỷ mỹ ngọc yên, hữu hà sinh nội tất hiện ư ngoại, cố kiến giả xưng dị, bất đắc bất chỉ mục dã. Nhược phù tiểu nhân giả, nhật dụng sở tác, vô phi quá ác, hựu an dụng ngôn chi”?
Chương Giang Tập
DỊCH NGHĨA1
1 Ðại ý đoạn này là biện minh chỗ không giống nhau giữa quân tử và tiểu nhân.
Chu Thế Anh hỏi Hối Ðường rằng: “Người quân tử chẳng may phạm điều lầm lỗi nhỏ mà có người nghe biết hay thấy thì họ đều chỉ trích không ngớt, kẻ tiểu nhân trọn ngày làm điều ác mà chẳng hề bị người chỉ trích, đó là cớ sao vậy?”. Hối Ðường nói: “Ðức của người quân tử ví như ngọc tốt, nếu có vết ở bên trong tất phải hiện ra ở bên ngoài, nên người ta dễ thấy và cho đó là điều lạ, không thể không chỉ trích được, còn kẻ tiểu nhân, căn cứ vào chỗ làm hằng ngày của họ, thì họ có đầy rẫy điều tội lỗi, làm sao lại có thể dùng lời mà diễn tả được nữa vậy”.
Chương Giang Tập
---o0o---
51. NGUYÊN VĂN
晦堂曰: “聖人之道, 如天地育萬物, 無有不 備於道者; 眾人之道, 如江河淮濟, 山川陵谷, 草木昆蟲, 各盡其量而已, 不知其外無有不備 者。夫道豈二耶? 由得之淺深成有小大耶”!
答張無盡書
PHIÊN ÂM
Hối Ðường viết: “Thánh nhân chi đạo, như thiên địa dục vạn vật, vô hữu bất bị ư đạo giả; chúng nhân chi đạo, như Giang Hà Hoài Tể, sơn xuyên lăng cốc, thảo mộc côn trùng, các tận kỳ lượng nhi dĩ, bất tri kỳ ngoại vô hữu bất bị giả. Phù đạo khởi nhị da? Do đắc chi thiển thâm, thành hữu tiểu đại da”!
Ðáp Trương Vô Tận thư
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này nói về đại đạo là chí cực của trời đất thì đồng nhất và bao trùm cùng khắp đó đây.
Hối Ðường nói: “Cái đạo của Thánh nhân, cũng như trời đất nuôi vạn vật, nên đạo không chỗ nào là không đầy đủ. Cái đạo của chúng nhân, ví như sông Giang, sông Hà, sông Hoài, sông Tể, như gò núi suối hang, như côn trùng cây cỏ, đều chỉ hết cái lượng của chúng mà thôi. Chúng đâu có biết, ngoài phạm vi của chúng ra, đạo vẫn bao trùm khắp nơi chốn vậy. Ôi! Há đâu lại có hai ngả vậy ư! Ðó chỉ là do chỗ biết có nông sâu, nên mới thành ra có lớn nhỏ”!
Thư trả lời Trương Vô Tận2
2 Trương Vô Tận: Tức Trương Thương Anh, tên chữ là Thiên Giác, người đất Tân Trạch thuộc Thục Châu, trước tác bộ Hộ Pháp Luận.
---o0o---
52. NGUYÊN VĂN
晦堂曰: “久廢不可速成, 積弊不可頓除, 優 游不可久戀, 人情不能恰好, 禍患不可苟免。夫 為善知識達此五事, 涉世可無悶矣”。
與祥和尚書
PHIÊN ÂM
Hối Ðường viết: “Cửu phế bất khả tốc thành, tích tệ bất khả đốn trừ, ưu du bất khả cửu luyến, nhân tình bất năng kháp hảo, họa hoạn bất khả cẩu miễn. Phù vi thiện tri thức đạt thử ngũ sự, thiệp thế khả vô muộn hỹ”.
Dữ Tường Hòa thượng thư
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này chỉ rõ về cách dụng ý xử thế của trụ trì, để biết chỗ đối với đại pháp của cổ nhân.
Hối Ðường nói: “Bỏ lâu không thể thành công mau chóng, điều tệ tích chứa không thể trừ bỏ ngay, chơi bời thong thả không thể mến tiếc lâu dài, tình người chẳng hay thỏa đáng tốt đẹp, họa hoạn không thể dễ dàng trôi qua. Ôi! Làm bậc thiện tri thức đạt được năm việc này, thời có thể thiệp thế mà không buồn phiền vậy”.
Thư gửi Tường Hòa thượng
---o0o---
53. NGUYÊN VĂN
晦堂曰: “先師進止嚴重, 見者敬畏。衲子因 事請假, 多峻拒弗從。惟聞省侍親老, 氣色穆然 見於顏面, 盡禮津遣。其愛人恭孝如此”。
與謝景溫書
PHIÊN ÂM
Hối Ðường viết: “Tiên sư tiến chỉ nghiêm trọng, kiến giả kính úy. Nạp tử nhân sự thỉnh giả, đa tuấn cự phất tòng. Duy văn tỉnh thị thân lão, khí sắc mục nhiên hiện ư nhan diện, tận lễ tân khiển. Kỳ ái nhân cung hiếu như thử”.
Dữ Tạ Cảnh Ôn thư
DỊCH NGHĨA
Hối Đường nói: “Bậc tiên sư khi tiến lúc ngưng, đều trang nghiêm trịnh trọng, người đời thấy thế đều cung kính sợ hãi. Kẻ nạp tử, nhân khi có việc xin đi đâu, Ngài phần nhiều quở trách không ưng thuận. Nhưng khi nghe thấy xin phép về thăm cha mẹ già, thì khí sắc vui vẻ của Ngài hiện ngay nơi nét mặt, rất vui vẻ chấp thuận ngay. Ngài yêu thương người hiếu kính đến thế”.
Thư gửi Tạ Cảnh Ôn1
1 Tạ Cảnh Ôn: Tên chữ là Sư Trực.
---o0o---
54. NGUYÊN VĂN
晦堂曰:“黃龍先師昔同雲峯悅和尚夏居荊南 鳳林。悅好辯論, 一日與衲子作喧, 先師閱經自 若, 如不聞見。已而, 悅詣先師案頭, 瞋目責之 曰:“爾在此習善知識量度耶”? 先師稽首謝之, 閱經如故”。
已上並見靈源拾遺
PHIÊN ÂM
Hối Đường viết: “Hoàng Long tiên sư tích đồng Vân Phong Duyệt Hòa thượng hạ cư Kinh Nam Phượng Lâm. Duyệt hiếu biện luận, nhất nhật dữ nạp tử tác huyên, tiên sư duyệt kinh tự nhược, như bất văn kiến. Dĩ nhi, Duyệt nghệ tiên sư án đầu, sân mục trách chi viết: “Nhĩ tại thử tập thiện tri thức lượng độ da”? Tiên sư khể thủ tạ chi, duyệt kinh như cố”.
Dĩ thượng tịnh kiến Linh Nguyên Thập Di
DỊCH NGHĨA
Hối Ðường nói: “Hoàng Long tiên sư xưa kia cùng với Vân Phong1 Duyệt Hòa thượng, nhập hạ ở Kinh Nam Phượng Lâm. Duyệt là người thích biện luận, có một ngày tạo ra cảnh huyên náo với nạp tử. Tiên sư vẫn lặng lẽ xem kinh, coi như mình không hề nghe biết. Sau đó, Duyệt tới đầu án kinh của tiên sư, quắc mắt trách rằng: “Ông ở chỗ này học tập cái độ lượng của bậc thiện tri thức vậy ư?”. Tiên sư cúi đầu bái tạ, rồi lại xem kinh như cũ”.
1 Vân Phong: Nam Nhạc Vân Phong Văn Duyệt Thiền sư, pháp tự của Ðại Ngu Chí Thiền sư, đời thứ 11 phái Nam Nhạc.
Phần trên xem thêm Linh Nguyên Thập Di
---o0o---
55. NGUYÊN VĂN
黃龍南和尚曰:“予昔同文悅遊湖南, 見衲子擔 籠行脚者, 悅驚異蹙頞, 已而呵曰:“自家閨閣中 物不肯放下, 返累及他人擔夯, 無乃太勞乎””。
林間錄
PHIÊN ÂM
Hoàng Long Nam Hòa thượng viết: “Dư tích đồng Văn Duyệt du Hồ Nam, kiến nạp tử đảm lung hành cước giả, Duyệt kinh dị súc át, dĩ nhi ha viết: “Tự gia khuê các trung vật, bất khẳng phóng hạ, phản lụy cập tha nhân đảm hãng, vô nãi thái lao hồ””.
