“Trong công ty, Bill bộc lộ quan điểm cho rằng mâu thuẫn có thể là biểu hiện của sự tốt lành. Ý tưởng này hoàn toàn khác biệt với công ty P&G vì ở công ty này sự lễ độ, lịch thiệp là phẩm chất hàng đầu của các nhân viên. Bill biết rằng điều quan trọng là cần phải tránh sao cho sự lịch sự và lễ độ không cản bước trong việc tìm ra chân lý của vấn đề được nhanh chóng. Gates rất thích những người nào, dù là một nhân viên mới, thách thức mình, và điều bạn nên biết rằng khi Gates quát tháo chê bai các ý kiến của bạn thì chính là Gates tôn trọng bạn.”
Steve Ballmer, Time, 1997.
Thuật ngữ “khuôn viên công ty” (corporate campus) có thể được dùng để chỉ tổng hành dinh của nhiều hãng lớn trên thế giới, ít nhất là về cách bố trí và hình thức thể hiện chung. Khuôn viên công ty là bước cải tiến từ “công viên công nghiệp” (industry park) vốn dĩ xuất hiện từ những năm 70, bao gồm các tòa nhà “nằm thu người lại”, trải dài rải rác trên một khu đất rộng ở vùng ngoại ô, và được phân cách bởi vô số bãi cỏ xanh mát được chăm sóc cẩn thận, núp dưới bóng râm của những lùm cây. Khởi thủy, các công viên công nghiệp thường là trụ sở của một vài công ty, được cố tình thiết kế sao cho hòa lẫn vào với các khu vực dân cư ngoại ô lân cận, là một hình ảnh hoàn toàn tương phản với những tòa cáo ốc văn phòng nghễu nghện tại trung tâm thành phố mà nay nhiều công ty đã chán không thèm ở.
Tuy nhiên về sau, khái niệm khuôn viên công ty, trụ sở của một công ty duy nhất đã dần dần trở thành một tên gọi riêng biệt gắn liền với hình ảnh các công ty kỹ thuật cao, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực điện toán. Các tổng hành dinh trong như công viên kia rất giống với khuôn viên của nhiều trường đại học nhỏ và xem ra có vẻ rất hợp với hình ảnh các thiên tài kỹ thuật trẻ tuổi ăn mặc tuềnh toàng, thoải mái đang cư ngụ tại đó. Tuy nhiên ngoài việc có tất cả những thứ như trò ném đĩa Frisbees giữa các cây cao bóng mát, các phòng giải trí và các phòng thể dục thì khuôn viên công ty còn là tổ ấm của một vài nhân viên có sức cống hiến phi thường nhất thế giới. Tại những công ty điện toán như Apple hay Microsoft, khung cảnh yên bình mang dáng dấp của một vùng đồng quê, lại đang che giấu bầu không khí làm việc cực kỳ sôi động và căng thẳng đang diễn ra tại đây. Mỗi khi tiến hành nghiên cứu một sản phẩm mới và quan trọng – mà việc này hầu như diễn ra thường xuyên – các nhân viên tại đây sẽ phải làm việc với số giờ mà bất kỳ nhà cải cách ở đầu thế kỷ hay lãnh tụ công đoàn nào cũng phải kinh hoàng. Trong những tháng cuối trước khi một sản phẩm mang tính quyết định và được quảng cáo rùm beng nhiều như Windows 95 chẳng hạn được tung ra, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh các lập trình viên nằm ngủ trên các băng ghế dài trong phòng làm việc sau những ngày làm việc 18 giờ mỗi ngày mà không buồn nghĩ đến việc về nhà an giấc. Dĩ nhiên, những con người này không giống như những nhân viên của thời cách mạng công nghiệp, bởi vì thường thì họ có thể mua cổ phiếu của công ty họ đang làm việc và họ yêu quý công việc họ đang làm.
Khuôn viên công ty Microsoft rộng 270 mẫu Anh đặt tại Redmond, Washington, ngay phía ngoài Seattle
Microsoft Corporation được William H. Gates và Paul G. Allen thành lập như một hiệp hội (partnership) vào ngày 4/4/1975, và chính thức trở thành công ty vào ngày 25/6/1981.
Giấc mơ “mỗi nhà một máy điện toán”, đã xuất hiện từ lâu trong công ty Microsoft nay vẫn còn tiếp tục là nhân tố chính trong mọi hoạt động của công ty. Microsoft luôn tin tưởng rằng phần mềm là công cụ để phát huy sức mạnh cho con người tại nơi làm việc cũng như tại nhà. Kể từ khi được thành lập, mọi kế hoạch của công ty là làm cho máy tính cá nhân ngày càng trở nên mạnh hơn.
Microsoft tin rằng con người sẽ là nhân tố quyết định bộ mặt của máy điện toán trong hôm nay và ngày mai. Lực lượng then chốt trong cả hai lĩnh vực máy tính cá nhân và cuộc cách mạng công nghệ k thuật số đều nằm trong tay những nhà phát triển – những người xác định các công nghệ, và người tiêu dùng – những người sử dụng thực tế các công nghệ này trong công việc hằng ngày. Việc cam kết sản xuất các sản phẩm phần mềm cách tân, kết hợp với sự đánh giá chân thực những phản hồi từ phía khách hàng luôn là chìa khóa mở cửa cho sự thành công của công ty Microsoft. Mục tiêu lâu dài đặt “Thông Tin trên ầu Ngón Tay” tiếp tục là nguồn thúc đẩy mọi nỗ lực phát triển của công ty trong khi xã hội đang bước vào k nguyên kế tiếp của nền công nghệ truyền thông và máy tính cá nhân.
