“Chỉ vì gần đây có ai đó thống kê cho rằng tôi là doanh nhân giàu có nhất thế giới rồi kết luận rằng tôi là một thiên tài thì điều đó không đúng. Thành công của tôi trong kinh doanh phần lớn nhờ tôi có khả năng tập trung vào các mục tiêu lâu dài và biết nhắm mắt làm ngơ trước những điều vô bổ ngắn hạn. Ðể có một tầm nhìn xa rộng không nhất thiết phải có một đầu óc thông minh, sáng suốt mà chỉ cần có một tấm lòng tận tâm, tận lực.”
Bill Gates, 1995
“Microsoft là một con cá mập trắng khổng lồ không kiêng cữ bất cứ thứ gì. Nó chỉ quan tâm đến sự thèm ăn của nó. Khi nó đói, nó ăn. Chỉ có vậy thôi!”
Michael Kertzman, Tổng giám đốc Sybase, phát biểu quan điểm của nhiều đối thủ của Microsoft, 10/1997
Không một ai trong thế giới kinh doanh khi đã thành công và hùng mạnh như Bill Gates lại không có kẻ thù. Và Gates là người rất nhiều kẻ thù. Một số ít trong số họ dường như chỉ soi mói vào gia tài kếch sù của Gates; số còn lại, hầu hết cũng tự tạo lập được gia sản riêng, cũng như Gates, họ bắt đầu vung tiền ra. Bản thân những con người này cũng không hề tức tối với sự thành công của Gates theo nghĩa ghen ghét thương tình. Ðiều khiến cho họ vô cùng tức giận là Microsoft, với vai trò thống trị trên thị trường hệ điều hành, bắt đầu với MS-DOS và càng trở nên lớn mạnh hơn qua loạt phần mềm Windows, sẽ có khả năng chèn ép các công ty khác có sản phẩm tốt hơn, xua họ ra vị trí chầu rìa và rối tống khứ họ hoàn toàn ra khỏi thế giới kinh doanh. Rốt cuộc, chính quyền lực thao túng của Microsoft đã tạo ra cơn giận này.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đối thủ cạnh tranh trong mọi lĩnh vực kinh doanh dè bỉu sản phẩm của nhau. Theo luật pháp quy định, trong cạnh tranh công nghiệp không ai được sử dụng các hình thức quảng cáo để chê bai, công kích đối thủ như đã dùng trong chính trị, tuy nhiên các công ty quảng cáo cừ khôi vẫn tìm ra những cách tinh vi để tạo ra sự so sánh gây tâm lý ác cảm đối với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù vậy không có luật nào cấm một giám đốc điều hành một công ty này chê bai sản phẩm của một công ty khác khi tiếp xúc với giới báo chí. Khi đó nếu công ty bị chê bai cảm thấy không chịu được và luật sự của họ thấy có đủ cơ sở để kiện thì có thể nộp đơn lên Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (FTC). Ðó là những gì đã bắt đầu xảy ra trong thế giới điện toán từ đầu thập niên 90. Rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã nộp đơn kiện về cách vận dụng kinh doanh của Microsoft, trong đó nổi bật nhất là hai người: Phillipe Kahn, sáng lập viên người Pháp của hãng Borland International và Raymond Noorda, hãng Novell Data Systems.
Biểu tượng một số công ty thù địch với Microsoft
Năm 1982 khi đặt chân đến california, Kahn đã 30 tuổi. Ở độ tuổi này mới đặt chân vào lãnh vực điện toán thì xem như đã muộn, nhưng Kahn vốn xuất thân là một nhà toán học và chính nhờ vào tài năng kỹ thuật mà Kahn đã nhanh chóng làm cho công ty phần mềm bé cỏn con, lập ra từ một xưởng sữa chữa ô tô tại Thung Lũng Scott gần San Jose, trở thành công ty phần mềm lớn thứ 3 sau Microsoft và Novell. Chỉ trong vòng một năm, Kahn tung ra một ngôn ngữ lập trình giá rẻ có tên là Turbo Pascal. Tờ New York Times đã viết như sau: “Anh ta bán phần mềm ngôn ngữ lập trình của mình theo như đơn đặt hàng với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá của các đối thủ lớn như IBM hay Digital Resesrch.” Sau khi Turbo Pascal, Kahn lại tung ra Sidekick và chẳng lâu sau, trở thành một phần mềm quản lý thông tin và thời khóa biểu phổ biến nhất trên các máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, một năm Kahn giành được sự kính trọng của mọi người nhờ vào thiên tài kỹ thuật, mặt khác kahn cũng nổi đình nổi đám vì cá tính điên rồ của mình. Thậm chí chính Kahn cũng tự trào rằng mình là “kẻ man di mọi rợ”, leo lên xe hơi và phóng bạt mạng, dành nhiều thời gian ngao du với chiếc du thuyền của mình, thổi kèn saxophone và còn ghi âm hai album với các tay chơi nhạc Jazz nổi tiếng – cho phí tính vào công ty mình. Kahn và Gates ghét nhau kinh khủng. Kahn thì bảo rằng Microsoft được điều hành theo kiểu “Ðức Quốc Xã” còn Gates thì nói với tờ Times rằng: “Phillipe Kahn chỉ giỏi chơi Saxophone và lái du thuyền, chứ kiếm tiền còn kém lắm.” Trong quyển Nổ Lực Vượt Bậc James Wallace tiết lộ rằng tại công ty Microsoft có một nhóm nhân viên mặc áo thun in dòng chữ “Delete Phillipe.” (Xóa Bỏ Phillipe). Và đó chính là những gì Gates phải làm, mở đầu bằng việc mua Fox Softwate, một trong những công ty cạnh tranh chủ yếu với Borland trong lĩnh vực sản xuất phần mềm cơ sở dữ liệu. Vụ mua bán thành công mỹ mãn vào năm 1992 với giá là 173 triệu USD. Với lực lượng bán hàng của mình, Microsoft đã thành công trong việc tăng thị phần của FoxPro trong giới tiêu thụ, từ 10% lên 15% chỉ trong vòng vài tháng. Cũng trong tháng 12 năm đó, Microsoft tung ra phần mềm cơ sở dữ liệu của riêng mình tên là Access và bán với giá rất thấp để đốn gục Borland. Thấm đòn, Borland bị lỗ nặng và Kahn phải liên tục cắt giảm nhân sự của công ty khi bản thân anh phạm phải sai lầm và trễ hẹn trong việc cho ra đời các sản phẩm mới. Sự thù hận cá nhân giữa Kahn và Gates lại càng không thể nguôi ngoai khi vợ trước của Kahn bắt đầu có mối quan hệ tình cảm với người sáng lập Microsoft.
Trái với Kahn, sự ác cảm giữa Raymond Noorda và Gates dễ hiểu hơn nhiều, nó xuất phát từ quan điểm kinh doanh thô bạo của Microsoft. Dù không phải là một người có đầu óc kỹ thuật, nhưng Noorda lại là một nhà quản lý có căn cơ. Khi được bổ nhiệm điều hành công ty vào năm 1982 khi đã 58 tuổi, Noorda đã vực dậy được một công ty Novell đang lúc khốn đốn. Gates đã cố gắng để ngăn không cho Novell mua lại một công ty phần mềm khác có tên là Aston-Tate vào năm 1988 (về sau Borland International cũng đã mua được công ty này và vụ mua bán đã trở thành một thảm họa cho Borland vì nợ nần càng thêm chồng chất). Năm 1991, mặc dù có xích mích nhưng Noorda vẫn sẵn lòng đàm phán khi Gates tìm đến và gợi ý hợp nhất hai công ty. Novell là công ty vô địch trong việc sản xuất phần mềm mạng để kết nối các máy tính lại với nhau, một lĩnh vực mà Microsoft thực sự yếu kém, nhưng lại là một lĩnh vực mà Gates rất quan tâm và quyết tâm theo đuổi. Nhưng sau đó Microsoft đơn phương hủy bỏ việc làm ăn này với Novell, còn Noorda chia tay mà lòng cay đắng khi hiểu ra rằng Gates thực ra chỉ quan tâm đế việc dò xét những thông tin và những hoạt động bên trong của Novell mà thôi.
