*
Trẻ em trải qua ba giai đoạn phát triển chính: phát triển kỹ năng vận động, phát triển thể chất và phát triển trí tuệ.
*
Kỹ năng vận động bao gồm các kỹ năng vận động thô (như nâng đỡ cơ thể bằng đôi chân), và các kỹ năng vận động tinh (như điều khiển bàn tay, các ngón tay).
Sự phát triển về thể chất liên quan tới sự phát triển các giác quan, thói quen ngủ, thói quen ăn uống, mọc răng, chăm sóc bản thân…
Còn sự phát triển trí tuệ thì bao gồm việc học ngôn ngữ, ghi nhớ, nhận thức chung và sự phát triển trí thông minh.
Như bạn đã biết, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Bảng sau đây sẽ giúp bạn kiểm tra sự phát triển của bé dựa trên tiêu chuẩn trung bình. Dù con bạn đang ở mức trên, ngang bằng hay dưới chuẩn trung bình đó thì bạn cũng hãy khuyến khích, tạo điều kiện cho bé phát triển một cách toàn diện.
Tuổi:
1 tháng
Phát triển thể chất:
Kiểm tra: Được bác sĩ khám đều đặn trong vòng 6 tháng đầu.
Bữa ăn: Phần lớn trẻ uống từ 90 – 120ml sữa mỗi cữ.
Giác quan: Thích những mùi thơm dịu, thích những bề mặt mềm mại. Bé dịu lại khi nghe giọng cao và nhạc nhẹ.
Kỹ năng vận động:
Vận động thô: Hệ thần kinh và khả năng kiểm soát cơ bắp phát triển giúp cho cử động của bé nhịp nhàng, uyển chuyển hơn. Phần lớn các động tác đều mang tính phản xạ, ví dụ như bú mút hay đưa tay lại gần miệng. Vung tay, vung chân. Ngã bật ra sau nếu không được đỡ.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Những âm thanh nhỏ trong cổ họng có thể trở thành tiếng thì thầm ê a ở cuối tháng thứ nhất. Phản ứng lại với tiếng nói của mọi người xung quanh.
Trí nhớ: Vài bé bắt đầu đòi ăn khi đến bữa.
Lời khuyên: Dùng những câu đơn giản khi nói chuyện với bé. Gọi bé bằng tên.
Tuổi:
2 tháng
Phát triển thể chất:
Sức khỏe: Mặc ấm cho bé bởi khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé chưa hoàn chỉnh.
Giác quan: Mắt trở nên nhạy hơn và dõi theo vật chuyển động. Thích nhìn khuôn mặt.
Ngủ: Bé có thể khóc do chứng đau bụng khi ngủ nhưng tình trạng này thường biến mất ở tháng thứ ba.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Mở và nắm bàn tay một cách cẩn thận. Có thể cầm được vật trong vài giây.
Vận động thô: Đôi chân cong lúc mới sinh bắt đầu thẳng dần ra. Gượng đầu. Một số phản xạ mất dần ở cuối tháng thứ hai.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Bắt đầu liên kết được một số việc đơn giản – nếu khóc, bé sẽ được bế. Gia tăng nhận thức về các kích thích bên ngoài.
Ngôn ngữ: Giao tiếp chủ yếu bằng tiếng khóc. Tạo được các âm thanh như “ô ô”, “a a”.
Tuổi:
3 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Chép môi khi đến cữ bú.
Giác quan: Cất tiếng ê a và mỉm cười khi được trò chuyện. Khi bé không đáp lại, có thể là do có vấn đề về thính giác. Hai mắt thẳng hàng và tập trung được vào một điểm thay vì hai.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Đập tay vào những vật đung đưa. Vận động đều cả hai tay khi nằm ngửa.
Vận động thô: Đẩy cả hai chân khi được bế đứng trên bề mặt cứng. Học cách nhún nhảy. Có thể nâng cả đầu và ngực khi nằm sấp. Các cú đá chân đã có lực bởi hông và khớp chân đã phát triển linh hoạt hơn.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Cười đáp lại hình ảnh trong gương. Ngừng bú để hóng chuyện khi nghe giọng ba mẹ nói.