Microsoft hiện có hơn 20.000 nhân viên đang làm việc trên khắp nước M và tại 48 chi nhánh trên toàn thế giới. Các chương trình phần mềm của công ty được sản xuất bằng 30 ngôn ngữ khác nhau và được bán trong hơn 50 quốc gia.
Khuôn viên công ty Microsoft chiếm một khu vực rộng 270 mẫu Anh – thường được ví von là “nằm ưỡn người” - ở Redmond, Washington, một vùng ngoại ô của Seattle. Các tòa nhà đủ kích cỡ nằm rải rác khắp nới như cố ý cho thấy các nhóm nhỏ có thể biến mình vào những góc xa tít trong khuôn viên này để làm việc hoặc một vài nhóm có thể sẽ được triệu tập vào trong những tòa nhà lớn hơn khi có nhu cầu. Rõ ràng Microsoft không muốn mọi người nghĩ rằng làm việc trong một tòa nhà này sẽ có địa vị cao hơn làm việc trong một tòa nhà khác và ngược lại, nhưng, theo những lời đồn đại thì dường như tinh hoa của công ty đặc biệt phát tiết xung quanh tòa nhà số 8, nơi Gates đặt phòng làm việc tại đây đều có cùng cương vị như nhau, văn phòng của Gates không phải là nơi phô trương sự sang trọng như thường thấy tại văn phòng của Tổng Giám Ðốc các công ty khác. Theo như tờ Time thì các đồ đạc trong phòng thuộc dạng “cấp phát chuẩn” và được trang trí ở mức tối thiểu. điều trước tiên đập vào mắt mọi người khi bước vào đậy là một bức ảnh khổng lồ hình một vi mạch Pentium, choán gần hết một bức tường. Và, chắc ai đó cũng đã nghĩ đến, trong căn phòng này còn treo ảnh chân dung của Leonardo da Vinci và Einstein, cũng như Henry Ford. Bức ảnh này là điểm chú ý đặc biệt. Theo chính lời Gates, bức ảnh này có mặt ở đó không nhằm nhắc nhở cho anh mục tiêu nổi tiếng của Ford là muốn thấy mỗi gia đình người Mỹ đều sở hữu một chiếc xe hơi – một mục tiêu mà Gates và những cộng sự của Gates cũng đã từng tuyên bố nhưng là đối với máy tính cá nhân – mà để nhắc cho Gates nhớ rằng chỉ do tính ngoan cố và thiếu nhìn xa trông rộng ở nhiều lĩnh vực nên cuối cùng Ford đã để cho nhiều đối thủ cạnh tranh của ông giành lấy hết các lợi lộc về họ.
Tấm ảnh chụp Henry Ford treo trong phòng làm việc của Gates nhằm nhắc nhở về mối nguy hiểm của sự thành công. Công ty Ford đã tuột dốc thảm hại khi cho phép công ty General Motor của Alfred Sloan nắm quyền lãnh đạo trong nền công nghiệp xe hơi vào năm 1927.
Gates nhận thức thấu đáo lẽ khôn ngoan thường tình cho rằng người lãnh đạo khi đang thực hiện những bước đại nhảy vọt trong kỹ thuật sẽ không thể thấy được bước kế tiếp nào sắp xảy ra. Trong phần đầu của chương 3 trong quyển Con ường Phía Trước có tựa là Những Bài Học Từ Nền Công Nghiệp iện Toán Gates viết: “Thành công là một người thầy tồi tệ vì chính nó khiến những con người thông minh luôn nghĩ mình không thể thất bại.” Trong chương này Gates đã phân tích chi tiết sự thất bại của các đại gia thuộc làn sóng thứ nhất và thứ hai trong công nghệ điện toán như IBM, Digital Equipment Corporation và Wang Laboratories là do đã không thấy được cuộc cách mạng máy tính cá nhân sắp đến. Bản thân Gates không chỉ nhìn thấy việc đó khi còn là con nít ranh, hỉ mũi chưa sạch mà còn hiểu được vai trò then chốt của phần mềm trong cuộc cách mạng này. Có lẽ điều Gates sợ nhất là một ngày nào đó sẽ có người viết về mình như Gates đã từng viết về Ken Olsen và An Wang – những người đã bỏ lỡ bước phát triển vĩ đại kế tiếp. Nhiều năm qua, đôi lúc trong các bài nói chuyện và phỏng vấn liên quan đến vai trò lãnh ấn tiên phong trong cuộc chơi này, Gates luôn đề cặp đến cảm giác “vừa chạy vừa sợ” hoặc “lúc nào cũng thấy nỗi sợ hãi vây quanh”. Tuy vậy, vài năm trở lại đây, Gates đã lãng đi không muốn nhắc đến những lời bình phẩm trước đó, hiển nhiên là vì Gates cảm thấy chữ “sợ hãi” có vẻ hơi quá thông tục và không ra dáng người lớn chút nào. Thay vào đó, Gates đã chuyển sang nói đến việc đối đầu với những thử thách mới và nhấn mạnh đến “niềm vui thích” có được mỗi khi nhanh chân phỗng tay trên từ các đối thủ của mình.
