Đ
ơn giản thôi, bây giờ làm việc gì cũng cần đến tiền.
Ai nắm được kinh tế thì nắm được chính trị hay nói cách khác là người nào nắm giữ được nhiều tài sản (không phải tiêu sản) thì nắm được quyền lực trong tay.
Đơn giản trong gia đình tôi, ai là người nắm quyền cao nhất, là bố tôi. Vì ông ấy tạo ra được nhiều của cải, tiền tài, là trụ cột gia đình.
Khi tôi GIÀU ai cũng muốn biết những nỗ lực của tôi.
Khi tôi đang trong quá trình làm GIÀU, có ai biết những nỗ lực đó không?
Không quan trọng quá trình, quan trọng là kết quả.
Ngày nay ta chỉ thấy những ngôi sao tỏa sáng, những người giàu có mua cái này cái kia, quốc gia phát triển nhưng sự thật đằng sau đó, cái đánh đổi thì không phải ai cũng biết được. Vì chỉ khi bạn giàu thì mới có cơ hội cho người khác biết.
Tuy nhiên từ giàu mà bị mất đi hay chưa từng GIÀU thì giống như cả thế giới chống lại mình, mặc dù cũng là câu nói của người GIÀU khác, ai nghe, ai để tâm, họ có thể nói: “Cậu nghĩ cậu là ai mà nói”, “Giờ cậu hết thời rồi”, “Cậu không có số sung sướng”. Thiên hạ thế đấy, lúc khó thì khinh, lúc có tiền thì không phải ai cũng đến với mình thật lòng.
Người ta sẽ nhìn vào kinh tế của bạn để quyết định xem nên đối xử thế nào. Trước kia bạn nghèo khó chẳng ai quan tâm, đến khi bạn giàu có thì luôn có những kẻ đi theo.
Tôi thường thích đi những hội thảo du học và du lịch ở các nước Châu Âu. Có 2 cách:
- Một là có chứng chỉ ngoại ngữ đủ điều kiện , GPA,… và tiền
- Hai là bạn chỉ cần có tiền mà thôi, chẳng qua là nhiều hơn.
Những học sinh, sinh viên, những những công nhân viên chức, những người làm kinh doanh nhỏ lẻ,… những người bận rộn sáng tối, đôi lúc không có thời gian để nghỉ ngơi, họ làm là vì cái gì? Chẳng phải là kiếm tiền sao? Mà họ kiếm được bao nhiêu?
Làm nhiều không chưa chắc đã giàu, câu chuyện sau sẽ sáng tỏ điều đó.
Câu chuyện đào vàng ở California năm 1845, thời điểm đó phong trào này nở rộ. Một cuộc khảo sát về 5 nhóm người tham gia như sau:
- Người chủ mỏ vàng (1)
- Người bán công cụ đào vàng (2)
- Người bán thức ăn, nước uống (3)
- Người chăm sóc y tế (4)
- Người đào vàng (5)
Ai là người nắm được nhiều tiền nhất?
Câu trả lời là nhóm (1) vì phần lớn vàng là họ nắm, chỉ trả công cho người đào. Tiếp theo là nhóm (2) và (3) vì cần phải có dụng cụ, máy móc để làm việc, mà giá thì không rẻ; kể cả có làm việc hay không thì cũng cần phải ăn uống. Nhóm (4) kiếm ít tiền hơn nhưng cũng đủ do chăm sóc khi có tai nạn. Cuối cùng nhóm (5) làm việc vất vả nhất nhưng tiền kiếm được ít nhất, suy cho cùng cũng chỉ là người làm thuê, cứ 100 người thì mới có được 3 người đào được vàng.
Cứ miệt mài làm việc, chăm chỉ cố gắng nhưng mãi vẫn không thể khá lên được. Đó là do cách làm đã đúng nhưng hướng đi thì lại sai.
“Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh”.
1. Học sinh, sinh viên
Tôi khảo sát vài người bạn của tôi hay liên hệ chính bản thân tôi, có nhiều điểm khá giống nhau.