Ngôn ngữ: Rên rỉ, ré lên, cười thầm, líu ríu trong cuống họng. Thích thú phát ra âm thanh khi nghe người khác nói chuyện.
Tuổi:
4 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Một số trẻ bắt đầu ăn bột. Việc cân bằng giữa ăn dặm và uống sữa có thể khác nhau, tùy theo đáp ứng của từng bé.
Sức khỏe: Có thể bị cảm lạnh vì hệ miễn dịch còn yếu. Nên đến bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài.
Giác quan: Nhìn được màu sắc, điều chỉnh được các khoảng cách khác nhau và nhận biết chiều sâu.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể với tay. Nắm chặt đồ chơi và cho vào miệng.
Vận động thô: Học được cách chuyển trọng lượng cơ thể từ bên này sang bên kia và lật. Phần thân trên và cánh tay mạnh lên giúp bé có thể ngồi dậy. Thường nghiêng người để giữ thăng bằng.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Biết lạ chỗ và cảm nhận được người lạ.
Ngôn ngữ: Thường bập bẹ với chính mình hoặc những người xung quanh. Có thể cao giọng như thể đặt câu hỏi.
Trí nhớ: Phân biệt được người quen. Có thể nhận ra mẹ giữa nhiều người.
Lời khuyên: Trò chuyện mặt đối mặt với bé. Bắt chước âm thanh của bé.
Tuổi:
4 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Một số trẻ bắt đầu ăn bột. Việc cân bằng giữa ăn dặm và uống sữa có thể khác nhau, tùy theo đáp ứng của từng bé.
Sức khỏe: Có thể bị cảm lạnh vì hệ miễn dịch còn yếu. Nên đến bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài.
Giác quan: Nhìn được màu sắc, điều chỉnh được các khoảng cách khác nhau và nhận biết chiều sâu.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể với tay. Nắm chặt đồ chơi và cho vào miệng.
Vận động thô: Học được cách chuyển trọng lượng cơ thể từ bên này sang bên kia và lật. Phần thân trên và cánh tay mạnh lên giúp bé có thể ngồi dậy. Thường nghiêng người để giữ thăng bằng.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Biết lạ chỗ và cảm nhận được người lạ.
Ngôn ngữ: Thường bập bẹ với chính mình hoặc những người xung quanh. Có thể cao giọng như thể đặt câu hỏi.
Trí nhớ: Phân biệt được người quen. Có thể nhận ra mẹ giữa nhiều người.
Lời khuyên: Trò chuyện mặt đối mặt với bé. Bắt chước âm thanh của bé.
Tuổi:
5 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Những bé đã ăn dặm nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt (như rau xanh) để hỗ trợ cho sự phát triển. Giai đoạn này bé dễ bị phân tâm khi đang bú mẹ. Vài bé đã sẵn sàng cai sữa.
Ngủ: Có thể ngủ suốt đêm và thêm hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Chuyển được vật từ tay này sang tay kia. Có thể cầm chai lọ.
Vận động thô: Điều khiển thân mình, đầu và cổ tốt hơn. Ngẩng đầu lên và giữ thẳng được khi đặt nằm sấp. Bé cũng có thể lắc lư thân mình, nắm lấy bàn chân và cho vào miệng khi nằm.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Có thể thả rơi vật để xem cha mẹ nhặt lên. Bé nhìn xem vật rơi từ đâu và chạm xuống nơi nào.
Ngôn ngữ: Bé chăm chú nhìn miệng người nói và cố bắt chước. Phát ra được những phụ âm như m, b.
Trí nhớ: Đoán được toàn bộ vật sau khi nhìn thấy một phần của nó.
Tuổi:
6 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Có thể gom thành 3 bữa chính một ngày, cộng thêm một số bữa phụ dinh dưỡng khác.
Mọc răng: Hai răng cửa hàm dưới bắt đầu nhú lên ở tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Bé có thể bị sưng lợi, cáu kỉnh và khó chịu. Những chiếc gặm nướu xinh xinh bằng cao su có thể giúp bé dễ chịu hơn, nhưng không nên ướp lạnh.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Vươn người lên khi ngồi.