Lâm Gian Lục
DỊCH NGHĨA1
1 Ðại ý trong đoạn này bàn về người học đạo, cần phải phóng há vạn duyên.
Hoàng Long Nam Hòa thượng nói: “Ta trước kia cùng Văn Duyệt vân du ở Hồ Nam, thấy kẻ nạp tử mang lung2 đi hành cước3. Duyệt kinh dị, nhăn mặt chau mày mắng rằng: “Vật trong nơi khuê các4 ở chính trong nhà mình mà chẳng chịu bỏ đi, lại phiền lụy đến phần gánh của người khác, thật quả là quá mệt nhọc vậy””.
2 Lung: Cái lồng hoặc cái đương làm bằng tre, khoác sau lưng để đựng đồ vật.
3 Hành cước: Ði hành cước, vị Tăng không cần chốn ở nhất định, tự mình đi khắp đó đây để tìm thầy học đạo, hoặc giáo hóa quần chúng.
4 Khuê các: Cái cửa nhỏ, cửa nách, câu này ý nói tự mình hãy còn vọng tưởng chấp trước.
Lâm Gian Lục
---o0o---
56. NGUYÊN VĂN
黃龍曰: “住持要在得眾, 得眾要在見情。先 佛言, 人情者為世之福田。蓋理道所由生也。故 時之否泰, 事之損益, 必因人情。情有通塞, 則 否泰生; 事有厚薄, 則損益至。惟聖人能通天下 之情, 故<易>之別卦, 乾下坤上則曰泰, 乾上坤 下則曰否, 其取象。損上益下則曰益, 損下益 上則曰損。夫乾為天, 坤為地, 天在下而地在 上, 位固乖矣。而返謂之泰者, 上下交故也。主 在上而賓處下, 義固順矣, 而返謂之否者, 上下 不交故也。是以, 天地不交, 庶物不育。人情不 交, 萬事不和。損益之義, 亦由是矣。夫在人上 者, 能約己以裕下, 下必悅而奉上矣, 豈不謂之 益乎? 在上者蔑下而肆諸己, 下必怨而叛上矣, 豈不謂之損乎? 故上下交則泰, 不交則否。自損 者人益, 自益者人損。情之得失, 豈容易乎? 先 聖嘗喻人為舟, 情為水。水能載舟, 亦能覆舟, 水順舟浮, 違則沒矣。故住持得人情則興, 失人 情則廢。全得而全興, 全失而全廢。故同善則福 多, 同惡則禍甚。善惡同類, 端如貫珠; 興廢象 行, 明若觀日。斯歷代之元龜也”。
與黃蘗勝書
PHIÊN ÂM
Hoàng Long viết: “Trụ trì yếu tại đắc chúng, đắc chúng yếu tại kiến tình. Tiên Phật ngôn, nhân tình giả, vi thế chi phúc điền. Cái lý đạo sở do sinh dã. Cố thời chi bĩ thái, sự chi tổn ích, tất nhân nhân tình. Tình hữu thông tắc, tắc bĩ thái sinh; sự hữu hậu bạc, tắc tổn ích chí. Duy Thánh nhân năng thông thiên hạ chi tình, cố Dịch chi biệt quái, Càn hạ Khôn thượng tắc viết Thái, Càn thượng Khôn hạ tắc viết Bĩ, kỳ thủ tượng. Tổn thượng Ích hạ tắc viết Ích, Tổn hạ Ích thượng tắc viết Tổn. Phù Càn vi thiên, Khôn vi địa, thiên tại hạ nhi địa tại thượng, vị cố quai hỹ, nhi phản vị chi thái giả, thượng hạ giao cố dã. Chủ tại thượng nhi tân xử hạ, nghĩa cố thuận hỹ, nhi phản vị chi bĩ giả, thượng hạ bất giao cố dã. Thị dĩ, thiên địa bất giao, thứ vật bất dục. Nhân tình bất giao, vạn sự bất hòa. Tổn ích chi nghĩa, diệc do thị hỹ. Phù tại nhân thượng giả, năng ước kỷ dĩ dụ hạ, hạ tất duyệt nhi phụng thượng hỹ, khởi bất vị chi ích hồ? Tại thượng giả miệt hạ nhi tứ chư kỷ, hạ tất oán nhi bạn thượng hỹ, khởi bất vị chi tổn hồ? Cố thượng hạ giao tắc thái, bất giao tắc bĩ. Tự tổn giả nhân ích, tự ích giả nhân tổn. Tình chi đắc thất, khởi dung dị hồ? Tiên thánh thường dụ nhân vi chu, tình vi thủy, thủy năng tải chu, diệc năng phúc chu, thủy thuận chu phù, vi tắc một hỹ. Cố trụ trì đắc nhân tình tắc hưng, thất nhân tình tắc phế. Toàn đắc nhi toàn hưng, toàn thất nhi toàn phế. Cố đồng thiện tắc phúc đa, đồng ác tắc họa thậm. Thiện ác đồng loại, đoan như quán châu; hưng phế tượng hành, minh nhược quan nhật. Tư lịch đại chi nguyên quy dã”.
Dữ Hoàng Nghiệt Thắng thư
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này nói rõ sự tương quan trên và dưới phải giao hòa với nhau thì mọi việc mới nhất trí.
Hoàng Long nói: “Trụ trì cần ở chỗ được lòng chúng. Ðược lòng chúng là ở chỗ thấy tình. Ðức Phật nói: “Tình người làm ruộng phước cho đời, đạo lý đều từ đó sinh ra”. Cho nên, sự bĩ thái của thời, tổn ích của việc, tất nương vào tình người. Tình người có thông tắc, nên bĩ thái phát sinh. Sự việc có hậu bạc, nên tổn ích phải đến. Duy Thánh nhân hay sáng suốt được cái tình của thiên hạ, nên những quẻ riêng biệt trong Kinh Dịch có chia ra; Càn ở dưới Khôn ở trên, thời nói rằng Thái2, Càn ở trên Khôn ở dưới, thời nói rằng Bĩ3. Theo Tượng truyện của Dịch: Tổn ở trên Ích ở dưới, thời nói rằng Ích4, Tổn ở dưới Ích ở trên, thời nói rằng Tổn1. Ôi! Càn là trời, Khôn là đất, trời ở dưới mà đất ở trên, thời ngôi vị đó trái ngược, mà lại bảo đó là thái, là vì lẽ trên dưới giao hòa nhau vậy. Chủ ở trên mà khách dưới, thì nghĩa đó là thuận, mà trái lại bảo đó là bĩ, là vì lẽ trên dưới chẳng giao hòa với nhau vậy. Bởi lẽ trời đất chẳng giao hòa với nhau, nên mọi vật chẳng được sự nuôi nấng, lòng người chẳng giao cảm với nhau, nên muôn việc chẳng hòa, cái nghĩa tổn ích cũng bởi thế mà ra. Ôi! Người ở địa vị trên, thời tự biết mình phải tiết ước mà phải rộng rãi với kẻ dưới, thời người dưới tất vui vẻ mà cung phụng người trên, há chẳng bảo đó là ích vậy ư? Ở ngôi trên mà khinh miệt kẻ dưới, lại tự mình phóng túng, thời người dưới tất oán mà trái lệnh trên, há chẳng bảo đó là tổn vậy ư? Cho nên trên dưới giao hòa thời thái, chẳng giao hòa thời bĩ! Tự tổn mình thì ích người, tự ích mình thì tổn người. Sự được hay mất của tình người, đâu có dễ dàng vậy. Tiên thánh thường ví2 người là con thuyền, tình là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng hay lật được thuyền, thuận với nước thì thuyền nổi, trái với nước thì thuyền chìm. Vậy nên, người trụ trì nếu được lòng người thì hưng thịnh, mất lòng người thời suy vi. Ðược hoàn toàn thì hoàn toàn thịnh, mất hoàn toàn thì hoàn toàn suy. Thế nên, cùng làm điều thiện thì phúc nhiều, cùng làm điều ác thì vạ lắm. Thiện ác cùng một loại, luân chuyển như đầu mối chuỗi hạt châu. Thịnh suy theo pháp tắc tuần hành tỏ rõ như xem mặt trời vậy. Ðó là nguyên quy1 cho đời này qua đời khác phải noi theo”.