Môi trường làm việc tại tổng hành dinh của công ty Microsoft ở Redmont mang dáng vẻ và không khí của một trường đại học được mặc sức theo đuổi các mục tiêu sáng rạo và trí tuệ.
Nói thế nào đi nữa, cách thức hoạt động hiện nay của Microsoft hiển nhiên là nhằm mục đích tránh khả năng bỏ lỡ những ngã rẽ lớn sẽ đến trên con đường phía trước. Công ty bắt đầu bằng những nhân viên được tuyển dụng làm việc trong Microsoft. Có một từ ngữ riêng thường xuất hiện trong những câu chuyện nói đến loại nhân viên mà công ty biệt đãi, đó là sự thống tuệ (intellectual bandwidth). Theo chiều nhà quan sát thì công ty Microsoft luôn tìm những người có chỉ số thông minh cao (IQ), có đầu óc phóng khoáng và ưa soi mói, đồng thời còn phải có tài giải quyết vấn đề một cách khéo léo hơn là sở đắc những kiến thức đã có rồi. Như vậy, xem ra tiêu chuẩn của hãng đưa ra có bản chất trái ngược với những gì chúng ta quen nghĩ về một “tín đồ máy tính” (computer nerd) thường mang ý nghĩa một sự tập trung hạn hẹp. Triết lý của Microsoft dường như cho rằng huấn luyện một cái đầu thông minh để làm các loại công việc mới còn dể hơn dạy một người có trí thức kỹ thuật uyên thâm suy nghĩ một cách sáng tạo. Mặc dù vậy không có nghĩa là tại đây những người có kiến thức uyên thâm sẽ bị xem nhẹ, chỉ có điều người có kiến thức cũng phải tỏ khả năng học hỏi thêm kiến thức mới.
Một số người thẳng thừng nói ra rằng công ty chỉ đi tìm những “hình mẫu của Gates” mà thôi. Thật vậy, một số ký giả khi được phép tham dự trong các cuộc họp do Bill Gates thường xuyên chủ trì với các nhóm thực hiện dự án kể lại rằng các lập trình viên của Microsoft thường đong đưa người trên ghế khi suy nghĩ, giống hệt như Gates thường làm. Các ký giả cũng nhận xét thấy rằng các cuộc gặp gỡ như thế được tổ chức trong bầu không khí dân chủ, rằng tất cả nhân viên Microsoft đều được khuyến khích để bác bỏ hoặc tranh luận với những ý kiến từ Gates, xếp lớp của họ. Do vậy, ai mà làm cho Gates phải hét toáng lên rằng: “ úng là điều ngu ngốc nhất từ trước tới giờ tôi mới được nghe” – một phản ứng thường gặp ở Gates – thì đó không phải là bị quở trách mà là được huân chương vì ý kiến vừa nêu ra. Ðại đa số các lập trình viên trẻ trong công ty đều là nam giới, dù rằng tại các lĩnh vực khác có rất nhiều nhân viên nữ.
Nhìn thẳng vào cách thức Microsoft đang được điều hành, chúng ta có thể thấy bản thân Bill Gates chính là một lập trình viên thiên tài. Nathan Myhrvold, trưởng bộ phận nghiên cứu cấp cao của Microsoft, một nhà tri thức uyên bác, đã tiết lộ với tờ Time rằng: “Có hai loại công ty k thuật, một là loại công ty mà tay đứng đầu biết cách tự lướt sóng một mình, loại còn lại là tay đứng đầu phải nhờ đến các huấn luyện viên trên bãi biển hướng dẫn cho mình.” Gates chính là ví dụ tiêu biểu nhất cho loại người biết tự lướt sóng. Bằng chứng là mỗi ngày công việc chủ trì trung bình 3 cuộc họp với các nhóm làm dự án đều được Gates giải quyết hết sức nhanh gọn, chính xác. Không cần phải phí phạm thời gian vào việc giải thích thậm chí cả những vấn đề mang tính chuyên môn nhất có liên quan, đồng thời chính trong mỗi cuộc họp như vậy, không ai thấy cần thiết phải “tâm tình với nhau những chuyên trên trời dưới đất”, điều mà các ngày CEO ở các công ty khác thường phải làm cốt để tạo lòng trung thành và kính trọng. Các “Trò trí trá văn phòng” không nằm trong những điều Gates muốn quan tâm.
“Tại Microsoft, chúng tôi có hàng trăm nhân viên chỉ nghiên cứu những phần mềm giúp cho xa lộ thông tin trở thành sự thật. Rồi đây cách truy tìm và tương tác với thông tin sẽ thay đổi. Tôi không nói là ngay ngày mai...nhưng khi ngày đó đến, chúng tôi sẽ đóng vai trò to lớn trong việc phân phối phần mềm để tạo ra những thay đổi đó.”
Bill Gates, 1993
“Thật tình mà nói, một trong những thử thách của công ty Microsoft hiện nay là rất nhiều nhân viên chưa nếm mùi thất bại nhiều. Rất nhiều nhân viên chưa bao giờ tham gia vào một dự án không thành công. Hóa ra, khi thành công có thể được xem là chuyện đương nhiên thì lại là điều nguy hiểm. Vì vậy, chúng tôi đã có dụng tâm khi tuyển dụng một vài quản lý đã có kinh nghiệm thất bại tại các công ty khác.”