Tôi hỏi: “Sau khi tốt nghiệp bạn dự định sẽ làm gì với tấm bằng đó?”, họ đáp: “Tôi chưa biết, cứ học xong đã rồi tính tiếp”.
Lúc tôi học ở trung học phổ thông, nhiều bạn của tôi bị bố mẹ ép học suốt ngày để đạt kết quả học tập tốt, học được những trường học hàng đầu để bố mẹ được hãnh diện với mọi người. Việc không thi đỗ đại học là một điều gì đó tồi tệ với họ, nhưng thực tế chỉ ra rằng có nhiều triệu phú không học đại học.
Theo khuôn mẫu, ở trường đại học, giáo viên chỉ dạy lý thuyết là nhiều, thực hành thực tiễn khá ít, khá khó để áp dụng.
Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là rất lớn.
Tôi đi học marketing ở trường và ở hội thảo thấy khác nhau xa lắm. Ở trường chỉ dạy những cái chung thôi, không cụ thể sử dụng, cùng lắm cho thuyết trình và làm khảo sát thực tế. Còn ở hội thảo thì những lý thuyết đó đã được họ dùng và đã kiếm được hàng triệu $, cái gì cũng nên thực tế.
Nhiều bạn cũng có làm thêm để kiếm thêm ít thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy thế, tôi để ý, phần lớn là làm được bao nhiều thì tiêu hết, rất ít người có thể tiết kiệm.
Một doanh nhân, triệu phú mở ra một khóa học giá ưu đãi $750 trong 2 ngày, có đắt quá không?
Ông ấy đáp:“Bạn bỏ ra như vậy nhưng bạn sẽ nhanh chóng lấy lại gấp nhiều lần. Thế nào gọi là đắt, việc bỏ ra hàng trăm triệu đồng cho việc kiếm một công việc 5 triệu đồng/ tháng rẻ tiền mới gọi đắt, nếu vậy tôi chẳng cần đi học cũng kiếm được.”
Trước đây tôi được dạy về đạo hàm, tích phân, kinh tế vi mô hay vĩ mô, nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
“Đừng hỏi tại sao bạn nghèo mà học giỏi, hãy hỏi tại sao bạn học giỏi mà vẫn nghèo”.
Việt Nam vốn có nhiều thành tích, Huy chương Quốc tế, nhưng rồi giờ sao vẫn mãi nghèo như thế.
Sinh viên đi học với tâm lý là học để cho qua môn rồi chọn được chuyên ngành, tốt nghiệp, có được công việc làm ổn định, kết hôn và nghỉ hưu. Trường học là nơi ta lấy cái mình cần, nếu như thấy cần thiết thì hãy học, còn không thì có thể làm cái khác. Biết là vậy, nếu mà giờ không đi học thì biết làm gì bây giờ.
Con số hơn 200000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp thật rất đáng báo động. Nhiều sinh viên ra trường không biết phải làm gì, đi xin việc khắp nơi rồi buộc họ phải làm trái ngành trái nghề.
Tôi nói ở đây không phải là để các bạn nghĩ tiêu cực. Đừng nói: “Người giàu bỏ học rồi mình cũng bỏ học theo”. Điều đó không đúng, Người ta không học ở trường lớp nữa vì họ biết cái họ cần là gì, họ theo đuổi nó. Bên cạnh việc học ở trường thì bạn nên ra ngoài để tìm kiếm những cơ hội cho bản thân mình. Được cái này thì mất cái kia, bạn không thể vừa học xuất sắc, vừa làm những thứ mình thích mà có thu nhập cao. Nên xem xét lại.
2. Làm công ăn lương
Ở thời điểm công nghiệp 4.0, việc cứ mãi làm thuê cho người khác hẳn sẽ gặp nhiều bất lợi. Robot có thể thay thế con người làm nhiều việc, cả một nhà máy chỉ cần vài người điều khiển, cơ hội nào cho những người công nhân nhỏ bé.
