Mỗi ngày, em bé của bạn chỉ ăn 2-3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Làm thế nào để cung cấp được những 16 chất dinh dưỡng cho trẻ đây? Bí quyết là phải đa dạng.
1. Tám nhóm thực phẩm giúp trẻ tăng 12- 24 cm chiều cao một năm
Cách duy nhất để chúng ta có thể cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con chính là cho ăn đa dạng. Chúng ta không ăn một loại vitamin hay một loại chất khoáng một lần. Tất cả các thực phẩm đều chứa một vài loại chất dinh dưỡng. Đường và dầu ăn là hai loại thức ăn đặc biệt gồm 100% là đường và chất béo. Nhưng tất cả các món ăn khác đều chứa nhiều chất dinh dưỡng trong nó với tỉ lệ khác nhau. Có những loại thực phẩm gọi là “Siêu thực phẩm cho trí não” vì nó chứa hàm lượng 16 chất vàng nhiều hơn hẳn các thực phẩm khác. Bằng cách kết hợp với nhau, chúng ta mới có thể cung cấp hết cho con. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra một cách tuyệt vời để mỗi gia đình đều có thể tự cân bằng các chất dinh dưỡng cho mình. Đầu tiên, họ chia thực phẩm ra thành 8 nhóm:
- Ngũ cốc, khoai, củ.
- Đậu, hạt, lạc, vừng
- Dầu, mỡ
- Các chế phẩm từ sữa ( sữa, sữa chua, pho mát)
- Thịt cá, hải sản, gia cầm, phủ tạng
- Trứng
- Rau củ có màu đậm ( màu xanh thẫm, màu tím, màu vàng, màu cam)
- Rau quả khác.
Sau khi phân loại, hãy đảm bảo mỗi bữa ăn kết hợp ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm này. Bằng cách này, bạn sẽ cung cấp cho con 10-16 loại thực phẩm khác nhau và em bé sẽ đảm bảo có được đủ ngần ấy chất dinh dưỡng.
Mỗi nhóm thực phẩm có thể cung cấp một vài loại dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, một nhóm thức ăn riêng lẻ, hoặc bất kỳ một loại thức ăn tốt hay quý đến cỡ nào, cũng không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do vậy, cần đa dạng các thực phẩm. Mỗi bữa ăn dặm cần đảm bảo cho trẻ được ăn tối thiểu 5 trong 8 nhóm thực phẩm trên trong ngày, trong đó, nhất định phải có nhóm chất béo.
Đây là một phương pháp thần kỳ mà tất cả những người nghiên cứu về dinh dưỡng đều đang sử dụng. Chỉ cần đảm bảo việc kết hợp ít nhất 5 trên 8 nhóm thực phẩm này, mẹ có thể yên tâm về các vi chất mà con cần đã được cung cấp đầy đủ.
Trẻ em ở Việt Nam chúng ta rất thiệt thòi. Hầu hết các bé được cho ăn cháo trong suốt những năm đầu đời. Ngũ cốc duy nhất các bé được ăn là gạo trắng. Thực tế, trong mỗi nhóm thực phẩm đều có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế.
Ví dụ, đừng chỉ nấu cháo cho bé ăn, hãy thử thay gạo bằng hạt kê, hạt diêm mạch, ngô, khoai lang, khoai tây, bí ngô… Hay như trong nhóm đậu, ngoài đậu xanh, đậu đen còn có đậu kidney, đậu lăng, đậu gà… Dầu mỡ cũng vậy. Dầu oliu rất tốt nhưng tốt nhất nên mỗi bữa dùng một loại dầu mỡ khác nhau: dầu cá, dầu gấc, dầu hạt cải, dầu lanh, dầu mè… Nhiều chất dinh dưỡng sẽ đợi khi chúng có đủ tất cả các vitamin cần thiết để kích hoạt phản ứng mới bắt đầu hoạt động. Vì thế hãy thay đổi món cho bé mỗi bữa, mỗi ngày.
Khi đi chợ, bạn hãy nghĩ tới bạn sẽ cần dùng các nguyên liệu nào trước. Sau đó mới nghĩ tới làm món gì, chế biến thế nào với nó. Như vậy bạn mới có thể dùng được tất cả các nguyên liệu một cách đa dạng.