Vận động thô: Lật người theo cả hai hướng. Giữ được thăng bằng khi ngồi do các cơ bắp ở bụng và lưng mạnh lên. Có thể trườn người về trước.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Có thể nhận thức được nguyên nhân và kết quả: lúc lắc chiếc lục lạc sẽ khiến nó phát ra âm thanh.
Ngôn ngữ: Vận động đôi môi theo nhiều hình dạng khác nhau để tạo ra âm thanh mới.
Lời khuyên: Giảm dần các cuộc nói chuyện ê a với bé để thay bằng ngôn ngữ người lớn hơn.
Tuổi:
7 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Để ý xem những biểu hiện dị ứng đối với thức ăn mới. Sự tăng cân giảm dần do bé tăng cường vận động.
Giác quan: Nhìn tốt, xác định được nơi phát ra âm thanh.
Ngủ: Có thể ngủ sâu giấc, đôi khi thức giấc vì đói hoặc bị đau.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Vỗ tay, đập hai vật vào nhau. Dùng một tay nắm lấy đồ chơi.
Vận động thô: Đôi chân có thể chịu được trọng lượng cơ thể. Bé thích nhảy, ngồi được khi tựa vào gối và có thể xoay người để với lấy đồ vật khi đang ngồi. Có thể ngồi được bằng cách tựa lực vào hai tay chống dưới sàn.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Có thể phân loại các khối đồ chơi khác nhau theo kích thước.
Ngôn ngữ: Tạo được nhiều âm thanh chỉ với một hơi. Nhận ra các thanh điệu và sự chuyển điệu.
Trí nhớ: Tăng cường trí nhớ bằng các trò chơi giấu đồ/trốn tìm và quan sát sự xuất hiện, biến mất. Bé nhớ được chú hề trong hộp nhạc sẽ bật ra khi bài hát kết thúc.
Tuổi:
8 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Ít làm đổ nước khi uống bằng cốc. Để tránh bị nghẹn, cho bé ăn thức ăn nghiền nhuyễn hoặc đủ mềm để nuốt mà không cần nhai.
Ngủ: Học cách tỉnh thức. Kích thích quá độ có thể khiến bé khó dịu lại được.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Học được cách điều khiển ngón tay, thả rơi hoặc ném được đồ vật.
Vận động thô: Khả năng phối hợp hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu bò, thường bò lui trước. Vài bé lết bằng mông đi khắp phòng.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Bắt đầu bắt chước nhiều âm thanh khác nhau. Đáp lại những âm thanh quen thuộc bằng cách quay cả đầu và thân người lại.
Ngôn ngữ: Nhớ được cách đáp lại những cụm từ cụ thể, ví dụ đưa cả hai tay lên khi nghe đến từ “to quá”.
Tuổi:
9 tháng
Phát triển thể chất:
Kiểm tra sức khỏe: Đến bác sĩ để được kiểm tra và tiêm ngừa.
Ngủ: Lo lắng không có ba mẹ bên cạnh có thể khiến bé khóc đòi vào giờ ngủ. Bé thư giãn bằng cách mút ngón tay cái, ôm ấp và đu đưa thú bông.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Bé thích bỏ đồ vật vào hộp rồi lấy ra và đút ngón tay vào các lỗ nhỏ. Bé thích các món đồ chơi có bộ phận chuyển động như bánh xe hoặc bập bênh.
Vận động thô: Thời gian gần đến sinh nhật một tuổi, bé có thể bắt đầu bám lấy điểm tựa để đứng lên. Bé cũng học được cách cong gối ngồi xuống sau khi đứng.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Bé có thể đáp lại với tiếng gọi tên mình và những từ khác, ví dụ “Không”. Chăm chú lắng nghe khi người khác nói chuyện. Có thể nói “Ma-ma”, “Da-da”. Thích bắt chước tiếng ho.
Trí nhớ: Để ý khi có ai đó rời phòng và mong chờ sự quay lại.
Tuổi:
10 tháng
Phát triển thể chất:
Bữa ăn: Phần lớn các bé cần khoảng 750-900 calo một ngày, hơn một nửa trong số đó là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Mặc/Vệ sinh: Bé có thể tự cởi nón và thích sử dụng xà bông.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể cầm bút chì màu và cố nguệch ngoạc. Thích thú với những vật nhỏ xíu.