Chính vì thế cả Kahn và Noorda đều rất vui mừng khi được hỗ trợ Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (UBTMLB) trong việc điều tra về hoạt động kinh doanh của Microsoft suốt nửa đầu thập niên 90. Mối quan tâm của UBTMLB khởi đầu từ một bản hợp đồng giữa IBM và Microsoft về việc phát triển phần mềm OS/2, đã khiến các cơ quan chống độc quyền phải lên tiếng. Cuối cùng dù bản hợp đồng đã bị hủy bỏ nhưng UBTMLB đã thu được rất nhiều thông tin về Microsoft và cũng đã nhận được rất nhiều đơn kiện của các đối thủ về cách thức kinh doanh của Microsoft nên Ủy ban này quyết định tiến hành điều tra. Các vụ kiện độc quyền luôn rất phức tạp, hơn nữa trong một lĩnh vực điện toán thì luật pháp thường chỉ được áp dụng một cách chiếu lệ. Tuy nhiên có hai khu vực “tối” khiến UBTMLB phải chú ý đến. Khu vực thứ nhất là việc thỏa thuận giữa Microsoft và các nhà sản xuất máy vi tính qua đó Microsoft sẽ giảm giá đặc biệt cho họ khi mua phần mềm DOS, miễn sao khi một máy vi tính được xuất xưởng thì tiền bản quyền phải được trao cho Microsoft, bất kể chiếc máy đó có cài hệ điều hành DOS hay không. Ở đây, cậu hỏi được đặt ra là tại sao một nhà sản xuất máy vi tính lại phải vài hệ điều hành khác do đối thủ của Microsoft sản xuất trong khi họ đã trả tiền mua DOS rồi? Khu vực thứ hai mà UBTMLB quan tâm bắt nguồn từ các đơn kiện của các đối thủ của Microsoft cho rằng Microsoft đã vi phạm pháp luật. Họ không nhận được thông tin cần thiết với họ từ Microsoft khi hãng này tung ra một hệ điều hành mới trong một khoảng thời gian hợp lý, đủ để họ phát triển các phần mềm ứng dụng có thể làm việc trên hệ điều hành, thí dụ, DOS cho Windows. Người ta nghi ngờ có thể bộ phận lập trình ứng dụng của Microsoft đã được cung cấp các thông tin này đầu tiên và khởi sự viết trước các trình ứng dụng, bất chấp luật pháp quy định rõ rằng các đối thủ cạnh tranh cũng phải được nhận các thông tin đó cùng lúc.
Ray Nooda, chủ tịch Canopy Group. Thành lập Novell vào năm 1982, ông có công lớn trong việc giải quyết vấn đề mạng LAN
Công ty Novell
Novell là nhà cung cấp phần mềm mạng hàng đầu thế giới. Vốn nổi tiếng với phần mềm mạng Netware, một hệ nền cho các dịch vụ trên mạng, ngày nay Novell đang giới thiệu nhiều giải pháp nối mạng khác nhau bao gồm Internet/intranet, các hệ thống mạng nhỏ và hệ thống mạng phân bố. Chính Novell là công ty đã tạo ra thị trường mạng cục bộ (LAN) bằng cách kết nối các máy PC lại với nhau, và kế đó kết nối các mạng LAN để tạo thành một hệ thống mạng dùng trong các tổ chức thương mại. Giờ đây, Novell giúp đỡ các khách hàng nâng cấp các hệ thống mạng thương mại thành mạng intranet nhăm kết hợp các tiện ích có trong NetWare với mô hình mạng Internet gồm các trình duyệt Web và các máy server.
Tổng hành dinh của Novell đặt tại Orem, bang Utah (USA). Các cơ sở phát triển phần mềm nằm rải rác ở Orem và Provo (Utah); và ở San Jose (California). Công ty có các cửa hàng kinh doanh và hỗ trợ trên khắp nước M cũng như văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới: Bắc và Nam M , châu Á, chân Âu và khu vực Trung ông.
Người máy hủy diệt Bill Gates. Chân dung người đứng đầu Microsoft dưới con mắt của những kẻ thù. Câu ghi trên bức hình tạm dịch là Kháng cự là vô ích, các người sẽ bị đồng hóa thôi.
Raymond Noorda là người tiên phong trong việc đứng ra kiện Microsoft, thuê riêng 7 luật sư năng nổ để lo vụ kiện này; còn Borland và một vài công ty khác cố gắng tác động để các thành viên trong UBTMLB phải vào cuộc để khởi kiện Microsoft. Mặc dù công luận hầu như mù tịt về những việc đang diễn ra – nhưng thực sự mà nói là các cuộc điều tra của UBTMLB luôn luôn rất phức tạp không thích hợp với kiểu thông tin trích dẫn, ngắn gọn như thường thấy trên các chương trình tin tức buổi tối, và chỉ nhận được báo cáo khi vụ kiện bắt đầu khởi sự. Tờ Wall Street Journal và trang kinh tế của các tờ báo hàng đầu khác theo dõi vụ kiện Microsoft rất sát. James Wallace cũng dành nhiều trang để đúc kết sự kiện này trong quyển Nổ Lực Vượt Bậc, nhưng nó lại trở thành một câu chuyện khiến mọi người nghĩ là “có gì đâu mà phải ầm ĩ”. Ngày 5/2/1993, năm thành viên trong UBTMLB đã nhóm họp để biểu quyết xem có nên kiện Microsoft hay không, tuy nhiên sau đó do có một thành viên rút lui vì mâu thuẫn nên bốn người còn lại không thể quyết định được vì cả hai kiến đều ngang nhau. Vụ việc lại được đưa ra biểu quyết khi đã điều tra thêm vào ngày 21/7/1993, nhưng kết quả lại cũng như cũ. Và thế là Vụ Chống Ðộc Quyền thuộc Bộ Tư pháp nhảy vào nhập cuộc: một việc xưa nay hiếm thấy!
Vụ kiện của Bộ Tư pháp do Anne Bingaman, người vừa được Tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Chống Ðộc Quyền đảm nhiệm, kéo dài thêm 1 năm nữa, và cuối cùng được dàn xếp ổn thỏa khi Bill Gates đồng ý hòa giải. Qua đó Microsoft phải thay đổi các hợp đồng ký với các nhà sản xuất máy tính, nghĩa là từ nay nếu họ bán các máy vi tính có cài hệ điều hành của các công ty khác thì không phải trả tiền cho Microsoft. Chuyện này có thể ví như “tạo một sân chơi bình đẳng,” cho các công ty nhưng theo giới báo chí nhận định thì hình phạt này đã nương nhẹ tay với Gates.
Tất cả các biên bản hòa giải trước tòa đều phải được một thẩm phán liên bang phê chuẩn – viên thẩm phán này được phân công phụ trách các vụ án bằng cách rút thăm. Trong vụ Microsoft thẩm phán được phân công phụ trách là Stanley Sporkin và chính ông cũng cho rằng biên bản hòa giải là nương nhẹ tay cho Gates nên đã bác bỏ vào ngày 14/2/1994. Việc làm này của Sporkin không chỉ chọc giận Bill Gates mà còn làm Anne Bingaman tức điên lên. Tại tòa phúc thẩm, lúc này Microsoft và Bộ Tư pháp về cùng một phe, quyết định của Sporkin đã bị một hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán phủ nhận, còn bản thân Sporkin thì bị khiển trách vì lạm quyền. Vụ án đã kết thúc ba ngày trước khi Windows 95 được tung ra vào ngày 24/8/1995.
Bây giờ chẳng những Bill Gates tạm thời không bị chính phủ can thiệp vào công việc làm ăn – và sắp sửa giới thiệu trước thế giới bộ phần mềm sẽ trở thành phần mềm máy tính thành công nhất từ trước đến nay – mà cả hai kẻ đại thù của Gates cũng bị văng ra khỏi hai công ty Borland và Novell. Phillipe Kahn thì từ chức – hoặc bị ban giám đốc buộc từ chức. Ngày 11/1/1995, Kahn ngậm ngùi rời khỏi vị trí đứng đầu công ty mà ông ta đã dày công xây dựng cách đây hơn mười hai năm. Tuy nhiên tại buổi lễ ra mắt Windows 95 Kahn vẫn có mặt; ông đã xây dựng một công ty mới và cần phải hòa hoãn với Microsoft để gầy dựng lại vị trí của mình. Về phần Raymond Noorda, ông đã rời khỏi Novell được một năm và “qui ẩn” luôn ở tuổi 70 vì bệnh mất trí nhớ.
James L. Barksdale, nguyên là chủ tịch kiêm TG công ty Netscape.
Năm 1996, lúc còn đương chức ở Netscape, ông đã giúp công ty này nhận được nhiều giải thưởng “Doanh Nghiệp trong Năm” của cả hai trường Stanford và Harvard. Riêng bản thân ông, trong năm này, cũng đã được Computer Reseller News bầu chọn là “Nhà iều hành xuất sắc nhất trong năm” và tạp chí PC trao ông giải “Nhân vật trong năm”. Tháng 7/1999, ông được công ty Sun Microsystems mời về tham gia trong ban điều hành công ty. ồng ý về làm việc với Sun, vị cựu chủ tịch Netscape này coi như chấp nhận dấn thân vào một cuộc đối đầu trường kỳ với Microsoft, lúc này đang phải hàu tòa vì bị buộc tội kinh doanh phản cạnh tranh khi tìm cách tiêu diệt công ty Netscape.
Cuộc đối đầu Sun-Microsoft càng thêm căng thẳng khi Sun ký được hợp đồng với America Online trong việc dùng công nghệ Internet của Netscape – được AOL mua lại vào đầu năm 1999.
Với AOL, việc mua lại Netscape là một phần nằm trong chiến lược đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ và dịch vụ Internet mới của công ty này. Với Netscape, điều này có nghĩa là cứu một bàn thua trông thấy trong việc cạnh tranh mang tính chiến lược với công ty Microsoft.