Bill Gates, 1995
Một trong các trò trí trá bị Gates ghét cay ghét đắng là việc đổ lỗi cho nhau. Nhiều lần Gates đã nói rõ là hết sức cố tránh “hoạt cảnh” như vậy xảy ra tại Microsoft. Gates nhấn mạnh rằng sai lầm thay vì phí thời gian và công sức tìm xem lỗi của ai thì nên tập trung xem xét để sửa chữa nó. Trong một bài báo Gates kể lại một chuyện, đó là việc phát hiện một lỗi kỹ thuật trong phần mềm bảng tính chạy trên máy Macintosh tên là Multiplan. Phần mềm này do Microsoft viết và tung ra vào năm 1983. Nhóm viết phần mềm Multiplan sau khi sửa lỗi xong đã thỉnh thị ý kiến của Gates, hỏi xem có nên gởi đền phần mềm hoàn chỉnh cho những ai đã mua Multiplan không. Và dù số khách mua phần mềm này đã lên đến con số 20.000 những Gates vẫn đồng ý ngay tức khắc. Theo ý của Gates thì không có gì phải bàn cãi thêm, dù rằng phí tổn gởi phiên bản đã sửa lỗi cho khách hàng tốn mất 250.000 USD.
Gates vẫn cho rằng bản thân mình đã phạm sai lầm trong phiên bản gốc của Multiplan vào năm 1981 khi loại ra một số tính năng để phần mềm này có thể chạy trên máy Apple II, cũng như trên máy IBM PC. Chính sai lầm này đã mở đường cho một công ty mới đó là Lotus tung ra sản phẩm bảng tính ưu việt hơn, và hậu quả là Lotus 1-2-3 đã hạ đo ván phiên bản gốc Multiplan. Gates tin rằng ai cũng có thể mắc sai lầm và thường là những sai lầm đắt giá, đặc biệt trong một ngành công nghiệp phải luôn tìm kiếm những cùng đất mới. Chính vì vậy, theo Gates, không việc gì phải chơi trò đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Bên ngoài là vậy, nhưng bên trong Gates vẫn thường lo ngại một thực tế là Microsoft rất ít khi gặp thất bại thật sự nên khi điều này xảy ra sẽ không dễ mà giải quyết được. Chính vì vậy năm 1992 Gates đã tuyển dụng Craig Mundie. Mundie là người đã từng nếm đủ mùi thất bại. Con người này từng là đồng sáng lập viên một công ty siêu điện toán tên là Alliant Computer Systems, đã bị phá sản khi thị trường thay đổi. Gates cho rằng việc mà “Mundie hiểu rõ sai lầm của mình và đã rút ra được những bài học xương máu từ đó” sẽ trở thành một tài sản hữu dụng đặc biệt cho công ty Microsoft.
Hiện tại Microsoft có hơn 20.000 nhân viên, bao gồm cả một số khiêm tốn ở nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 1992, Microsoft đã thuê 2.500 người. Ðiều này hoàn toàn khác xa với những ngày đầu thành lập khi Gates chỉ trích Steve Ballmer vì Steve cứ khăng khăng đòi thuê thêm 50 nhân viên trong khi công ty đã có 35 nhân viên. Tuy nhiên, với 9 tỷ đôla tiền mặt trong tay, Gates không còn phải lo lắng việc công ty trở nên quá đông như đã từng lo như trước kia nữa, và nếu so với nhiều công ty khác thì Microsoft hãy còn rất ít nhân sự hơn nhiều. Microsoft cũng có văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia khác, và chuyển giao một số công việc nhất định cho các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài. Mùa hè năm 1997, Microsoft tuyên bố sẽ thực hiện một dự án liên doanh trị giá một triệu đôla trong lĩnh vực nghiên cứu nâng cao với trường ÐH Cambridge của Anh quốc. Ðây là nơi xuất phát các ý tưởng khoa học trong nhiều thế kỷ, đồng thời là nơi mà nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking (con trai ông ta hiện đang làm việc cho Microsoft tại Redmont) đang giữ một vai trò vốn trước đây dành riêng cho Sir Isaac Newton.
Nhưng dù hiện nay Gates có sẵn lòng phát triển lực lượng lao động của mình đi nữa, tự thân Gates vẫn thường xuyên chú ý tránh lặp lại mô hình phát triển của IBM là lập ra nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau nằm rải rác khắp nước Mỹ. Gates cho biết trước đây khi Microsoft có cộng tác trực tiếp với IBM, Gates hết sức kinh ngạc trước việc “đấu đá lẫn nhau” và “các cuộc tranh cãi vô nghĩa” giữa các phòng thí nghiệm của IBM. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do có mối quan hệ làm ăn gần gũi hơn với Hewlett-Packard nên Gates đã phần nào bớt lo lắng về mô hình đa địa điểm. Gates cho biết Hewlett-Packard giao cho mỗi phòng thí nghiệm một số công việc nhất định và sau đó tùy vào sự thành công hay thất bại mà quyết định mở lớn hay thu hẹp phòng thí nghiệm, có thể giúp kiểm soát được sự kình chống giữa các phòng thí nghiệm. Mọi người đều cho rằng mô hình của Hewlett-Packard chính là động lực thúc đẩy Gates liên kết với ÐH Cambridge trong dự án này; tuy nhiên có một điều cần phải nói là ít nhất đến giờ phút này Gates không hề có kế hoạch mở thêm chi nhánh của Microsoft trên đất Mỹ.
