T
rong vấn đề tiền bạc, bạn có thể trả lãi để nhận tiền, hoặc cho mượn tiền để nhận lãi. Chung quy lại là cho và nhận. Nguyên tắc tương tự được áp dụng cho những người nói trước công chúng. Đó là mối quan hệ tương hỗ. Để nhận được sự quan tâm từ khán giả, cần phải cho khán giả nghe những gì họ quan tâm.
Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ được mời nói một vài lời trước đám đông và đưa ra quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng của mình về nhiều vấn đề khác nhau. Bởi vậy, chúng ta có thể thấy kỹ năng diễn thuyết là cần thiết.
Tôi bắt đầu nói trước đám đông kể từ khi tôi hét lên câu thơ: “Cậu bé đứng trên tàu đang cháy”. Tính đến giờ đã được bốn mươi năm. Trong khoảng thời gian này, tôi đã diễn thuyết về nhiều chủ đề. Tôi đã đọc nhiều bài diễn thuyết của người khác. Tôi đã nghe nhiều bài diễn thuyết từ bục phát biểu. Tôi đã tập trung nghe những bài diễn thuyết đó và cặm cụi ghi chú lại kỹ thuật, chất lượng và phong cách của những bài đó. Với kinh nghiệm của bản thân, qua quan sát cũng như phân tích những bài diễn thuyết, tôi đã đúc kết được kiến thức thực tế về đề tài này. Tôi sẽ chia sẻ kiến thức này với bạn ngay bây giờ. Tôi mong bạn sẽ thấy chúng hữu ích.
Phát biểu trước đám đông là một trong những nghệ thuật lâu đời nhất của con người, và là một trong những cách nhanh nhất, thuyết phục nhất để đưa ý tưởng đến người nghe. Những bài diễn văn càng có tầm cỡ lớn lại càng đòi hỏi nhiều hơn về sự chuẩn bị sẵn sàng, phong thái biểu đạt và ngữ pháp trôi chảy. Tương trợ cho những thành tựu này là khả năng tư duy vượt trội, lý luận logic, sự nhanh nhạy, ý tưởng xuất sắc, sử dụng tu từ hợp lý, và sự thu hút từ cá nhân, một khả năng chạm đến cảm xúc của người nghe bằng cách bày tỏ suy nghĩ của họ thành cảm xúc nồng nhiệt. Các ý tưởng phải được biểu đạt thành từ ngữ để thể hiện được suy nghĩ của bạn cho người khác.
Cách phát triển khả năng nói trước công chúng
Cách khoa học nhất để cải thiện khả năng nói trước đám đông là tuân theo những nguyên tắc mà các diễn giả thành đạt thấy hiệu quả. Hãy cố mua những cuốn sách có các bài giảng hoặc bài phát biểu nổi tiếng. Ghi nhớ và đọc thuộc lòng các đoạn mở đầu, cao trào và đoạn kết của các bài diễn thuyết. Nhiều câu, cụm từ và từ có thể được sử dụng lại nhiều lần khi bạn sử dụng chúng một cách sáng tạo. Chúng giúp bạn nói trôi chảy hơn và tạo ấn tượng cho bài phát biểu. Demosthenes, cũng như tất cả những nhà diễn thuyết nổi tiếng người Hy Lạp, La Mã và Mỹ đều đã tập luyện như vậy. Demosthenes giữ một cuốn sách chứa hơn năm mươi đoạn mở đầu mẫu, cũng như các đoạn cao trào, kết thúc, giai thoại, tranh minh họa mà ông đã sử dụng lặp đi lặp lại trong suốt các bài diễn thuyết hay nhất của mình. Tất nhiên ông ấy có thay đổi đôi chút với từng bài cho phù hợp ngữ cảnh.