Vận động thô: Có thể vịn tường bước đi rồi thả tay ra, đứng được trong chốc lát. Ngồi rất vững.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Xác định được chiều cao và mép của đồ đạc trong nhà.
Ngôn ngữ: Thêm cử chỉ vào lời nói, ví dụ vẫy tay khi “Bye bye” hay lắc đầu khi nói “Không”.
Tuổi:
11 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Có thể tự dùng tay để đút đồ ăn. Bé thích đồ ăn mềm hoặc giòn.
Mặc/Vệ sinh: Có thể tự cởi đồ, đặc biệt là cởi vớ.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Thích lật trang, nhưng thường vài trang cùng một lúc. Thích thú với bản lề cửa và hay đẩy cửa ra vô.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Bắt chước lời nói cũng như cử chỉ. Học nghĩa của từ khi nghe chúng ở các ngữ cảnh khác nhau.
Lời khuyên: Trò chơi ú òa hay các trò vừa hát vừa múa giúp kích thích trí nhớ ở bé.
Tuổi:
12 tháng
Phát triển thể chất:
Kiểm tra sức khỏe: Đến bác sĩ để được kiểm tra cân nặng, kỹ năng vận động.
Ăn: Thích tự đút ăn dù sẽ làm vương vãi khắp nơi. Bé có thể cầm muỗng nhưng đưa vào miệng chưa chính xác.
Ngủ: Bé có thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, bỏ qua giấc ngủ ngắn vào ban ngày hoặc đi ngủ trễ hơn.
Kỹ năng vận động:
Vận động thô: Trước hoặc sau mốc sinh nhật một tuổi, bé tự đi được. Những bước đầu tiên sẽ còn loạng choạng, không vững và có thể bị té.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Bập bẹ những câu ngắn mà chỉ có bé mới hiểu được. Nói có ngữ điệu hơn. Có thể nói từ hai đến tám từ như: “Ai”, “Cha cha”.
Tuổi:
13 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Phản ứng thích/không thích đồ ăn một cách rõ ràng.
Sức khỏe: Bàn chân chĩa ra ngoài. Suốt năm thứ hai, dây chằng hông kéo căng và làm thẳng chân.
Mọc răng: Tới thời điểm này, vài bé đã mọc hai răng cửa trên và hai răng cửa dưới. Chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện có thể gây đau đớn, khó chịu cho bé.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Chỉ ngón trỏ. Nhặt những vật nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái một cách chính xác.
Vận động thô: Bước rộng chân, các ngón chĩa ra. Dùng tay để giữ thăng bằng khi bước đi.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Bằng cách bắt chước hành động của người lớn, bé biết mỗi vật đều có chức năng riêng. Có thể sử dụng điện thoại đồ chơi như điện thoại thật.
Ngôn ngữ: Có thể chưa nói được rõ từ nhưng biết kết hợp cử chỉ, ví dụ nói “Bó” và chỉ tay vào quả bóng.
Tuổi:
14 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Cần khoảng 1.000 calo một ngày để có thể duy trì sự phát triển hợp lý.
Có thể uống ít sữa lại, nhưng thức ăn dặm cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.
Mặc/Vệ sinh: Có thể phối hợp đưa tay lên và nhấc chân khi cởi đồ, thậm chí có thể tự chải tóc.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Cầm hai hoặc ba vật trong một bàn tay. Lật úp ly nước để xem nước đổ.
Vận động thô: Cúi người nhặt đồ chơi rồi mang đi khắp nhà.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Hiểu rằng hành động của mình có thể gây ra hệ quả.
Ngôn ngữ: Thích vần điệu và tiếng kêu leng keng.
Thể hiện nhu cầu bằng cử chỉ: Mang sách đến cho cha mẹ để được đọc truyện.
Tuổi:
15 tháng
Phát triển thể chất:
Kiểm tra sức khỏe: Đến bác sĩ để được kiểm tra khả năng nghe, nhìn và phản xạ.
Ngủ: Giấc ngủ ngắn buổi sáng đã ngắn hơn, nhưng vẫn cần ngủ trưa.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Xây tháp bằng cách chồng các khối lên nhau rồi phá đổ chúng.
