Tối hậu thư hay chính là lời cảnh cáo cuối cùng dành cho đối phương trước khi quan hệ giữa đôi bên chuyển sang “đối đầu”.
Khi bạn tái phạm hành vi vi phạm pháp luật đã bị nhắc nhở ví như trốn thuế, trốn nghĩa vụ quân sự, v.v. chắc chắn bạn sẽ bị cơ quan nhà nước gửi cho công văn, đây chính là một loại “tối hậu thư”. Khi bạn không đóng tiền nước, nhà máy nước sẽ gửi cho bạn thông báo về việc cắt nước, đây cũng chính là một loại “tối hậu thư”. Khi bạn không đóng tiền điện thoại, các nhà mạng viễn thông cũng sẽ gửi cho bạn thông báo về việc cắt dịch vụ điện thoại, đây cũng chính là một loại “tối hậu thư”.
Cha mẹ nhắc nhở con cái chăm chỉ học tập, nếu con cái không nghe theo thì cha mẹ sẽ đưa ra lời cảnh cáo, đây chính là “tối hậu thư” của cha mẹ gửi tới con cái trước khi xử phạt. Cảnh sát có nhiệm vụ ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, nếu người dân không chịu tuân theo luật lệ thì nhân viên cảnh sát sẽ lập biên bản xử phạt và đưa ra “tối hậu thư”. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu đôi bên xảy ra mâu thuẫn hoặc bất đồng ý kiến, thì họ cũng sẽ gửi cho đối phương “tối hậu thư” trước khi đưa nhau ra tòa.
Ngoài ra, kẻ bắt cóc cũng sẽ gọi điện cho người nhà nạn nhân để yêu sách, đó chính là “tối hậu thư” của chúng. Thư tuyên chiến giữa hai nước cũng là “tối hậu thư” của đôi bên trước khi chiến tranh. Công văn yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là “tối hậu thư” của Bộ Xây dựng trước khi cưỡng chế phá dỡ tòa nhà vi phạm. Khi máy bay, tàu thuyền đi nhầm vào không phận và hải phận của nước khác thì nước đó sẽ dùng đèn tín hiệu quốc tế để đưa ra lời cảnh báo, đó chính là “tối hậu thư”.
Vợ chồng cãi vã kịch liệt là “tối hậu thư” của ly hôn. Bạn bè không còn liên lạc là “tối hậu thư” của tuyệt giao. Thông báo của bệnh viện gửi cho người nhà bệnh nhân có thể xem là “tối hậu thư” đau lòng nhất. Học sinh vi phạm nội quy, hoặc thành tích học tập bết bát mà bị nhà trường kiểm điểm, đây chính là “tối hậu thư” của việc bị cho thôi học. Doanh nhân chạy đôn chạy đáo xoay tiền vốn đem đến ngân hàng trước giờ đóng cửa là muốn kịp trả nợ “tối hậu thư” của ngân hàng.
Có “tối hậu thư” là để cảnh tỉnh chúng ta không lơ là nhiệm vụ; có “tối hậu thư” là tai họa do người tạo ra; có “tối hậu thư” là lời cảnh cáo tới cuối đời; có “tối hậu thư” là thiên tai không thể tránh khỏi; có “tối hậu thư” là để thức tỉnh chúng ta chớ quên thực hiện nghĩa vụ công dân; có “tối hậu thư” sinh ra bởi hành vi sai lệch của kẻ xấu.
Cho dù sau “tối hậu thư” vẫn còn cơ hội để cứu vãn, cải thiện và phản tỉnh. Tuy nhiên dù nội dung “tối hậu thư” là gì thì cũng đều làm tổn hại tình cảm giữa đôi bên. Cho nên hàng ngày chúng ta cần chú ý kĩ từng việc làm của bản thân để tránh phải nhận về “tối hậu thư”.