Các sản phẩm luôn trở nên bị lỗi thời, vì vậy bạn nên cảm thấy thích thú hơn với việc phát triển phiên bản tiếp theo. Cũng giống như trò chơi bắn đạn (pinball) – nếu bạn chơi giỏi, bắn trúng các mục tiêu, thì phần thưởng bạn nhận được là có thể chơi tiếp một ván khác.
BILL GATES
Lúc này đây Gates đã ngự trị trên đỉnh cao nghề nghiệp của mình trong hơn 20 năm. Trong thời gian đó ông đã trở thành người giàu nhất thế giới – không tệ lắm đối với một người bước sang tuổi 40 như ông. Mặc dù giàu có và thành đạt, Gates không bao giờ cho thấy dấu hiệu chùng xuống. Ông nói ông đang bị thôi thúc bởi “một nỗi sợ hãi tiềm ẩn” rằng mình có thể bỏ lỡ cơ hội kế tiếp. Ông không muốn lặp lại những sai phạm của những công ty máy tính hùng mạnh khác như IBM và Apple.
Ông phát biểu: “Tôi biết rất rõ rằng trong vòng 10 năm tới, nếu Microsoft vẫn là công ty dẫn đầu, chúng tôi sẽ phải vượt qua ít nhất 3 cuộc khủng hoảnh nữa.”
Những suy nghĩ của Bill
Trong những năm gần đây, Gates cảm thấy cần thiết phải chia sẻ tầm nhận thức của mình với mọi người. Quyền “Con đường phía trước” (The Road Ahead), trình bày quan điểm của ông về tương lai của công nghệ học, đã khiến một số người thắc mắc không biết có phải tính kiêu căng hãnh tiến của Gates đã bắt đầu lấn lượt trong ông rồi không. Mặc dù cuốn sách được rất nhiều người chú ý nhưng ý nghĩa của nó không tạo được hứng khởi và xúc động như một số người đã kỳ vọng.
Một số nhà bình luận cũng nhận ra ý nghĩa mỉa mai trong việc ông chọn dạng thức sách giấy truyền thống để truyền đạt quan điểm của mình về tương lai: dẫu sao thì quyển “Con Đường Phía Trước” cũng nói về sự lỗi thời của phương tiện truyền thông thời kỳ tiền điện tử thế mà nó lại được chuyển tải bằng một phương tiện hẳn quá thân quen với Caxton, người có công phát minh ra chiếc máy in sách báo đầu tiên. Mặc dù quyển sách cũng được xuất bản dưới dạng truyền thông đa phương tiện, nhưng độc giả lại phản ánh rằng bản gốc CD-ROM này đầy lỗi kỹ thuật, vang vọng một âm hưởng mói cho cụm từ “phương tiện là thông điệp.”
Nói cho công bằng thì chính Gates cũng đã thừa nhận là mình thường phạm sai lầm như bất kỳ ai khác trong ngành công nghiệp máy tính. Ông lập luận là ông có thể mắc sai sót nhiều hơn bình thường vì lúc nào ông cũng đang tiến hành quá nhiều dự án. Ông giải thích rằng: “Tôi tổng hợp rất nhiều thông tin để có một cái nhìn tổng thể. Vì vậy có những trường hợp tôi đưa ra các quyết định hơi khác biệt. Nhưng tôi là TGĐ điều hành và đang nắm trong tay chiến lược kỹ thuật. Đôi khi nếu đó là một vấn đề về kỹ thuật hay chiến lược thì tôi chỉ một mình tôi với ý tưởng của tôi.
“Khi phải đưa ra quyết định về một sản phẩm, trong nhiều trường hợp tôi phải phân tích các sự việc theo cách rất riêng của mình. Tuy nhiên nếu đó là quyết định thuộc về lĩnh vực kinh doanh thì hiếm khi tôi cảm thấy đủ tự tin để tự mình quyết định. Thông thường thì tôi dành thời gian để yêu cầu mọi người trình bày quan điểm của họ rõ ràng hơn. Đó là công việc của tôi và là lý do tại sao tôi ở đây một khi tôi không thể tự đưa ra quyết định.”