2 Càn ở dưới Khôn ở trên, thời nói rằng Thái. Dịch ở câu: “Càn hạ Khôn thượng, tắc vị chi Thái”. Ðó là nói quẻ Ðịa Thiên Thái. Quẻ Địa Thiên Thái thì Càn ở dưới Khôn ở trên, nên gọi là Càn hạ Khôn thượng. Khôn là địa, Càn là thiên, nên tên quẻ đọc là Ðịa Thiên Thái. Thái có nghĩa là an vui, thông thuận.
3 Càn ở trên Khôn ở dưới, thời nói rằng Bĩ. Dịch ở câu: “Càn thượng Khôn hạ, tắc viết Bĩ”. Ðó là nói về quẻ Thiên Ðịa Bĩ trong Kinh Dịch. Quẻ Thiên Ðịa Bĩ thì Khôn ở dưới, Càn ở trên. Càn là thiên, Khôn là địa, nên quẻ đọc là Thiên Ðịa Bĩ. Bĩ nghĩa là che lấp, cùng quẫn.
4 Tổn ở trên Ích ở dưới, thời nói rằng Ích. Dịch trong câu: “Tổn thượng Ích hạ, tắc viết Ích. Ðó là quẻ Phong Lôi Ích trong Kinh Dịch. Quẻ Phong Lôi Ích thì Chấn ở dưới Tốn ở trên. Tốn là phong, chấn là lôi nên tên quẻ đặt là Phong Lôi Ích. Phong là gió, lôi là sấm, gió mạnh thời sấm càng vang, sấm vang thời gió càng dữ, gió sấm hỗ trợ nhau nên gọi là ích.
1 Tổn ở dưới Ích ở trên, thời nói rằng Tổn. Dịch ở câu: Tổn hạ Ích thượng, tắc viết Tổn. Ðó là quẻ Sơn Trạch Tổn trong Kinh Dịch. Quẻ này Đoài ở dưới Cấn ở trên. Cấn là sơn, Đoài là trạch, nên tên quẻ đọc là Sơn Trạch Tổn (sơn là núi, trạch là sông). Tổn có nghĩa là thiệt hại, giảm bớt. Ví như đào đất ở dưới đưa đắp lên trên làm nền, thời nền hỏng mà tường tháp phải đổ ngay, thế thì tổn dưới ích trên là việc rất nguy hiểm, nên đặt quẻ bằng Tổn.
2 Tiên thánh thường ví: Sách Gia Ngữ chép: “Ôi! Vua như là con thuyền, dân như là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng hay làm cho thuyền lật”.
1 Nguyên quy: Nguyên quy có nghĩa là con rùa lớn, ngày xưa thường dùng mai rùa để bói việc cát hung. Nguyên quy ở đây có nghĩa là khuôn phép cho muôn đời vậy.
Thư gửi cho Hoàng Nghiệt Thắng2
2 Hoàng Nghiệt Thắng: Hoàng Nghiệt Duy Thắng Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam Thiền sư.
---o0o---
57. NGUYÊN VĂN
黃龍謂荊公曰: “凡操心所為之事, 常要面前 路徑開闊, 使一切人行得, 始是大人用心。若也險 隘不通, 不獨使他人不能行, 兼自家亦無措足之地 矣”。
章江集
PHIÊN ÂM
Hoàng Long vị Kinh Công viết: “Phàm tháo tâm sở vi chi sự, thường yếu diện tiền lộ kính khai khoát, sử nhất thiết nhân hành đắc, thủy thị đại nhân dụng tâm. Nhược dã hiểm ải bất thông, bất độc sử tha nhân bất năng hành, kiêm tự gia diệc vô thố túc chi địa hỹ”.
Chương Giang Tập
DỊCH NGHĨA
Hoàng Long bảo Kinh Công1 rằng: “Phàm để tâm vào công việc chỗ mình làm, thường cần phải mở rộng con đường thẳng trước mắt, khiến cho hết thảy mọi người đều đi được, đó mới là cách dụng tâm của đại nhân. Bằng như con đường lại nguy hiểm chẳng thông, chẳng những khiến người ta chẳng hay đi được mà chính ngay cả tự mình cũng không có nơi đặt chân vậy”.
1 Kinh Công: Tên chữ là Giới Thụ, thường gọi là Vương An Thạch, là quan Tri sự ở Kinh Châu, pháp tự của Bảo Phong Thiền sư.
Chương Giang Tập
---o0o---
58. NGUYÊN VĂN
黃龍曰:“夫人語默舉措, 自謂上不欺天, 外不 欺人, 內不欺心, 誠可謂之得矣。然猶戒謹乎獨 居隱微之間, 果無纖毫所欺, 斯可謂之得矣”。
答荊公書
PHIÊN ÂM
Hoàng Long viết: “Phù nhân ngữ mặc cử thố, tự vị thượng bất khi thiên, ngoại bất khi nhân, nội bất khi tâm, thành khả vị chi đắc hỹ. Nhiên do giới cẩn hồ độc cư ẩn vi chi gian, quả vô tiêm hào sở khi, tư khả vị chi đắc hỹ”.
Ðáp Kinh Công thư
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này ý nói về việc làm của con người dù ở chỗ sáng cũng như chỗ tối, cần phải thân tâm nhất trí.
Hoàng Long nói: “Người ta khi nói năng lúc lặng thinh, khi cử động lúc an tĩnh, tự mình phải trên chẳng dối trời, ngoài không dối người, trong chẳng dối lòng, đó mới bảo là được vậy. Tuy nhiên, cũng còn phải nên gìn giữ và thận trọng ngay cả ở chỗ một mình hay nơi vắng kín, quả thật không một mảy may dối trá, như thế mới bảo đó là được vậy”.
Thư đáp Kinh Công
---o0o---
59. NGUYÊN VĂN
黃龍曰:“夫長老之職乃道德之器。先聖建叢 林, 陳紀綱, 立名位, 選擇有道德衲子, 命之曰長老 者, 將行其道德, 非苟竊是名也。慈明先師嘗曰: “與其守道老死丘壑, 不若行道領眾於叢林”。 豈非善守長老之職者? 則佛祖之道德存歟”?
與翠岩真書
PHIÊN ÂM
Hoàng Long viết: “Phù trưởng lão chi chức nãi đạo đức chi khí. Tiên thánh kiến tùng lâm, trần kỷ cương, lập danh vị, tuyển trạch hữu đạo đức nạp tử, mệnh chi viết Trưởng lão giả, tương hành kỳ đạo đức, phi cẩu thiết thị danh dã. Từ Minh tiên sư thường viết: “Dữ kỳ thủ đạo lão tử khâu hác, bất nhược hành đạo lãnh chúng ư tùng lâm”. Khởi phi thiện thủ Trưởng lão chi chức giả? Tắc Phật Tổ chi đạo đức tồn dư”?
Dữ Thuý Nham Chân thư
DỊCH NGHĨA
Hoàng Long nói: “Cái chức của trưởng lão1 là khí cụ của đạo đức. Bậc Tiên thánh kiến tạo tùng lâm, đặt ra kỷ cương, lập ra danh vị, tuyển chọn người nạp tử có đạo đức để gánh vác chức đó. Nên chức vụ của trưởng lão có trách nhiệm là phải thực hành phần đạo đức của mình, chẳng phải chỉ lạm dụng cái tên đó vậy. Từ Minh tiên sư thường nói: “Cùng với người giữ đạo tuy cùng chết già trong hang núi, nhưng chẳng bằng người hành đạo lãnh chúng chốn tùng lâm”. Há chẳng phải là người khéo giữ chức vụ trưởng lão, thời đạo đức của Phật Tổ còn được tồn tại đó sao”?
1 Trưởng lão: Chức trưởng lão trong thiền gia có ba bậc:
a. Kỳ niên trưởng lão, vị có nhiều tuổi đời và tuổi hạ.
b. Pháp trưởng lão, chỉ vào vị có trí tuệ, đức độ liễu đạt được pháp tính.
c. Tác trưởng lão, chỉ gán cho danh hiệu trưởng lão mà thôi.