Nhân viên của Microsoft được trả lương khá hậu hĩnh. Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả là họ có quyền mua cổ phiếu của công ty. Theo ước tính, hơn 2.500 nhân viên của Microsoft dù còn hoặc không còn làm việc cho hãng hiện nay đã là triệu phú nhờ cổ phiếu của Microsoft. Nhưng đồng thời nhân viên của công ty cũng phải luôn sẵn sàng với việc cơ cấu lại, vốn xảy ra 2 năm một lần kể từ ngày thành lập đến nay. Gates xem việc cơ cấu lại là một yếu tố sống còn để giúp nhân viên của mình duy trì tính sáng tạo, chịu được thử thách và làm việc hiệu quả hơn.
Gates xem đó là phương pháp để “hiện đại hóa” tinh hoa trí tuệ của con người. Ðặc biệt, Gates thích việc thuyên chuyển nhân viên liên tục từ bộ phận phát triển sản phẩm sang bộ phận quan hệ với khách hàng và ngược lại, nếu đó là một người có năng lực trong cả hai lĩnh vực, vì theo Gates việc này giúp “thai nghén và chuyển dạ ra các sản phẩm tốt hơn” trong một ngành công nghiệp mã khách hàng là người định hướng phát triển. Gates vẫn biết rằng làm như thế sẽ có nguy cơ công việc ở hai bộ phận đều không trôi chảy và có thể mất đi một vài nhà quản lý vì họ không hài lòng với vị trí mới hoặc phù hợp với vai trò mới. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, Gates nghĩ là những trở ngại nảy sinh từ việc cơ cấu lại như vậy là có thể chấp nhận. Còn việc mất quá nhiều người hoặc quá nhiều công việc không trôi chảy lại là vấn đề khác – vấn đề mà Microsoft đã tránh được từ lâu nay, một phần có lẽ là vì ngành công nghệ điện toán vẫn tiếp tục thay đổi và phát triển như vũ bão nên hầu hết nhân viên đều ham thích được hoạt động trong lĩnh vực mới. Rõ ràng là Gates không muốn những nhân viên mình suốt ngày chỉ dán mắt vào những nấc thang danh vọng.
Bất chấp việc cơ cấu lại thường xuyên và khả năng linh hoạt mà Gates đã cố công tìm kiếm để tồn tại, Microsoft đang ngày càng phình to hơn. Vào đầu thập niên 90, mỗi năm công ty đã thuê thêm hàng trăm nhân viên mới. Gates thừa sức hiểu một điều rằng các công ty lớn rất dễ dàng trở nên tự mãn, yếu ớt hoặc cồng kềnh. Ðể giữ cho được vị trí dẫn đầu, Microsoft luôn chú ý phát triển những sản phẩm mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự án quan trọng nhất trong nửa đầu thập niên 90 là phần mềm Windows 95, lúc đầu có bí danh Chicago. Phần mềm này không chỉ giúp Microsoft duy trì vị trí thống trị của mình trên thị trường hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân mà còn đánh bạt các đối thủ khác ra khỏi cuộc chơi. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển kế tiếp của Microsoft nhắm đến điều gọi là xa lộ thông tin, một đề tài nóng hổi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng kể từ cuộc bầu cử 1992 được sự cổ vũ của ứng cử viên Phó Tổng Thống Al Gore lúc đó. Cánh cổng dẫn vào con đường truyền thông tương lai này dựa trên vô tuyến truyền hình tương tác (bao gồm việc giả định có thể chọn được 500 kênh truyền hình) và được điều khiển thông qua một cái hộp đặt trên nóc máy truyền hình. Cuộc chạy đua để phát triển cả phần cứng lẫn phần mềm cho trào lưu truyền thông tương lai này bắt đầu mở màn. Những chương trình quảng cáo, giới thiệu rầm rộ, đầy ấn tượng ra rả trên các phương tiện truyền thông (một phần bị mê hoặc vì chính bản thân vô tuyến truyền hình là tâm điểm của cái xa lộ còn trong mơ này) đã khiến mọi người háo hức chờ đợi với những lời lẽ vừa thêu dệt, vừa ba hoa rằng dự án này sẽ ra đời trong hai hoặc ba năm. Bản thân Gates đã cố gắng làm dịu sự cuồng nhiệt của dư luận, nói rằng cuộc cách mạng này thực sự xa hơn cột mốc mà các câu chuyện trên các báo chí đã đặt ra. Gates hiểu rằng, trong lĩnh vực phần cứng người ta còn phải vượt qua không biết cơ man nào những vấn đề thuộc về kỹ thuật và như vậy, dĩ nhiên, cũng không thể nào phát triển phần mềm cho các phần cứng chưa hề có mặt trên đời.
“Trong thời đại kỹ thuật số, không một công ty chế tạo các thiết bị kỹ thuật số nào hoạt động độc lập lại có thể tồn tại được...Các công ty truyền hình cáp và điện thoại phải đối mặt với thách thức xây dựng cho được một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cần thiết. Các công ty phục vụ nhu cầu giải trí phải làm sao cho thông tin của họ trở nên thú vị và lôi cuốn hơn. Các công ty sản xuất phần mềm ứng dụng cho PC phải tạo ra các trình ứng dụng và công cụ làm động lực cơ bản thúc đẩy cho cộng đồng phục vụ nhu cầu giải trí đầy tính sáng tạo này. Còn các công ty sản xuất phần mềm hệ thống phải phát triển các phần mềm cơ sở để nối những thiết bị này với nhau và để kết nối mạng máy tính cá nhân vô cùng to lớn vì đây chính là một nhân tố vững chắc của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đó.”