Thỏa thuận tay ba giữa AOL, Netscape và Sun đã khiến Microsoft lúc đó lên tiếng tố cáo mạnh mẽ rằng hành động này đã vô hiệu hóa vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp M chống lại mình...
Netscape
Communications
Corporation
Netscape là công ty phần mềm đặt trụ sở tại Mountain View, California. Netscape sản xuất phần mềm cho phép người dùng trao đổi thông tin qua mạng Internet và các hệ thống mạng máy tính khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất của công ty này là trình duyệt Web Navigator.
Netscape được thành lập năm 1994 do James H. Clark, người đã khởi sự Silicon Graphics lnc. năm 1982, và Marc Andreessen, một lập trình viên 22 tuổi. Năm 1993, khi còn đang là nghiên cứu sinh tại đại học illinois (Urbana-Champaign) và là một thành viên tham vấn của National Center for Supercomputing Application (NCSA), Andreessen chủ xướng việc phát triển một trình duyệt World Wide Web có tên là NCSA Mosaic. Mosaic cung cấp một giao diện đồ họa có tính năng trỏ-và-bấm cho phép người dùng máy tính khai thác văn bản, hình ảnh và âm thanh trên Internet thuận lợi hơn trước rất nhiều. Ðược phân phối miễn phí trên mạng máy tính, chỉ trong vòng 18 tháng Mosaic đã được trên 2 triệu người tải về dùng, mở ra một thời kỳ phát triển rầm rộ các trang Web.
Tháng 4/1994 Clark tham gia cùng Andreessen và nhiều thành viên khác trong nhóm lập trình NCSA Mosaic để lập ra công ty Mosaic Communications. Sáu tháng sau, công ty tung ra một trình duyệt Web, lúc đầu có tên đơn giản là Netscape và sau đó chính thức được gọi là Netscape Navigator, với nhiều khả năng hơn so với Mosaic. Netsacpe cho phép người dùng Internet sử dụng miễn phí trình duyệt Navigator này, một bước nhằm khuyến khích phổ biến rộng rãi trình duyệt. Công ty chỉ tính tiền những ai dùng phiên bản Navigator cho mục đích thương mại và những ai muốn nhận sự hỗ trợ khách hàng của công ty. Tháng 12/1994 công ty đổi tên thành Netscape Communications Corporation để tránh rắc rối luật pháp với ÐH Illinois, chủ sở hữu của thương hiệu Mosaic. Clark mời Jim Barksdale, TGÐ của AT&T Wireless Services, về làm TGÐ Netscape vào đầu năm 1995.
Navigator nhanh chóng trở thành một trình duyệt Web tiêu chuẩn. Trong vòng một năm rưỡi phát hành, gần 40 triệu người, chiếm khoảng 75% thị trường trình duyệt, đã dùng phần mềm này để khám phá các trang Web. Netscape cũng phát triển phần mềm dành cho máy chủ (server) nhằm cho phép các công ty lớn tạo ra các mạng máy tính trong công ty gọi là intranet. Phần mềm này giúp các công ty quản lý cơ sở dữ liệu, xây dựng các địa chỉ Web, và kiểm soát dịch vụ thương mại điện tử trên mạng Internet. Nhờ vào phần mềm server này, doanh số của Netscape tăng vọt từ 1,4 triệu USD năm 1994 tăng lên 80,7 triệu USD năm 1995.
Cũng trong năm 1995, Microsoft Corporation tung ra trình duyệt Internet Explorer, có sẵn trong Windows 95 và phân phối miễn phí qua Internet. Chiến thuật này đã đẩy Netscape kiện Microsoft ra tòa vì hành vi phản cạnh tranh của Microsoft.
Năm 1996, Netscape tạo ra công ty Navio Communications để phát triển phần mềm Internet dựa trên công nghệ Navigator cho các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy truyền hình, điện thoại, và các mạng máy tính chi phí thấp. Netscape sau đó đồng ý sáp nhập Navio vào công ty Netword Computer của Oracle, lập ra một công ty mới tên là NCL. Năm 1997 Netscape phát hành Communicator, một bộ chương trình bao gồm Navigator, phần mềm email, và các ứng dụng khác.
Dĩ nhiên vẫn còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác không ưa gì Bill Gates và xem Microsoft như loài ác thú đói mồi nguy hiểm. Trong số đó ba người từ ba công ty khác nhau ra mặt công khai thách thức Gates. Ðó là Jim Barksdale, TGÐ mới của Netscape, Scott McNealy của Sun Microsystems và Larry Ellison của Oracle Systems Corporation. Trong ba người thì Barksdale là người giỏi ngoại giao nhất và đủ năng lực nhất – trước đây Netscape đã nhanh hơn Microsoft một bước trong lĩnh vực trình duyệt Internet và cho đến nay vẫn còn bán chạy hơn gấp hai lần sản phẩm của Microsoft. Ellison thì cho rằng “mọi người đều không ưa Microsoft,” nhưng rõ ràng đây chỉ là mơ tưởng mà thôi. Còn lại Scoot McNealy là người ăn nói bộc trực nhất trong bộ ba này. McNealy đã từng phát biểu với tờ Newsweek vào tháng 5/1997 rằng: “Hiện nay có hai phe, một phe ở Redmond là phe Thần Chết, còn phe còn lại là chúng tôi, phe chống đối.” Mặc dù vậy, nên nhớ lại hồi tháng 12/1995 chính McNealy đã chuyển nhượng quyền sử dụng Java – một ngôn ngữ máy tính được Sun Microsystems nghĩ ra và sẽ trở thành một ngôn ngữ tiêu chuẩn để tạo các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh trên trang Web – cho Microsoft. Ðây đúng là một vụ làm ăn tốt vì nó sẽ giúp xây dựng Java thành một ngôn ngữ tiêu chuẩn, mang lại nhiều tiền bạc và ngăn cản Microsoft bắt tay vào việc viết một ngôn ngữ khác để cạnh tranh.
Nếu trong các lĩnh vực kinh doanh khác – cho dù có tư thù với nhau – các đối thủ vẫn thường phải thỏa hiệp thì trong lĩnh vực kinh doanh điện toán chuyện thỏa hiệp này còn đặc biệt phổ biến hơn vì nhiều lý do. Ðã 50 năm trôi qua kể từ cái thời mà các bộ phận của chiếc máy điện toán cổ lỗ sĩ ENIAC có thể chất đầy cả một toa xe lửa. Ngày nay, nhờ vào bộ xửa lý, máy điện toán đã trở nên nhỏ đến độ chỉ bằng bàn tay nhưng lại có thể làm được nhiều phép tính hơn và làm nhanh hơn chiếc máy ENIAC. Tuy nhiên, đối với những người trong lĩnh vực này thì máy điện toán vẫn còn trong thời kỳ sơ khai. Vì vậy đối với tất cả mọi công ty, dù sản xuất phần mềm, phần cứng hay sản xuất cả hai thì đều có một quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch trong việc liên kết chéo với nhau để tạo ra những sản phẩm ngày càng mới. Vô số các cơ hội vẫn còn tiềm tàng ở tương lai chắc chắn sẽ gây nên những cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt, nhưng chính chúng cũng đòi hỏi các đối thủ cạnh tranh phải thường xuyên hợp tác với nhau để đưa cả ngành công nghiệp này lên một tầm cao hơn. Thực tế người ta vẫn nghi ngờ không biết liệu từ trước đến nay có lĩnh vực nào mà thành ngữ “vì lợi ích của ngành”được sử dụng thường đến thế như trong ngành điện toán hay không.
Bản thân Microsoft – cho dù bộc lộ sự thống trị của mình khiến cho cả các đối thủ lẫn Chính phủ phải lo ngại về chuyện độc quyền – đã tạo cơ hội cho hàng chục công ty khác sản xuất ra những trình ứng dụng chuyên dùng chạy trên hệ điều hành của mình. Cũng như Microsoft đã tiến được một bước dài nhờ liên kết với công ty IBM, kẻ thống trị ngành điện toán trong những năm 1980, các công ty nhỏ đã phất lên, hoặc ra đời, nhờ những chuẩn mực mà Microsoft đặt ra. Các đối thủ của Microsoft có thể phát đơn kiện hoặc xui Chính phủ kiện Microsoft là độc quyền, nhưng đôi khi họ cũng bỗng thấy mình đang là người hợp tác với Microsoft vì bao giờ cũng vậy, làm ăn với Microsoft luôn luôn là có lợi.
Scott McNealy
Cuộc đời của chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Sun Microsystems – một công ty được Scott McNealy đồng sáng lập vào năm 1982 – là một câu chuyện thành công tiêu biểu nhất trong vùng Thung Lũng Silicon, M . Chỉ trong vòng 18 năm, công ty này đã trở thành một trong những nhà cung cấp các giải pháp mạng máy tính đứng đầu thế giới, với doanh thu trên 14 tỉ USD/năm. Kể từ ngày bắt đầu giữ chức TG vào năm 1984, McNealy đã liên tục phát triển và thu lợi về cho Sun. Sự nhạy bén trong kinh doanh và trong cách đánh giá đã giúp ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất và được nhắc đến rộng rãi trong lãnh vực công nghệ thông tin. Trong suốt sự nghiệp của mình, McNealy đã dành mọi công sức cho việc duy trì và phát huy danh tiếng của hãng Sun như là một công ty cạnh tranh hùng mạnh và luôn canh tân.
