Vào thời Ngũ đại, Phùng Đạo và Hòa Ngưng là hai người bạn cùng nhậm chức ở tỉnh Trung Thư và có mối giao tình sâu nặng với nhau. Một ngày nọ, Phùng Đạo đi một đôi giày mới đến thăm Hòa Ngưng. Vừa nhìn thấy đôi giày của Phùng Đạo, Hòa Ngưng rất đỗi ngạc nhiên, thầm nghĩ: “Chẳng phải đôi giày này giống với đôi giày mà ta đã sai người đầy tớ đi mua mấy ngày trước đó sao?” Thế rồi, ông liền quay sang hỏi Phùng Đạo: “Đôi giày của ông giá bao nhiêu thế?” Phùng Đạo nghe xong, nhẹ nhàng nhấc chân phải lên và nói: “Chỉ năm trăm đồng thôi!” Hòa Ngưng vừa nghe xong liền nổi giận đùng đùng, quay đồng nữa”. Hòa Ngưng vừa nghe qua, mặt mày đỏ bừng, cảm thấy vô cùng xấu hổ vì không kiềm chế được tính khí nóng nảy nhất thời của mình.
Người vội vàng hấp tấp thông thường sẽ không thể bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề đúng sai, vì thế đã gây ra những việc đáng tiếc. Trong lịch sử, có rất nhiều cuộc chiến mà vốn dĩ họ là bên chiếm ưu thế, nhưng do sự khiêu khích từ phía kẻ thù, nhất thời nóng vội đã bày binh bố trận, khiến cho cục diện bị đảo ngược. Trong Phật giáo, có một số người xuất gia phải hoàn tục cũng bởi thiếu lòng kiên nhẫn, không làm chủ được cảm xúc, rốt cuộc phải chịu trầm luân trong biển khổ của kiếp nhân sinh.
Giữ tâm bình khí hòa là một loại công phu tu tập. Thời Đông Tấn, có một danh tướng nổi tiếng tên Tạ An gắn liền với trận chiến trên sông Phì Thủy. Trong lúc ông ta đang ngồi đánh cờ cùng bạn bè, thì hay tin đứa cháu Tạ Huyền đã đánh tan quân địch giành được thắng lợi. Thế nhưng, khi ấy sắc mặt của ông không hề thay đổi, vẫn an nhiên thư thái chơi cờ. Tâm bình khí hòa là một loại trí huệ đến từ nhẫn nhục. Trương Tự Trung là vị tướng anh dũng lẫm liệt muôn đời, ông nhận lệnh phải giao du với giặc cướp nhưng bị hiểu nhầm là kẻ bán nước cầu vinh. Tuy vậy, ông ấy vẫn tự tại dửng dưng, cuối cùng đã hoàn thành được sứ mệnh và để lại tiếng thơm muôn đời.
Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng dùng kế “vườn không nhà trống” lừa được mấy chục vạn đại quân của Tư Mã Ý, khiến cho quân địch tự rút lui mà lại không xảy ra nạn binh đao, tất cả những việc này đều nhờ tâm bình khí hòa mà thành. Người có trí tuệ, trong lúc nguy cấp khốn khó thì càng phải kiên tâm bền chí, chỉ có bình tĩnh mới có thể giúp ta tìm ra phương cách thích hợp để ứng phó với những biến cố mà thôi.
Cho nên, “cơm chưa chín thì không được mở nắp, hay trứng ấp chưa đủ ngày chớ vội chui ra khỏi vỏ”. Nắm đấm không nên sử dụng một cách tùy tiện, cần phải hết sức thận trọng thì mới phát huy được sức mạnh. Nước mắt đừng dễ dàng rơi, cần phải kìm nén cảm xúc, như thế mới có thể chuyển hóa đau thương thành sức mạnh được.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đi xuống, lúc này cả nước cần phải giữ vững niềm tin để cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau phấn đấu. Không nên để mình bị cuốn vào vòng xoáy “người chỉ trích ta, ta miệt thị người”. Như vậy, chỉ càng làm hao tổn đi sức mạnh của nhau mà thôi.
Kiềm chế cảm xúc, không phải không có những cảm nhận thấy biết sự đúng sai, mà chính là thái độ an nhiên tĩnh tại, biết nhìn xa trông rộng. Khi xưa, Kỷ Tỉnh Tử có tài huấn luyện gà chọi, ông chia sẻ kinh nghiệm rằng: Một con gà chọi thượng đẳng thì không được vươn vai vỗ cánh, vênh vang kiêu hãnh. Bằng không, khi gặp phải con gà mạnh hơn, nó sẽ không thể trụ nổi, dù chỉ một đòn! Ngược lại, giữ tâm bình khí hòa, khoan thai thoải mái, ung dung tự tại, sau cùng lại có thể không cần chiến đấu mà cũng giành được thắng lợi.
Do đó, dù cho cuộc sống thường ngày của chúng ta có gặp phải sóng gió ba đào, hay những điều bất công phi lý gì chăng nữa, thì cũng không nên lung lay lo sợ, càng không thể hành động theo bản năng, mà hãy giữ lòng an nhiên tĩnh lặng, bình thản đối diện. Như vậy, mới có thể tư duy và giải quyết công việc bằng lý trí sáng suốt hơn, đây mới xứng đáng là việc làm của bậc hiền trí.