Bill Gates, 1992
Cho dù lập luận như trên, Microsoft vẫn đang miệt mài nghiên cứu phát triển một phần mềm cơ bản sao cho sau đó có thể được điều chỉnh để thích hợp với bất cứ phần cứng nào chào đời. Ðồng thời Microsoft cũng đầu tư và thúc đẩy hợp tác với các công ty có khả năng giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng nên cái xa lộ này. Và do tập trung cao độ vào xa lộ thông tin, Microsoft đã không kịp nhận thức tầm quan trọng của một cuộc cách mạng truyền thông khác vốn đã diễn ra – đó là Internet. Lịch sử hình thành của Internet bắt đầu vào khoảng 1969 khi Bộ Quốc Phòng Mỹ khởi xướng việc thiết kế một mạng máy tính sẽ vẫn tiếp tục hoạt động cho dù xảy ra một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Thay vì để các máy tính của chính phủ nối với một vị trí trung tâm thì hệ thống mới này, do ARPANET (Cơ Quan chuyên trách các Dự Án Nghiên Cứu Cao Cấp) tạo nên, cho phép các máy vi tính cá nhân có thể liên lạc trực tiếp với nhau. Nhờ cách đó mà tất cả các máy tính còn hoạt động được sau cuộc tấn công sẽ vẫn giữ được liên lạc với nhau, dù chúng có ở đâu đâu đi nữa. Theo James Wallace mô tả trong quyển sách xuất bản năm 1997 của ông ta với tựa đề Nỗ Lực Vượt Bậc (Overdrive) thì giai đoạn kế tiếp trong việc mở rộng hướng sử dụng những gì sẽ trở thành Internet diễn ra khi Tim Berners Lee, một nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vật lý nguyên tử châu Âu (Geneva, Thụy Sỹ) biên soạn thành công một loại ngôn ngữ miêu tả tài liệu mới được biết dưới cái tên Hyper-Text Markup Language (Ngôn Ngữ Ðánh Dấu Siêu Văn Bản – HTML). Loại ngôn ngữ mới này bao gồm một bộ mã được thêm vào một tài liệu như là một cách để định dạng tài liệu nhằm cho phép nhúng vào đó các hình ảnh, âm thanh hoặc các phương tiện đa truyền thông khác, đồng thời cho phép nối kết tài liệu này với bất kỳ tài liệu nào khác trong bất kỳ máy tính nào đang trên mạng Internet.
“Tuy cơ cấu lại nhân sự là một việc làm thường xuyên tại Microsoft, nhưng không có nghĩa là không làm cho mọi người phải hoang mang. Hầu như tất cả mọi người đều trong trạng thái tâm lý ấy – kể cả tôi. Tôi lo lắng là vì không biết các quyết định này có phù hợp hay không, và không biết liệu những nhân viên cốt cách có nhiệt tình với vai trò mới của mình hay không. Tôi chỉ an tâm với quyết định tái tổ chức thường xuyên này khi làm cho mọi nhóm hiểu rõ mình phải làm gì, giúp giảm thiểu tối đa sự dựa dẫm vào nhau và sự chồng chéo giữa các nhóm, đồng thời tạo cơ hội cho các nhân viên đang phát triển nhận lấy những trách nhiệm lớn hơn.”
Bill Gates, 1996
HTML trở thành một phương pháp ưa thích để các nhà khoa học tại các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới trao đổi thông tin với nhau, tuy nhiên nó lại đòi hỏi các nhà khoa học phải có khả năng sử dụng các mã UNIX phức tạp. Chính sự bắt buộc này đã hạn chế số người sử dụng những gì sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi là World Wide Web này. Việc phát triển một “trình duyệt” (browser) Internet đơn giản hóa do một chuyên gia viết phần mềm 21 tuổi tại Trung Tâm Ứng Dụng Siêu Ðiện Toán Quốc Gia tại Urbana-Champaign thuộc ÐH Illinois đảm nhiệm. Chàng trai này tên là Marc Andreessen, thuộc thế hệ mới của các “thiên tài điện toán”, và về sau đã trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng song cũng gây ra nhiều cuộc tranh luận nhất. Không cần thông qua cấp trên của mình, Andreessen và bạn là Eric Bina cùng với một số người tại trung tâm đã bỏ ra hai tháng để viết nên một trình duyệt có tên là Mosaic. Trình duyệt này sau đó được cung cấp miễn phí trên Internet, giống như HTML lúc trước. Thật bất ngờ, World Wide Web đã trở nên gần gũi với những người vốn dĩ không phải là chuyên gia về điện toán. Ðó là mùa xuân năm 1993 và toàn bộ thế giới điện toán sắp sửa thay đổi thịt từ đây.
“Hàng năm tại công ty chúng tôi các nhân viên điều hành cao cấp đều phải nghỉ dưỡng sức một thời gian. Truyền thống này đã có từ khi công ty chỉ mới 20 nhân viên và đã chứng minh tính hữu hiệu của nó trong nhiều năm nay. Chẳng hạn, trong những ngày chúng tôi còn là đối tác của IBM, một trong số các nhóm an dưỡng nhỏ này luôn có trách nhiệm xem xét vấn đề này. Chúng tôi luôn ở trong tư thế sẵn sàng đề phòng trường hợp đối tác lớn nhất của chúng tôi quyết định không cộng tác với chúng tôi nữa. Nhờ trải qua những lần thực tập như thế trong năm năm, chúng tôi đã dễ dàng ứng phó khi IBM không cộng tác nữa vào năm 1992.”