Cuốn sách Cuốn sách dư thừa của Elbert Hubbard chứa tài liệu hữu ích có thể áp dụng cho bất kỳ bài phát biểu nào. Cuốn sách Trích dẫn tại nhà của Stevenson sẽ cung cấp những câu trích dẫn phù hợp cho bất kỳ bài phát biểu nào. Để tăng sức thuyết phục của một luận điểm, không gì bằng một câu trích dẫn phù hợp. Nó làm cho người nghe của bạn chú tâm hơn vào bài diễn thuyết. Hãy đọc cuốn Những nhà hùng biện vĩ đại nhất thế giới và những câu chuyện hay nhất của họ của Morris. Ai rồi cũng có dịp thể hiện bản thân, và thời gian để chuẩn bị là khi ở một mình. Đó là một lợi thế cho bất kỳ ai để nói một cách rõ ràng, chính xác, duyên dáng và có lửa. Nó mở rộng tính cách của bạn, làm phong phú nhân cách của bạn và sẽ giúp biến khả năng của bạn thành tiền.
Một bài phát biểu có ba phần:
Mở bài. Một câu chuyện ngắn, một giai thoại ngắn hoặc kinh nghiệm bản thân là phương tiện hiệu quả nhất để giới thiệu một bài phát biểu về bất kỳ chủ đề nào. Một phép so sánh khác thường cũng hiệu quả. Câu chuyện hoặc kinh nghiệm bản thân phải ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
Thân bài. Phần chính của bài phát biểu phải đặt ra bối cảnh đầy đủ của chủ đề, hợp nhất tất cả các chi tiết thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Kết bài. Cách thuyết phục nhất là tóm lại những lý luận và ưu điểm của thân bài. Hãy sử dụng những câu văn ngắn gọn nhưng sinh động. Nếu có thể, hãy nói lại một câu trích để nhấn mạnh luận điểm của mình. Đừng bao giờ kết một bài phát biểu với một câu chuyện cười: “Khán giả cười có trí nhớ ngắn”.
Một bài phát biểu có hiệu quả hơn và được đánh giá cao hơn khi được chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy theo một kiểu mẫu có sẵn. Sắp xếp các điểm của bạn theo trình tự hợp lý. Đoạn mở và kết nên đơn giản. Thân bài, để tạo sức thuyết phục, nên tuân theo những quy tắc sau:
1. Sắp xếp suy nghĩ của bạn
Một bài phát biểu, để thuyết phục người nghe, phải đi thẳng vào vấn đề. Khi chuẩn bị bài phát biểu, hãy lấy một tờ giấy, viết ra mọi suy nghĩ và ý tưởng mà bạn có về vấn đề cần phát biểu. Một ý nghĩ có thể gợi mở những ý nghĩ khác. Đọc tất cả các tài liệu liên quan mà bạn có thể tìm được và ghi lại mọi suy nghĩ bạn thấy làm sáng tỏ thêm vấn đề. Phân tích và xem xét tài liệu này, kiểm tra các thông tin, tìm hiểu mọi thứ có thể về chủ đề này. Hiểu được bối cảnh lịch sử, kinh tế và tầm quan trọng của chủ đề đối với khán giả. Thiền và suy ngẫm, bằng quá trình loại trừ, hãy chọn những suy nghĩ mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Phân tích những suy nghĩ này, sắp xếp chúng, sàng lọc những phần hay nhất, sắp xếp chúng theo trình tự và biến chúng trở thành mối quan tâm của người nghe.
Thân bài phát biểu là kiến thức được sắp xếp để mô tả ý tưởng và truyền đạt ý nghĩ. Mỗi từ, mỗi suy nghĩ và mỗi câu đều phải có ý nghĩa nào đó. Hiểu được mạch logic của bài phát biểu và bạn sẽ biết mình phải nói gì. Bạn không lầm bầm, bạn không lan man, và bạn không nói vấp. Bạn làm chủ được bài phát biểu của mình và khán giả sẽ chú ý đến từng câu từng chữ. Việc hiểu được vấn đề mà bạn sẽ diễn thuyết, sắp xếp lập luận theo trình tự hợp lý, sẽ truyền thêm tự tin cho bạn và tạo cảm giác đáng tin cậy. Thay vì dừng lại và do dự, bạn trở nên năng động, táo bạo và can đảm. Thông điệp mà bạn muốn gửi gắm sẽ có tính thuyết phục cao và ảnh hưởng đến được nhiều người hơn.