Ý tưởng về lĩnh vực điện toán của McNealy thường luôn đi trước xu hướng của ngành công nghiệp này. Trong hơn 10 năm, ông luôn tím cách đôn đốc thực hiện khẩu hiệu kinh doanh của Sun, “Mạng Máy Tính là Máy Tính” – một tuyên bố ngắn gọn về tầm nhìn xuyên suốt của công ty. Theo tạp chí Business Week thì tầm nhìn của McNealy “sắp trở thành hiện thực”.
McNealy, một cầu thủ nghiệp dư môn hockey trên băng, thường né tránh những đề tài tranh cãi nóng bỏng trong thế giới điện toán như ông luôn phải né những cú hiểm của một hậu vệ trên sân băng. Nhưng khi cần, lòng cương nghị và tính sẵn sàng đương đầu với những vấn đề gai góc đã giúp ông được mọi người nhìn với cặp mắt vừa kính nể vừa ngưỡng phục. Cho dù có phải ra làm chứng trước Quốc Hội M hoặc lên tiếng ủng hộ các vụ kiện chống độc quyền của chính phủ M , McNealy đều cho thấy đó là những cuộc chiến đấu cho quyền được lựa chọn. ã có lần ông nói,”Không có quyền lựa chọn sẽ không có sự cạnh tranh. Không có sự cạnh tranh sẽ không có sự cạnh tranh sẽ không có sự đổi mới. và không có sự đổi mới, các bạn sẽ gần như không có gì.”
McNealy tốt nghiệp Harvard với bằng Cử nhân Kinh tế. Ông tiếp tục theo học Cao học ở H Stanford. Hai năm ở tại “vườn ươm” này đã nảy sinh ra những gì nhiều người đã biết: SUN, nguyên là chữ viết tắc của “the Stanford University Network”, Hệ thống Mạng Máy Tính ại học Stanford.
Và cứ thế Bill Gates phải liên tục bảo vệ cách hành xử trong kinh doanh của công ty mình, đôi khi bằng giọng điệu gắt gỏng, nhưng đôi khi cũng hết sức kiêu kỳ bác bậc. Khi trả lời tờ Time về việc phải chăng Microsoft đang cố chiếm vị trí độc quyền khi kèm trình duyệt Internet của mình vào phần mềm Windows, Gates đã nóng nảy trả lời: “Bất kỳ hệ điều hành nào không có trình duyệt xem như liệng cha nó đi cho rồi. Vậy thì chúng tôi nên cải tiến sản phẩm của mình hay cam tâm liệng sản phẩm của mình đi đây.” Bằng một giọng nhỏ nhẹ hơn, Gates đã nói với Charlie Rose như sau: “Những gì công ty chúng tôi làm là bán phần mềm của mình và liên tục tìm cách cải tiến chúng. Cũng chính vì vậy mà chúng tôi phải hết sức nghiêm khắc. Chúng tôi luôn luôn tuyển dụng những người có tài. Khi bạn xuất xưởng một phần mềm tuyệt vời thì không có gì gọi là tàn nhẫn hay thô bạo cả. Khách hàng sẽ mua phần mềm này, cài vào máy của họ và rồi quyết định xem có thích nó hay không. Chính những lời đồn đãi sẽ nuôi sống hay bóp chết sản phẩm này.”
Nhưng một điều quan trọng chúng ta cũng nên thừa nhận là dù bạn có nói xấu Bill Gates cỡ nào đi nữa thì điều đó không có nghĩa là Gates sẽ chẳng bao giờ cộng tác với bạn đâu. Ron Glaser, trước đây từng là thành viên trong ban quản trị của Microsoft, về sau là cố vấn không chính thức cho Gates trong việc giúp Gates nhận ra tầm quan trọng của Internet vào năm 1994, đã bình luận về sếp của mình trong một bài phát biểu vào tháng 1/1997 như sau: “Gates là một người theo thuyết đấu tranh sinh tồn của Darwin. ối với mọi người, không bao giờ Gates muốn xảy ra chuyện “hôm nay anh thắng thì ngày mai tôi thắng lại” mà chỉ muốn làm cho người khác phải chịu thua mà thôi. Theo Gates thành công là san bằng mọi yếu tố cạnh tranh, chứ không phải tạo ra điều tuyệt tác.” Dù cho Glaser cũng cho biết mình rất khâm phục tầm nhìn của Gates; nhưng những lời bình phẩm trên cũng có thể đủ để Gates tìm cách “báo chù” chứ, phải không? Hoàn toàn không. Bằng chứng là 7 tháng sau đó, Microsoft tuyên bố sẽ đầu tư một khoản lớn nhưng không tiết lộ là bao nhiêu vào công ty của Glaser vốn chuyên về các phần mềm âm thanh trong máy tính. Có thể Gates cũng giận mình, nhưng Gates không bao giờ để cho mối ác cảm như vậy ngăn cản mình trong việc làm ăn với người đó nếu thấy có lợi cho Microsoft.
Lary Ellison
Mặc dù không được báo chí nói đến nhiều như Bill Gates và Steve Jobs nhưng Lary Ellison chắc chắn là một trong những người đã tác động nhiều đến ngành công nghiệp máy tính. Là người sáng lập ra công ty Oracle kể từ năm 1977, cho đến nay Ellison vẫn là Tổng Giám ốc của công ty này. Ngoài ra, Larry Ellison còn tham gia trong hội đồng quản trị của công ty Apple (công ty mà ông đã từng mơ là sẽ làm chủ cùng với Steve Jobs) và Qu Dian Fossey Gorilla. Ông đã nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng, trong đó là giải Doanh Nhân trong Năm của trường đại học Harvard.
Với khả năng bén nhạy và táo bạo trong kinh doanh của Larry Ellison, Oracle trở thành nhà cung cấp phần mềm quản lý thông tin hàng đầu trên thế giới và là công ty phần mềm độc lập lớn thứ nhì trên thế giới, với thu nhập hằng năm hơn 9,7 t USD. Và nhờ sự thành công tột bậc của Oracle mà Ellison đã trở thành một trong những người giàu nhất nước M .
Qua Ellison, chúng ta thấy kinh doanh không phải là những gì học được qua sách vở nhà trường, nhưng cũng không hẳn là một năng khiếu bẩm sinh. Bỏ học nửa chừng, Ellison là người đã thể hiện tham vọng, niềm say mê cùng sự nhạy cảm trong kinh doanh một cách tuyệt hảo. Không chút ngạc nhiên nếu ai đó nói rằng muốn đạt được thành công như Ellison, chúng ta phải biết chấp nhận những rủi ro lớn và biết rút tỉa kinh nghiệm từ những thất bại gặp phải trên con đường kinh doanh.
Công ty Oracle trải qua nhiều thay đổi trước khi trở thành công ty nhiều t đô la như hiện nay. Khi được Ellison lập ra, công ty mang tên Software Development Laboratogies và sau đó đổi thành Relational Technologies và cuối cùng là danh xưng nổi tiếng Oracle hiện nay.
Larry Ellison cũng nổi tiếng là người có những tuyên bố “giật gân” như có lần ông ngẫu hứng nói với các phóng viên rằng ông cùng với bạn mình là Steve Jobs, không một chút do dự, có thể mua đứt công ty Apple. Ông cũng là người đề cập đến chuyện sẽ bắn hỏa tiễn vào tổng hành dinh của công ty Microsoft và không hề nể nang khi gọi Bill Gates là “ ức Giáo Hoàng của Máy Tính Cá Nhân”.
Như đã nói trong phần trước, thỉnh thoảng Gates vẫn có những chuyện sóng gió trong mối quan hệ với người bạn đồng sáng lập ra Microsoft, Paul Allen, còn Allen đôi khi vẫn hay chỉ trích Gates, nhưng điều đó không làm suy giảm tình bạn giữa hai người qua gần một phần tư thế kỷ. Gates là một con người rất hay gây gổ. Cũng cần nhớ lại là khi còn vị thành niên Gates đã từng bị đưa đến gặp bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, cuối cùng vị bác sĩ này đã phải bảo với mẹ của Gates rằng chẳng bao giờ bà có thể khuất phục được Gates và khuyên bà nên chọn một phương cách khác. Thế nhưng rốt cuộc Gates lại trở nên rất gần gũi với mẹ của mình. Cũng nên lưu ý là mỗi khi Gates quát lên rằng: “ úng là điều ngu ngốc nhất từ trước tới giờ tôi mới được nghe” trong các cuộc họp với nhân viên của mình thì lại được xem đó như một lời khen ngợi. Ðiều đó có nghĩa là Bill Gates đang chú ý đến ý kiến của họ. Loại người như Gates đôi khi rất khó quan hệ, nhưng trong thế giới kinh doanh vẫn đầy dẫy những con người vừa mới mỉm cười với bạn đó rồi lại đâm bạn từ sau lưng vào lúc bạn không bao giờ ngờ tới. Do vậy nhiều người vẫn thích đối phó với những đòn tấn công chính diện như Gates hơn.