2. Ngoài nấu cháo còn có thể nấu gì?
Một ngày, nếu bạn thấy em bé của bạn quay ngoắt cái đầu đi, mím môi mím lợi không chịu ăn một thìa nào nữa thì nhất định là bé đã chán ngấy món đó rồi. Bạn thử hỏi coi ngoài cháo, mẹ đã cho em ăn những món gì? Nếu câu trả lời là không có gì thì khó trách bé bị biếng ăn lắm.
Có rất nhiều mẹ ngoài nấu cháo ra không biết nấu món gì khác cho con. Nhất là thịt, ngoài xay ra nấu cháo thì không biết làm món nào khác cả. Có mẹ thì có xu hướng nấu cám heo, nghĩa là ba mẹ ăn món gì thì hôm đó, mỗi thứ sẽ lấy ra một tí, một ít rau muống, một ít thịt heo, một ít đậu, trộn chung và xay nhuyễn cho con.
Đa dạng cách chế biến không những có thể giúp con có những trải nghiệm ăn uống đầu đời ngon lành, mà còn có thể giúp giữ được tối đa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bí quyết ở đây là chúng ta nên cứ nấu các món ăn như bình thường, sau đó mới điều chỉnh lại độ thô bằng nghiền, xay, rây, hay dằm nát cho phù hợp với bé.
Đây là một vài phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Luộc bằng lò vi sóng: Nấu ăn bằng lò vi sóng là cách nhanh nhất, giữ được các vitamin trong thực phẩm một cách hiệu quả nhất mà lại phù hợp với lượng ăn chút xíu mỗi lần của bé. Bạn chỉ cần cho 1 ít nước vào, sau đó bịt kín bằng giấy bọc thực phẩm rồi nấu. mỗi lần 30 giây, nhấc ra, đảo đều, rồi lại tiếp tục.
Xào bằng lò vi sóng: Bạn có thể cho bơ/dầu mỡ vào cùng với các thực phẩm khác, bọc nilon rồi quay trong lò vi sóng để có những món xào thơm lừng nhé.
Hấp: Các vitamin tan trong nước thường ngấm vào nước khi thực phẩm luộc hoặc chần. Vì vậy, muốn giữ được các vitamin khó tính này, bạn hãy hấp bằng nồi cao, trong thời gian ngắn nhé.
Nấu trong nồi cơm điện: bạn hãy chuẩn bị đồ của bé, thêm nước, dầu ăn, cho vô một hộp kín, để vào trong nồi cơm khi bắt đầu nấu. Khi cơm chín, đồ ăn của bé cũng chín luôn rồi.
Nướng bằng chảo: Đặt một miếng giấy nến lọt vào trong lòng chảo, sau đó đặt thực phẩm lên trên và bật bếp. Như vậy bạn sẽ không cần dùng dầu mỡ mà vẫn ngon.
Nướng bằng lò nướng: Có rất nhiều món có thể nướng bằng lò nướng. Bí ngô, khoai, món đậu hũ nấm, cá hồi nướng cam… đều sẽ thơm hơn khi nướng bằng lò.
Đút lò: cho thực phẩm vào khay và đặt trong lò nướng ở nhiệt độ cao để chín đều từ ngoài vào trong và đảm bảo độ ẩm. Với cách làm này, món ăn sẽ chín đều, vàng giòn bên ngoài, thơm ngọt bên trong, hoàn toàn không bị khô cứng, mất chất.
Trộn và ăn ngay: Bạn có thể cho yến mạch vào sữa, để 30p cho yến mạch nở mềm ra, sau đó thêm hoa quả và cho bé ăn ngay.
Rán: Trứng chiên, trứng bác cũng là những siêu thực phẩm mà bé sẽ rất thích đấy.
Các món cầm tay: tầm 7 tháng, bé sẽ rất thích được cầm nắm. Bạn có thể làm những món bò viên, cơm viên, phô mai que chiên, viên xúc xích ... đảm bảo bé sẽ thích mê đi ấy.
Súp: Những món súp bao giờ cũng rất được các bạn nhỏ hoan nghênh mà chế biến thì vô cùng dễ. Bạn chỉ cần nấu chảy bơ, thêm 1 nửa thìa bột mì, đảo đều, vừa đảo vừa thêm sữa. Sau khi được một hỗn hợp sệt, bạn có thể thêm thịt cá, rau củ như ở phần trên hướng dẫn rồi.