2. Thêm chất liệu vào bài phát biểu
Hầu hết các bài phát biểu đều giống bánh xe goòng, “càng nói nhiều thì bánh xe càng to”. Những cái ngáp và sự chán nản từ khán giả có thể được loại bỏ nhờ sự chuẩn bị kỹ càng. Bất kể là loại diễn văn hay hoàn cảnh nào, khán giả của bạn cũng sẽ là những con người. Mọi con người đều có chung những thứ họ thích và không thích. Nếu bạn thích một bài diễn văn nói về những thứ gần gũi với con người thì người khác cũng như vậy. Mối quan tâm của mọi con người đều là cơ bản và giống nhau. Thứ gì hấp dẫn một nhóm người này cũng sẽ hấp dẫn một nhóm người khác. Con người về cơ bản thích những thứ giống nhau. Vì vậy, để nói được một cách hiệu quả, bạn cần đưa vào những thứ mà mọi người hứng thú. Những vấn đề gần gũi sẽ luôn được chào đón. Trải nghiệm cá nhân, chia sẻ cá nhân và một vài câu chuyện thành công sẽ thêm vào bài diễn văn của bạn màu sắc và hương vị. Đưa chất liệu vào đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp bạn tạo nên một bài diễn văn mang tính thuyết phục cao.
Vài năm trước, Henry Ward Beecher, một trong những giảng viên và nhà diễn thuyết vĩ đại nhất trong thời đại của ông, đã được mời đến một thị trấn ở Tây Virginia để diễn thuyết.
Vào thời đó, Tây Virginia được biết đến rộng rãi trong giới diễn thuyết là “Thung lũng chết”. Hầu hết các diễn giả đều mất hứng khi họ phải đối mặt với những khán giả thờ ơ.
Một ngày rất oi bức vào tháng 7, Beecher đến thị trấn này để thuyết trình. Beecher đã được cảnh báo. Ông biết mình nên mong đợi điều gì. Beecher là một thiên tài trong việc khơi dậy sự quan tâm của khán giả. Vào buổi chiều, khi ông được giới thiệu, một nửa khán giả đang ngáp và nửa còn lại thì ngủ gật. Beecher nhanh chóng đứng dậy khỏi ghế và lau trán bằng chiếc khăn tay lớn màu đỏ, vội vã sải bước tới trước bục. “Hôm nay quả là một ngày nóng chết tiệt”, nhà diễn thuyết nói. Mọi người trong khán phòng như thể đều bị điện giật, và trong một khoảnh khắc, dường như một tia sét đã đánh vào tòa nhà. Beecher dừng lại. Giơ ngón tay trách móc trang trọng, tiếp tục: “Đó là những gì tôi nghe được từ một người đàn ông nói ở đây chiều nay”. Từ lúc đó, hàng ngàn con mắt đã dán chặt vào Beecher. Mọi khán giả đều háo hức nghe ông. Ông ấy kích thích sự quan tâm của họ và lời nhắn nhủ của ông đã chạm đến họ.
Bạn tôi, Ralph W. Page, vị nhà báo xuất sắc, kể một câu chuyện rất thú vị minh họa bằng đồ họa làm thế nào để có được sự quan tâm của khán giả. Một nhóm người đã gặp ở New York để thảo luận về “Hình dáng của tương lai”. Trong bốn phiên, những suy nghĩ và kế hoạch của thế giới tự do đã được khám phá, giải thích và làm rõ. Mỗi nhóm đều có tiếng nói của mình. Một kế hoạch giải phóng các quốc gia nô lệ đã được thảo luận công khai. Các đại diện từ khắp mọi nơi thể hiện quan điểm của họ, và đã khám phá chi tiết nguyên lý triết học của riêng họ. Hầu hết các diễn giả đều phản ứng một cách tầm thường giống như là tiếng ồn chặn lại bởi các bức tường. Bác sĩ B. A. Liu đã nói chuyện về Trung Quốc. Ông nói:
“Thiết kế của một nền hòa bình công bằng, bền vững và một trật tự thế giới hợp lệ không đòi hỏi điều gì mới. Tất cả những gì chúng ta cần làm là cho rượu cũ vào chai mới. Rượu cũ, công thức hợp lệ, xa xưa như Khổng Tử, người đã nói hơn hai ngàn năm trước:
‘Khi thời đại hoàng kim lên ngôi, thế giới sẽ trở thành một. Những người cai trị và các quan chức sẽ được bầu theo trí thông minh và khả năng của họ. Niềm tin lẫn nhau và hòa bình sẽ thắng thế. Những người già sẽ có thể tận hưởng tuổi già của họ và mọi thanh niên đều được tuyển dụng theo tài năng của anh ta. Các góa phụ, trẻ mồ côi và què quặt sẽ được chăm sóc tốt. Mỗi người đàn ông sẽ có nghề nghiệp của mình và mọi phụ nữ đều có nhà của cô ấy.