Đừng ngoái nhìn lại
Mike Murray, phó giám đốc phụ trách nhân sự của Microsoft đã nói rằng: “Tôi thường nghĩ rằng nếu Microsoft là một chiếc ô tô thì đó sẽ là chiếc xe có một bàn đạp ga rất lớn và một bàn đạp thắng thật nhỏ. Phía trước chiếc xe này có một tấm kính chắn gió lớn để chúng tôi biết hướng mình đang đi nhưng lại không có kính chiếu hậu – chúng tôi biết có kẻ cạnh tranh đang ở ngay phía sau nên chúng tôi thấy không cần phải quay lại nhìn.”
Yếu tố cơ bản trong thành công của Microsoft nằm ở chỗ Gates luôn sẵn sàng mở to mắt mình, chăm chú nhìn theo con đường phía trước. Theo ông, “Nhìn vào kính chiếu hậu chỉ làm mất thời gian.” Nhận định này làm chúng ta nhớ lại Henry Ford với câu nói “Lịch sử ít nhiều chỉ là những câu chuyện tầm phào.”
Nhưng Gates hiểu rất rõ hoàn cảnh hiện tại của mình. Ông cũng rất quan tâm đến lịch sử ngành công nghiệp máy tính lẫn tiến trình phát triển của công nghệ qua hàng thế kỷ. Theo Randall E.Stross, tác giả quyền Phong cách Microsoft (The Microsoft Way) thì Gates đã không trung thực khi nói rằng không bao giờ nhìn vào kính chiếu hậu.
Stross nói: “Ông ấy luôn nhìn lại phía sau – thường xuyên, dứt khoát và có hệ thống. Ông hay trích dẫn các điển cố trong lịch sử mỗi khi thảo luận về chiến lược trong tương lai. Và ông cũng dựa trên quan điểm lịch sử khi nhậ xét rằng trong lịch sử kinh doanh của ngành điện toán, không có công ty nào đứng đầu trong mộy kỷ nguyên lại tiếp tục ngự trị ở kỷ nguyên tiếp theo, và ông lo lắng rằng chính vị trí thống lĩnh trong kỷ nguyên máy tính cá nhân của Microsoft có thể khiến nó “truất phế” khỏi ngôi vị dẫn đầu trong kỷ nguyên mạng sắp đến. Sự nhạy cảm đối với lịch sử của Gates đã bàng bạc trong các phân tích của ông về hiện tại và tương lai. Tuy thế ông lại không công nhận điều đó.”
Nỗi chạnh lòng khi bóng chiều buông
Với những thành tựu to lớn của ông trong hơn 2 thập niên qua, người ta không khỏi đặt ra câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra với Microsoft nếu không có Bill Gates.
Nếu có điều gì khiến cho những người dõi theo tình hình của Microsoft lo ngại nhất thì đó chính là số phận của công ty này khi Bill Gates tuyên bố “rửa tay gác kiếm”. Bước chuyển giao quyền lực từ nhà lãnh đạo này sang nhà lãnh đạo khác có thể tác động mạnh không chỉ về mặt tinh thần và hiệu quả kinh doanh mà còn đến cả giá cổ phiếu của công ty.
Thông thường, cách tốt nhất để làm dịu bớt các mối quan ngại là cố gắng duy trì một lực lượng kế thừa đủ năng lực. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà quản lỳ trẻ tài năng ở cấp thấp hơn khi được khuyền kích phát triển thì cũng sẽ đương nhiên trở thành những nhân vật chóp bu. Nhiều người còn phải chiến đấu để loại bỏ các đối thủ khác trên đường leo lên cây cổ bôi dầy mỡ này. Đối với họ, bất kỳ ai có khả năng trở thành người kế nhiệm cũng có thể được xem như một mối đe dọa. Kết quả là nhà lãnh đạo mới khó có thể vươn ra khỏi chiếc bóng của người tiền nhiệm đầy quyền lực. Nhiều người gọi đây là hiện tượng Thatcher, theo tên của cựu thủ tướng Anh.
Nhưng vấn đề về kế nhiệm hóc búa nhất lại liên quan đến một nhóm nhỏ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp như Rupert Murdoch, Ross Perot và Richard Branson – những con người thật sự bất khả thay thế. Tại công ty của họ, vai trò lãnh đạo của những người này nổi trội đến mức dường như công ty không thể thiếu họ được. Trong số này, có lẽ Gates là người khó thay thế nhất. Chính vì thế mới nảy sinh vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra đối với công việc kinh doanh khi họ ra đi?