Vận động thô: Lên cầu thang bằng tay và đầu gối, xuống bằng cách bò hoặc trượt. Đẩy hoặc kéo đồ chơi khi đang đi.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Có thể nghe theo những mệnh lệnh đơn giản như: “Đến đây”. Chỉ được các vật quen thuộc khi được hỏi. Nhận ra tên của các bộ phận trên cơ thể.
Lời khuyên: Phát triển khả năng liên kết ở bé bằng cách nói rõ cho bé nghe tên các đồ vật và hành động.
Tuổi:
16 tháng
Phát triển thể chất:
Mặc: Suốt năm thứ hai, cứ mỗi ba tháng là phải thay giày số lớn hơn.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Đặt khối tròn vào đúng lỗ trong trò thả hình khối. Thử đặt khớp vật này vào bên trong vật kia.
Vận động thô: Muốn đá nhưng thường dẫm lên banh. Đi nhịp nhanh khi hứng chí hoặc bị rượt đuổi.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Có thể nói sáu hay bảy từ rõ ràng. Thích các trò chơi liên quan đến chữ và hát những bài đơn giản.
Tuổi:
17 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Ăn nhơi nhơi vào bữa ăn, thích thử các vị từ nhạt đến rõ vị.
Ngủ: Thường chơi đến quá mệt và khó ngủ. Hơn phân nửa số bé từ 1 – 2 tuổi lè nhè, khóc váng lên khi đến giờ ngủ.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể lăn banh cho người khác và nhặt những vật đang chuyển động. Có thể ném banh và uống nước từ cốc.
Vận động thô: Kiểm soát được việc dừng và rẽ khi đang đi. Thích tự mình đẩy xe đẩy hơn là ngồi để được đẩy đi.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Có thể bắt đầu sử dụng từ ngữ để biểu lộ nhu cầu – nói “Bế” để được bế lên. Thích chỉ tay vào tranh vẽ trong sách. Hiểu được nhiều từ hơn những gì có thể nói.
Lời khuyên: Nói chậm rãi và cho bé thời gian để trả lời.
Tuổi:
18 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Có thể đưa muỗng vào miệng chính xác hơn. Hạn chế cho bé ăn các món ngọt bởi có thể gây sâu răng.
Mặc/Vệ sinh: Có thể ra hiệu khi tã ướt. Thích tự cởi giày, vớ, kéo dây kéo.
Ngủ: Cầm thú nhồi bông hay gối để biểu thị muốn đi ngủ.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Phân chia khối theo hình dạng rồi bỏ vào đúng lỗ trong trò thả khối. Bé thích gỡ đồ chơi ra rồi ghép lại với nhau. Thích mở dây kéo.
Vận động thô: Có thể giữ hai bàn chân gần nhau khi bước đi. Dáng đi đã uyển chuyển hơn. Có thể lên cầu thang khi được dắt tay.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Hiểu được khái niệm “bây giờ”.
Ngôn ngữ: Vốn từ tăng lên nhiều. Bé bắt đầu học được khoảng 12 từ một ngày. “Không” là từ quan trọng nhất. Khi được hỏi, bé có thể chỉ tay vào các bộ phận cơ thể mình. Dùng tên để chỉ mình.
Lời khuyên: Hỏi bé các câu hỏi đơn giản để tập khả năng đưa ra quyết định.
Tuổi:
19 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Biết thổi khi đồ ăn nóng. Nên uống khoảng 480-960 ml sữa mỗi ngày để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Mặc/Vệ sinh: Có thể đánh răng, rửa tay và lau khô tay với sự trợ giúp của người lớn. Hãy luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ nước tắm trước khi tắm cho bé.
Ngủ: Ngủ sâu hơn nhưng thỉnh thoảng bị khó ngủ và cố trèo ra khỏi giường.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể xếp ba hoặc bốn khối gạch. Thích quan sát các vật mới, địa điểm mới. Thử trèo khỏi giường. Có thể cởi vớ và giày.
Vận động thô: Vận động và khám phá suốt cả ngày. Bé luôn đi lại, leo trèo, chạy lon ton bất kỳ khi nào có thể.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Nhận thức được nguyên nhân – hệ quả nhưng chưa biết các hiểm nguy tiềm tàng. Nhận ra cửa có thể mở ra và đóng lại nhưng chưa biết rút tay ra để tránh bị kẹt.