Mọi hàng hóa đều sẽ không bị lãng phí, vì anh ta sẽ sử dụng bất kỳ khoản tiền thừa nào cho lợi ích của người khác và những người có nhiều năng lượng hơn họ cần sẽ không phải giới hạn sức lao động của mình vì lợi ích của họ.’
Sẽ không có xảo quyệt và không có mưu mô, sẽ không có kẻ cướp, và cổng ngoài sẽ không phải khóa vào ban đêm.”
Bác sĩ Liu nói: “Điều này là rượu cũ. Tất cả những gì cần thiết là đổ nó vào những chai mới trong điều kiện hiện tại. Các nguyên tắc đều đã ở đó.”
Tất cả các nghiên cứu cho một thế giới mới hoặc bất kỳ tổ chức nào đều đã được trình bày bởi các chuyên gia. Ông Page nói: “Điều này là rất quan trọng. Bài giảng của một nhà tiên tri cổ đại về công lý, lòng vị tha, lòng tốt và sự đoàn kết cần phải nhận được sự hoan nghênh tối đa và đạt được một hợp âm phổ quát trong toàn thể khán giả Mỹ uyên bác này.”
Nó chỉ chứng minh rằng khi bạn đánh trúng vào trái tim của con người, bạn sẽ chiếm được sự quan tâm của anh ấy.
Để có chất liệu và sự quan tâm thực sự, hãy đọc cuốn sách nổi tiếng của Demosthenes, Trên ngai vàng, Cuộc làm phản của Cataline, Những người đã hy sinh cho Athens.
Trong Màn III, cảnh 2, vở kịch Julius Caesar của Shakespeare, có một bài “điếu văn” đầy nghệ thuật và hùng hồn trên cái xác của người đã bị giết - Ceasar. Trong bài phát biểu này, Mark Anthony đã thuyết phục tới mức ông ta đã làm dấy lên sự phẫn nộ của tất cả mọi người hướng tới Brutus, kẻ giết người, và tất cả những tên đồng phạm khác, buộc chúng phải chạy trốn khỏi Rome.
Theo bài Phúc âm Matthew, chương 5 - “Bài giảng trên núi”, Chúa Giêsu đã cho thế giới đủ sự quan tâm và chất liệu để tồn tại mãi mãi.
Bài phát biểu của Paul bảo vệ đạo Cơ đốc trước Vua Agrippa, trong Chương 26 của Công vụ, là một trong những bài diễn văn hấp dẫn nhất từng được soạn nên. Lời cầu xin của Paul đã thuyết phục Vua Agrippa phải thốt lên: “Ngài gần như đã thuyết phục tôi trở thành người Cơ đốc giáo rồi đó.”
Cuốn Kêu gọi Chiến đấu của Patrick Henry, là lời kêu gọi chính cho sự tự do của nước Mỹ. “Lạy Chúa toàn năng! Tôi không biết người khác có thể chọn con đường nào, nhưng đối với tôi, hãy cho tôi tự do, hoặc cho tôi cái chết.” Hai câu này đã kích hoạt ý thức trong mọi người lòng yêu nước, mong muốn tự do, và thúc đẩy hành động của người dân.
Khi kết thúc một trong những bài phát biểu vĩ đại nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ, các thành viên Thượng viện đã tập trung xung quanh Daniel Webster - đồng nghiệp của họ - để chúc mừng ông về bài thuyết trình “Trả lời Hayne” nổi tiếng thế giới và cách ông trình bày một bài phát biểu ngắn gọn một cách điêu luyện. “À, không. Đây không phải là một bài phát biểu ngắn gọn. Tôi đã làm việc hàng tháng trời để chuẩn bị bài phát biểu này và mọi chỗ trống trên bàn làm việc của tôi đều được lấp đầy bởi những ghi chú và trích dẫn.”