Một trong những người hiểu rõ cả hai thái cực, vừa khó chịu vừa biết điều, trong việc quan hệ với Gates là Andy Grove Tổng giám đốc hãng sản xuất vi mạch Intel. Grove lớn hơn Gates 19 tuổi, sinh ra tại Hungary và đã sống sót qua thời Ðức Quốc Xã đầy kinh hoàng trong Thế chiến thứ II khi còn bé. Ðến năm 20 tuổi, Grove đã vượt biên sang phương Tây sau cuộc bạo loạn tại Hungary vào năm 1956 và lấy bằng tiến sĩ tại ÐH California, Berkeley. Năm 1978, Gates và Grove gặp nhau lần đầu tiên khi Gates và Allen đến giới thiệu về Microsoft, lúc bấy giờ công ty vẫn còn nằm tại Albuquerque. Hai năm sau, gã khổng lồ IBM đã thuê Intel cung cấp các vi mạch cho họ và thuê Microsoft viết phần mềm để họ có thể đuổi kịp Apple trong lĩnh vực máy tính cá nhân còn non trẻ.
Thoạt đầu giữa Gates và Grove đã xảy ra nhiều cuộc đấu khẩu. Năm 1996, trong một cuộc phỏng vấn chung, hai người đã tiết lộ với tạp chí Fortune về một bữa ăn tối tại nhà Grove mà cuối cùng biến thành trận cãi vã, đập bàn đập ghế giữa hai người. Grove nhớ lại như sau: “ úng là một buổi tối chẳng vui vẻ gì. Tôi còn nhớ rằng người phục vụ đã lén nhìn vào phòng để xem có chuyện gì náo động thế. Tôi là người duy nhất lúc bấy giờ ăn hết được món cá hồi.” Sau vụ cãi nhau, Grove và Gates phải trải qua một thời gian chỉ liên hệ với nhau thông qua những người đại diện khác của hai công ty. Tuy nhiên hai người đã bỏ lại quá khứ sau lưng và bắt đầu gặp nhau thường xuyên hơn, khoảng 2 đến 3 lần mỗi năm vì hai công ty trở nên ngày càng gắn bó hơn trong nhiều dự án. Việc hai người xích lại gần nhau phần nào đó là vì IBM đã cắt đứt hợp đồng với cả hai. Lúc đầu IBM có đầu tư vào Intel, nhưng đã bán lại cổ phần cuối cùng của mình trong Intel vào năm 1987; một năm trước đó, IBM đã từ chối, không đầu tư vào Microsoft. Grove bình luận về chuyện này như sau: “Khi những chuyện này xảy ra, thay vì là hai đối tác cấp dưới làm ăn chung với một đối tác trên, chúng tôi trở thành hai tay chơi bình đẳng với nhau mà không cần đến sự có mặt của đối tác cấp trên đó.”
Mối quan hệ giữa hai công ty đã mang lại lợi nhuận hết sức to lớn cho cả hai và là một phương tiện để ngành công nghệ điện toán tiếp tục tiến những bước thần kỳ về phía trước. Cả hai người vẫn tiếp tục bất đồng với nhau về nhiều chuyên, nhưng rốt cuộc những bất đồng này lại thường dẫn đến những kết quả tốt đẹp. Cả hai đều hiểu rằng họ thâm nhập vào lĩnh vực điện toán từ những xuất phát điểm khác nhau. Chính vì điều này nên không tránh khỏi là có lúc hai bên va chạm với nhau, nhưng thường thì những va chạm như thế mà cả hai đã tìm ra được phương cách tốt nhất để tiến vào những lãnh vực mà bên này hoặc bên kia đã không nắm bắt tường tận. Gates và Grove cũng thường hay ca ngợi công ty của nhau. Gates cho biết: “Rất thú vị mỗi khi nghe về các kế hoạch của Intel, vì khi họ quyết định sản xuất ra một bộ xử lý thế hệ mới thì việc thực hiện rất đáng kinh ngạc. Có rất nhiều chuyện cần phải làm như vốn liếng, thiết kế, thử nghiệm và còn nhiều thứ đại loại như thế.” Grove cũng khen lại như sau: “ ối với tôi, ấn tượng mạnh nhất về Microsoft là nơi đó tập hợp toàn những nhà chiến thuật thiên tài. Họ chạy ngoằn ngoèo rất, rất giỏi...còn nếu họ mà sai thì họ có thể rất, rất thực dụng. Những gì họ đang làm trong lĩnh vực Internet thật phi thường. Theo tôi không một công ty lớn nào có thể trở nên có chiều sâu lại có chiều rộng như thế...”
Andrew Grove, chủ tịch Intel, bắt đầu làm việc cho Research and Development Laboratory của Fairchild Semiconductor từ năm 1963, đến năm 1967 ông trở thành phó giám đốc phụ trách nghiên cứu phát triển. Tháng 7/1968 ông tham gia thành lập Intel. Grove trở thành chủ tịch Intel vào năm 1979 và nhận chức CEO năn 1987. Nhưng đến năm 1997, ông rời khỏi chức vụ CEO.
Tuy là vậy nhưng không có nghĩa là Gates và Grove sẽ từ chối cộng tác với một đối tác nào khác nếu đối tác đó đưa ra bộ xử lý tốt hơn của Intel hoặc phần mềm tốt hơn của Microsoft. Cả hai đều đồng ý với nhau rằng rồi sẽ có một ngày máy tính và TV sẽ hợp lại thành một, và máy tính mạng hay thiết bị đầu cuối (terminal) Internet mà Larry Ellison của Oracle đang ra sức cải tiến sao cho đơn giản và rẻ hơn rồi sẽ xôi hỏng bỏng không mà thôi. Nhưng nếu mọi chuyện không như cả hai nghĩ, tức là quan điểm của Oracle về tương lai là đúng, thì hoàn toàn có thể là Microsoft và Intel sẽ lại xung đột với nhau trong việc giải quyết bước phát triển này. Các thành công liên tục của Microsoft đều dựa vào sự thống trị hiện nay của máy vi tính, mặc dù Gates cũng đã chuẩn bị cho mình một lối thoát trong trường hợp xấu bằng cách đầu tư vào một số công ty khác trong thời gian gần đây. Còn Intel, với tư cách là một nhà sản xuất bộ vi xử lý thì tình thế linh hoạt hơn. Bởi vì dù có xuất hiện công nghệ gì mới đi nữa thù cũng cần phải có bộ vi xử lý; chứ còn Windows thì có thể không cần. Tuy nhiên bất chấp những gì đang diễn ra, Gates và Grove đều cùng đồng ý với nhau một điểm rằng hành động phối hợp đang tồn tại giữa hai công ty của họ là điều khác thường và hiếm có kể từ thời điểm bắt đầu cuộc cách mạng công nghệ cách đây hơn hai thế kỷ.
Intel Corporation là nhà sản xuất bộ vi xử lý (VXL) và mạch tích hợp hàng đầu thế giới, là công ty đã phát minh ra bộ vi xử ý, giúp tăng sức mạnh cho máy điện toán cá nhân và được sử dụng trong hơn 80% máy tính cá nhân được bán ra trên toàn thế giới. Ngoài ra, Intel còn sản xuất các sản phẩm mạng máy tính, bộ nhớ, máy chủ và siêu máy tính. Trụ sở chính của Intel đặt ở Santa Clara, California.
Intel do Gordon Moore và Bob Noyce thành lập năm 1968. Chẳng lâu sau Andrew Grove gia nhập và trở thành chủ tịch Intel từ đó. Tên gọi Intel xuất phát từ “integrated electronics” có nghĩa là điện tử tích hợp.
Công ty Intel tập trung vào việc chế tạo các bán dẫn rẻ tiền có thể chứa đủ bộ nhớ để thay bộ nhớ xuyến từ (magnetic core memory) đang được dùng trong các máy điện toán. Những sản phẩm đầu tiên thành công của công ty là mạch nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) vào năm 1970, được các nhà sản xuất máy tính lớn (mainframe) chấp nhận, và vi mạch nhớ EPROM trong năm 1971, cho phép bộ nhớ được xóa và dùng lại mà không phải lập trình lại.
Năm 1971 Intel phát triển VXL đầu tiên trên thế giới có tên 4004. Ý tưởng chế tạo bộ VXL 4004 nảy sinh từ Ted Hoff trong lúc anh đang nghiên cứu chế tạo một sơ ri gồm 12 vi mạch xử lý cho một công ty máy tính tay của Nhật. Ted đã đề nghị dùng một bộ xử lý trung tâm (CPU) trên một vi mạch duy nhất. Với kích thước khoảng 0,42 cm X 0,32 cm, 4004 có thể lập trình được, chứa 2.300 transistor và có năng lực xử lý mạnh tương đương mới máy tính số chạy điện đầu tiên là ENIAC – phải cần đến 18.000 đèn chân không và cả một gian phòng rộng.
Bộ VXL 4004 và 8080 8 bit, giới thiệu vào năm 1974, được dùng trong nhiều sản phẩm khác nhau từ các loại máy tính tay cho đến các chốt đèn giao thông. 8080 cũng có sức mạnh tương đương máy điện toán cá nhân đầu tiên Altair 8800.
Năm 1980 công ty IBM chọn con 8088 8 bit để lắp trong máy điện toán cá nhân thế hệ đầu tiên của công ty này. iều này giúp khẳng định Intel là nhà sản xuất bộ VXL đứng đầu thế giới. Kể từ đó 8088 và các thế hệ kế tiếp đã giúp máy điện toán cá nhân ngày càng trở nên phổ dụng.
Intel cũng trải qua những thời kỳ khó khăn vào giữa thập niên 1980. Ngoài nguyên nhân do suy thoái trong ngành công nghiệp bán dẫn còn do các đối thủ cạnh tranh của công ty đã giảm giá DRAM của họ mà sản phẩm bộ nhớ này vốn là mặt hàng chủ lực của Intel. Sự cạnh tranh đã buộc Intel đóng cửa 8 nhà máy và ngưng sản xuất DRAM vào năm 1985.
Năm 1982 Intel tuyên bố bộ VXL 80286 (gọi tắt là 286), được dùng trong thế hệ máy IBM PC/AT. Các máy điện toán cá nhân của IBM và các máy nhái IBM chẳng bao lâu trở thành loại máy được giới kinh doanh tin dùng. ến năm 1988 bộ VXL 80286 đã có mặt trong khoảng 15 triệu máy điện toán cá nhân. Intel tiếp tục phát triển các vi mạch mới có khả năng và tốc độ lớn hơn. 80386 (hay 386) ra đời năm 1985, 486 năm 1989, và Pentium năm 1993. Mỗi bộ vi xử lý này đều trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp, Pentium Pro, xuất xưởng năm 1995, chứa 5,5 triệu transistor.
Năm 1996 một máy siêu điện toán được Intel và Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ chế tạo đạt được tốc độ xử lý trên 1.000 t phép toán/giây, làm cho k lục về tốc độ tính toán bấy giờ là 368 t phép toán/giây trở thành vô nghĩa. Máy siêu điện toán này chứa hàng ngàn bộ xử lý Pentium Pro, cho phép máy này thao tác bằng cách xử lý song song.
Năm 1997 Intel giới thiệu Pentium có công nghệ MMX, nhằm tăng hiệu năng hoạt động của các ứng dụng multimedia. ến cuối năm đó Intel tung ra Pentium II, một bộ vi xử lý có hiệu năng cao với 7,5 triệu transistor chứa trong nó. ến nay, Pentium III với tốc độ 1 GHz của Intel dành cho máy điện toán cá nhân đã có mặt trên thị trường
Mối quan hệ với Andy Grove chứng tỏ Gates vẫn sẵn sàng công tác ở một mức độ nào đó khi tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng hai doanh nghiệp này vốn là sự bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh lẫn nhau. Thông qua mối quan hệ này chúng ta có thể thấy được đời sống cá nhân của Gates. Nhìn lại, tất cả những người bạn thân nhất của Gates, trừ một ngoại lệ, đều là những người đã gắn chặt đời mình vào Microsoft như: đồng sáng lập viên Paul Allen, giám đốc Microsoft Steve Ballmer và Trưởng Ban Nghiên Cứu Cao Cấp đồng thời là đồng tác giả quyền Con ường Phía Trước với Gates, Nathan Myhrvold. Ngoại lệ đó, dĩ nhiên, không ai khác chính là Warren Buffett, lớn tuổi hơn Gates và cũng giàu có như Gates, nhưng lại là người hầu như chẳng dính dáng gì đến thế giới điện toán cả. Ông ta đã từng mua một vào cổ phần trong Microsoft ngay từ buổi đầu thành lập và vẫn thường cười mà bảo rằng lẽ ra mình nên mua nhiều hơn, nhưng thực sự mà nói thì ông chủ yếu đầu tư vào những lĩnh vực khác. Có lẽ chính xác là do Buffett không liên can gì đến xã hội điện toán điên cuồng nên Gates có thể cảm thấy vô cùng thư nhàn và vui thú khi kết bạn với nhà tỷ phú này. Xét cho cùng, ông ta đâu phải là người đang chung lưng đấu cật và cũng chẳng phải là người tranh ăn thua với Gates.
Việc có một người bạn không thuộc ngành công nghiệp điện toán để thư giãn có vẻ như đặc biệt thích hợp với Gates, nhất là vào mùa thu năm 1997 khi những khó khăn trong kinh doanh tích tụ, đổ dồn đến. Ngày 15/9/1997, Microsoft xác nhận đúng như những lời đồn đại rằng công ty sẽ hoãn việc tung ra hệ điều hành mới nhất của mình, Windows 98, từ quý 1 sang quý 2 năm 1998. Trước đây Windows 95 đã phát hành trễ đến hai năm nên thông báo mới này đã làm cho cổ phiếu của Microsoft sụt 5% trong ngày hôm đó, chỉ cong 7,25 USD một cổ phiếu, dù rằng vào ngày hôm sau giá cổ phiếu vẫn đứng ở mức cao, gấp 50 lần tiền kiếm được của công ty và phục hồi được giá trị. Trước đây Microsoft đã từng tuyên bố rằng Windows 98, lần đầu tiên, sẽ bao gồm cả trình duyệt tên là Internet Explorer, như là một phần không thể tách rời của Windows. Kế hoạch này chẳng bao lâu đã bị hai thế lực khác nhau chống đối.
Công ty Sun Microsystems
Sun là công ty sản xuất hàng đầu thế giới về các loại máy trạm làm việc (workstation) máy chủ (server), và phần mềm hệ điều hành có hiệu năng cao. ược thành lập năm 1982, Sun đặt tổng hành dinh tại Mountain View, California.
Thành công ban đầu của công ty chính là do khả năng đáp ứng các yêu cầu của các chuyên gia công nghệ và k thuật đang muốn có một loại máy trạm làm việc dùng hệ điều hành UNIX giá thành tương đối rẻ nhưng mạnh. Phần lớn do thành công ở thị trường này, doanh thu của công ty tăng vọt từ con số 8,6 triệu USD năm 1996. Khoảng cuối năm 1996 Sun chiếm hơn 30% thị phần máy trạm, vượt xa đối thủ gần nhất của công ty.
Chiến lược của công ty đặt ra trong thập niên 1990 là bán máy trạm và phần mềm máy trạm cho các khách hàng kinh doanh phục vụ đại chúng. Các công ty của Wall Street nằm trong số những khách hàng thương mại đầu tiên của Sun và kế đó là các công ty bảo hiểm, ngân hàng và hãng máy bay, các cơ quan hành chính. Ý thức được tầm quan trọng của các hệ phần mềm mới xuất hiện, Sun công tác với các đối thủ cạnh tranh để tạo thuận lợi cho mạng máy tính bằng cách chia sẻ dữ liệu và chương trình cho các hệ máy tính khác nhau. Năm 1993, thông qua chi nhánh FiretPerson Inc., Sun loan báo công ty đang bước vào thị trường điện tử tiêu dùng với loại máy điện toán xách tay có thể kết nối với các hệ thống mạng máy tính lớn hơn.
Vào giữa thập niên 1990, sau nhiều năm nghiên cứu, Sun giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java, dựa trên ngôn ngữ C++, Java mở rộng khả năng của các trình duyệt Web hiện có bằng cách cho phép dùng hình ảnh chuyển động và các ứng dụng nhỏ tương tác (gọi là “applets”). Java nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn lập trình trên mạng Internet.
Ngày 7/10/1997, Sun Microsystems đã nộp đơn lên Tòa án quận San Jose, California kiện Microsoft, xét về thực chất, đang tìm cách “lấy cắp” tiểu chuẩn phần mềm Java của Sun bằng cách kèm một phiên bản gây xung đột của ngôn ngữ phần mềm đó vào trình duyệt Internet Explorer 4.0. Trước đó, vào tháng 4/1996, tức là 4 tháng sau khi Sun tung ra Java, Microsoft đã được cấp phép sử dụng ngôn ngữ này sau năm tháng đàm phán. Java là một ngôn ngữ lập trình cấp cơ sở, nhưng nó được thiết kế sao cho có thể được dùng như một hệ điều hành máy tính đa năng – hay nói cách khác nó rất có triển vọng trở thành một chọn lựa khác thay cho Windows. Chính vì Java có thể chạy trên nhiều hệ thống máy tính khác nhau mà người ta dự định rằng nó sẽ giúp khắc phục những lỗi tương thích vớ vẫn xảy ra trong ngành công nghiệp này. Thật vậy, khi mang Java ra chào hàng, hãng Sun đã giới thiệu như sau: “Chỉ viết một lần, chạy được khắp nơi.” Thêm vào đó, Java còn giúp người sử dụng không phải lo lắng nhiều về vấn đề bảo mật cho máy tính. Vì Java có thể chạy gần như trên mọi hệ thống nên không nhất thiết cần đến khái niệm liên kết mở rộng, vốn là điểm yếu của toàn mạng.