Thư gửi Thúy Nham Chân
---o0o---
60. NGUYÊN VĂN
黃龍謂隱士潘延之曰:“聖賢之學非造次可成, 須在積累。積累之要, 惟專與勤, 屏絕嗜好, 行 之勿倦, 然後擴而充之, 可盡天下之妙”。
龍山廣錄
PHIÊN ÂM
Hoàng Long vị ẩn sĩ Phan Diên Chi viết: “Thánh hiền chi học, phi tháo thứ khả thành, tu tại tích lũy. Tích lũy chi yếu, duy chuyên dữ cần, bính tuyệt thị hiếu, hành chi vật quyện, nhiên hậu khoáng nhi sung chi, khả tận thiên hạ chi diệu”.
Long Sơn Quảng Lục
DỊCH NGHĨA
Hoàng Long bảo ẩn sĩ Phan Diên Chi1 rằng: “Cái học của Thánh hiền không thể thành tựu ngay được mà cần phải tích lũy. Cái trọng yếu của tích lũy, duy ở chỗ chuyên và cần, trừ khử lòng thị hiếu, thực hành không biết mỏi, vậy sau mới mở mang rộng rãi ra thì có thể hết được cái diệu trong thiên hạ”.
1 Phan Diên Chi: Tức cao sĩ Phan Diên Chi, tên chữ Hưng Tự, thường hỏi pháp ở Hoàng Long Nam Thiền sư.
Long Sơn Quảng Lục
---o0o---
61. NGUYÊN VĂN
潘延之聞黃龍法道嚴密, 因問其要, 黃龍曰: “父嚴則子敬。今日之規訓, 後日之模範也。譬 治諸地, 隆者下之, 窪者平之。彼將登于千仞之 山, 吾亦與之俱; 困而極於九淵之下, 吾亦與 之俱。伎之窮, 妄之盡, 彼則自休也”。又曰: “姰之嫗之, 春夏所以生育也; 霜之雪之, 秋冬 所以成熟也。吾欲無言, 可乎”?
林間錄
PHIÊN ÂM
Phan Diên Chi văn Hoàng Long pháp đạo nghiêm mật, nhân vấn kỳ yếu, Hoàng Long viết: “Phụ nghiêm tắc tử kính. Kim nhật chi quy huấn, hậu nhật chi mô phạm dã. Thí trị chư địa, long giả hạ chi, oa giả bình chi. Bỉ tương đăng vu thiên nhận chi sơn, ngô diệc dữ chi câu; khốn nhi cực ư cửu uyên chi hạ, ngô diệc dữ chi câu. Kỹ chi cùng, vọng chi tận, bỉ tắc tự hưu dã”. Hựu viết: “Hú chi ẩu chi, xuân hạ sở dĩ sinh dục dã; sương chi tuyết chi, thu đông sở dĩ thành thục dã. Ngô dục vô ngôn, khả hồ”?
Lâm Gian Lục
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này đại ý nói sự tiếp chúng của thầy cũng giống với lý phát sinh nuôi dưỡng vạn vật của trời đất không khác.
Phan Diên Chi nghe biết Hoàng Long là người đạo pháp nghiêm mật, nhân đến hỏi về yếu lĩnh đó. Hoàng Long nói: “Cha nghiêm thời con kính, quy huấn ngày nay là mô phạm cho đời sau. Ví như san đất, chỗ cao thì đào cho thấp, chỗ trũng thì lấp cho bằng. Kẻ kia muốn lên núi cao ngàn nhận2 ta cũng theo họ đi cùng, khốn khổ đến cùng cực ở nơi vực thẳm3 ta cùng đi tới với họ. Khi tài đã cùng, vọng đã hết, thời kẻ kia tự nghỉ vậy”. Lại nói rằng: “Có nuôi có dưỡng1 nên vạn vật sở dĩ sinh trưởng ở mùa xuân, mùa hạ; có sương có tuyết, nên vạn vật thành thục ở mùa thu, mùa đông. Ta muốn đừng nói có thể được vậy ư”?
2 Nhận: Nhà Chu ấn định bề cao ba thước ta là một nhận.
3 Vực thẳm: Dịch từ chữ “cửu uyên”, tức là chỗ nước sâu nhất.
1 Có nuôi có dưỡng: Dịch câu “Hú chi ấu chi”. Trời lấy khí để nuôi vạn vật gọi là hú, đất lấy hình để dưỡng vạn vật gọi là ấu.
Lâm Gian Lục
---o0o---
62. NGUYÊN VĂN
黃龍室中有三關語。衲子少契其機者, 脫有詶 對, 惟斂目危坐, 殊無可否。延之益扣之。黃龍 曰: “已過關者, 掉臂而去, 從關吏問可否, 此 未透關者也”。
林間錄
PHIÊN ÂM
Hoàng Long thất trung hữu tam quan ngữ. Nạp tử thiểu khế kỳ cơ giả, thoát hữu thù đối, duy liễm mục nguy tọa, thù vô khả phủ. Diên chi ích khấu chi. Hoàng Long viết: “Dĩ quá quan giả, trạo tý nhi khứ, tòng quan lại vấn khả phủ, thử vị thấu quan giả dã”.
Lâm Gian Lục
DỊCH NGHĨA
Hoàng Long trong trượng thất có ba lời then chốt gọi là “Tam quan ngữ”1. Kẻ nạp tử ít người khế hợp được cơ đó, hoặc có thù đối, chỉ nhắm mắt ngồi ngay, không quyết đoán khả phủ2 được. Diên Chi luôn luôn nghiền ngẫm quan ngữ đó. Hoàng Long nói: “Người đã qua cửa ải rồi thì vung cánh tay mà đi, nếu còn theo người giữ cửa để hỏi khả phủ, thì đó là người chưa thấu được quan ngữ vậy”.
1 Tam quan ngữ: Theo Văn Ngọa Kỷ Ðàm: Hoàng Long Tuệ Nam Thiền sư, lúc bình thời, nếu thấy học đồ tới, tất nhiên, Ngài đem ba điểm then chốt là “Sinh duyên”: Duyên nơi sinh,“Phật thủ”: Tay Phật và “Lư cước”: Chân lừa, để hỏi. Như Hoàng Long hỏi Long Khánh Nhàn: “Mỗi người đều có cái sinh duyên, vậy sinh duyên của Thượng tọa ở chốn nào?”. Nhàn thưa: “Sáng sớm ăn cháo hoa, đến tối lại thấy đói”. Lại duỗi tay và hỏi: “Tay làm thế nào giống như tay Phật?”. Nhàn thưa: “Gảy khúc đàn tỳ bà dưới trăng”. Lại duỗi chân ra và hỏi: “Chân ta sao giống tợ chân lừa?”. Nhàn thưa: “Cò trắng đứng trên tuyết chẳng cùng màu sắc”. Cứ vấn đáp như thế, nếu người học chưa khế ngộ được cơ đó thì dù hơn 30 năm trời, hoặc có thù đáp chăng nữa, cũng duy chỉ nhắm mắt ngồi ngay mà thôi, vẫn chưa quyết đoán được khả phủ. Vì thế nên chốn tùng lâm gọi đó là “Tam quan ngữ của Hoàng Long”. Bài tụng tổng quát về Tam quan ngữ của Hoàng Long như sau:
Sinh duyên đoạn xứ thân lư cước,
Lư cước thân thời Phật thủ khai.
Vị đáo ngũ hồ, tham học giả,
Tam quan nhất nhất thấu tương lai.
Tạm dịch:
Chân lừa khi duỗi đoạn duyên sinh,
Tay Phật mở ra lúc đó liền.
Tham học những người trong bốn biển,
Phải lo thấu triệt nghĩa tam quan.
2 Khả phủ: Nên hay không nên, được hay không được...
Lâm Gian Lục
---o0o---
63. NGUYÊN VĂN
黃龍曰: “道, 如山愈升而愈高, 如地愈行 而愈遠。學者卑淺, 盡其力而止耳。惟有志於道 者, 乃能窮其高遠, 其他孰與焉”?
記聞
PHIÊN ÂM
Hoàng Long viết: “Ðạo, như sơn dũ thăng nhi dũ cao, như địa dũ hành nhi du viễn. Học giả ti thiển, tận kỳ lực nhi chỉ nhĩ. Duy hữu chí ư đạo giả, nãi năng cùng kỳ cao viễn, kỳ tha thục dữ yên”?
