[1] Ngưu Tân: phiên âm Hán việt của từ điển Oxford Anh – Trung (N.D)
[2] Áp Trại phu nhân: chỉ vợ của thủ lĩnh sơn trại (N.D)
[3] Miệng chó không nhả được răng voi: ý nói kẻ xấu xa thì chẳng nói ra được điều gì tốt đẹp (N.D)
[4] Câu thơ của Từ Chí Ma miêu tả vẻ đẹp e thẹn, kín đáo, dịu dàng của một cô gái Nhật Bản (N.D)
[5] Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng: ý nói không nên lo lắng trước, đến lúc cần vấn đề sẽ được giải quyết. (N.D)
[6] Bát cổ: rỗng tuếch; bát cổ; cứng nhắc; sáo mòn; rập khuôn; lặp lại y như đúc. (Nguyên là chỉ một thể loại văn trong khoa cử thời Minh -Thanh, quy định về phân đoạn rất nghiêm ngặt, nội dung rỗng tuếch, hình thức cứng nhắc, gò bó tư tưởng con người. Gồm 4 đoạn, mỗi đoạn 2 vế, tất cả có 8 vế.) Ý nói lối hành văn hoặc cách nói chuyện rỗng tuếch, cứng nhắc.
[7] Chữ Lâm (林) trong tiếng Hán gồm hai chữ mộc (木) ghép lại, mộc có nghĩa là cây, gỗ (N.D)
[8] Chữ Ninh (宁) được tạo thành bởi bộ Miên và chữ Đinh, bộ Miên được gọi là "ngọc cái đầu", đồng âm với từ chỉ kiểu đầu bát úp hay cắt cho trẻ con.(N.D)
[9] Năm 1165, vợ của Tô Thức là Vương Phất từ trần mới 27 tuổi. Mười năm sau (Ất Mão 1775), Tô Thức đang làm "Tri Châu" ở Mật Châu (Sơn Đông), xa cách quê hương (Tứ Xuyên) mấy ngàn dặm. Đêm mơ thấy người vợ đã khuất, ông làm bài từ điệu vong này. Tô Thức là người đầu tiên làm từ điệu vong.
[10] Bài từ Thoa đầu phượng được Lục Du sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: ban đầu Lục Du lấy người em họ (con cậu) là Đường Uyển, hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng thân mẫu của Lục Du lại không ưa Đường Uyển, lại nghe thêm những lời gièm pha nên bà buộc hai người phải ly hôn. Về sau, Lục Du lấy Vương Thị, Đường Uyển cũng tái giá, lấy Triệu Sĩ Trình. Mấy năm sau, vào mùa xuân, hai người tình cờ cùng đi chơi vườn Thẩm, ngẫu nhiên gặp nhau. Đường Uyển lấy tình anh em họ, gửi rượu và dã vị mời Lục Du. Lục Du vô cùng thương cảm, vung bút đề lên bức tường trong vườn Thẩm bài Thoa đầu phượng này. Đường Uyển sau khi đọc được bài này trong lòng rất đau khổ, làm một bài từ cũng theo điệu Thoa đầu phượng họa lại. Sau đó nàng đau buồn, lâm trọng bệnh mà qua đời.
[11] Vương Bát Đản: một câu chửi trong tiếng Trung Quốc (N.D)
[12] Q: Phần mềm chat qq, được dùng phổ biến ở Trung Quốc (N.D)
[13] Giả 13: có nghĩa là giả B, vì số 1 và số 3 ghép lại trông giống chữ B. Giả B bắt nguồn từ sự đồng âm trong phương ngữ miền Bắc Trung Quốc, có nghĩa là dùng sự phô trương, khoe khoang để đạt được hư danh (N.D)
[14] Phần mềm chat QQ dùng một dãy số làm tài khoản đăng nhập (N.d)
[15] H: viết tắt của chữ Hentai, chỉ truyện người lớn (N.D)
[16] Lời thoại trong quảng cáo sữa Vượng Tử của TQ