M
ỗi khi cơn giận vừa chớm xuất hiện trong ý thức, chúng ta nhận ra rằng mình đang rơi vào trạng thái kháng cự, hoặc mang thái độ không chấp nhận đối với sự kiện, hoàn cảnh, hay người khác - đôi khi là cả ba yếu tố trên. Đây chính là mầm mống cho mọi mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ xã hội. Và cũng vì vậy mà chúng ta nên hiểu rằng muốn giải quyết mọi mâu thuẫn, chỉ có một cách là biết chấp nhận. Nghĩa là, chấp nhận quá khứ là quá khứ, chẳng thể nào thay đổi được. Chấp nhận việc mỗi cá nhân có một niềm tin, suy nghĩ và hành vi riêng biệt, chúng ta không thể kiểm soát được tinh thần của họ. Tâm trí sẽ không bị ảo tưởng che mờ khi chúng ta biết chấp nhận. Nếu Rusedski chỉ cần chấp nhận quyết định của trọng tài và giữ mình bình tĩnh để tập trung tiếp tục trận đấu, có lẽ anh ta đã không đến nỗi phải thua cuộc trong sự giận dữ, mà biết đâu còn có thể chiến thắng. Hãy thách thức đám đông đang la ó bằng tinh thần thi đấu quả cảm, hết mình, nhưng tức giận thì không phải là cách tốt.
Khi chấp nhận có nghĩa là chúng ta có thể suy nghĩ một cách điềm tĩnh, nhìn nhận rõ ràng, thông suốt, có những giải pháp sáng tạo và đưa ra quyết định tốt hơn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là chúng ta đồng ý hoặc bỏ qua hành vi không đúng của người khác. Ý nghĩa sâu xa thật sự của chấp nhận là chúng ta đang từng bước tìm cách thấu hiểu chứ không phải kiểm soát, để từ đó dần xây dựng được lòng tin cậy nhằm tìm ra hướng giải quyết thích hợp nhất cho mình và cho người khác.
Mỗi chúng ta đều nên nhớ câu nói bất hủ của Gandhi: “Bạn phải thay đổi bản thân mình trước nếu bạn mong muốn nhìn thấy sự đổi thay trên thế giới này”. Đó không chỉ là điều chúng ta mong muốn hướng đến cho riêng mình mà còn tạo sự thuận lợi cho tất cả những ai muốn đạt được bình an nội tâm trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.