Ký Văn
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này chỉ rõ chỗ cao xa của người học đạo phải nhất chí chuyên tâm để đạt tới chỗ cùng cực của đạo.
Hoàng Long nói: “Ðạo như núi, càng lên lại càng cao; như đất, càng đi lại càng xa. Người học nông cạn chỉ hết cái sức của họ mà ngưng vậy. Duy người có chí với đạo, mới hay cùng được chỗ cao xa đó. Ngoài ra, thì ai sánh kịp được như thế vậy”?
Ký Văn
---o0o---
64. NGUYÊN VĂN
黃龍曰: “古之天地日月, 猶今之天地日月; 古之萬物性情, 猶今之萬物性情。天地日月固無 易也, 萬物性情固無變也, 道胡為而獨變乎? 嗟 其未至者, 厭故悅新, 捨此取彼, 猶適越者, 不 之南而之北, 誠可謂異於人矣。然徒勞其心, 苦 其身。其志愈勤, 其道愈遠矣”。
遁菴壁記
PHIÊN ÂM
Hoàng Long viết: “Cổ chi thiên địa nhật nguyệt, do kim chi thiên địa nhật nguyệt; cổ chi vạn vật tính tình, do kim chi vạn vật tính tình. Thiên địa nhật nguyệt cố vô dịch dã, vạn vật tính tình cố vô biến dã, đạo hồ vi nhi độc biến hồ? Ta kỳ vị chí giả, yếm cố duyệt tân, xả thử thủ bỉ, do thích Việt giả, bất chi Nam nhi chi Bắc, thành khả vị dị ư nhân hỹ. Nhiên đồ lao kỳ tâm, khổ kỳ thân, kỳ chí dũ cần, kỳ đạo dũ viễn hỹ”.
Ðộn Am Bích Ký
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này đại ý nói: Đại đạo thì nhất quán, cái lý thì chẳng biến đổi ở cả xưa và nay.
Hoàng Long nói: “Trời đất, mặt trời, mặt trăng ở thời xưa, cũng như trời đất, mặt trời, mặt trăng ở thời nay. Tính tình vạn vật ở thời xưa cũng như tính tình vạn vật ở thời nay. Trời đất, mặt trời, mặt trăng thì cố định, không đổi. Tính tình của muôn vật cũng cố định, không biến. Tại sao riêng có đạo biến đổi được vậy ư? Ðáng buồn cho người chưa đến được đạo, chỉ chán cũ vui mới, bỏ cái này lấy cái kia, cũng giống như người đi về đất Việt1 chẳng đi về phía Nam mà đi về phía Bắc, đó bảo là khác người vậy. Như thế, chỉ luống nhọc lòng họ, khổ thân họ, chí của họ càng siêng, nhưng cái đạo đó lại càng xa vậy”.
1 Ðất Việt: Giống người Việt ngày xưa ở các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt bên Tàu, đều là nòi giống Việt, gọi là Bách Việt, như giống Ư Việt thì ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở nước Việt Nam ta.
Ðộn Am Bích Ký
---o0o---
65. NGUYÊN VĂN
黃龍謂英邵武曰:“志當歸一, 久而勿退, 他 日必知妙道所歸。其或心存好惡, 情縱邪僻, 雖 有志氣如古人, 予終恐不得見其道矣”。
壁記
PHIÊN ÂM
Hoàng Long vị Anh Thiệu Võ viết: “Chí đương quy nhất, cửu nhi vật thoái, tha nhật tất tri diệu đạo sở quy. Kỳ hoặc tâm tồn hiếu ố, tình túng tà tích, tuy hữu chí khí như cổ nhân, dư chung khủng bất đắc kiến kỳ đạo hỹ”.
Bích Ký
DỊCH NGHĨA
Hoàng Long bảo Anh Thiệu Võ rằng: “Chí con người phải quy về một, phải giữ cho bền lâu chớ đổi dời, thì một ngày kia tất biết được chỗ quy thú của diệu đạo. Giả hoặc kẻ đó tâm còn đắm vào tốt xấu, tình còn buông vào tà vạy, thì dẫu có chí khí như cổ nhân, ta sợ trọn đời cũng chẳng được thấy đạo vậy”.
Bích Ký
---o0o---
66. NGUYÊN VĂN
寶峯英和尚曰:“諸方老宿批判先覺語言, 拈 提, 公案, 猶如捧土培泰山, 掬水沃東海。然彼 豈賴此以為高深耶? 觀其志在益之, 而不自知非 其當也”。
廣錄
PHIÊN ÂM
Bảo Phong Anh Hòa thượng viết: “Chư phương lão túc phê phán tiên giác ngữ ngôn, niêm đề, công án, do như phủng thổ bồi Thái Sơn, cúc thủy ốc Ðông Hải. Nhiên bỉ khởi lại thử dĩ vi cao thâm da? Quan kỳ chí tại ích chi, nhi bất tự tri phi kỳ đáng dã”.
Quảng Lục
DỊCH NGHĨA
Bảo Phong Anh Hòa thượng nói: “Các bậc lão túc khắp nơi, có những niêm đề, công án1 để phê phán về lời nói của các bậc tiên giác, đó chẳng qua như người bưng đất đắp Thái Sơn, vúc nước tưới biển Ðông Hải. Song các Ngài há lại cậy vào đó để làm cao sâu vậy ư? Căn cứ vào chí của mình thì đó là ích, nhưng lại chẳng tự biết, đó chẳng phải là thỏa đáng vậy”.
1 Niêm đề, công án: Niêm đề có nghĩa là nhắc lấy một đề mục để phê phán cái pháp tắc của cổ nhân, gọi là cổ tắc, nên gọi niêm đề là niêm cổ, hay niêm tắc, có nghĩa là lựa chọn những cổ tắc công án trong thiền lâm, để khai phát tâm địa của người học. Công án ngụ ý là án đọc của công phủ, dùng ngôn ngữ để kiểm thảo phần sở đắc của pháp. Công là phần chí lý, tức là cái lý công của thiên hạ, án là phần văn chương, ghi chép chỗ chí lý của Thánh hiền. Vậy công án tức là phần ký lục về những sự kiện thương lượng vấn đáp chí lý trong thiền gia để giúp ích cho người tham thiền biện đạo.
Quảng Lục
---o0o---
67. NGUYÊN VĂN
英邵武每見學者恣肆不懼因果, 嘆息久之曰: “勞生如旅泊, 住則隨緣, 去則亡矣, 彼所得能 幾何? 爾輩不識廉恥, 干犯名分, 污瀆宗教乃至 如是。大丈夫志在恢弘祖道, 誘掖後來, 不應私 擅己慾無所避忌, 媒一身之禍, 造萬劫之殃。三 途地獄受苦者, 未是苦也, 向袈裟下失却人身, 實為苦也”。
壁記
PHIÊN ÂM
Anh Thiệu Võ mỗi kiến học giả tứ tứ bất cụ nhân quả, thán tức cửu chi viết: “Lao sinh như lữ bạc, trụ tắc tùy duyên, khứ tắc vong hỹ, bỉ sở đắc năng kỷ hà? Nhĩ bối bất thức liêm sỉ, can phạm danh phận, ô độc tông giáo nãi chí như thị. Ðại trượng phu chí tại khôi hoằng tổ đạo, dụ dịch hậu lai, bất ưng tư thiện kỷ dục vô sở tị kỵ, môi nhất thân chi họa, tạo vạn kiếp chi ương. Tam đồ địa ngục thụ khổ giả, vị thị khổ dã, hướng ca sa hạ thất khước nhân thân, thực vi khổ dã”.
Bích Ký
DỊCH NGHĨA
Anh Thiệu Võ thường thấy người học buông lung chẳng sợ nhân quả, liền than thở hoài và nói: “Ðời người1 như quán trọ, ở thời tùy duyên, đi thời mất vậy, chỗ sở đắc của họ có được là bao. Lũ các ngươi chẳng biết liêm sỉ, can phạm danh phận, nhơ nhuốc tôn giáo, đến nỗi như thế. Chí của người đại trượng phu là ở chỗ khôi phục hoằng dương cái đạo của Phật Tổ, dẫn dụ kẻ hậu lai. Không nên chuyên chú vào lòng ham muốn riêng mình, không kiêng sợ điều gì, gây cái vạ cho một đời, tạo cái ương cho muôn kiếp. Dù có phải chịu cái khổ ở tam đồ1 địa ngục cũng chưa phải là khổ, mà hướng dưới tấm ca sa2 mất thân người mới thật là khổ vậy”.