Hãy thử sức với cơm phô mai kiểu ý, cơm nấu bằng nước dừa, món bò ragu, món cà ri. Đừng giới hạn bản thân nhé. Bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn cách làm trên qua website www.mammy.vn
3. Ăn dặm thế nào để con không bao giờ biếng ăn?
Điều trị biếng ăn rất quan trọng vì những em bé thấp còi trước 3 tuổi thì sẽ thấp còi khi trưởng thành. Biếng ăn cần chữa trị theo nguyên nhân. Những nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm: Biếng ăn do bệnh lý, biếng ăn do thuốc, biếng ăn do bị đau, biếng ăn do tâm lý và biếng ăn do dinh dưỡng không hợp lý.
Tin tốt là, ở độ tuổi nào bạn cũng có thể bắt đầu dạy con ăn uống đúng cách lại từ đầu. Với những nguyên nhân bệnh lý, bạn sẽ cần chữa khỏi nó trước. Nếu bé bị đau, hãy hỏi bác sĩ thuốc giảm đau cho con trước khi ép chúng ăn. Những em bé sử dụng thuốc kháng sinh thường dễ bị loạn khuẩn, khi đó bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh cho con.
Quan sát phân của bé. Phân thường có mùi thối đặc trưng, nhưng không phải quá thối. Nếu nó có mùi nhức óc, khác thường, có thể hệ tiêu hóa của con chưa tiết đủ men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Khi đó bạn sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ và bổ sung thêm men tiêu hóa cho con.
Những em bé biếng ăn hoặc ăn uống lệch trong một thời gian dài rất dễ thiếu vitamin. Bé có thể mất cảm giác thèm ăn nếu thiếu những vitamin nhóm B, kẽm hay vitamin C. Lúc này, bổ sung đa vitamin các loại cho con sẽ giúp cân bằng lại mọi thứ trong cơ thể.
Tôi không phải bác sĩ, những kiến thức trên là thường thức, và mỗi em bé lại phát triển ở các mốc thời gian khác nhau, vì vậy, trước khi áp dụng cho con, bạn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ cho riêng từng trường hợp của riêng mình nhé.
Ngoài những nguyên nhân trên, vấn đề còn lại chỉ là cách cho ăn và giờ giấc cho ăn. Đối với trẻ biếng ăn, mục tiêu là lấy lại cảm giác ngon miệng cho con chứ không phải số lượng thức ăn. Cha mẹ cần bắt đầu tập lại từ đầu. Từ hôm nay, bạn hãy cho con ăn đúng giờ nhất định, không kéo dài bữa ăn quá 30 phút, tập trung cho ăn, không xem phim, xem điện thoại. Ưu tiên nấu những món con thích, đừng quá nghiêm khắc tuân theo chỉ dẫn nấu nướng gì cho tới khi con thích ăn lại. Dầu ăn như dầu ô liu có thể có mùi, bạn cũng có thể thay bằng mỡ gà, phi hành thật thơm cho bé cũng đã khác biệt nhiều rồi. Hoặc thử dầu hạt lanh và dầu oliu dành riêng cho ăn dặm của Mămmy. Hai loại dầu này đặc biệt dịu, nhẹ, không có vị gắt và hăng như dầu ăn của người lớn. Rất hợp với các món ăn dặm của trẻ nhỏ.
Một trong những hiểu lầm của các mẹ là không hề cho muối và đường vào thức ăn của con. Điều này không chính xác. Con vẫn cần có muối, khoảng 2g mỗi ngày. Cho nhiều muối là sai nhưng cho ở một lượng vừa đủ thì cải thiện khẩu vị của bé. Mẹ cũng có thể dùng phô mai để tăng hương vị cho món ăn. Những loại như phô mai cheddar chỉ chứa 1g muối trong 100g phô mai. Mỗi bữa bạn cho bé ăn một chút phô mai thì món ăn vừa ngon, vừa béo lại dễ ăn.
CẢI THIỆN BIẾNG ĂN
- Bổ sung các vitamin và khoáng thiếu hụt. Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa để cân bằng hệ vi khuẩn ruột.