Gates lại không cho đó là vấn đề: “Trên báo chí, toàn bộ ý niệm nhằm cá nhân hóa một công ty thông qua vai trò của một người hay một vài người thì rõ ràng quá đơn giản hóa và điều đó hoàn toàn diễn dịch sai vấn đề này.”
Nhưng theo báo chí thì việc Gates đưa vấn đề kế nhiệm mình ra thảo luận với người bạn thân là ông trùm đầu tư Warren Buffett đã nhấn mạnh tính nhạy cảm của sự việc. Những tin tức nói về việc người sáng lập nổi tiếng của công ty có thể mang tính đến chuyện chuyển giao quyền lãnh đạo công ty phần mềm điện toán khổng lồ này có thể làm chao đảo giá cổ phiếu của công ty.
Thái độ của Buffett đối với vấn đề kế nhiện cũng tiêu biểu cho quan niệm sống của ông. Gần đây ông đã hóm hỉnh nói rằng: “Tôi dự trù sẽ tiếp tục làm việc thêm 5 năm nữa sau khi chết. Tôi đã trao các giám đốc một bẳng cầu cơ để họ có thể giữ liên lạc với tôi ở cõi âm. Nhưng nếu bảng cầu cơ này không hiệu nghiệm thì chúng tôi cũng đã có một số thành viên nổi bật có thể đảm nhiệm công việc của tôi.”
Gates hưởng ứng: “Quan niệm của tôi cũng giống như Buffett. Tôi muốn tiếp tục công việc hiện tại trong một thời gian rất dài. Tôi nghĩ có lẽ sẽ phải khoảng 10 năm nữa, và cho dù tôi vẫn tiếp tục gắn bó trọn vẹn với Microsoft bởi vì đó là sự nghiệp của tôi, tôi cũng sẽ chọn một ai đó đảm nhiệm chức vụ TGĐ điều hành.
“Việc chọn người kế nhiệm làm cho tôi phải bận tâm nhiều, nhưng có lẽ cần đến 5 năm nữa khi tôi đưa ra quyết định cụ thể. Nếu có gì bất ngờ, tôi sẽ dùng đến phương án dự phòng.”
Tuy nhiên ông đã không tiết lộ chút gì về phương án dự phòng đó. Với phần lớn tài sản cá nhân còn nằm trong cổ phiếu của Microsoft, chắc chắn là một khi Gates tính chuyện rời bỏ chức vụ, điều ưu tiên quan tâm trong đầu ông hẳn phải là lợi ích của các cổ đông.
(Ngày 13 tháng 1 năm 2000, trong giai đoạn nóng bỏng của vụ kiện Microsoft vi phạm luật chống độc quyền của chính phủ Mỹ, Gates đã “thoái vị”, nhường chức tổng giám đốc lại cho Steve Ballmer như là một bước cải tổ lại công ty nhằm mục đích cho phép Gates tập trung vào các chiến lược lâu dài. ND.)
Nhà hiền triết của thời kỳ kỹ thuật số
Vì nhiều nguyên do khá hiển nhiên, Gates đã gây được nhiều điều nể phục từ những người tôn ông là nhà dự báo và kiến trúc sư của kỷ nguyên kỹ thuật số. Công tâm mà nói thì một phần – nếu không muốn nói tất cả - danh tiếng của ông là một nhà tiên tri quả thật vô cùng xứng đáng. Lịch sử mai hậu có thể sẽ phán xét ông ưu ái hơn so với nhiều nhà phê bình và các đối thủ của ông, những người luôn miệng nói rằng ông chẳng tài cán gì ngoài cái tài khai thác vị thế độc quyền của mình. Nếu không có Bill Gates và Microsoft thì không chắc cuộc cách mạng máy tính cá nhân lại tiến bộ như vậy. Tuy vậy Gates cũng thừa thông minh để không ngủ quên trên chiến thắng. Ông hiểu rõ hơn ai hết trong ngành này rằng mình đang đi trên con dường hiểm trở như thế nào. Dù sao đi nữa thì ông đã chứng kiến cảnh những người đi trước ông rơi xuống vực thẳm không chỉ một lần.