1 Ðời người: Dịch ở chữ “lao sinh”. Vì lẽ cái hình chở đại ngã nên làm nhọc cho cái ngã sinh ra, nên gọi là lao sinh, cũng giống như chữ nhân sinh.
1 Tam đồ: Ba địa ngục: Hỏa đồ, Ðao đồ và Huyết đồ.
2 Hướng dưới tấm ca sa: Chỉ vào người xuất gia mà không minh được đại sự là điều tối kỵ.
Bích Ký
---o0o---
68. NGUYÊN VĂN
英邵武謂晦堂曰: “凡稱善知識, 助佛祖揚 化, 使衲子迴心向道, 移風易俗, 固非淺薄者之 所能為。末法比丘不修道德, 少有節義, 往往苞 苴骯髒, 搖尾乞憐, 追求聲利於權勢之門。一旦 業盈福謝, 天人厭之。玷污正宗, 為師友累, 得 不太息”? 晦堂頷之。
靈源拾遺
PHIÊN ÂM
Anh Thiệu Võ vị Hối Ðường viết: “Phàm xưng thiện tri thức, trợ Phật Tổ dương hóa, sử nạp tử hồi tâm hướng đạo, di phong dịch tục, cố phi thiển bạc giả chi sở năng vi. Mạt pháp Tỳ khưu bất tu đạo đức, thiểu hữu tiết nghĩa, vãng vãng bao tư khảng tảng, dao vĩ khất lân, truy cầu thanh lợi ư quyền thế chi môn. Nhất đán nghiệp doanh phúc tạ, thiên nhân yếm chi. Điếm ô chính tông, vi sư hữu lụy, đắc bất thái tức”? Hối Ðường hạm chi.
Linh Nguyên Thập Di
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này đề cao chỗ tôn quý của chính đạo và hạ trách cái tệ phong của Tỳ khưu.
Anh Thiệu Võ bảo Hối Ðường rằng: “Phàm gọi là thiện tri thức, giúp đỡ sự tuyên dương hoằng hóa của Phật Tổ, khiến kẻ nạp tử hồi tâm hướng đạo, thay đổi phong tục, cố nhiên không phải là người thiển bạc mà có thể hay làm được. Tỳ khưu thời mạt pháp, phần nhiều chẳng tu đạo đức, ít có tiết nghĩa, lại thường chen gót tới lui, van xin sự thương xót, truy cầu thanh lợi trước cửa quyền thế. Nhất đán nghiệp đầy phúc hết, thời trời người chán ghét, gây vết dơ cho chính tông, làm hệ lụy cho thầy bạn, thật là đáng buồn vậy”. Hối Ðường gật đầu.
Linh Nguyên Thập Di
---o0o---
69. NGUYÊN VĂN
英邵武謂潘延之曰: “古之學者治心, 今之學 者治迹, 然心與迹相去霄壤矣”。
PHIÊN ÂM
Anh Thiệu Võ vị Phan Diên Chi viết: “Cổ chi học giả trị tâm, kim chi học giả trị tích, nhiên tâm dữ tích tương khứ tiêu nhưỡng hỹ”.
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này nói rõ chỗ cách biệt về sự học đạo của người thời xưa và thời nay.
Anh Thiệu Võ bảo Phan Diên Chi rằng: “Người học giả thời xưa chuyên sửa tâm (gốc), người học giả thời nay lại sửa tích (ngọn). Song tâm với tích thì cách xa nhau một trời một vực vậy”.
---o0o---
70. NGUYÊN VĂN
英邵武謂真淨文和尚曰: “物暴長者, 必夭 折; 功速成者, 必易壞。不推久長之計, 而造卒 成之功, 皆非遠大之資。夫天地最靈, 猶三載再 閏, 乃成其功, 備其化。況大道之妙, 豈倉卒而 能辦哉? 要在積功累德。故曰, 欲速則不達, 細 行則不失。美成在久, 遂有終身之謀。聖人云: “信以守之, 敏以行之, 忠以成之, 事雖大而必 濟”。昔喆侍者夜坐不睡, 以圓木為枕, 小睡則 枕轉, 覺而復起, 安坐如故, 率以為常。或謂用 心太過, 喆曰: “我於般若緣分素薄, 若不刻苦 勵志, 恐為妄習所牽。況夢幻不真, 安得為久長 計”。予昔在湘西, 目擊其操履如此, 故叢林服 其名, 敬其德而稱之”。
靈源拾遺
PHIÊN ÂM
Anh Thiệu Võ vị Chân Tịnh Văn Hòa thượng viết: “Vật bạo trưởng giả, tất yểu triết; công tốc thành giả, tất dị hoại. Bất suy cửu trường chi kế, nhi tháo thốt thành chi công, giai phi viễn đại chi tư. Phù thiên địa tối linh, do tam tải tái nhuận, nãi thành kỳ công, bị kỳ hóa. Huống đại đạo chi diệu, khởi thảng thốt nhi năng biện tai? Yếu tại tích công lũy đức. Cố viết, dục tốc tắc bất đạt, tế hạnh tắc bất thất. Mỹ thành tại cửu, toại hữu chung thân chi mưu. Thánh nhân vân: “Tín dĩ thủ chi, mẫn dĩ hành chi, trung dĩ thành chi, sự tuy đại nhi tất tế”. Tích Triết thị giả dạ tọa bất thụy, dĩ viên mộc vi chẩm, tiểu thụy tắc chẩm chuyển, giác nhi phục khởi, an tọa như cố, suất dĩ vi thường. Hoặc vị dụng tâm thái quá. Triết viết: “Ngã ư Bát nhã duyên phận tố bạc, nhược bất khắc khổ lệ chí, khủng vi vọng tập sở khiên. Huống mộng huyễn bất chân, an đắc vi cửu trường kế”. Dư tích tại Tương Tây, mục kích kỳ tháo lý như thử. Cố tùng lâm phục kỳ danh, kính kỳ đức nhi xưng chi”.
Linh Nguyên Thập Di
DỊCH NGHĨA
Anh Thiệu Võ bảo Chân Tịnh Văn1 Hòa thượng rằng: “Vật gì lớn mạnh, tất phải gãy non, công nghiệp chóng thành, tất nhiên dễ hoại. Chẳng suy tính cái kế lâu dài, chỉ gây dựng cái công nghiệp vội thành, đều chẳng phải là chỗ nương vào kế xa và lớn. Ôi! Trời đất thì thiêng linh rất mực, cũng còn cứ ba năm lại có một năm nhuận, thì cái công của trời đất mới thành, cái hóa của trời đất mới đủ, huống chi chỗ nhiệm màu của đại đạo, há lại vội vàng hấp tấp mà hay thành biện được vậy ư? Ðiều thiết yếu là chỗ góp công chứa đức. Cho nên nói rằng: “Việc muốn chóng thành thời chẳng đạt, việc làm kỹ lưỡng thời chẳng mất. Sự thành quả của vẻ đẹp là ở nhiều công phu nên có cái mưu chung thân”. Thánh nhân nói2: “Ðem lòng tin để giữ, gắng gỏi để làm, đem lòng trung thành để tới, thời việc tuy lớn nhưng tất phải xong”. Xưa Triết Thị giả3, ngồi thiền thâu đêm không ngủ, thường lấy cây tròn làm gối, nếu hơi buồn ngủ thời gối chuyển, rồi lại thức dậy, ngồi nguyên như cũ, lấy việc đó làm thường lệ. Hoặc có người bảo đó là việc dụng tâm thái quá. Triết đáp: “Ta đối với trí tuệ thì duyên phận rất mong manh, nếu chẳng khắc khổ gắng chí, sợ bị vọng tập lôi kéo. Huống hồ, đời là mộng huyễn không thực, sao được coi đó làm kế lâu dài”. Ta trước ở Tương Tây, mục kích thấy người noi theo như thế, nên trong chốn tùng lâm, ai cũng phục cái danh đó, mến cái đức đó mà đều khen”.