- Thay đổi cách chế biến và kiên trì tập ăn thức ăn mới cho con. Thử lại những món mà trẻ đã từ chối trước đó.
- Duy trì một thông lệ đều đặn về giờ giấc bữa ăn chính và ăn vặt. Cho ăn dặm trước khi uống sữa/bú mẹ. Giờ ăn cần tập trung, không sử dụng điện thoại, tivi. Không cho trẻ ăn vặt hoặc uống sữa 2 tiếng trước khi ăn dặm. Điều này rất quan trọng.
- Giới hạn mỗi bữa ăn chỉ từ 20-30 phút. Sau đó, dọn đi tất cả các thức ăn chưa ăn xong và để trẻ rời bàn ăn. Đừng cho ăn hoặc uống gì khác cho tới bữa phụ hoặc bữa chính tiếp theo như đã định.
- Cha mẹ ăn trước mặt bé, để bé bắt chước.
- Cho ăn chế độ bổ não càng sớm càng tốt. Con càng ăn cân bằng thì càng tránh được thiếu hụt vitamin gây biếng ăn.
- Bổ sung 5-10ml dầu ăn bổ não mỗi bữa giúp bé lấy lại cân nặng nhanh chóng. (70% dầu mỡ nguồn động vật và 30% dầu nguồn thực vật)
Trẻ em thường rất đơn giản: nếu chúng đói, chúng sẽ ăn. Tìm thức ăn khi đói đã nằm trong DNA của chúng ta. Trẻ biếng ăn thường chỉ xảy ra ở châu Á, khi kỳ vọng của các bà mẹ thường nhiều hơn mức mà các con có thể ăn được. Các bữa ăn càng cầu kỳ thì mẹ càng kỳ vọng con ăn nhiều. Các bà, các mẹ ở châu Á cũng thường đút cho bé ăn mọi lúc có thể, vì thế, bé không bao giờ đủ đói để có một bữa ăn ngon miệng. Điều này có nghĩa là bạn chỉ nên cho con ăn khi đúng bữa, khoảng 2 tiếng 1 lần, tránh ăn vặt, uống sữa vặt.
Hiểu đúng về việc con cần ăn bao nhiêu ở mỗi thời điểm là quan trọng để không kỳ vọng quá nhiều. Cơ thể của con sẽ không bị đẩy tới giới hạn của nó để trở thành thấp còi hay béo phì nếu chúng ta biết cách hỗ trợ chúng.
Trẻ nhỏ lần đầu tiếp xúc với thức ăn dặm ngoài sữa mẹ sẽ có một lo lắng tự nhiên. Trách nhiệm của cha mẹ là đưa ra các món ăn lành mạnh, làm gương và khuyến khích các con thử mỗi loại thức ăn và kết cấu khác nhau. Nhưng chúng ta cần phải để trẻ quyết định sẽ ăn bao nhiêu. Ngược lại, nếu bé rất biếng ăn trong thời gian dài và không tăng cân hoặc sụt cân, bạn cũng không nên quan trọng hóa việc rèn kỷ luật bàn ăn cho con đâu. Phải ưu tiên con được ăn và phát triển trước đã.
Hãy nhớ rằng: Ưu tiên trong giai đoạn ăn dặm là con được ăn NO VÀ ĐỦ CHẤT. Kỷ luật bàn ăn chỉ đến sau khi ưu tiên thứ nhất hoàn thành. Thói quen mà bạn cần tập cho con ở đây là:
- Ăn ít đường, ít mặn. Không phải không ăn đường, không ăn mặn.
- Uống nước ép hoa quả thay vì nước ngọt đóng chai
- Ăn vặt bằng hoa quả, các loại hạt, các món ăn phụ được chế biến tươi chứ không phải bim bim, bánh kẹo, sô cô la. Bạn có thể tham khảo công thức những món ăn nhẹ bổ não rất đơn giản mà bổ dưỡng trong chương 2 của phần 5 nhé.
P/s: Tôi sẽ tặng bạn cuốn tập san đặc biệt “Bữa phụ bổ não” gồm các công thức bữa phụ tốt cho não bộ, nếu bạn chụp ảnh mình với sách gốc trên tay hoặc đánh giá nó trên Tiki.
Hãy truy cập fanpage “Ăn dặm bổ não” của chúng tôi và nhận sách công thức bữa phụ của bạn.