Nếu bạn cần một cỗ máy và bạn không mua nó, rồi cuối cùng bạn sẽ phát hiện mình đã trả cái giá, mà vẫn không có nó.
If you need a machine and don't buy it, then you will ultimately find that you have paid for it and don't have it.
- Henry Ford -
Chắc chắn giờ đây bạn rất muốn biết công cụ gửi email tự động nào được trình bày giao diện đẹp, thêm được hình ảnh, dễ dàng tuỳ chỉnh nội dung, và đặc biệt sẽ vào thẳng “inbox” thay vì mục quảng cáo hay hòm thư rác? Tôi xin giới thiệu 3 công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn:
1. ActiveCampaign
https://www.activecampaign.com/
ActiveCampaign là một trong những công cụ gửi email marketing tự động vô cùng dễ dàng sử dụng và có những tính năng rất ưu việt. Và trên hết, giá của công cụ này cũng rất hợp lý.
Điểm nổi trội của Active Campaign chính là nó sở hữu hệ thống CRM tuyệt vời cho việc quản lý mẫu, marketing tự động để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật. Ngắn gọn, nó là một nền tảng bao trùm tất cả các công việc liên quan tới sale và marketing. Chi phí sử dụng của ActiveCampaign vào khoảng $9/tháng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng miễn phí trong 14 ngày.
2. GetResponse
Ở vị trí thứ 2, chính là công cụ GetResponse. Vậy điều gì tuyệt vời ở công cụ gửi email marketing này?
Giá của GetResponse cũng là mức giá khá hợp lý. Nền tảng thân thiện dễ sử dụng cũng như truy nhập nguồn data có sẵn của bạn. Công cụ này có sẵn 500+ mẫu email được thiết kế sẵn (tất cả đều được tối ưu trên điện thoại), giúp cho những người mới sử dụng tạo ra những giao diện gửi email và tự động trả lời mail vô cùng tuyệt vời. GetResponse chăm sóc và hỗ trợ khách hàng cũng rất tốt, các vấn đề của người dùng đều được giải quyết nhanh chóng.
Đối với người dùng có nhu cầu cao hơn, GetResponse cũng có các tính năng A/B testing để hỗ trợ. Bạn muốn đo lường các phần khác nhau như nội dung, chủ đề, tên người gửi, hay kể cả giờ gửi, GetResponse đều giúp bạn dễ dàng test nhất.
3. Mailchimp
Mailchimp cũng là một công cụ tạo email và tự động trả lời được đông đảo người sử dụng. Thực tế là Mailchimp không được đánh giá cao bằng GetResponse khi nó không sở hữu quá nhiều tính năng nổi trội, mà giá lại đắt gần gấp đôi.
Thế nhưng Mailchimp cũng sở hữu một số ưu điểm nhất định. Giao diện được thiết kế rất chuẩn chỉnh và dễ dàng sử dụng cho tất cả mọi người. Hơn thế nữa, các chức năng của công cụ đều làm việc vô cùng trơn tru. Điều tuyệt vời nhất là Mailchimp là công cụ email marketing duy nhất cung cấp tài khoản 100% miễn phí, chính vì thế nếu bạn chỉ dự tính gửi từ vài chục đến vài trăm email, Mailchimp là công cụ rất tuyệt vời.
Tóm lại, làm Email marketing hiệu quả không hề đơn giản. Những công ty thành công chào mừng người dùng mới một cách đơn giản, chân thành và trực tiếp, cũng như chăm sóc khách hàng bằng cách gửi những email được viết và gửi vào thời gian phù hợp, đồng thời mang theo thông tin thật sự hữu ích.
Checklist 5 điều cho một chiến dịch email marketing hiệu quả
Theo Eduardo Augusto, một chuyên gia về Digital Marketing, hầu hết các marketer đều mong muốn tạo dựng được chiến dịch email marketing hiệu quả và thực hiện trơn tru ngay từ những bước đầu tiên. Đặt ra câu hỏi đúng sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời mong đợi, và tất nhiên không thể thiếu 5 câu hỏi dưới đây.
1. Ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn?
Email bạn gửi đi sẽ có một người khác nhận được. Bởi vậy, điều quan trọng nhất mà bạn luôn luôn phải khắc ghi chính là CON NGƯỜI.
Muốn chiếm được tình cảm của khách hàng trước khi khiến họ rút ví cho sản phẩm của bạn, nhất định bạn phải hiểu rõ về họ, về đối tượng mục tiêu chứ không dừng lại ở những thông tin cơ bản như email, giới tính...
Cách thực hiện đơn giản nhất bạn có thể thử, hãy gửi email về sản phẩm, chủ đề được khách hàng quan tâm và xem nhiều nhất, có thể bạn sẽ bất ngờ trước phản ứng tích cực từ họ.
2. Mức độ thường xuyên gửi mail của bạn đã hợp lý?
Đừng làm 1 kẻ bám đuôi đáng ghét trong mắt khách hàng. Email càng được gửi nhiều trong thời gian ngắn, khả năng bị report spam càng cao và người nhận cũng không hề thấy vui vẻ gì. Nếu đã thực sự hiểu khách hàng, bạn sẽ biết khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu cuộc trò chuyện.
3. Loại nội dung bạn định gửi là gì?
Đừng bao giờ bỏ qua khâu suy nghĩ định hình ý tưởng trước khi soạn thảo nội dung để gửi cho khách hàng. Tuy nhiên nội dung tốt thôi thì chưa đủ, mà còn cần phải gửi đến đúng đối tượng. Chỉ khi 2 yếu tố này được kết hợp hài hòa, bạn mới nhận được kết quả như ý từ email marketing.
4. Email của bạn có hiển thị tốt trên di động?
Chúng ta đang sống trong thế giới của điện thoại di động, thế nên tất yếu thiết kế email cũng cần đảm bảo có tính tương tác tốt trên nền tảng mobile. Đừng mặc kệ cho qua vì nghĩ rằng thiết kế tốt trên máy tính là được rồi, vì bạn sẽ bỏ qua 1 lượng lớn khách hàng thường xuyên kiểm tra email bằng điện thoại di động.
5. Bạn có theo sát các chỉ số?
Như đã nói ở trên, hãy tự nhắc mình gửi email tới những người thực sự thấy hứng thú với nội dung của bạn. Công cụ đo lường open rate (tỉ lệ mở thư) sẽ giúp bạn tìm ra người thực sự tương tác với email từ bạn. Khách hàng nếu như không đọc mail chứng tỏ họ cũng không quan tâm mấy tới bạn. Suy cho cùng, làm phiền khách hàng bằng những nội dung họ không muốn xem sẽ gây mất thời gian cho cả 2 bên.