Ngôn ngữ: Tập trung vào từ ngữ và sự vật quen thuộc quanh mình.
Tuổi:
20 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Biết nói “Nữa” hay “Hết rồi” trong bữa ăn.
Mặc: Khuyến khích bé tự mặc đồ, nhưng bé vẫn chưa thể tự đeo thắt lưng hay cột dây giày.
Ngủ: Thỉnh thoảng, những cơn ác mộng quấy rối giấc ngủ của bé.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể giơ cao tay ném banh.
Vận động thô: Có thể đá banh mà không ngã hay bị vướng chân. Thích vươn tay nắm lấy chấn song. Bé có thể trèo lên ghế người lớn, xoay vòng quanh rồi ngồi xuống. Bé chạy còn cứng, chưa dừng và rẽ cua hợp lý khi chạy. Bé cố nhảy lên bằng cả hai chân nhưng thường chưa thành công.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Bé học được rằng mọi thứ đều có tên gọi và không ngừng hỏi: “Cái gì vậy?”. Có thể kết hợp hai từ như “Hết rồi”.
Trí nhớ: Nhớ lại những vật hay người quen mà không cần nhìn hay chạm vào.
Lời khuyên: Đừng gây áp lực buộc bé phải nói. Hãy hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé nhưng để bé nghe đầy đủ từ ngữ bổ sung cho cử chỉ.
Tuổi:
21 tháng
Phát triển thể chất:
Mặc: Có thể tự mặc những đồ đơn giản.
Ngủ: Giấc ngủ trưa trở thành giờ nghỉ ngắn. Càng gần đến cuối năm thứ hai, tổng giờ ngủ mỗi ngày càng giảm xuống. Cố trì hoãn giờ đi ngủ buổi tối bằng những nụ hôn nịnh nọt.
Việc: Vài bé tự dọn đồ, cất đồ chơi.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Lật từng trang sách. Thích vẽ bằng ngón tay và vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu cỡ lớn. Thích quan sát những vật nhỏ xíu, đặc biệt là các loại côn trùng. Thể hiện tay thuận.
Vận động thô: Nhìn xuống để tránh chướng ngại vật khi đi. Có thể đi lên cầu thang bằng cách vịn tay vào thành và đặt cả hai chân vào một bậc thang.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Kỹ năng ghi nhớ được cải thiện cho phép bé liên kết chính xác hơn. Bé biết được đôi giày nào là của thành viên nào trong nhà.
Lời khuyên: Dạy bé về sự an toàn theo cách dễ hiểu. Cảm nhận hơi nóng của bếp lò giúp bé hiểu mối nguy hiểm của vật “nóng”.
Tuổi:
22 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Đưa ly cho ba mẹ khi khát nước.
Mặc: Có thể mang giày, nhưng chưa phân biệt được chân phải hay trái.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Có thể tự mang giày nhưng thường nhầm chân.
Vận động thô: Thay đổi tư thế dễ dàng giữa đi và chạy, ngồi và đứng. Thích được đẩy xích đu và tham gia các hoạt động vui chơi khác.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Nhận ra được quyển sách tranh đặt ngược. Học cách lật giở từng trang.
Ngôn ngữ: Thích nghe những câu chuyện đơn giản. Có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện và dùng lời để diễn tả cảm nhận hay ý nghĩ của mình.
Tuổi:
23 tháng
Phát triển thể chất:
Mặc: Tự mặc đồ nhưng chưa phân biệt được phía trước, sau.
Việc: Cuối năm thứ hai, có thể tự mở cửa, mở hộp, có thể phụ được một số việc lặt vặt.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Thích chơi đất sét. Có thể vẽ vòng tròn nếu được làm mẫu.
Vận động thô: Phối hợp nhuần nhuyễn hơn trong vận động. Giai đoạn này bé thường chạy hơn là đi. Có thể tự ngồi lên ghế và ném banh vào rổ.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Có thể dùng lời để diễn tả sự thất vọng hay giận dữ. Thỉnh thoảng vẫn diễn tả bằng nét mặt hoặc hét lên để bày tỏ cảm xúc.
Trí nhớ: Tuân theo những hướng dẫn đơn giản, nhưng chỉ có thể tập trung chú ý trong một chốc.
Lời khuyên: Lắng nghe bé thật sự, đừng chỉ ừ hử cho qua vì bé sẽ nhận ra là bạn không hề lắng nghe.
Tuổi:
23 tháng
Phát triển thể chất:
Mặc: Tự mặc đồ nhưng chưa phân biệt được phía trước, sau.
Việc: Cuối năm thứ hai, có thể tự mở cửa, mở hộp, có thể phụ được một số việc lặt vặt.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Thích chơi đất sét. Có thể vẽ vòng tròn nếu được làm mẫu.
Vận động thô: Phối hợp nhuần nhuyễn hơn trong vận động. Giai đoạn này bé thường chạy hơn là đi. Có thể tự ngồi lên ghế và ném banh vào rổ.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Có thể dùng lời để diễn tả sự thất vọng hay giận dữ. Thỉnh thoảng vẫn diễn tả bằng nét mặt hoặc hét lên để bày tỏ cảm xúc.
Trí nhớ: Tuân theo những hướng dẫn đơn giản, nhưng chỉ có thể tập trung chú ý trong một chốc.
Lời khuyên: Lắng nghe bé thật sự, đừng chỉ ừ hử cho qua vì bé sẽ nhận ra là bạn không hề lắng nghe.
Tuổi:
24 tháng
Phát triển thể chất:
Kiểm tra sức khỏe: Đến bác sĩ để được kiểm tra tổng quát, có thể bao gồm cả thử máu và kiểm tra da. Nên đến nha sĩ cho lần khám răng đầu tiên.
Ăn: Có thể ăn mọi loại đồ ăn. Khuyến khích bé tự dùng muỗng xúc ăn.
Mặc/Vệ sinh: Vài bé sẵn sàng ngồi bô nhưng số khác vẫn còn cần nhiều thời gian hơn cho đến khi kỹ năng vận động và kiểm soát bàng quang phát triển hơn.
Sức khỏe: Cẩn thận với bệnh nhiễm trùng tai, dấu hiệu bao gồm đau tai và sốt.
Kỹ năng vận động:
Vận động thô: Vào cuối năm thứ hai, bé vận động một cách thuần thục hơn, vững chãi hơn trên đôi chân mình và ít ngã hơn. Vài bé đã có thể tự đi lên, đi xuống cầu thang, số khác lại cảm thấy thích bò từng bậc. Bé thích nhảy theo nhạc và học được cách vận động theo giai điệu.
Phát triển trí tuệ:
Ngôn ngữ: Vài bé có vốn từ lên đến hơn 200 từ. Bé bắt chước giọng điệu và hành động của người lớn.
Trí nhớ: Hiểu được khái niệm “sớm”, “sau bữa ăn”… nhưng vẫn chưa hiểu nhiều về ngày và thời gian.
Tuổi:
25 – 29 tháng
Phát triển thể chất:
Ăn: Nên ăn chung các món ăn với gia đình. Không nên dùng kẹo để dụ bé ăn hết bữa.
Mặc/Vệ sinh: Hình thành các thói quen nhất định. Bé có thể thông báo muốn đi vệ sinh, nhưng việc lỡ quên là rất thường xuyên. Thích khăng khăng chọn đồ và tự mặc lấy những đồ đơn giản. Bé rất thích băng dán cho những vết sưng và bầm của mình.
Sức khỏe: Mỡ trong cơ thể bé giảm dần ở năm thứ ba này. Dáng điệu của bé uyển chuyển hơn nhiều nhờ vào sự mạnh lên của các cơ bắp.
Ngủ: Có thể chuyển từ cũi qua giường. Cố gắng duy trì giờ ngủ cố định mỗi ngày, gồm những “nghi thức” quen thuộc vào buổi tối như đọc truyện, hôn chúc ngủ ngon. Có thể dùng miếng chặn một bên giường để tránh việc bé bị rơi xuống sàn.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Phối hợp hoạt động cổ tay, ngón tay và lòng bàn tay. Bé có thể vặn nắp chai, xoay nắm cửa và mở giấy bọc.