Ông nói: “Con đường kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ rất quanh co, khúc khuỷu. Có lẽ lý do khiến cho nó trở nên thú vị như vậy là vì không công ty nào được quyền đội vòng nguyệt quế mãi mãi. IBM đã từng chiếm ưu thế hơn bất kỳ công ty nào khác trong nền công nghệ nhưng họ đã bỏ lỡ một vài ngả rẽ trên đường. Điều khiển cho bạn mỗi sáng thức dậy phải suy nghĩ là: “Coi nào, hãy gắng làm sao để ngày hôm nay đừng bỏ sót một ngả rẻ nào trên đường nghe không? Hãy tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra với công nghệ nhận diện giọng nói hoặc công nghệ trí thông minh nhân tạo đây! Chúng ta phải bảo đảm là tuyển dụng được đúng những người có khả năng kết hợp được những yếu tố này lại với nhau, và đoan chắc rằng mình sẽ không bị bất ngờ.”
“Đôi khi chúng tôi cũng bị bất ngờ. Ví dụ như khi mạng Internet ra đời, chúng tôi chỉ xếp nó vào vị trí ưu tiên 5 hay 6 gì đó. Tôi không coi thường mạng Internet đến mức trả lời là: “Chữ này đọc làm sao vậy!” Khi nghe ai đó kể cho nghe về nó. Thực ra tôi đã trả lời câu hỏi như vầy: “Vâng, nó đã có trong danh sách của tôi rồi, vì vậy tôi cũng có quan tâm đấy chứ!” Nhưng rồi đến một lúc tôi nhận thấy sự kiên này biến chuyển nhanh hơn tôi tưởng và là một hiện tượng sâu sắc hơn nhiều so với những gì đã được nhận định trong chiến lược của chúng tôi. Cho nên với tư cách lãnh đạo tôi phải đánh động mọi người ý thức về tình trạng nguy cấp; và chúng tôi dành một vài tháng để trao đổi ý kiến và gởi email cho nhau. Chúng tôi tiếp tục làm việcrieeng với nhau. Cuối cùng một chiến lược mới được quy kết và chúng tôi tuyên bố: “OK, đây là điều mà chúng ta sắp phải làm; đây là cách mà nội bộ chúng ta tự đánh giá mình; và đây chính là những gì mà thế giới sẽ nghĩ rằng chúng ta sắp thực hiện.”
“Dạng khủng hoảng như vậy sẽ xuất hiện cứ khoảng 3 hay 4 năm một lần. Bạn phải chăm chú lắng nghe tất cả những con người thông minh trong công ty. Chính vì lẽ đó mà một công ty như chúng tôi cần phải thu hút rất nhiều người biết suy nghĩ theo những hướng khác nhau. Công ty cho phép có nhiều quan điểm trái ý nhưng cuối cùng nó phải công nhận những ý tưởng đúng đắn và thực tâm ủng hộ chúng.”
Nhanh hay là Chết
Tuy nhiên cuối cùng dù tầm nhìn của Gates có những hạn chế gì đi nữa, ông vẫn xứng đáng hơn ai hết trong ngành công nghiệp điện toán để đảm nhận vai trò của một Leonardo Da Vinci, nhà vị lai học nổi tiếng của thời Phục Hưng, người mà lúc sinh thời đã vẽ ra nhiều cổ máy bị coi là không tưởng nhưng đã trở thành hiện thực mãi vài thế kỹ sau.
Ngoài bộ sưu tập xe hơi thể thao Porsche và tòa nhà trị giá 35 triệu đôla ở ngoại vi Seattle, Gates đã dè xẻn trong việc chi tiêu một cách đáng ngạc nhiên. Vật mà ông đã bỏ ra 30,8 triệu đôla mua các bản thảo minh họa của Leonardo Da Vinci. Điều này khiến một số người nghĩ rằng có lẽ ông tự cho mình là hậu thân của Da Vinci – một người có tầm nhìn chính xác về tương lai ở một vài thế kỷ sau.