“Bạn có thể tùy cơ ứng biến, dù nó sẽ chẳng gì khác tiếng gầm gừ.” Tùy cơ ứng biến nghĩa là không cần nghiên cứu hoặc chuẩn bị trước. Nó là nỗ lực để soạn ra một bài phát biểu và trình bày ngay tại chỗ. Những bài phát biểu không được chuẩn bị trước và những lời nói ngẫu hứng thường không có gì ngoài tiếng gầm, đầy âm thanh và giận dữ, không có ý nghĩa gì. Họ làm cho mọi người “ồ à”, vươn vai, ngáp, và ngủ gật, và nhận xét một cách mỉa mai: “Nhắc đến cái này làm gì chứ?”
Mọi người đều biết “Diễn văn Gettysburg” nổi tiếng của Lincoln và đây cũng là một ví dụ tốt để đưa vào “bộ đồ nghề xây dựng bài phát biểu” của bạn. “Rằng quốc gia này, dưới Thiên Chúa, sẽ có một sự ra đời mới của quyền tự do, và chính quyền của nhân dân, bởi nhân dân và vì nhân dân sẽ không bị diệt vong khỏi Trái Đất.” Những dòng này hàn gắn Liên minh và bảo tồn hình thức của Chính phủ Mỹ.
“Những cánh đồng kim cương” của Tiến sĩ Russell H. Conwell là bài giảng phổ biến nhất từng được trình bày tại Hoa Kỳ. Tại sao? Bởi vì nó tràn ngập sự quan tâm tới con người, truyền cảm hứng cho họ để thực hành nguyên tắc tự lực.
Một bài phát biểu tuyệt vời khác trong sáu mươi năm qua là “Thập tự giá vàng” của William Jennings Bryan. Đó là một lời cầu xin khẩn thiết cho “Bạc miễn phí”.
Năm 1915 ở tuổi 19, tôi đã được trao Huân chương Andrew Carnegie vì đã viết và phát biểu về Hòa bình Quốc tế. Chủ đề của tôi là: “Chiến tranh có hợp lý không?” Lời mở đầu là: “Chiến tranh cũng già như loài người và trẻ như hơi thở cuối cùng mà bạn thở”. Câu này đã được trích dẫn trong các tờ báo trên toàn thế giới. Lời giới thiệu này đã lọt vào tai các thẩm phán và kích thích sự quan tâm của họ đối với bài phát biểu của tôi. Phần nội dung chính của bài phát biểu này nỗ lực chứng minh rằng chiến tranh là không hợp lý, bằng các luận điểm sau:
Thứ nhất: Chiến tranh là một gánh nặng không thể chịu đựng được.
Thứ hai: Chiến tranh là một mất mát không thể khắc phục của con người.
Thứ ba: Chiến tranh là một sự điên rồ không thể chữa được.
Tôi rất vinh hạnh khi được phát biểu trước nhiều tổ chức trong vài năm qua, đặc biệt là về chiến tranh. Để kích thích sự hứng thú, tôi bắt đầu nghiên cứu “Con dấu lớn” của Hoa Kỳ như được miêu tả trên mặt sau của một tờ đô la màu xanh. Ở mặt chính của con dấu - phía bên phải của tờ đô la, và ở mặt trái của con dấu - phía bên trái của tờ đô la, là mười bảy ký hiệu khác nhau. Mỗi biểu tượng miêu tả một truyền thống liên quan trực tiếp đến sự Dân chủ, hình thái của Chính phủ Mỹ. Những biểu tượng này là lời giới thiệu cho một bài phát biểu. Nội dung chính của bài phát biểu là: “Bảy sự kiện vĩ đại của nền dân chủ”, khái quát về lịch sử hình thành tư tưởng Dân chủ của Chính phủ Mỹ.
Bài phát biểu này kéo dài một giờ. Tôi không hề sử dụng giấy hay gợi ý. Bạn có thể nghe thấy cả tiếng kim rơi. Mọi người đều vô cùng thích thú, bởi vì bài phát biểu đó thể hiện những suy nghĩ và ý tưởng gần gũi với chính các giá trị của họ.
3. Chọn từ khóa
Thành phần chính trong bài phát biểu là từ ngữ và chúng quyết định chất lượng của bài phát biểu. Từ ngữ xác định ý tưởng của bạn về một chủ đề và truyền đạt chúng đến người nghe. Từ khóa rất quan trọng trong việc chuẩn bị bài phát biểu. Chúng là những dầm thép giữ các nội dung của vấn đề liên kết với nhau. Chúng là những con nhện dệt mạng nhện. Chúng là trung tâm trong bánh xe xoay quanh toàn bộ diễn ngôn.
Để giành được Huy chương Andrew Carnegie, trong cuộc cạnh tranh với nhiều người đại diện cho nhiều trường đại học và cao đẳng, tôi đã tái xác định rằng cần phải tạo ra một bài phát biểu bao hàm toàn diện vấn đề, nhưng phải dễ hiểu. Sau một quá trình loại bỏ và sàng lọc, tôi đã chọn ba từ khóa. (1) Không thể chịu đựng được! Cái gì không thể chịu đựng được? Một gánh nặng không thể chịu đựng, một gánh nặng gần như vượt quá khả năng của con người. (2) Không thể sửa chữa được! Điều gì không thể sửa chữa được? Không thể sửa chữa được sự mất mát về con người, một mất mát không thể thay thế. (3) Không thể cứu rỗi được! Cái gì không thể cứu rỗi được? Sự điên rồ không thể cứu rỗi được. Sự điên rồ đã xuất hiện từ khi con người tồn tại và vẫn có thể còn tiếp tục. Ba từ khóa này là trung tâm lập luận của tôi để chứng minh rằng chiến tranh là không hợp lý và do đó, trả lời câu hỏi của đối tượng của tôi: “Chiến tranh có hợp lý không?”
Mọi người thích những diễn giả dẫn họ vào sự tự tin của mình. Họ thích một lời giải thích về các thuật ngữ. Tôi giải thích mọi thứ như thể đó là lần đầu tiên tôi nói chuyện với một đứa trẻ. Điều này luôn có tác dụng. Trong bài giảng về “Bảy sự kiện vĩ đại của nền dân chủ”, tôi xác định Dân chủ bằng cách cắt nghĩa từ. Tôi đánh vần hai từ Hy Lạp mà từ đó bắt nguồn. Dân chủ - “Democracy” trong tiếng Anh, được hợp thành từ từ “Demos”, có nghĩa là “người” và “Kratos”, có nghĩa là “quy tắc”. Dân chủ, do đó có nghĩa là “người dân cai trị”. Tôi định nghĩa “sự kiện”. Tôi định nghĩa “tái công khai”, một từ khóa khác trong bài phát biểu. Cộng hòa (Republic) xuất phát từ hai từ Latin: “res”, có nghĩa là “điều” và “public”, có nghĩa là “công khai” hoặc “mở”. Cộng hòa, do đó có nghĩa là những điều được thực hiện công khai, hoặc cho công chúng. Mọi luật được ban hành theo chế độ Cộng hòa đều có thể được biết đến bởi tất cả mọi người. Không có luật nào có thể là một bí mật. Tất cả là kiến thức công cộng. Do đó, Dân chủ là ý chí của người dân, được thể hiện một cách cởi mở bởi một hệ thống gọi là Hình thức Chính phủ Cộng hòa, đấy là một kế hoạch để thực thi ý chí đó. Khi nói chuyện với một khán giả theo cách này, tất cả họ đều lắng nghe rất tập trung. Hãy thử đi.
Trong phần chuẩn bị bài phát biểu, hãy chọn một vài từ khóa. Xây dựng bài phát biểu của bạn xung quanh những từ này. Xác định các từ khóa và giải thích đầy đủ ý nghĩa của chúng. Sử dụng các từ đơn giản hằng ngày. Nói bằng ngôn ngữ của khán giả. Hãy nói chuyện một cách thực tế. Nói chuyện với người khác như cách bạn muốn người khác nói chuyện với bạn. Học từng từ; phân tích nó. Hãy tự hỏi mình: những từ này có thực sự truyền đạt được đúng những suy nghĩ của tôi? Có phải chúng đang giúp trình bày ý tưởng của tôi? Khi bạn nói trước khán giả, tức là bạn đang nói to với chính mình. Những người khác đang lắng nghe. Do đó, nếu bạn thuyết phục được bản thân, bạn mới thuyết phục được người khác.
Bởi vậy, để tạo ra một bài phát biểu, sẽ có ích nếu bạn tuân theo ba Nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Sắp xếp suy nghĩ của bạn.
Thứ hai: Kết hợp nhiều chất liệu vào bài phát biểu.
Thứ ba: Chọn từ khóa.
Bữa ăn đã được hoàn thành. Nó được tẩm ướp kỹ và nóng giòn. Nó đang tỏa khói nghi ngút. Nó đã sẵn sàng để phục vụ. Xin đừng làm hỏng chuyện.
Nghệ thuật trình bày một bài phát biểu phụ thuộc vào người nói. Để có thể nói trước công chúng một cách tự nhiên và hiệu quả, bạn cần tuân thủ một vài quy tắc.
(1) Hít thở sâu và căng lồng ngực nhiều lần. Kéo căng và hạ cơ hoành. Lặp lại lời cầu nguyện của Chúa và cảm nhận sự hiện diện của nó. Cảm ơn Chúa vì cơ hội, dịp này và mọi người. Hãy cầu xin Ngài giúp bạn làm hết sức mình. Những hành vi này, kéo dài khoảng một phút, giúp xoa dịu bạn và giúp bạn bình tĩnh.
(2) Khi bạn đứng lên nói, hãy đưa mắt nhìn qua khán giả trong vài giây, mỉm cười và tỏ thái độ hài lòng. Bắt đầu nói với giọng điệu dễ chịu như là bạn đang nói chuyện với họ. Hãy cố gắng để được hoàn toàn tự nhiên.
(3) Phát hiện một người ở phía sau khán giả, điều chỉnh cao độ và âm điệu của giọng nói để phù hợp với anh ta. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi xem anh ta có nghe thấy bạn không. Một chút quan tâm cá nhân làm cho những người trong khán giả ấn tượng tốt hơn với bạn.
(4) Phát âm từng từ rõ ràng, phát âm từng âm tiết một cách có chủ ý và nói một cách quyết đoán. Phát âm rõ ràng nâng cao giá trị của bài phát biểu, và làm cho mọi người dễ nghe.
(5) Đừng để giọng nói của bạn mờ dần ở cuối câu. Kết thúc của một câu cũng quan trọng như bắt đầu. Toàn bộ câu phải được nghe rõ hoặc ý nghĩa của nó sẽ mất đi.
(6) Một sự thay đổi trong chương trình có thể tạo ra sự thay đổi trong lời nói của bạn. Hãy tùy cơ ứng biến nhưng luôn luôn chuẩn bị. Thể hiện sự nghiêm túc và linh động.
(7) Hãy phát biểu, đừng đọc bài diễn văn của bạn. Đọc một bài diễn văn giống như ném một chiếc chăn ướt lên ngọn lửa. Bạn vẫn có thể có ngọn lửa, nhưng nó không còn phát sáng. Đôi mắt sáng, sự tự do của cơ thể và nụ cười làm tăng thêm sự quyến rũ cho người nói và làm cho bài phát biểu trở nên thuyết phục hơn.
(8) Đừng nói một cách vội vã. Nói từ cơ hoành. Dừng vào những khoảng thời gian thích hợp và đừng cố gắng nói cả một bài phát biểu trong một hơi. Nói vội vàng khiến giọng nói mất đi tiếng vang và lời nói của bạn không có cao độ, âm lượng và âm điệu phù hợp. Âm thanh của các từ đóng vai trò quan trọng trong thông điệp của bạn.
(9) Cố gắng giữ tay bạn ở bên cạnh một cách tự nhiên và chỉ sử dụng chúng khi bạn đang minh họa một điểm hoặc nhấn mạnh vào một đề xuất cụ thể.
(10) Phong cách và cách nói tốt nhất là tự nhiên. Hãy cố gắng là chính mình, phiên bản tốt nhất của bạn. