“Hãy chỉ cho chúng tôi một sản phẩm thành công nào của Microsoft mà không là sản phẩm ưu hạng. Chúng tôi không sản xuất những sản phẩm nào như vậy.”
Bill Gates, bàn về chất lượng sản phẩm của Microsoft, 1994
“Ngành công nghiệp máy tính và phần mềm đã phát triển vượt bậc trong những năm qua chính là do có ít quy trình về chuẩn mực kỹ thuật. Khi các chuẩn mực do thị trường quy định chúng sẽ không trở nên cứng nhắc. Các đối thủ cạnh tranh được kích thích để phải liên tục đưa ra những cái mới nếu muốn lật đổ các chuẩn mực hiện hành. Hệ thống tuyệt vời đó gọi là nền kinh tế thị trường. Cần phải có nó để khoa học kỹ thuật phát triển.”
Bill Gates, bàn về sự cần thiết của thị trường tự do, 1995
Đến năm 1980, sự có mặt của máy tính Apple II và các máy tính cá nhân khác trên thị trường đã làm các đại gia trong ngành sản xuất máy tính phải thay đổi quan niệm của họ đối với tương lai của máy tính cá nhân. IBM, kẻ đã thống trị thị trường máy tính cỡ lớn (mainframe), và Digital Equiqment Corporation (DEC), kẻ mới nhất lên trong ngành sản xuất những loại máy tính được coi là “nhỏ hơn”, thích hợp trong nhiều ứng dụng khác nhau, đều không đủ sáng suốt để nhận ra rằng máy tính cá nhân chính là sản phẩm của tương lai. Quả thực, Ken Olsen, người sáng lập DEC (thần tượng thuở thiếu thời của Gates) đã “hạ nhục” vai trò của máy tính cá nhân khi ông ta tuyên bố trong hội nghị năm 1997 bàn về Xã Hội Tương Lai Của Thế Giới là “Không có lý do gì mà mỗi nhà đều phải mua một máy tính cả.” Chỉ vì phán xét sai lầm một cách tệ hại như vậy mà sau này DEC phải dồn mọi nỗ lực của mình mới có thể theo kịp thị trường và điều không tránh khỏi là Olsen phải cuốn gói rời khỏi công ty.
IBM cũng chậm chạp trong việc nhìn ra những khả năng của PC, nhưng ít ra điều này cũng có nguyên cớ là do công ty này hiện đang đi đầu trong lĩnh vực sản xuất máy tính lớn (mainframe) trên khắp thế giới. IBM hoài nghi vào tương lai của máy tính cá nhân nhưng cũng không hoàn toàn bình chân như vại. Ðó là lý do tại sao năm 1980 IBM tiếp xúc với Microsoft. IBM có một kế hoạch bí mật phát triển loại máy tính cá nhân và nếu họ muốn nhanh chóng cho xuất xưởng loại máy này thì cần làm là phóng tầm mắt ra ngoài công ty để kiếm đối tác có khả năng phát triển phần mềm điều hành cho loại máy này, hơn là bỏ công sức ra rà soát lại toàn bộ và tìm cách cắt xén phần mềm đồ sộ đang dùng cho máy tính lớn của riêng họ. Bill Gates lúc nào cũng nơm nớp sợ rằng các “đại gia” sẽ tự mình làm lấy công việc này và lúc ấy thì Microsoft chỉ còn nước hít bụi. Trên thực tế, năm 1979, DEC cũng đã thu nhỏ lại chương trình của mình, nhưng chỉ vì Olsen trong bụng không mấy tin tưởng để đặt cược vào máy tính cá nhân nên DEC đã không hỗ trợ cho sản phẩm mới của mình đến mức làm cho Microsoft cảm thấy bị đe dọa.
Công ty International Business Machines (IBM) là hãng sản xuất máy tính của M , trụ sở chính đặt tại Armonk, New York. Trên khắp nước M và toàn thế giới, IBM là nhà cung cấp chính yếu các sản phẩm và hệ thống xử lý thông tin, phần mềm, hệ thống truyền thông, máy trạm làm việc, cũng như thực hiện những hỗ trợ và dịch vụ có liên quan. Các sản phẩm của công ty được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như kinh doanh, quản lý nhà nước, khoa học, quốc phòng, giáo dục, y tế và thám hiểm không gian.
Louis V. Gerstner
Công ty ra đời vào năm 1911 từ sự hợp nhất của ba công ty nhỏ hơn với tên gọi Công ty Ghi nhận-Lập bảng kê-Tính toán (Computing-Tabulating-Recording Company)
Sau những hoạt động sở hữu hóa khác, năm 1924 công ty sáp nhập thêm Công ty Máy Kinh doanh Quốc tế (International Business Machines Corporation) và dùng tên này làm tên mới cho công ty. Cũng vào năm đó Thomas Watson tham gia và bắt đầu xây dựng công ty đang hồi suy sụp thành một người khổng lồ công nghiệp. Chẳng bao lâu IBM đã trở thành nhà sản xuất đồng hồ tính thời gian lớn nhất, và đã phát triển và tung ra thị trường chiếc máy đánh chữ điện đầu tiên. Năm 1951 công ty bước chân vào lĩnh vực máy điện toán. Công nghệ của IBM phần lớn phát triển được là nhờ được sự tài trợ từ những hợp đồng với Ủy ban Năng Lượng Nguyên tử của chính phủ M . Người ta nhận thấy rừng có nhiều điểm tương quan giữa những sản phẩm được chế tạo riêng cho chính phủ và những sản phẩm được IBM giới thiệu ra thị trường dân dụng. Vào cuối thập niên 1950 IBM đã trở thành trung tâm của sự chú ý với hai ý tưởng mang tính cách tân. Thứ nhất, đó là khái niệm về một họ máy tính (họ máy 360 của công ty) với chủ đích là một phần mềm tương tự có thể chạy được bất kỳ máy nào có cùng một họ. Ý tưởng thứ hai là công ty thực thi chính sách bảo đảm chắc chắn rằng khách hàng nào cũng vận hành được sản phẩm mang nhãn hiệu IBM. Chính sách này đã giành được sự tín nhiệm to lớn từ phía khách hàng đối với “Big Blue,” một tục danh của IBM.
Từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, IBM đã thống trị thị trường toàn cầu về máy tính lớn (Mainframe), dù trong thập niên 1980 IBM đã để mất thị phần vào tay một số hãng sản xuất khác trong một số lĩnh vực chuyên biệt như máy tính hiệu suất cao. Khi loại máy tính nhỏ (minicomputer) được giới thiệu trong thập niên 1970, IBM xem đó là một mối đe dọa đối với thị trường máy tính lớn nhưng đã thất bại trong việc đánh giá tiềm năng của chúng nên đã để ngỏ cửa cho các đối thủ cạnh tranh như Digital Equipment Corporation, Hewlett-Packard, và Data General.
Tuy nhiên, đến năm 1981, IBM tung ra sản phẩm máy điện toán cá nhân đầu tiên của công ty, IBM PC, và máy này nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong lĩnh vực máy vi tính. Nhưng thị phần của công ty bắt đầu sụt giảm sau khi các đối thủ cạnh tranh tung ra loại máy tính tương thích IBM có giá bán rẻ hơn.
Đến cuối thập niên 1980, IBM trở thành công ty lớn nhất thế giới trong việc sản xuất đủ mọi chủng loại máy tính và là nhà sản xuất dẫn đầu trong lĩnh vực trang thiết bị văn phòng, bao gồm cả máy đánh chữ và máy photocopy. ây cũng là nhà sản xuất lớn nhất về mạch tích hợp mà tất cả đều sử dụng trong các sản phẩm của riêng công ty. Doanh số bán của máy tính cỡ lớn cùng các phần mềm và các thiết bị ngoại vi có liên quan chiếm gần một nửa giá trị kinh doanh của IBM và khoảng 70 đến 80% lợi nhuận của công ty.
Vào thập niên 1990, giữa cơn suy thoái của nền kinh tế M , IBM đã cải tổ sâu rộng trong toàn công ty để trở thành một đơn vị kinh doanh tự chủ, theo sát thị trường hơn đối với các hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả là 40.000 nhân công đã mất việc làm trong năm 1992, và tiếp tục cắt giảm thêm trong năm 1993. Sau những thua lỗ k lục trong năm 1992 và, lần đầu tiên trong lịch sử của IBM, cổ tức chứng khoán của công ty bị sụt giảm (giá trị chỉ còn phân nửa so với trước đó), John F. Akers, chủ tịch công ty từ năm 1985 đã từ chức vào đầu năm 1993. Louis V. Gerstner, Jr. được cử làm chủ tịch công ty từ tháng 4 năm 1993. Năm 1995, IBM bỏ ra 3,5 t USD để mua lại công ty phần mềm Lotus Development nhằm mở rộng phạm vi của công ty sang ngành công nghiệp phần mềm.
Năm 1997, một siêu máy tính của IBM có tên là Deep Blue đã chiến thắng nhà vô địch cờ vua quốc tế là Garry Kasparov trong một trận đấu kéo dài 6 ván. Chiến thắng này đã được ca ngợi như là một điểm son trong việc phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
IBM, mặc dầu trong lòng thì nôn nóng, nhưng bên ngoài lại khởi sự kế hoạch của mình một cách tỉnh như không. Họ cử hai ủy viên quản trị đến Seattle, nhưng theo lời Gates kể lại sau này thì hai người này tự hạ thấp vai trò quan trọng của họ khi nói rằng họ chỉ là nhân viên của phòng kế hoạch và những ý kiến được họ định lại chẳng mấy khi được tiến hành. Nhưng hai người này đã có cuộc thảo luận kéo dài với Gates và Allen về định hướng của nền công nghệ và những triển vọng to lớn của loại máy tính cá nhân. Họ nói rằng họ muốn có chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình FORTRAN và COBOL của Microsoft và có lẽ nhiều ngôn ngữ khác nữa. Cuộc họp này làm Gates nhớ lại kinh nghiệm ở Albuquerque, khi Microsoft hứa với hãng Ricoh những phần mềm mà họ chưa hề tạo ra.
Nhưng lần này Microsoft có thể đang nắm trong tay con bài chủ. Họ đang thương lượng mua lại một hệ thống ít người biết đến có tên là Q-DOS của một đối thủ cạnh tranh nhỏ tên là Seattle Computer. Nếu họ nhanh chóng mua được phần mềm này, họ có thể nhượng quyền sử dụng nó cho IBM. Ðược sự đốc thúc của cộng sự người Nhật là Kay Nishi, Microsoft liều lĩnh đề nghị phần mềm Q-DOS cho IBM trước khi đặt bút ký hoàn tất thủ tục mua bán với Seattle Computer. Hai ngày chờ quyết định sau đó là hai ngày đứng ngồi không yên đối với Gates và Allen. Cả hai lo là Seattle Computer sẽ đánh hơi thấy được việc làm này của IBM và sẽ ra giá Q-DOS thật cao. Nhưng chính vì bản thân IBM cũng đang muốn giữ bí mật cho kế hoạch này nên họ cũng kín đáo không để lộ hợp đồng này ra ngoài; nhờ vậy Microsoft mua được Q-DOS chỉ với giá có 50.000 USD. Và nhờ từ hệ thống này mà Microsoft đã dần trở thành một công ty phần mềm khổng lồ như ngày nay.
Tim Paterson, người đã viết hệ điều hành được công ty Microsoft mua lại và biến thành hệ điều hành MS-DOS
Tim Paterson lấy bằng cử nhân Khoa Học Máy Tính với lời khen tặng của ại học Washington năm 1978. Ngay sau đó, ông vào làm cho Seattle Computer Products. Tại đây ông thiết kế hệ thống máy điện toán đầu tiên dựa trên bộ vi xử lý Intel 8086. Chiếc máy điện toán mới này cần một hệ điều hành và vì vậy năm 1980 Paterson viết một chương trình có tên là “86-DOS”. Qua năm sau 86-DOS được Microsoft mua lại và cải tiến là MS-DOS. Và từ đó đến nay hệ điều hành này đã trở thành chương trình máy điện toán được dùng rộng rãi nhất trên thế giới.
Năm 1993 Paterson thành lập công ty Falcon Technology, chuyên sản xuất cạc điều khiển ổ cứng. Ba năm sau, ông bán công ty này cho một tập đoàn và tập đoàn này tiếp tục bán các sản phẩm do ông làm ra dưới cái tên Paterson Labs cho tới khi Paterson Labs được công ty Phoenix Technologies mua lại. Cũng từ đó Paterson trở thành nhà cố vấn và nhà phát triển phần mềm cho các công ty này và công ty Microsoft.
Năm 1991, Paterson được cấp bằng sáng chế ở M cho Test Coverage Analyzer, một phương tiện giúp đo lường mức độ thử nghiệm hoàn chỉnh của phần mềm và cho biết phần nào cần phải được thử nghiệm thêm. Từ khi trở lại Microsoft (1990), Tim Paterson làm việc trong bộ phận phát triển công cụ lập trình Visual Basic.
Lẽ đương nhiên là hệ thống Q-DOS của Seattle Computer đã được thay đổi rất nhiều trước khi trở thành hệ điều hành MS-DOS nổi tiếng của công ty Microsoft. Microsoft tiện tay đã mua đứt luôn chuyên gia hàng đầu của Seattle Computer là Tim Paterson và giao cho anh ta chịu trách nhiệm thực hiện phiên bản MS-DOS mới này. Vì Microsoft còn cộng tác chặt chẽ với IBM trong việc thiết kế máy tính cá nhân của IBM nên có rất nhiều công việc phải hoàn thành. Bill Gates và Paul Allen vẫn tiếp tục tham gia trong công việc phát triển sản phẩm, trực tiếp tạo ra các mã lệnh. Mãi mười lăm năm sau, khi hai người cùng trả lời phỏng vấn của tạp chí Fortune người ta mới có thể tạm thời thấy được không khí căng thẳng chắc chắn đã xảy ra trong những ngày đó. Trong cuộc phỏng vấn, khi Gates nêu ra sự kiện Allen nhanh chóng nói xen vào cho rằng đây là vụ phóng tàu vũ trụ đầu tiên mà ông ta được tận mắt chứng kiến và rằng ông ta đã đến Florida để xem và rồi trở về ngay, vắng mặt chưa đến 36 giờ.
Vốn được thiết kế cho bộ vi xử lý 8086 và 8088 của Intel (và các bộ xử lý cao cấp khác), MS-DOS là một hệ điều hành 16 bit mạnh, sử dụng chế độ chuẩn (mode) dựa trên ký tự thời bấy giờ và được thay bằng giao diện đồ họa dùng trên máy Macintosh ba năm sau đó. Phiên bản nguyên thủy của MS-DOS giới hạn bộ nhớ ở mức 640K, nhưng giới hạn này cũng nhanh chóng bị vượt qua. Và thậm chí khi ra mắt hệ điều hành đồ họa Windows, MS-DOS đã được năng cấp để hoạt động với tốc độ nhanh hơn nữa. Phần lớn sự thành công của Microsoft có thể xuất phát từ việc công ty này đã tạo ra được bên trong MS-DOS một hệ điều hành có thể dùng làm nền tảng vững chắc cho các thế hệ hệ điều hành phức tạp hơn về sau này và cho vô vàn những phần mềm ứng dụng khác.
Mặc dù máy IBM PC sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy Apple II, vào năm 1980 Microsoft vẫn viết phần mềm ứng dụng đầu tiên cho máy tính Apple. Ðó là phần mềm Softcard dành cho máy Apple II, cho phép máy tính này chạy hệ điều hành CP/M của Digital Research. Nhưng trong thời gian này, Gates và Allen xem quan hệ với IBM là trụ cột chính của sự hợp tác trong tương lai. Số tiền Microsoft thu được trong việc viết phần mềm cho IBM không lớn – chưa đến 200.000 đôla – nhưng Gates đã chắc chắn được rằng hợp đồng của họ ký với IBM có tính đến việc Microsoft sử dụng hệ điều hành MS-DOS – đã được sửa đổi thích hợp – cho các máy nhái theo máy IBM PC mà người khổng lồ trong ngành sản xuất máy tính này đang sắp sửa cho phép sản xuất.
Một khi các máy tính cá nhân IBM được tung ra thị trường, Microsoft tích cực phát triển MS-DOS, thuyết phục các công ty phần mềm khác viết những chương trình ứng dụng chạy trong môi trường này. Ðây là một vấn đề quan trọng, vì IBM đưa ra nhiều phần mềm khác nhau để cho khách hàng chọn lựa, như ngoài hệ điều hành CP/M của Digital Research còn có hệ điều hành đắt tiền hơn nhiều là UCSD. Gates và Allen tin rằng nếu họ có thể làm cho MS-DOS trở thành hệ thống được nhiều người dùng nhất thì trong tương lai họ có thể kiếm được rất nhiều tiền. Ván bài ngã ngũ trong vòng một năm và MS-DOS là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến này. Ðiều đáng nói là lúc này các máy nhái đầu tiên đang dần xuất hiện và Microsoft có thể điềm nhiên tĩnh tọa mà hốt bạc. Chưa kể, những phần mềm mới, như phần mềm bảng tính Lotus 1-2-3, đang được tạo ra để hoạt động trên môi trường MS-DOS.
Nhưng đúng lúc Gates và Allen đang ca khúc khải hoàn thì Allen bị chẩn đoán là mắc căn bệnh Hodgkin (ND. Một bệnh rối loạn ác tính do sự bành trướng của hạch bạch huyết và lá lách đồng thời do sự lây nhiễm bạch huyết dọc theo các mạch máu, được đặt tên thao bác sĩ điều trị người Anh, Thomas Hodgkin (1798- 1866), người đã tìm ra căn bệnh này). Trước đó bác sĩ cho rằng ông ta mắc bệnh ung thư thường gây chết người. Và cho dù bệnh Hodgkin có thể chữa trị được nhưng cũng mất 22 tháng điều trị liệu bằng phương pháp hóa học. Mặc Allen vẫn là một trong những giám đốc của Microsoft và thỉnh thoảng tới dự các cuộc họp, nhưng ông ta tạm thời rút lui khỏi công việc tại Microsoft trong thời gian hai năm điều trị bệnh. Khi đã hồi phục, ông ta quyết định rút lui hẳn khỏi công việc điều hành tại Microsoft. Lúc đó ông ta đã là một tỉ phú và tỏ ra là một nhà đầu tư khôn khéo vào các công ty khác, từ Ticketmaster (ông ta nắm 8% cổ phiếu) cho đến America Online và các công ty kỹ thuật cao khác. Ông ta mua lại công ty NBA Portland Trailbazers và trở thành một trong những chủ nhân mới của Seattle Mariners để có thể duy trì đội bóng chày ở Seattle. Hàng năm ông tặng hàng triệu đôla cho công tác từ thiện, tài trợ cho nhiều tổ chức công ích – từ những công trình nghiên cứu về ung thư và AIDS cho đến các thư viện và lễ hội Shakespeare tại Oregon. Với tư cách là một giám đốc của Microsoft ông ta vẫn có quyền đóng góp ý kiến trong việc điều hành công ty nhưng rõ ràng ông ta có một vị trí đặc biệt như một nhà tiên tri trong lĩnh vực thông tin và là một mưu sĩ cho Bill Gates. Ngoài ra, một điều chắc chắn khác, kể cả mặt trí tuệ lẫn tình cảm cá nhân.
Apple I là một bo mạch điện tử của máy điện toán được lắp ráp bởi Steve Wozniak và Steve Jobs vào tháng 3/1976. Nó không có bàn phím, vỏ thùng, âm thanh hoặc đồ họa. Nhân ngày Cá Tháng Tư (1/4) cùng năm, ngày truyền thống của những “trò chơi khăm”, Wozniak và Jobs thành lập công ty Apple. Cả hai đã triển lãm Apple I tại Câu lạc Bộ Máy Tính Homebrew ở Palo Alto, CA., và chiếc máy này đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của mọi người.
Để có tiền sản xuất bo mạch Apple I, Jobs phải bán chiếc xe Volkswagen 12 chỗ và Wozniak bán cái máy tính tay Hewlett-Packard có thể lập trình được; số tiền tổng cộng thu được là 1.350 USD. Họ nhận được nhiều đơn đặt hàng và cả hai bắt tay vào việc sản xuất trong nhà để xe hơi của cha mẹ Jobs. Tháng 7, máy Apple I được tung ra bán cho những người ưu thú tiêu khiển và say mê điện tử với giá 666,66 đôla. ến tháng 12, Apple được bán tại 10 cửa hàng bán lẻ trên khắp nước M .
Sau khi Paul Allen ngã bệnh vào năm 1982, ông không còn là một nhân vật chủ yếu của Microsoft nữa. Mọi gánh nặng trong việc tiếp tục kiến thiết Microsoft trở thành một công ty tằm cỡ thể giới giờ đây trút lên vai Bill Gates. Có người nói rằng Paul Allen dễ mến hơn Gates, và nếu như Allen còn quyền hạn như những ngày đầu thì Microsoft đã không là một công ty tàn nhẫn như thế. Nhưng nói thế tức là không để ý đến một điều là ngay từ đầu Gates đã can dự vào công việc kinh doanh nhiều hơn Allen. Nếu thỉnh thoảng Gates cáu bẳn và trả đũa lại khi bị người khác kết án là hung hăng và chối bỏ mọi lời buộc tội đối với đường lối hành xử trong kinh doanh của công ty thì cũng nên thấy rõ là chính Gates đã điều hành một cách xuất sắc các hoạt động doanh nghiệp.
“Ngày nay tốc độ thay đổi của công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Trước kia, những tiến bộ lớn của khoa học kỹ thuật như TV hay điện thoại phải mất nhiều thế hệ mới trở nên quen thuộc với mọi người. Riêng công nghệ máy tính, chỉ trong vòng một thế hệ, nó đã từ một thứ không mấy ai quan tâm trở thành một công cụ không thể thiếu đối với hầu hết công việc, và thật sự là nều muốn quan hệ với người khác bạn sẽ cần phải biết sử dụng nó thành thạo.”
Bill Gates, 1995.
Bước tiến lớn đầu tiên mà Microsoft thực hiện không có sự tham gia tích cực của Allen là việc phát triển một giao diện đồ họa. MS-DOS là hệ điều hành dựa trên ký tự. Gates giải thích sự khác nhau giữa hai dạng thức này bằng cách dùng bàn cờ để so sánh. MS-DOS di chuyển một quân cờ bằng cách gõ vào các lệnh, còn giao diện đồ họa hiển thị một bàn cờ và di chuyển hình ảnh quân cờ bằng chuột. Ðiều này quả thật không thể tin nổi đối với thế hệ người dùng trẻ nhưng đến năm 1984 cùng với sự ra đời máy tính Macintosh của hãng Apple, việc sử dụng chuột đã trở nên phổ biến. Công nghệ sử dụng chuột do hãng Xerox phát triển trước nhất, nhưng vì giá máy tính của họ quá cao, lại không sử dụng các bộ vi xử lý chuẩn nên họ không thể thành công trên thương trường với bước đột phá này.
Máy tính Macintosh lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Tiếng tăm của Microsoft lớn đến nỗi hãng Apple phải cộng tác chặt chẽ với công ty của Gates để phát triển máy tính Macintosh. Các sản phẩm đầu tiên dùng giao diện đồ họa như phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word và phần mềm bảng tính Microsoft Excel được tạo ra để chạy trên máy Macintosh.
Nhưng Gates cũng đang hợp tác với IBM để phát triển một hệ điều hành mới có tên là OS/2. Hai công ty gặp rất nhiều khó khăn trong dự án này. Một số thuộc về vấn đề của IBM nằm rải khắp nơi trên nước Mỹ nên dẫn đến những mâu thuẫn về tầm nhìn phát triển. Chris Peter, một phó chủ tịch của Microsoft, huỵch toẹt một trong những vấn đề chính liên quan đến việc phát triển phần mềm OS/2 trong quyển Ðiều Bí Mật của Microsoft (Microsoft Secret) như sau “OS/2 là phần mềm mà IBM đã bỏ nhiều công sức để tìm cách thay đổi nhiều điều...trong khi họ muốn sản phẩm này phải tốt hơn lên 10% thì họ lại biến nó thành một sản phẩm khác hẳn hoàn toàn, vậy mà trên thực tế thì không ai cần đến 10% tốt hơn này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, một sản phẩm cần phải được cải tiến để tốt hơn gấp đôi trước khi biến nó thành một sản phẩm khác hẳn, nếu như bạn muốn duy trì tính nhất quán”. Nội dung của cuốn sách này là mô tả cách công ty Microsoft sản xuất các phần mềm do hai tác giả Michael A. Cusmano và Richard W. Selby viết với sự cộng tác của các ủy viên trong Ban Quản Trị ở Microsoft.
Gates ngày càng trở nên nản chí với dự án này kể cả Nathan Myhrvold, một thiên tài kỹ thuật gia nhập vào Microsoft năm 1986 khi Gates mua công ty tí hon của ông ta và thu nạp luôn 6 nhân viên đang làm việc ở đó. Về phần mình, IBM cũng cảm thấy bực bội vì thái độ của Gates. Cuối cùng, đến năm 1989 hai công ty quyết định ngưng hợp tác sau khi sản phẩm OS/2 đầu tiên được phát hành. Trước đó Microsoft cũng đã tung ra hai phiên bản hệ điều hành Windows đầu tiên của mình vào năm 1985 và 1987, nhưng cả hai đều thất bại trên thương trường. Sau đó Microsoft đưa ra Windows 3.0 năm 1990, được qua được ngưỡng bộ nhớ 640K của MS-DOS (giới hạn lượng thông tin có thể được lưu trữ). Việc tạo ra phiên bản nâng cấp Windows 3.1 đã thực sự được tiến hành và Gates đang chọn một bước đi vô cùng liều lĩnh, hay có thể nói là Gates đang “đánh cuộc cả số phận của công ty” vào sự thành công tối hậu của Windows 3.1 không còn hợp đồng ràng buộc với IBM nữa có nghĩa là Windows 3.1 bắt buộc phải thành công; nếu ngược lại công ty sẽ phá sản. Ðúng như mong đợi của Gates, Windows 3.1 thành công và trở thành chuẩn mực cho máy tính cá nhân, nuốt chửng phiên bản OS/2 mới nhất của IBM.
Thậm chí khi Windows 3.1 đang được tung ra năm 1992 thì cũng lúc những giấy tờ sau cùng cho việc chia tay của Microsoft và IBM cũng đang được ký kết. Microsoft giữ lại quyền sử dụng đối với phần mềm NT (New Technology – Công nghệ Mới) mà họ đã phát triển. (Hệ điều hành này được dùng để các mạng máy tính cá nhân có thể hoạt động chung với nhau, và nó sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm sắp tới. Phần mềm này sẽ được tích hợp vào Windows 95, và các phiên bản kế tiếp của nó sẽ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong bước tiến của Microsoft vào thị trường máy tính cá nhân dùng trong các công ty vào năm 1997). IBM được phép sử dụng hệ thống mã của Windows, nhưng thỏa thuận này chỉ kéo đến cuối năm 1993. Ngoài ra, Microsoft cũng sẽ nhận được tiền bản quyền trong việc bán sản phẩm OS/2 – nhưng xem ra lợi nhuận này không là bao khi Windows 3.1 chiếm lĩnh thị trường. Windows 3.1 còn phải thanh toán một lần cho IBM một khoản tiền, theo lời kể lại vào khoảng 25 triệu đôla, để sử dụng một số bằng sáng chế của IBM. Nhưng với sự thành công tối hậu của Windows 3.1, mọi người thấy rõ rằng, tuy có muộn, Microsoft đã vét sạch túi IBM qua quyết định “ly hôn”, chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ giữa hai bên.
“Ðiều kỳ quặc nhất trong tất cả mọi chuyện là khi chúng tôi muốn được mời tham dự trong buổi ra mắt chính thức trọng thể của máy tính cá nhân ở New York, IBM đã từ chối. Khoảng 4 ngày sau, chúng tôi nhận được lá thư dưới dạng biểu mẫu, có lẽ IBM cũng đã gửi cho tất cả các nhà buôn lẻ. Trong đó, đại để là những câu như: “Bạn hàng thân mến, cám ơn các bạn đã giúp đỡ chúng tôi, vân vân và vân vân.” Cuối cùng thì họ cũng xin lỗi chúng tôi về việc đó.”
Bill Gates, 1995
“Khi IBM giới thiệu máy tính cá nhân IBM năm 1981, nhiều người đã công kích vai trò của Microsoft trong đó. Họ nói rằng những máy tính 8-bit, với 64K khoảng trống địa chỉ sẽ tồn tại mãi. Họ cho rằng chúng tôi đã hoang phí khi bỏ các chương trình 8-bit tuyệt vời để hướng mọi người chuyển sang máy tính 16-bit.”
Bill Gates, khi các hệ thống 32-bit được coi là chuẩn mực, 1996
Tính phổ cập của Windows 3.1 có thể được đo đếm qua việc nó đã được cài đặt trên 70 triệu máy tính cá nhân bán trên khắp thế giới tính đến thời điểm phát hành năm 1992 và cài đặt trên 90% số máy tính mua trong khoảng từ năm 1992 đến trước lúc tung ra Windows 95 (tháng 8 năm 1995). Xét trên phương diện phần mềm cho máy tính cá nhân thì Microsoft không chỉ chiếm địa vị thống trị mà còn vượt quá xa các đối thủ cạnh tranh. Từ năm 1992, Bill Gates cứ đều đặn leo dần lên, không chỉ từng năm hay từng tháng mà phải nói là từng tuần một, để trở thành người giàu nhất hành tinh.
Việc phát triển một phần mềm kế vị Windows 3.1 đã cho thấy đây là một việc làm hết sức khó khăn. Trước tiên, phải chuyển từ xử lý 16-bit sang xử lý 32- bit. Ðiều này có thể làm được nhờ vào tốc độ và khả năng xử lý ngày mỗi tăng của bộ vo xử lý Pentium do hãng Intel sản xuất. Ðây là một thế trận mới, có thể giới thiệu tính năng mới nhưng sẽ làm cho việc viết mã lệnh vạn phần phức tạp hơn và cũng làm cho hệ thống có khả năng dễ bị lỗi hơn. Ngoài ra Windows 95 còn bị đình trệ do sự thừa nhận muộn màng của Microsoft đối với tầm quan trọng của Internet.
Windows 95 ra đời. “như một con qu dữ xổng chuồng”, nói như vậy để có thể tổng kết đúng tâm trạng của các đối thủ cạnh tranh của Microsoft khi nhắc về phần mềm này. Từ lúc nó ra đời vào ngày 24 tháng 8 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 1995, người ta ước tính nó đã bán được 7 triệu bản. Con số này cao hơn hẳn những gì mà ngành công nghiệp điện toán cùng các phân tích gia ở phố Wall dự đoán. Ngay cả Microsoft cũng chỉ loan báo rằng họ mong sẽ bán được 30 triệu bản trong năm đầu tiên. Nhưng nếu với tốc độ này thì không đầy 5 tháng họ sẽ đạt số lượng mong muốn. Giới truyền thông đã làm rùm beng về sự ra đời của Windows 95 và kể từ lúc đó trở đi, Bill Gates, người khai sinh ra nó, trước đây vốn đã không bị bỏ quên, nay lại càng trở thành một trong những nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông, xuất hiện trên bìa các tạp chí nhiều không bất kỳ một ngôi sao điện ảnh hay âm nhạc nào.
Nhưng Gates không hề ngủ quên trên chiến thắng. Quyển tự truyện Con ường Phía Trước của Gates nhanh chóng đứng đầu danh sách những cuốn sách bán chạy nhất cuối năm 1995. Cuốn sách có kèm theo một đĩa CD, bao gồm, theo dòng trích dẫn giới thiệu trên tờ bìa, “toàn bộ nội dung cuốn sách cùng với hàng trăm địa chỉ siêu liên kết (hyperlink) về lĩnh vực đa truyền thông, một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Bill Gates, một đoạn video thuyết minh về công nghệ tương lai, trình duyệt World Wide Web và nhiều điều khác nữa.” Cuốn sách được viết chung với nathan Myhrvold, cùng với nhà báo Peter Rinearson, người đã từng đoạt giải thưởng báo chí Pulitzer. Phần lợi nhuận của riêng Gates thu được quyển sách này được dùng để “trợ cấp cho chương trình phát triển công nghệ quản trị giáo dục thông qua Tổ Chức Phát Triển Giáo Dục Toàn Quốc.”
Năm 1996, Microsoft hợp tác với NBC để lập ra MSNBC, kết nối Microsoft Web Netword với một công ty truyền hình cáp. Năm 1996 và 1997 Microsoft mua lại quyền sở hữu hoặc đầu tư những khoản tiền lớn vào công ty nào có triển vọng trong việc giải quyết hướng phát triển xa lộ thông tin của tương lai, kể cả những công ty chế tạo các thiết bị cho phép kết hợp TV và Internet, hay chế tạo các hệ thống âm thanh kết hợp giữa máy tính cá nhân và Internet. Những số tiền đầu tư phát triển nhanh đến nỗi vào mùa hề năm 1997, một vài chuyên gia phân tích của Wall Street nói rằng nếu Microsoft có điểm yếu nào thì có thể đó chính là việc nó đã dàn trải ra quá nhiều nơi. Dĩ nhiên đó không phải là cách suy nghĩ của Bill Gates. Gates đã nhiều lần nói rằng xa lộ thông tin vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành, và nó có thể đi theo nhiều hướng khác nhau. Thực vậy, hầu hết các nhà phân tích đều nhận sự sở hữu và đầu tư của Gates là một chính sách khôn ngoan, bảo vệ được Microsoft trên nhiều mặt trận và cho dù có chuyện gì xảy ra thì Microsoft vẫn tiếp thục tham gia vào ngành công nghệ thông tin. Khi Microsoft tiến gần hơn đến ngành công nghiệp giải trí với việc ra đời của MSNBC, cùng với những sự đầu tư kỹ thuật khác có liên quan đến công nghiệp giải trí, Gates phải lên tiếng xóa tan những lời đồn đãi và những thắc mắc của dư luận về khả năng anh sẽ có những bước đi xa hơn như mua thêm một phim trường chẳng hạn. Cũng có thể do nhìn thấy những rắc rối của hãng Sony khi mua Colombia Pictures nên Gates phải từ bỏ ý định này.
Bill Gates, ảnh được phóng lớn trên màn hình đại vĩ tuyến, trong buổi ra mắt công ty MSNBC, kết hợp giữa công ty truyền hình cáp NBC và công ty mạng máy tính Microsoft Web Netword
Nhưng nếu Gates ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh giải trí của xa lộ thông tin đang từng bước hình thành thì Gates cũng ngày càng trở nên nóng nảy hơn trên mặt trận phần mềm điện toán. Giữa năm 1997, Gates trở thành chủ đề chính trong một số tạp chí nói về những nỗ lực mạnh mẽ của Microsoft trong thị trường máy tính nối mạng dành cho các doanh nghiệp. Tờ Fortune số tháng 5 năm 1997 đăng một tâm ảnh khổng lồ chụp cận cảnh gương mặt mang kính cận của Bill Gates với miệng cười rộng, khinh khỉnh mà có thể dễ dàng hiểu rằng đó là cái cười của sự tham lam, kèm một dòng tít lớn, “Sự Thâu Tóm Quyền Lực Lớn Nhất của Gates ( ang Tiến Hành)”. Gates tin rằng Windows NT của Microsoft khi kết hợp với bộ phần mềm Backoffice, rốt cuộc sẽ thay thế cho hệ UNIX và trở thành hệ thống nối mạng máy tính được ưu tiên chọn lựa của các công ty. Các máy chủ (server) dùng hệ UNIX, sản phẩm chủ lực của Sun Microsystems, là xương sống (backbone) của các hệ thống mạng máy tính của công ty, có thể chạy tối đa cùng một lúc 64 bộ xử lý. Hệ Windows NT hiện thời chỉ có thể chạy đồng thời trên 8 máy, như vậy quá ít đối với hệ thống đăng ký giữ chỗ cho một khách sạn hay hãng hàng không. Nhưng mục tiêu ban đầu của Microsoft là nắm bắt thị trường doanh nghiệp nhỏ, và Windows NT được bán với giá, mà theo Fortune là “giá cắt cổ”, 625 đôla. Hiện tại Microsoft có khoảng 1 tỉ đôla dành cho quý đầu tư nghiên cứu, phần lớn số tiền dùng để nghiên cứu vấn đề tăng số máy mà Windows NT có thể quản lý được. Và đối với các công ty nhỏ hơn, tổ hợp Windows NT/BackOffice đã thay thế cho UNIX rồi. Nhà sản xuất bộ vi xử lý Intel, người đã từng cộng tác với Microsoft trong nhiều dự án, cũng như hầu hết các nhà sản xuất máy tính cá nhân khác, nhìn thấy khả năng sinh lợi khổng lồ về sau trong việc phát triển phần mềm Windows NT. Tổng giá trị thị trường của phần mềm này trong giới kinh doanh được ước tính vào khoảng 60 tỉ đôla. Vì vậy, nếu Microsoft thành công trong giới máy tính cá nhân dùng cho các doanh nghiệp bằng bất cứ biện pháp nào, dù chỉ nhằm đến vai trò thống lĩnh thị trường máy tính cá nhân không thôi, thì Microsoft srx không chỉ trở thành một người khổng lồ mà còn là một kẻ hủy diệt không ai có thể ngăn chặn được.
Qua thời gian, các đối thủ cạnh tranh và cả người dùng máy tính cá nhân đều cho rằng thành công to lớn của Microsoft là do khả năng tiếp thị lớn hơn là khả năng kỹ thuật. Ý kiến này dựa trên cơ sở cho rằng đã có rất nhiều phần mềm tốt hơn của những công ty khác, nhưng các chiến thuật bán hàng theo kiểu “xe lu” của Microsoft đã đè bẹp sản phẩm cạnh tranh ưu việt. Nói vậy nhưng những lời phàn nàn này đã bỏ qua hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất, khi có người dùng hay nhà phê bình phần mềm nào chỉ ra các khuyết điểm trong các sản phẩm của Microsoft thì các lỗi này đều được sửa, hoặc ngay tức khắc, hoặc trong phiên bản nâng cấp tiếp theo. Thứ hai, như Bill Gates muốn tạo ra sự chú ý đã nhiều lần chỉ ra, những phần mềm của Microsoft từng giành được nhiều giải thưởng uy tín. Cụ thể 1983, phần mềm ứng dụng Multiplan của Microsoft viết cho máy tính Apple II được InfoWorld chọn là phần mềm trong năm. Nhiều năm liền Microsoft giành được các giải thưởng tương tự, đặc biệt năm 1994 là một năm toàn thắng của Microsoft. Bộ Office 4.0 và Windows NT của Microsoft được tạp chí PC Magazine trao giải thưởng hằng năm dành cho phần mềm hệ thống và ứng dụng có kỹ thuật hoàn hảo nhất, đồng thời Word được bình chọn là chương trình xử lý văn bản hay nhất và Access – một chương trình quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân – được chọn là phần mềm cơ sở dữ liệu hay nhất. Ðiều quan trọng cần lưu ý là Access đã được Microsoft mua lại của một công ty khác và nó được bán riêng lẻ hoặc kèm chung với Office. Những sự kiện trên khó lòng chứng tỏ rằng Microsoft đang chèn ép các đối thủ cạnh tranh – Microsoft nhìn thấy một sản phẩm tốt, họ mua lại và làm cho sản phẩm đó tốt hơn. Sẽ không tránh khỏi việc một số người sẽ buộc tội rằng hành động mua lại này là một sự thâu tóm quyền lực. Nhưng rất có thể hàng triệu khách hàng sẽ vô cùng cảm kích khi hệ cơ sở dữ liệu Access này đã trở thành một phần trong bộ phần mềm Office phổ biến nhất thế giới.