Tuy vậy, không giống thần tượng của mình, Gates xuất phát cùng với chúng ta trong thế giới này và thời đại này. Phẩm chất xuất sắc nhất của ông nằm ở khả năng kết hợp sự cách tân trong công nghệ với chủ nghĩa thực dụng không khoan nhượng. Ông cũng thừa nhận những hạn chế của mình – quả là một nét khác thường đối với một con người thành đạt như vậy.
Ông nói: “nếu bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đó, bạn phải cẩn thận để chắc chắn là bạn không nghĩ là mình cũng tinh thông ở những lĩnh vực khác mà bạn không nhất thiết phải giỏi. Mỗi ngày tôi đến văn phòng và làm việc với một đội ngũ tuyệt vời gồm những người đang gắng sức nghĩ ra cách tạo ra những phần mềm tuyệt vời, những người đang lắng nghe những ý kiến phản hồi và miệt mài nghiên cứu. Do tôi rất thành công trong lĩnh vực này nên người ta vào làm ở đây thường kỳ vọng là tôi thông thạo những vấn đề mà tôi không hoàn toàn hiểu biết.
“Tôi thật sự cho rằng chúng tôi đang áp dụng một số phương pháp để điều hành công ty của mình – như cách tuyển dụng nhân sự, cách tạo dựng môi trường làm việc và cách sử dụng đặc quyền mua bán cổ phiếu của công ty. Đây cũng có thể là những bài học bổ ích cho các ngành kinh doanh khác. Nhưng tôi luôn cẩn thận không dám rêu rao rằng chúng tôi đã tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề.”
Tuy nhiên, cuối cùng so với các yếu tố khác thì chính tinh thần làm việc không ngơi nghỉ của Gates mới là lời giải thích đúng nhất cho sự thành công của Microsoft. Ông luôn hiểu rằng tốc độ thay đổi trong nền công nghiệp mà ông đang tham gia mới là yếu tố cơ bản đối với vị trí cạnh tranh của công ty do ông sáng lập. Cho đến nay, Microsoft vẫn tỏ ra nhanh chân hơn mọi đối thủ. Để duy trì được vị trí này, Gates hiểu được ý nghĩa thật sự của cụm từ “cuộc cách mạng công nghệ”. Ông biết rằng trong cuộc cách mạng công nghệ này chỉ tồn tại hai hạng người: kẻ nhanh và người chết.
Đừng bao giờ rời mắt khỏi mục tiêu
Gates đã ở trên đỉnh cao nghề nghiệp gần 20 năm nay. Trong thời gian đó ông đã trở thành người giàu nhất thế giới – không tệ lắm đối với một người bước sang tuổi 40 như ông. Mặc dù giàu có và thành đạt, Gates không bao giờ cho thấy dấu hiệu chùng xuống. Những bài học cuối cùng trong trường phái kinh doanh Gates như sau:
Đừng gắng giải thích. Trong những năm gần đây, Gates cảm thấy cần thiết phải chia sẻ tầm nhận thức của mình với mọi người. Quyền “Con đường phía trước” (The Road Ahead), trình bày quan điểm của ông về tương lai của công nghệ học, đã khiến một số người thắc mắc không biết có phải tính kiêu căng hãnh tiến của Gates đã bắt đầu lấn lượt trong ông rồi không. Mặc dù cuốn sách được rất nhiều người chú ý nhưng ý nghĩa của nó không tạo được hứng khởi và xúc động như một số người đã kỳ vọng.
Đừng ngoái nhìn lại. Yếu tố cơ bản trong thành công của Microsoft nằm ở chỗ Gates luôn sẵn sàng mở to mắt mình, chăm chú nhìn theo con đường phía trước. Theo ông, “Nhìn vào kính chiếu hậu chỉ - làm mất thời gian.” Tuy nhiên, Gates cũng có nói: ông ý thức rất rõ hoàn cảnh lịch sử của mình.
Lập kế họach cẩn thận khi chọn người kế nhiệm. Với những thành tựu to lớn của ông trong hơn 2 thập niên qua, người ta không khỏi đặt ra câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra với Microsoft nếu không có Bill Gates. Thực ra, toàn bộ vấn đề kế nhiệm được đặt trước mặt con người có đôi tay của vua Midas* quả thật là tiến thoái lưỡng nan. Với phần lớn tài sản cá nhân còn nằm trong cổ phiếu của Microsoft, chắc chắn là một khi Gates tính chuyện rời bỏ chức vụ, điều ưu tiên quan tâm trong đầu ông hẳn phải là lợi ích của các cổ đông.