Những người tìm được công việc làm thì phải đưa tiền khoảng vài trăm triệu, nhờ quan hệ để có được một công việc mức lương khá thấp. Mặt khác không ai đảm bảo vị trí đó sẽ tồn tại mãi. Nếu làm tốt thì có thể được thăng chức, lên lương hay ngược lại thì có thể bị sa thải. Chưa kể là tình trạng: “Con ông cháu cha”, ai có quyền thế, tiền bạc thì được ưu tiên hơn.
Làm đôi lúc chẳng được bao nhiêu lại còn đóng thuế, chi phí.
Khi làm việc kiểu này, không có gì đảm bảo vị trí của bạn tồn tại mãi. Có khi ngày đẹp trời, bạn bất ngờ bị sa thải hoặc cắt giảm do có người khác giỏi hơn thay thế hoặc do “Con ông cháu cha”.
Sau một tháng làm việc mệt mỏi, thường người ta xả stress, tụ tập bạn bè, đi chơi, không thể quản lý được tài chính và số tiền tháng đó quay trở về 0, lắm người còn phải nợ nần.
Những công ty, tập đoàn lớn tuyển dụng những người có năng lực chuyên môn cao chứ không phải nhờ bằng cấp, tuy nhiên áp lực làm việc tương đối lớn vì đòi hỏi nhiều kĩ năng.
Tôi thấy ông anh chị tôi, một tháng lương bổng tầm khoảng 20 triệu đồng. Làm việc cả ngày từ sáng đến tối. Cuộc sống tạm ổn, nhưng chỉ đủ ăn chứ dư giả tài chính thì không có.
Người làm lâu năm 20-30 triệu đồng /tháng cũng không khá hơn mấy, vì còn có gia đình bên cạnh, nhiều khó khăn, tài chính giảm, đủ thứ phải lo.
2. Người không quan trọng quá bằng cấp
Trường học là nơi để ta lấy những thứ mình cần, nếu đã thấy đủ rồi thì không cần nữa, lúc đó trường đời sẽ dạy chúng ta.
Thật vậy có rất nhiều Người giàu có mà không đi học đại học hoặc chỉ là học cho có, điều hết sức bình thường.
- Kinh doanh nhỏ lẻ: Những tiệm café, cửa hàng, câu lạc bộ,…. Chủ yếu mục tiêu có nguồn thu nhập ổn định, nếu có khả năng thì là lớn hơn, không thì thôi.
- Làm chủ: Bạn có ý tưởng hay về một dịch vụ nào đó mà đáp ứng nhu cầu nhiều người. Mở ta một chuỗi các quán ăn, nhà hàng hay khách sạn mang tên mình.
- Đầu tư: Đầu tư những thị trường tiền tệ như chứng khoán, đồng tiền số, bất động sản…. có khả năng mang nguồn thu nhập thụ động cả trong khi bạn đang ngủ.
Địa vị xã hội:
Nhiều người bảo tôi: “Cậu sung sướng, chẳng cần làm gì, ngoài kia có biết bao nhiêu người cực khổ mà không đủ sống”. Thôi cái đạo đức giả đó đi, nếu biết thế thì sao không giàu lên đi để giúp mình và giúp người khác.
Hai trạng thái hoàn toàn khác biệt trong cuộc sống thực tại. Người giàu thì càng giàu thêm trong khi người nghèo lại nghèo bền vững. Người làm cả ngày vẫn không đủ sống trong khi có người không cần phải làm gì cả, chỉ hưởng thụ mà vẫn có tiền.
Trong khi bạn đang phải học tập hay làm việc vất vả thì ngoài kia nhiều người thoải mái cho các cuộc vui chơi, điển hình như Dubai, họ nhiều tiền đến mức đốt nó cho những thú vui xa xỉ, bạn ước gì mình cũng được hưởng những cảm giác đó.
Tôi rất không thích cái cảm giác đi mua sắm, uống café hay ăn nhà hàng mà phải nhìn giá cả, sợ túi tiền mình có đủ hay không.