Bà Bộ trưởng Tư Pháp M, Janet Reno, và Microsoft Vụ phó Vụ Chống độc quyền, Joel Klein, hai nhân vật kiên quyết theo đuổi vụ kiện chống độc quyền đối với công ty Microsoft. ( ến năm 1999, Joel Klein trở thành Vụ trưởng Vụ này)
Hãng Sun đang nỗ lực để Java được công nhận là một tiêu chuẩn quốc tế, một động thái được các nhà phân tích cho rằng sẽ là mối đê dọa đối với sự thống trị của hệ điều hành Windows trong một vài lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả việc lấy thông tin trên Internet. Hơn thế nữa, một trình ứng dụng như Word của Microsoft chẳng hạn có thể chạy trên Java thay vì Windows. Vì thế khi viết trình duyệt Internet Explorer 4.0 kèm trong Windows, Microsoft đã thay đổi ngôn ngữ Java để làm giảm tính đa năng của nó bằng cách bỏ đi hai chuẩn mực quan trọng nhất mà Sun đã viết. Việc làm đó của Microsoft, như Sun lập luận trong vụ kiện của mình, là vi phạm hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đã ký. Về phần mình, dĩ nhiên Microsoft chối phăng, cho rằng mình chẳng hề vi phạm gì cả và còn cho rằng mình đã cải tiến thêm vào cho Java những tính năng mà Sun chưa hề biết tới nhưng chúng lại rất có lợi cho người sử dụng. Thật ra vì khả năng tương thích của Java quá lớn nên nó không hạn chế những thay đổi tùy ý để phù hợp với một hệ điều hành đặc trưng như Windows. Microsoft đã thay đổi trên dưới 40 điểm để Java trở nên hữu dụng hơn đối với Windows nhưng đồng thời làm cho nó kém tương thích với các phần mềm sản xuất từ các công ty đối thủ. Tờ New York Times đã dẫn lời David Yoffie, một giáo sư trường kinh doanh Harvard như sau: “Việc tối ưu hóa Java của Microsoft là một mối hiểm học đối với Sun. Nhưng nếu Sun có thể cùng với các chuyên gia phần mềm làm chậm những bước tiến của Microsoft thì đó sẽ là một chiến lược rất có lợi.”
Có thể phải nhiều năm nữa vụ kiện của Sun mới ngã ngũ; rất nhiều vụ kiện trong ngành công nghiệp này phải mất từ 2 đến 5 năm vì những mưu mẹo hợp pháp. Trong lúc đó, Sun và các đối thủ khác của Microsoft lại đang để tai nghe ngóng việc Bộ Tư pháp đang cố thuyết phục Vụ Chống Ðộc Quyền khởi kiện công ty của Gates. Ngay cả Ralph Nader, một nhà hoạt động nổi tiếng đứng về phía người tiêu dùng cũng đã nhập cuộc hồi tháng 9/1997 bằng cách tổ chức một cuộc gặp gỡ rất công khai với các quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp. Giám đốc Chương trình Người tiêu dùng Công nghệ do Nader thành lập đã phát biểu như sau: “Chúng tôi cho rằng nếu Bộ Tư pháp không có hành động nào ngăn chặn Microsoft thì sẽ là một điều sỉ nhục.” Các phát ngôn viên của Microsoft ngay tức khắc tỏ ra ngạc nhiên trước việc Nader muốn truy đuổi một công ty đã phải làm việc cật lực để cải tiến công nghệ phần mềm, đồng thời giảm giá cho người tiêu dùng.
Trong khi đang xem xét những khả năng của một vụ kiện mới đối với Microsoft trong nhiều lĩnh vực thì bất ngờ vào ngày 20/10/1997, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã có một bước quan trọng để trấn an những người trước nay đã nộp đơn kiện lên Tòa án liên bang về việc Microsoft vi phạm biên bản hòa giải đã ký với chính quyền liên bang hồi năm 1995; đồng thời Bộ Tư pháp cũng đề nghị Tòa án ngăn chặn việc Microsoft bán kèm trình duyệt Internet Explorer trong hệ điều hành Windows 95. Sự có mặt của Janet Reno tại buổi họp báo đã khiến các báo chạy những hàng tít lớn, nhưng điểm thật sự thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông chính là yêu cầu của Bộ Tư pháp, rằng nếu Tòa án ra một phán quyết như vậy mà Microsoft không tuân theo thì mỗi ngày phải nộp phạt một triệu đô la.
Con số tiền phạt một triệu đô la mỗi ngày quả thật khổng lồ và đã làm các hàng tít trên báo nổi bật lên. Tuy nhiên ngay tức khắc người ta cũng nhận ra rằng dù con số tiền phạt như thế chưa từng có trong tiền lệ, nhưng đó cũng chính là vài xu lẻ so với hầu bao của Microsoft. Một vài nhà bình luận đã dùng thành ngữ “chump change” (tạm dịch: tiền lẻ nguyên tảng) để mô tả một triệu đô la một ngày có ý nghĩa như thế nào đối với Gates. Còn tờ Newsweek thì lưu ý rằng sau khi có lời tuyên bố của Bộ Tư pháp, cổ phiếu của Microsoft đã tăng 3 điểm, tức là thêm 846 triệu đô la vào tài sản thực của riêng Gates. Vả chăng, chính Gates cũng cho rằng số tiền phạt như vậy không cần thiết vì Microsoft sẽ tuân thủ ngay những phán quyết của Tòa án. Gates nói: “Ở đất nước này mọi việc là như thế đó.”
Trong thập niên 80, Công ty Máy tính Compaq nổi lên như một trong những công ty thành công điển hình trong nền công nghiệp máy tính – giành được một kỳ tích tăng trưởng vô tiền khoáng hậu, lập nên những k lục về tài chính và doanh thu, đồng thời mở ra một thị trường mới hấp dẫn về máy tính cá nhân.
Compaq được sáng lập vào tháng 2 năm 1982 bởi Rod Canion, Jim Harris và Bill Murto, ba nhà quản lý cao cấp đã rời bỏ Texas Instruments và đầu tư mỗi người 1.000 đôla để hình thành công ty của riêng hộ. ược phác thảo trên một tấm giấy lót bàn ăn trong một hiệu bánh ở Houston, sản phẩm đầu tiên là một máy tính cá nhân xách tay có thể chạy được tất cả mọi phần mềm mà máy IBM PC lúc đó chạy được.
Những nhà sáng lập sau đó trình bày ý tưởng của mình cho Ben Rosen, chủ tịch Hiệp hội Sevin-Rosen, một tổ chức chuyên đầu tư vốn trong lĩnh vực k thuật cao. Các nhà đầu tư trong hiệp hội rất ấn tượng với ý tưởng cách tân về một máy vi tính di động nhưng lại hội đủ những tiêu chuẩn công nghệ mới nên đồng ý tài trợ cho công ty mới này (Sevin-Rosen Partners cũng đã tài trợ cho các công ty có mức tăng trưởng nhanh khác, trong đó có Lotus Development). Ngày nay, công ty đã chiếm được vị trí dẫn đầu trên thị trường máy tính bằng cách tiến hành những chiến lược mới đồng thời vẫn duy trì uy tín về chất lượng mà công ty đã giành được từ thập niên 1980.
Nhưng cho dù bỏ qua số tiền phạt khổng lồ có thể dành cho Microsoft thì chỉ riêng hành động khởi kiện của Bộ Tư pháp thôi cũng đã là một thách thức nặng nề đối với Microsoft. Ðiểm then chốt của đơn kiện là Microsoft đang ép buộc các nhà sản xuất máy vi tính phải cài trình duyệt Internet Explorer vào tất cả các máy tính mới của họ, nếu không họ sẽ không được quyền cài đặt Windows 95. Nhân chứng tai hại nhất đối với Microsoft là Stephen Decker, giám đốc bộ phận mua phần mềm của nhà sản xuất máy vi tính hàng đầu Compaq. Decker đã khai với các quan chức của Vụ chống độc quyền rằng vào mùa xuân năm 1996 Compaq muốn đưa biểu tượng của Netscape Navigator lên màn hình làm việc của máy của họ thay vì dùng biểu tượng Internet Explorer của Microsoft. Mặc dù khi sản xuất ra máy mới họ sẽ cài hai loại trình duyệt này, nhưng vì nghĩ rằng những người mua máy tính đều biết rằng trình duyệt của Microsoft lúc nào cũng có sẵn, nên hãng Compaq muốn làm rõ rằng trong máy của họ có cài cả hệ thống của Netscape, đối thủ của Microsoft. Vào thời điểm đó, trình duyệt của Microsoft, tung ra sau Netscape một năm, chỉ chiếm có 4% thị phần trình duyệt, so với Netscape là 87%. Sự thông dụng hơn nhiều của phần mềm của Netscape vào thời điểm đó cũng là một yếu tố hấp dẫn để Compaq phải trưng bày biểu tượng của họ. Tuy nhiên, Microsoft đã không khoan nhượng với dự định này của Compaq – ngay tức thì. Nó không báo với Compaq rằng sẽ chấm dứt hợp đồng chuyển giao phần mềm Windows 95 của mình cho Compaq. Vài ngày sau cũng chính Microsoft tuyên bố rằng họ sẽ xem lại nếu Compaq chịu thay thế bằng biểu tượng Microsoft Internet Explorer trong vòng 60 ngày.