Vận động thô: Bé vận động liên tục. Rất thích được đuổi bắt, trượt cầu tuột, ngồi xích đu và chạy lòng vòng quanh sân chơi. Bé cũng có thể đạp xe ba bánh, học cách đi nhón chân và đứng được trên một chân. Bé có thể đếm bậc thang và nhảy lên bậc cuối cùng. Việc nhảy bằng hai chân vẫn còn cần nhiều cố gắng và khả năng phối hợp.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Bắt đầu nghĩ cách giải quyết vấn đề trong đầu. Có thể hiểu được khái niệm về con số như phối hợp (một con chó, hai con chó) và phân loại (mèo là loài động vật).
Ngôn ngữ: Vốn từ tăng lên nhanh chóng. Bé bắt đầu kết hợp danh từ với động từ để tạo thành câu, bắt đầu dùng đại từ như “con”, “cháu” để chỉ mình. Rất chú ý đến những gì người khác nói, dù là nói với mình hay nói với ai khác.
Lời khuyên: Để thu hút sự chú ý của bé, chọn những quyển sách khuyến khích việc chạm vào và chỉ tay.
Tuổi:
30 – 36 tháng
Phát triển thể chất:
Kiểm tra sức khỏe: Đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe hàng năm. Chăm sóc răng tại nha sĩ sáu tháng một lần từ lúc hai tuổi rưỡi.
Ăn: Sự ngon miệng của bé thay đổi thất thường, thỉnh thoảng lại bỏ một vài bữa ăn. Khuyến khích bé ăn một cách đĩnh đạc, đàng hoàng như dùng muỗng, ngồi suốt bữa ăn với các thành viên khác của gia đình. Vào sinh nhật thứ ba, bé có thể sử dụng muỗng rất tốt nhưng thỉnh thoảng lại quên nhai kỹ đồ ăn.
Vệ sinh: Thể hiện rõ hơn khi có nhu cầu đi vệ sinh.
Việc: Trở thành trợ tá đắc lực cho mẹ. Bé tự dọn giường, dọn đống bừa bộn mình gây ra nhưng cần được giám sát cẩn thận, đặc biệt trong nhà bếp.
Kỹ năng vận động:
Vận động tinh: Học được cách cầm bút chì ở tư thế viết. Bé rất thích vẽ bằng phấn hoặc bằng chì màu. Bé cũng đã sử dụng được cây kéo nhỏ với sự giám sát của cha mẹ, có thể xoay những mảnh ghép hình cho đúng hướng và xếp được những hình đơn giản. Ở tuổi lên ba, bé đã có thể phối hợp các cơ để chơi nhạc cụ đơn giản.
Vận động thô: Bước đi giống người lớn hơn. Thích thử những dạng chuyển động mới như chạy nhanh, chạy lon ton. Có thể đổi chân khi lên cầu thang. Bé thực hiện được nhiều hành động khác nhau khi đang di chuyển, ví dụ ném banh khi đang chạy hay ăn kem khi đang đi. Bé cũng có thể cúi người mà không bị ngã, đá banh theo hướng mình muốn, biết đạp và điều khiển xe ba bánh theo ý mình.
Phát triển trí tuệ:
Nhận thức: Hiểu được mối quan hệ giữa các vật, phân biệt được màu sắc và hình dáng của vật.
Ngôn ngữ: Hiểu được các mệnh lệnh gồm hai hay ba vế, có thể dõi theo từng dòng của câu chuyện và nhớ nhiều ý trong quyển sách. Bé cũng có thể gọi đúng tên màu sắc.
Trí nhớ: Trở nên tập trung hơn vào những hoạt động như đọc hay vẽ. Bé cũng có thể nói được tuổi mình nhưng chưa hiểu về khái niệm độ dài của năm.
Lời khuyên: Đừng hy vọng con bạn sử dụng được từ ngữ một cách hoàn hảo. Nếu bé nói lắp, làm gương cho bé bằng cách nói chậm và chính xác. Nói chuyện chậm rãi với bé và tỏ ra không chú ý đến những khó khăn bé mắc phải. Hãy giúp bé sử dụng từ ngữ diễn tả cảm xúc.