1 Chân Tịnh Văn: Tức Chân Tịnh Khắc Văn Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam.
2 Thánh nhân nói: Ðoạn này trích ở Xuân Thu Tả Thị Truyện.
3 Triết Thị giả: Chỉ vào Mộ Triết Chân Như Thiền sư ở Ðàm Châu, pháp tự của Thúy Nham Khả Chân Thiền sư.
Linh Nguyên Thập Di
---o0o---
71. NGUYÊN VĂN
真淨文和尚久參黃龍, 初有不出人前之言。後 受洞山請道過西山, 訪香城順和尚。順戲之曰: “諸葛昔年稱隱者, 茅廬堅請出山來。松華若也 沾春力, 根在深岩也著開”。真淨謝而退。
順語錄
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh Văn Hòa thượng cửu tham Hoàng Long, sơ hữu bất xuất nhân tiền chi ngôn. Hậu thụ Ðỗng Sơn thỉnh, đạo quá Tây Sơn, phỏng Hương Thành Thuận Hòa thượng. Thuận hý chi viết: “Gia Cát tích niên xưng ẩn giả, mao lư kiên thỉnh xuất sơn lai. Tùng hoa nhược dã triêm xuân lực, căn tại thâm nham dã trước khai”. Chân Tịnh tạ nhi thoái.
Thuận Ngữ Lục
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này đại ý nói về người vân thủy tu hành, ẩn dật nơi núi rừng để tu thân tích đức, nhưng khi cảm thấy sự thuận cảnh của nhân thiên, cũng lại xuất hiện để ứng dụng với đời.
Chân Tịnh Văn Hòa thượng tham thiền ở Hoàng Long đã lâu ngày, lúc đầu đã nói không xuất hiện trước quần chúng, nhưng sau đó đã nhận lời mời của Ðỗng Sơn. Trên đường đi qua Tây Sơn có tới thăm Hương Thành Thuận Hòa thượng2. Hòa thượng bỡn rằng: “Gia Cát3 xưa kia ẩn am tranh, lời mời khẩn khoản xuất núi xanh, tùng hoa lại đượm màu xuân sắc, gốc ở thâm nham vẫn nở cành”. Chân Tịnh cảm tạ rồi bái lui.
2 Hương Thành Thuận Hòa thượng: Thượng Giám Thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam.
3 Gia Cát: Gia Cát Lượng Khổng Minh, chỉ việc cũ của Gia Cát trong Tam Quốc Chí.
Thuận Ngữ Lục
---o0o---
72. NGUYÊN VĂN
真淨舉廣道者住五峯, 輿議廣疎拙, 無應世才。 逮廣住持, 精以治己, 寬以臨眾, 未幾, 百廢具 舉。衲子往來競爭喧傳。真淨聞之曰:“學者何易 毀譽邪? 予每見叢林竊議曰, 那箇長老行道安眾, 那箇長老不侵用常住, 與眾同甘苦。夫稱善知識為 一寺之主, 行道安眾, 不侵常住, 與眾甘苦, 固當 為之, 又何足道? 如士大夫做官, 為國安民。乃曰: “我不受贓, 不擾民”。且不受贓, 不擾民, 豈分 外事耶”?
山堂小參
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh cử Quảng Ðạo Giả trụ Ngũ Phong, dư nghị Quảng sơ chuyết, vô ứng thế tài. Ðãi Quảng trụ trì, tinh dĩ trị kỷ, khoan dĩ lâm chúng, vị kỷ, bách phế cụ cử. Nạp tử vãng lai cạnh tranh huyên truyền. Chân Tịnh Văn chi viết: “Học giả hà dị hủy dự da? Dư mỗi kiến tùng lâm thiết nghị viết, na cá trưởng lão hành đạo an chúng, na cá trưởng lão bất xâm dụng thường trụ, dữ chúng đồng cam khổ. Phù xưng thiện tri thức, vi nhất tự chi chủ, hành đạo an chúng, bất xâm thường trụ, dữ chúng cam khổ, cố đương vi chi, hựu hà túc đạo? Như sĩ đại phu tố quan, vị quốc an dân, nãi viết: “Ngã bất thụ tang, bất nhiễu dân”. Thả bất thụ tang, bất nhiễu dân, khởi phận ngoại sự da”?
Sơn Ðường Tiểu Tham
DỊCH NGHĨA
Chân Tính cử Quảng Ðạo Giả1 trụ trì chùa Ngũ Phong. Dư luận cho rằng, Quảng là người vụng về, không có tài ứng thế. Kịp tới lúc Quảng trụ trì thì tinh tiến để sửa mình, khoan hồng để xét chúng. Chưa bao lâu mà hàng trăm việc đình trệ đều được tiến hành. Kẻ nạp tử đi lại tấp nập, náo nhiệt tuyên truyền. Chân Tịnh nghe biết thế và nói: “Người học sao lại khen chê dễ dàng quá vậy? Ta mỗi khi thấy chốn tùng lâm, có người bàn lén rằng: “Vị Trưởng lão này thi hành đạo an chúng, vị Trưởng lão này chẳng lạm dụng của thường trụ, cùng với chúng đồng chịu khổ. Ôi! Xưng là bậc thiện trí thức, làm chủ một ngôi chùa, hành đạo an chúng, chẳng lạm dụng của thường trụ, cùng với chúng đồng chịu cam khổ, cố nhiên là việc phải làm, lại còn gì để phải nói hơn. Như kẻ sĩ đại phu làm quan, vì nước an dân, liền nói rằng: “Ta không nhận của hối lộ, chẳng sách nhiễu dân”. Vậy việc không nhận hối lộ, không sách nhiễu dân, đâu phải là ngoài phận sự vậy ư”.
1 Quảng Ðạo Giả: Tức Ðoan Châu Cửu Phong Hy Quảng Thiền sư.
Sơn Ðường1 Tiểu Sam
1 Sơn Ðường: Hoàng Long Ðường Ðạo Chấn Thiền sư, pháp tự của Thảo Ðường Thiện Thanh.
---o0o---
73. NGUYÊN VĂN
真淨住歸宗, 每歲化主納疏, 布帛雲委。真淨 視之顰蹙, 已而嘆曰: “信心膏血, 予慚無德, 何以克當”?
李商老日涉記
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh trụ Quy Tông, mỗi tuế hóa chủ nạp sớ, bố bạch vân ủy. Chân Tịnh thị chi tần túc, dĩ nhi thán viết: “Tín tâm cao huyết, dư tàm vô đức, hà dĩ khắc đáng”?
Lý Thương Lão Nhật Thiệp Ký
DỊCH NGHĨA
Chân Tịnh ở chùa Quy Tông, hằng năm có các hóa chủ1 lại dâng mục lục những đồ vật cúng dường, trong đó có vải lụa rất nhiều. Chân Tịnh thấy thế cau mày than rằng: “Ðây là tâm huyết của lòng tin, ta hổ thẹn không có đức, đem gì để đền bù xứng đáng”?
1 Hóa chủ: Người đàn việt, người đem đồ vật bố thí cúng dường.
Lý Thương Lão Nhật Thiệp2 Ký
2 Lý Thương Lão Nhật Thiệp: Nhật Thiệp Quốc Phụ, tên của Lý Thương Lão, tham thiền ở Bảo Phong Trạm Ðường.
---o0o---
74. NGUYÊN VĂN
真淨曰: “末法比丘鮮有節義, 每見其高談闊 論, 自謂人莫能及。逮乎一飯之惠, 則始異而終 輔之, 先毀而後譽之。求其是曰是, 非曰非, 中 正而不隱者少矣”。
壁記
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh viết: “Mạt pháp Tỳ khưu tiển hữu tiết nghĩa, mỗi kiến kỳ cao đàm khoát luận, tự vị nhân mạc năng cập. Ðãi hồ nhất phạn chi huệ, tắc thủy dị nhi chung phụ chi, tiên hủy nhi hậu dự chi. Cầu kỳ thị viết thị, phi viết phi, trung chính nhi bất ẩn giả thiểu hỹ”.
Bích Ký
DỊCH NGHĨA
Chân Tịnh nói: “Tỳ khưu thời Mạt pháp1, ít có người tiết nghĩa, mỗi khi thấy họ bàn cao luận rộng và tự nói người khác chẳng ai kịp mình. Tới khi chịu cái ơn của một bữa ăn, thời họ lại cho cái lúc trước kia khác, nhưng sau lại phụ họa theo, trước thì chê đấy rồi sau khen đấy. Còn tìm được người, phải thì nói rằng phải, trái thì nói rằng trái, trung chính mà chẳng che đậy quả thật hiếm vậy”.