Bill Gates, 1996
Về sau Gates thú thật rằng lần đầu tiên mình biết đến Internet, thông qua trình duyệt Mosaic, là vào tháng Tư Năm 1993. Nhưng Gates không mấy quan tâm và, theo nhiều nguồn tin, chỉ đến tháng 10 năm đó Gates mới bắt đầu ghé mắt xem lại. Vào thời điểm đó, cũng y như giới truyền thông, Gates vẫn còn chúi mũi vào siêu xa lộ thông tin. Gates tỏ ra quan tâm đến các dịch vụ trực tuyến đang tăng trưởng như Prodigy, CompuServ và America Online vốn đang nhanh chóng ký được hợp đồng với các khách hàng muốn có các dịch vụ thông tin của họ do các tạp chí, báo chí, tạp chí khoa học và các công ty đa truyền thông như Time-Warner cung cấp. Microsoft đã thăm dò công ty nhỏ nhất trong 3 công ty lúc bấy giờ là America Online về việc nắm quyền quản lý và chuyển nó thành một phần trong chương trình Windows 95, tuy nhiên Chủ tịch công ty này, Steve Case, là một con người đầy tham vọng nên không có ý định sang nhượng công ty của mình. Vì vậy Gates đã bật đèn xanh cho phép Microsoft tự phát triển dịch vụ trực tuyến của riêng mình để đưa vào trong Windows 95 mặc dù trong lòng Gates lo rằng không đủ thời gian chuẩn bị để kịp đưa vào Windows 95 đã được dự kiến tung ra vào tháng 6 năm 1994. Ngày phát hành sản phẩm cuối cùng đã phải dời lại hai lần, lần đầu vào tháng 12/1994 và lần thứ hai vào tháng 8/1995.
Ngay cả khi Microsoft đã bắt tay vào việc phát triển một dịch vụ trực tuyến độc quyền của mình (mật danh là Marvel, một sự kiện mà Marvel Comics nghe phong phanh và phản đối) thì vẫn có một số ít người tại Microsoft tin rằng nhất thiết phải nhận ra tiềm năng lớn mạnh của Internet một cách rõ ràng hơn và cần phải đầu tư vào đó càng sớm càng tốt. Một trong những người có niềm tin mãnh liệt nhất là Ron Glaser, lúc đó thật ra đang nghỉ phép sau mười năm làm việc tại Microsoft và đang có kế hoạch lập công ty cho riêng mình. Nhưng Bill Gates đã thuyết phục Glaser sang làm cố vấn cho dự án Marvel với lịch làm việc khoảng mười hai giờ mỗi tuần. Như James Wallace đã kể lại trong quyển Nỗ Lực Vượt Bậc của mình thì Glaser đã tuyển mộ Russ Siegelman, người đã vận động hành lang cho dự án Marvel, về chịu trách nhiệm dự án này.
Bằng cách khuyến khích các nhân viên cùng cộng tác làm việc và trao đổi ý kiến với nhau, Gates mong mỏi tạo ra một đội ngũ nhân sự năng nổ và hứng thú trong công việc kéo dài hàng giờ để đạt được các mục tiêu cụ thể
Chủ ý của Glaser là cùng với Siegelman xây dựng một địa chỉ Internet không độc quyền, tuy nhiên ngay trước ngày dự kiến sẽ gặp nhau thì Siegelman bị chứng phình não cần phải giải phẫu. Vì vậy Siegelman phải đứng ngoài cuộc mãi đến tận tháng 12/1993. Theo Wallace thì Glaser có nói rằng: “Tôi không muốn tùy tiện với nhóm làm việc khi Russ còn chưa khỏe lại. Vì vậy, trước tiên tôi dự định sẽ dạy cho nhân viên của Microsoft về Internet 101.” Tuy nhiên việc dạy dỗ đã không diễn ra và Glaser không muốn trực tiếp gặp Gates để bàn việc này khi Siegelman chưa khỏe lại. Glaser có đưa tài liệu về “Internet 101” cho trợ lý kỹ thuật của Gates là Steve Sinofsky và cuối cùng người cùng hai lập trình viên cao niên là James Allard và Ben Slivka đóng vai trò chủ chốt trong việc thuyết phục Microsoft toàn tâm toàn ý với Internet.
Marc Andreessen, đồng sáng lập công ty Netscape Communications vào tháng 4/1994
Marc Andreessen là phó chủ tịch phụ trách công nghệ của Netscape Communications. Andreessen phát triển ý tưởng của trình duyệt NCSA Mosaic dùng trên Internet vào mùa thu năm 1992 trong khi đang còn theo học tại đại học Illinois và là một thành viên tham mưu của Trung Tâm Ứng Dụng Siêu Máy Tính Quốc gia (NCSA) đặt tại Champaign, Illinois. Anh tạo ra công cụ giúp di chuyển trên mạng Internet thân thiện về dễ dùng này cùng với một nhóm sinh viên và nhân viên tại NCSA vào đầu năm 1993. Tại Netscape Communications, Marc đảm nhận trọng trách đề ra và giám sát hướng đi k thuật cho công ty. Anh nhận bằng Cử nhân ngành Khoa học Máy Tính của trường Illinois năm 1993.