Tạo dựng tương lai. Gates đã gây được nhiều điều nể phục từ những người tôn ông là nhà dự báo và kiến trúc sư của kỷ nguyên kỹ thuật số. Công tâm mà nói thì một phần – nếu không muốn nói tất cả - danh tiếng của ông là một nhà tiên tri quả thật vô cùng xứng đáng. Lịch sử mai hậu có thể sẽ phán xét ông ưu ái hơn so với nhiều nhà phê bình và các đối thủ của ông, những người luôn miệng nói rằng ông chẳng tài cán gì ngoài cái tài khai thác vị thế độc quyền của mình.
Luôn khao khát. Cho đến nay, Microsoft vẫn tỏ ra nhanh chân hơn mọi đối thủ. Để duy trì được vị trí này, nhà lãnh đạo của Microsoft chưa bao giờ sợ phải từ bỏ quá khứ để theo đuổi tương lai. Hơn bất kỳ nhân vật nào trong thế kỷ này, Gates hiểu được ý nghĩa thật sự của cụm từ “cuộc cách mạng công nghệ”. Ông biết rằng trong cuộc cách mạng công nghệ này chỉ tồn tại hai hạng người: người nhanh và kẻ chết.
* Đôi tay của vua Midas: theo thần thoại Hy Lạp, vua Midas có hai bàn tay kỳ diệu. Mọi thứ mà vua chạm tay vào đều biến thành vàng cho dù ông có muốn hay không.
Để được thành công như Bill Gates
Với một tài sản có giá trị thực ước tính vào khoảng 40 tỷ đô la (9/2002), Bill Gates đã trở thành người giàu nhất thế giới. Khi cuốn sách này còn đang được viết thì giá trị thị trường của Microsoft đã vượt qua General Motors và trở thành tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ. Trở thành người thành công gây sửng sốt hơn 2 thập kỷ qua, Bill Gates đồng thời cũng trở thành nhà doanh nghiệp mới có quyền lực nhất, là Vua của những Tín đồ máy tính.
(Khi được nhà báo Mỹ Connie Chung hỏi liệu ông có tự cho mình là một tín đồ máy tính, Gates đã trả lời: “Nếu tín đồ máy tính (nerd) có nghĩa là bạn ham thích được am hiểu “nội tình” của máy tính và có thể ngồi hàng giờ trước máy tính, chơi với nó và thích thú với nó.” Những gì ông nói ra, nhưng cũng có thể đã hàm ý, rằng chính sở thích kỳ lạ đó đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới.)
Bằng cách nào ông làm được điều đó? Khi phân tích tỉ mỉ cách thức Bill Gates điều hành Microsoft các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 10 bí quyết thành công của ông. Và những ai mong muốn được thành công như Bill Gates, hãy thử tham khảo 10 bí quyết này:
1. Chớp lấy thời cơ.
Trong kỷ nguyên của lao động tri thức, kiến thức về kỹ thuật và tính sáng tạo là những vốn quý mới trong kinh doanh. Kết hợp được những yếu tố này với tính nhạy bén trong kinh doanh và bản chất tính cạnh tranh cao, bạn sẽ trở thành một nhân viên hiếm có. Bill Gates chính là người như vậy. Một chút may mắn khác thường đã đưa ônng lên một đỉnh cao mà ở đó tài năng đặc biệt của ông có thể phát triển nở rộ.
2. Đam mê công nghệ.
Từ lâu Bill Gates đã say mê máy tính cá nhân. Ngay từ những ngày đầu, Gates và cộng sự Paul Allen đã nhận ra rằng máy tính cá nhân sẽ làm thay đổi tất cả. Hai người thường bàn luận suốt đêm về tương lai của thế giới sau khi máy tính cá nhân xuất hiện. Họ thật sự tin rằng cuộc cách mạng máy tính sẽ diễn ra. Nó sắp sửa xảy ra đó là một tín điều đối với một Microsoft còn non trẻ, và họ sẽ viết phần mềm cho cuộc cách mạng này một khi điều này trở thành hiện thực.