Dĩ nhiên nếu Compaq không thể cung cấp hệ điều hành hàng đầu thế giới, Windows 95 – cũng đồng nghĩa với việc không bán được máy – thì điều này sẽ là một đại họa cho Compaq nên hãng này nhanh chóng tuân thủ. Tháng 8 năm đó, thị phần trình duyệt của Microsoft đã tăng gấp đôi lên 8%, lấy trực tiếp từ thị phần của trình duyệt Netscape, giờ đây đã giảm chỉ còn 83%, trong khi đó thị phần của các đối thủ nhỏ hơn vẫn giữ nguyên mức 9%. Và đến tháng 9/1997, Microsoft đã chiếm được 36% thị phần, Netscape thì giảm còn 62% còn các đối thủ nhỏ hơn chỉ còn chia nhau 2% còn lại. Như vậy đối với Janet Reno và Joel Klein chứng cứ đã rõ ràng là áp lực đề lên hãng Compaq (chính các nhà sản xuất máy tính khác cũng thừa nhận như thế) đã trực tiếp gây thiệt hại cho Netscape. Janet Reno kết luận Microsoft đã “lợi dụng sự độc quyền về Windows một cách trái pháp luật để bảo vệ và mở rộng sự độc quyền đó và lũng đoạn sự lựa chọn của người tiêu dùng.” Tại buổi họp báo ngày 20/10/1997 Reno cho biết thêm là Bộ Tư pháp “sẽ không nương tay cho bất cứ sự ép buộc nào từ phía các công ty có ưu thế, thể hiện bằng bất cứ phương pháp nào để phá hỏng ý nghĩa của sự cạnh tranh.”
Ðể trả lời được câu hỏi liệu có thật Microsoft đã vi phạm biên bản hòa giải năm 1995 hay không chỉ xét xem trình duyệt IE của Microsoft có đúng là một sản phẩm hoàn toàn độc lập với Windows 95 hay là một thể thống nhất không thể tách rời của nó. Hầu hết các nhà phần tích đều đồng ý rằng nếu IE là một thể thống nhất trong Windows thì Microsoft không hề vi phạm biên bản hòa giải. Nhưng nếu đó là một sản phẩm độc lập mà Microsoft đã buộc các nhà sản xuất máy vi tính phải chấp nhận để bán được máy tính cùng với Windows thì rõ ràng Microsoft đã vi phạm. Theo quan điểm của Netscape thì rõ ràng đây là một sản phẩm riêng biệt. Tờ Time đã trích lời Roberta Katz, trưởng nhóm luật sư bảo vệ cho Netscape như sau: “Họ - Microsoft đã sản xuất nó như một sản phẩm riêng biệt. Họ đã quảng cáo nó riêng biệt; họ viết ra nó riêng biệt và họ cũng bán nó một cách riêng biệt.”
Tuy nhiên trong lời phát biểu này có một điểm yếu mà một vài nhà phân tích đã nhận ra đó là: trình duyệt Internet của Microsoft được phát miễn phí. Microsoft không tính tiền các nhà sản xuất máy vi tính khi họ cài trình duyệt này – Microsoft chỉ nhấn mạnh rằng phải cài trình duyệt này, thế thôi. Thêm vào đó, ngay từ thời điểm, những người sử dụng có thể tải nó xuống miễn phí nếu máy của họ chưa có. Vì vậy liệu có thể kết tội một công ty rằng họ có hành vi ép buộc hay không khi mà họ cho không sản phẩm của mình? Công tâm mà trả lời thì rõ ràng là không. Nhưng đối với các đối thủ của Microsoft thì câu trả lời là “Hãy khoan trả lời vội, cứ để xem liệu phần mềm này có miễn phí nữa không khi Microsoft đã lũng đoạn xong thị trường.” Ralph Nader nhiệt liệt ủng hộ quan điểm này và cho rằng việc Internet Explorer đang miễn phí lúc này chỉ là “một định nghĩa kinh điển thế nào là giá trấn lột. Một khi Microsoft đã loại bỏ được Netscape, chúng ta sẽ thấy khác ngay.”
Nhưng liệu Microsoft có đủ sức loại Netscape ra khỏi việc kinh doanh trình duyệt hay không? Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng không. Tạp chí vi tính độc lập như PC Magazine và các nhà phân tích kỹ thuật của tờ Wall Street cho rằng sản phẩm của Microsoft hay của Netscape đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, và việc sử dụng sản phẩm này hay sản phẩm kia tùy thuộc vào việc người sử dụng muốn làm gì khi vào mạng Internet. Trong một bài xã luận hồi tháng 11/1997, Michael J. Miller, chủ bút tờ PC Magazine, đã thẳng thừng rằng: “Theo tôi các bạn nên có cả hai trình duyệt trong máy của mình.” Vả chăng, theo các nhà phân tích chuyên dự đoán thì cả hai trình duyệt này có thể chỉ là giải pháp tạm thời khi muốn vào Internet mà thôi. Còn rất nhiều công ty mới ra đời, trong đó một số được ủng hộ về mặt tài chính rất đáng nể từ phía các tập đoàn kinh doanh lớn đang đặt cược vào tương lai của Internet và cũng đang chú tâm đến việc cho ra đời những cái hộp đặt trên máy vô tuyến truyền hình (set-top box). Những cái hộp- đặt-trên này sẽ giúp những người sử dụng có thể vào mạng Internet bằng thiết bị điều khiển từ xa, được thiết kế không phức tạp hơn những thiết bị dùng cho đầu máy video. Lúc đó việc tính toán thực sự sẽ cho các công ty truyền hình cáp địa phương thuê. Rõ ràng, cuối cùng chính điều này mới thực sự là mối đe dọa tiềm tàng đối với Microsoft chứ không phải từ bất kỳ sự xung đột với Bộ Tư pháp, bởi vì rồi đây ngay cả những người không có máy vi tính, tức chẳng cần gì Windows, cũng sử dụng được Internet.
Tuy vậy, thách thức hiện giờ của Bộ Tư pháp đối với Microsoft là không thể viện dẫn điều gì thuộc về những diễn tiến thuộc về tương lai vào trong vụ kiện. Vấn đề là Bộ Tư pháp phải thuyết phục Tòa án cân nhắc giữa việc Microsoft rõ ràng đã trói tay các nhà sản xuất máy vi tính, như Compaq đã trình bày, và việc trình duyệt Internet Explorer của Microsoft được cung cấp miễn phí, vấn đề nào quan trọng hơn. Bộ Tư pháp cũng sẽ phải lần ngược lại lịch sử phát triển trình duyệt của Microsoft. Trước đây Microsoft đã hoãn việc tung ra Windows 95 gần một năm để sữa chữa sao cho người sử dụng có thể dùng được cả trình duyệt Internet Explorer. Ðây chính là cơ sở để Gates và các luật sư của mình chứng minh rằng trình duyệt này là một phần không thể thiếu của hệ điều hành Windows dù rằng trước khi có Windows 98 thì nó không được xem như vậy. Ở mức sâu hơn, nhưng có lẽ cũng quan trọng hơn, vụ kiện này cũng sẽ phải đụng đến bản chất luôn thay đổi của ngành công nghiệp điện toán và phần mềm, và sẽ phải đối đầu với một vấn đề là liệu vụ này có đưa ra được những lý lẽ chính đáng hoặc luật lệ công minh hay không khi cấm đoán một công ty không được cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong một thế giới đang được điện toán hóa từng ngày. Khi nghĩ đến vấn đề này thì cả những đối thủ đau khổ nhất của Microsoft cũng trở nên bức xúc. Các công ty này muốn thấy Bill Gates và Microsoft bị Chính phủ quản lý (thậm chí bị thiệt hại cũng chẳng sao), nhưng họ không muốn có một phán quyết ngăn họ không được sáng tạo và bán các sản phẩm luôn hữu dụng hơn.
“Phát triển phần mềm cho nó ư? Tôi “tè” vào chuyện đó!”
Bill Gates, trả lời câu hỏi về việc viết phần mềm cho công nghệ NeXT của Steve Jobs giữa những năm 1990, theo lời kể của John Heilemann trong tờ New Yorker
“Cám ơn anh đã ủng hộ công ty này. Tôi cho rằng thế giới này là nơi tốt đẹp hơn vì điều đó.”Steve Jobs, gọi cho Bill Gates qua điện thoại cầm tay trước ngày ra thông báo quan trọng 5/8/1997