1 Mạt pháp: Sau khi Đức Phật tịch diệt, giáo pháp của Ngài chia làm ba thời: Chính pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Hiện nay thuộc thời Mạt pháp.
Bích Ký
---o0o---
75. NGUYÊN VĂN
真淨曰: “比丘之法受用不宜豐滿, 豐滿則 溢。稱意之事不可多謀, 多謀終敗。將有成之, 必有壞之。予見黃龍先師, 應世四十年, 語默動 靜, 未嘗以顏色, 禮貌, 文才牢籠當世衲子。唯 確有見地, 履實踐真者, 委曲成褫之。其慎重, 真得古人體裁, 諸方罕有倫比, 故今日臨眾無不 取法”。
日涉記
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh viết: “Tỳ khưu chi pháp thụ dụng bất nghi phong mãn, phong mãn tắc dật. Xứng ý chi sự bất khả đa mưu, đa mưu chung bại. Tương hữu thành chi, tất hữu hoại chi. Dư kiến Hoàng Long tiên sư, ứng thế tứ thập niên, ngữ mặc động tĩnh, vị thường dĩ nhan sắc, lễ mạo, văn tài lao lung đương thế nạp tử. Duy xác hữu kiến địa, lý thực tiễn chân giả, ủy khúc thành sỉ chi. Kỳ thận trọng, chân đắc cổ nhân thể tài, chư phương hãn hữu luân tỷ, cố kim nhật lâm chúng vô bất thủ pháp”.
Nhật Thiệp Ký
DỊCH NGHĨA1
1 Ðại ý đoạn này nói rõ sự tôn quý của tri túc và chỗ chí yếu của thực tiễn.
Chân Tịnh nói: “Pháp của Tỳ khưu, thụ dụng chẳng nên phong phú và mãn túc, khi quá phong mãn tất phải tràn đầy. Cái việc xứng ý chẳng nên đa mưu, nếu đa mưu thì việc hỏng trọn vẹn. Cái gì có thành, tất nhiên có hoại. Ta thấy Hoàng Long tiên sư, ra ứng thế 40 năm, khi nói khi lặng, lúc động lúc tĩnh, chưa từng lấy sắc mặt, đem lễ mạo hoặc văn tài, để lao lung kẻ nạp tử đương thời, mà chỉ đem chỗ thấy biết xác đáng, noi theo chỗ thật, xét theo chỗ chân, để biết nguyên do ủy khúc của thành bại. Sự thận trọng của Ngài như thế, thật là đạt được cái thể tài của cổ nhân, mọi nơi ít có ai sánh bằng, nên ngày nay khi tới mọi người, đều lấy đó làm pháp tắc”.
Nhật Thiệp Ký
---o0o---
76. NGUYÊN VĂN
真淨住建康保寧, 舒王齋襯素縑, 因問侍僧: “此何物”? 對曰: “紡絲羅”。真淨曰:“何 用”? 侍僧曰: “堪做袈裟”。真淨指所衣布伽 黎曰: “我尋常披此, 見者亦不甚嫌惡”。即令 送庫司估賣供眾。其不事服飾如此。
日涉記
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh trụ Kiến Khang Bảo Ninh, Thư Vương trai sấn tố kiêm, nhân vấn thị Tăng: “Thử hà vật”? Ðối viết: “Phưởng ty la”. Chân Tịnh viết: “Hà dụng”? Thị Tăng viết: “Kham tố ca sa”. Chân Tịnh chỉ sở y bố Già Lê viết: “Ngã tầm thường phi thử, kiến giả diệc bất thậm hiềm ố”. Tức linh tống khố tư cô mại cúng chúng. Kỳ bất sự phục sức như thử.
Nhật Thiệp Ký
DỊCH NGHĨA
Chân Tịnh ở chùa Bảo Ninh thuộc Kiến Khang. Có Thư Vương1 cúng trai và thấn vật như lụa là... Nhân hỏi Tăng thị giả: “Ðây là vật gì?”. Thị Tăng nói: “Tơ gai lụa là”. Chân Tịnh hỏi: “Dùng làm gì?”. Thị Tăng nói: “Dùng để may ca sa”. Chân Tịnh chỉ vào tấm áo Già lê2 mình đang mặc bằng vải thô và nói: “Ta mặc áo tầm thường như thế này mà cũng chẳng tránh được sự phê phán của người đời, nữa là lại dùng tơ lụa như vậy ư”. Ngài liền ra lệnh đưa người coi kho đem bán lấy tiền cúng chúng. Ngài chẳng coi trọng hình thức như thế.
1 Thư Vương: Tức Kinh Công. Vua Tống Huy Tông tặng Kinh Công làm Thư Vương.
2 Già lê: Tức áo Tăng già lê. Vì mỗi vị Tỳ khưu đều có ba tấm ca sa: tấm thứ nhất gọi là tấm ngũ điều hay gọi là An đà hội, tấm thứ hai gọi là Uất đa la tăng hay tấm thất điều, tấm thứ ba gọi là Tăng già lê, hay tấm cửu điều.
Nhật Thiệp Ký
---o0o---
77. NGUYÊN VĂN
真淨謂舒王曰: “日用是處力行之, 非則固止 之, 不應以難易移其志。苟以今日之難, 掉頭弗 顧, 安知他日不難於今日乎”?
日涉記
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh vị Thư Vương viết: “Nhật dụng thị xử lực hành chi, phi tắc cố chỉ chi, bất ưng dĩ nan dịch di kỳ chí. Cẩu dĩ kim nhật chi nan, trạo đầu phất cố, an tri tha nhật bất nan ư kim nhật hồ”?
Nhật Thiệp Ký
DỊCH NGHĨA1
1 Ðoạn này ý nói dù có nương vào hoàn cảnh thuận hay nghịch, cũng nên phải bền chí chớ thay đổi.
Chân Tịnh bảo Thư Vương rằng: “Chỗ dùng hằng ngày là căn cứ ở sức làm việc, nếu một khi có điều gì trái, thời phải ngăn đi bằng được, không nên vì khó dễ mà thay đổi ý chí. Nếu đem việc khó ngày hôm nay mà quay đầu đi chẳng đoái hoài đến, thời sao biết được cái khó ở ngày khác lại chẳng khó hơn ở ngày hôm nay ư”?
Nhật Thiệp Ký
---o0o---
78. NGUYÊN VĂN
真淨聞一方有道之士化去, 惻然嘆息至於泣涕。 時湛堂為侍者, 乃曰: “物生天地間, 一兆形質, 枯死殘蠧似不可逃, 何苦自傷”? 真淨曰: “法門 之興賴有德者振之, 今皆亡矣, 叢林衰替用此可 卜”。
日涉記
PHIÊN ÂM
Chân Tịnh văn nhất phương hữu đạo chi sĩ hóa khứ, trắc nhiên thán tức chí ư khấp thế. Thời Trạm Ðường vi thị giả, nãi viết: “Vật sinh thiên địa gian, nhất triệu hình chất, khô tử tàn đố tự bất khả đào, hà khổ tự thương”? Chân Tịnh viết: “Pháp môn chi hưng lại hữu đức giả chấn chi, kim giai vong hỹ, tùng lâm suy thế dụng thử khả bốc”.
Nhật Thiệp Ký
DỊCH NGHĨA
Chân Tịnh khi nghe biết có một đạo sĩ ở một địa phương thiên hóa1 thì Ngài thương tiếc đến rơi lệ. Lúc đó Trạm Ðường làm thị giả, bèn hỏi: “Vạn vật sinh trong khoảng trời đất, một khi hình chất đã thành, thì phải khô chết tàn lụi, tựa hồ như không thể tránh khỏi được, vậy vì lẽ khổ đau gì mà tự Ngài phải đau lòng đến thế?”. Chân Tịnh nói: “Sự hưng thịnh của pháp môn, đều nhờ vào người có đức mà hưng thịnh, nay thì đều mất vậy. Sự suy vi của tùng lâm, phải lấy đó làm chiêm nghiệm”.
1 Thiên hóa: Có nghĩa là rời hóa về một thế giới khác, tức là chết.
Cửu Phong Tập
Hết Quyển Thứ Nhất
---o0o---