3. Khát vọng chiến thắng.
Gates là một người có tinh thần cạnh tranh quyết liệt và luôn khao khát chiến thắng. Điều này khiến ông trở thành một đối thủ cực kỳ nguy hiểm. Ông không hề giấu diếm điều này và luôn công khai nói lên quyết tâm đánh bại các đối thủ của mình.
4. Tuyển dụng những người rất thông minh.
Gates luôn nhất định tìm kiếm và tuyển dụng những người thông minh nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Đầy là một chiến lược mà Gates cố ý đề ra nhằm bảo đảm công ty có thể thu hút được những bộ não ưu tú nhất của ngành. Một vài người chỉ trích Gates quá khắt khe khi nhất định chỉ tuyển những người tài giỏi nhất cho công ty. Tuy thế, ông là một trong những nhà kinh doanh đầu tiên hiểu được tầm quan trọng của vốn trí tuệ.
5. Học cách tồn tại.
Tại Microsoft, Bill Gates đã tạo nên một bộ máy gồm những người khao khát tri thức. Ông tin rằng tính học hỏi là dấu hiệu của một “công ty thông minh”, và là cách duy nhất để tránh lặp lại sai lầm. Các đối thủ của ông thì không cẩn trọng như vậy. Do đó Gates đã thành công nhờ tận dụng sai lầm của kẻ khác.
6. Đừng trông đợi sự cảm kích.
Nếu như một bài học Bill Gates cay đắng học được thì đó chính là ông hiểu rằng danh tiếng và tai tiếng không bao giờ cách xa nhau quá. Bạn không thể hy vọng trở thành người giàu nhất thế giới mà không gây thù chuốc oán với một vài người. Riêng trong ngành công nghiệp máy tính, Gates là người có nhiều kẻ thù hơn ai hết.
7. Giữ vai trò là người có tầm nhìn xa.
Bill Gates thuộc thế hệ những nhà lãnh đạo kinh doanh theo phong cách mới. Qua nhiều năm, ông liên tục chứng tỏ rằng mình đang nắm giữ vai trò gần như một nhà tiên tri của ngành công nghiệp máy tính. Nhờ sự am hiểu sâu sắc về công nghệ học cùng phương pháp tổng hợp dữ liệu độc đáo của mình,ông đã thủ đắc một khả năng đặc biệt trong việc xác định các khuynh hướng trong tương lai và chỉ đạo chiến lược cho Microsoft. Điều này đã tạo nên sự ngưỡng vọng từ những người hâm mộ Microsoft và gây hiếp sợ các đối thủ cạnh tranh.
8. Bao quát mọi cơ sở.
Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của Gates là khả năng cùng một lúc điều hành nhiều dự án khác nhau. Bản thân Gates vồn là người đa nhiệm và người ta nói rằng ông có thể chủ trì nhiều cuộc đối thoại khác nhau về đề tài kỹ thuật trong cùng một thời gian. Ông cũng chứng tỏ mình rất giỏi trong việt rào trước đón sau để tận dụng mọi cơ hội nếu có.
9. Xây dựng doanh nghiệp dưa trên các nhóm nhỏ.
So với giá trị trên thị trường chứng khoán của mình, Microsoft vẫn là một công ty nhỏ. Xét trong nội bộ, công ty cũng thường xuyên được chia thành những đơn vị nhỏ để duy trì một môi trường kinh doanh. Đôi khi sự thay đổi diễn ra nhanh đến nỗi ta có cảm giác hầu như tuần nào Microsoft cũng đang tạo ra những phòng ban mới. Gates cũng dựa vào việc duy trì một cơ cấu đơn giản để cho phép ông kiểm soát được công ty.
10. Không bao giờ rời mắt khỏi mục tiêu.
Gates ở trên đỉnh cao của sự nghiệp gần 20 năm nay. Trong thời gian đó ông đã trở thành người giàu nhất thế giới – không tệ lắm đối với một người bước sang tuổi 40 như ông. Mặc dù giàu có và thành đạt, Gates không bao giờ cho thấy dấu hiệu chùng xuống.