Mặc dù Bill Gates đã được Steve Sinofsky trình bày minh bạch về những gì đang diễn ra trên Internet nhưng phải đợi đến khi phần mềm Mosaic Navigator của Netscape xuất hiện vào tháng 10/1994 thì Microsoft mới huy động toàn bộ tiềm lực to lớn của mình vào việc sáng lập một bộ dáng chính cho Internet. Netscape chỉ là một công ty bé xíu do Jim Clark lập ra. Jim Clark trước đây là giám đốc công ty Silicon Graphics (công ty điện toán thực hiện kỹ xảo cho phim “Công Viên Khủng Long K Jurassic”) nhưng đã từ chức vào tháng 2/1994 vì bất đồng ý kiến với các thành viên khác trong Hội Ðồng Quản Trị về định hướng phát triển công ty. Cùng lập nên Netscape với Jim là thần đồng Marc Andreessen, trước đây từng là người đóng góp chủ yếu trong việc viết ra phần mềm Mosaic tại Urbana- Champaign thuộc trường ÐH Illinois. Andreessen lúc ấy (tháng 12/1993) đã nhận bằng cử nhân ngành Ðiện Toán. Biết tiếng của Andreessen, Clark lần theo dấu vết và gởi cho một thư điện tử. Cả hai người sau đó đã thuyết phục bạn của Andre- essen là Eric Bina, cùng với một số người khác đã từng cộng tác trong dự án Mosaic đầu tiên, tham gia vào công ty. Netscape được thành lập vào đầu tháng 4/1994 và chỉ sáu tháng sau, phiên bản đầu tiên của trình duyệt mới ra đời.
James Wallace kể: “Khoảng mùa thu năm 1994, khi hàng ngàn người sử dụng máy tính bắt đầu chép trình duyệt mới của Netscape từ trên mạng xuống thì số lượng người sử dụng Internet cũng đang bùng nổ khoảng 10% mỗi tháng. Phần đông những người sử dụng mới chỉ quan tâm đến một lĩnh vực trong Internet – đó là World Wide Web. Từ khoảng 50 địa chỉ thương mại vào tháng 1/1993, đến tháng 10 thì Web đã có khoảng 10.000 địa chỉ như thế này.” Microsoft cũng cử riêng một nhóm nhỏ phát triển trình duyệt từ tháng 8 và đang cùng bàn bạc với 2 công ty khác là Booklink Technilogies và Spyglass về việc ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng trình duyệt của họ. Mỉa mai thay, Spyglass lại có quyền sử dụng phiên bản Mosaic đầu tiên do Marc Andreessen và nhóm bạn của anh ta viết khi còn ở ÐH Illinois, còn Booklink thì đã phát triển một trình duyệt riêng. Sự việc càng rắc rối khi công ty của Clark và Andreessen đổi tên thành Netscape vào mùa thu năm 1994. Ban đầu công ty này có tên là Mosaic Communications những đã bị ÐH Illinois phản đối dữ dội. Vì vậy theo James Wallace, Clark và Andree- ssen không những phải đổi tên công ty thành Netscape Communications Corpo- ration mà còn phải bồi thường thiệt hại cho ÐH Illinois và Spyglass với số tiền là 2,7 triệu đôla.
Microsoft đã tiến gần đến đích trong việc thuyết phục Booklink bán trình duyệt cho mình, tuy nhiên do các điều khoản thô bạo mà đến phút cuối Booklink đã ngã sang bán cho America Online. Lúc bấy giờ Microsoft rơi vào một tình thế vô cùng khó khăn. Rõ ràng là để có được một trình duyệt kèm theo Windows 95 để kịp phát hành vào tháng 8/1995 (đã bị hoãn hai lần) Microsoft phải ký được hợp đồng sử dụng một trình duyệt nào đó và tìm cách hợp nhất nó với Windows 95 thay vì phải bắt tay làm từ đầu. Chính vì vậy cuối cùng Bill Gates đã ký hợp đồng với Spyglass vào ngày 16/12/1994.
Vào khoảng thời gian mà Microsoft tung ra Windows 95 (tháng 8/1995) thì Netscape đã được người dùng chấp nhận và đủ thực lực để trở thành một công ty phần mềm lớn mạnh trong thị trường trình duyệt. Ấy là mội người nghĩ vậy thôi! Chỉ cần cho công ty mình chạy vòng vo trong đúng một năm để tận dụng kỳ tích Internet, Bill Gates đã có thể dòm chừng để công ty Microsoft không hoàn toàn bỏ lỡ ngã rẽ quan trọng này trên con đường hoạn lộ. Bản thân Gates từ sau đó đến nay trở thành một trong những người ủng hộ mạnh bằng một tầm nhìn bao quát về vị trí của Internet trong sự phát triển của nền công nghệ điện toán tương lai. Thật vậy, chỉ cần một bước sải, Microsoft đã có thể khép kín toàn bộ sự vòng vo của mình một cách đẹp mắt bằng cách tung một khoản đầu tư khá lớn nhưng không tiết lộ là bao nhiêu cho một công ty khác ở Seattle, công ty Progressive Networks, vào tháng 7/1997. Công ty này chuyên sản xuất phần mềm dùng để thuyết trình băng âm thanh và hình ảnh tốc độ chậm trên Web. Người sáng lập và đứng đầu công ty này không ai khác hơn là Ron Glaser, cựu ủy viên điều hành của Microsoft, người đã làm việc tận tụy để ban điều hành Microsoft hiểu được cặn kẽ tầm quan trọng của Internet.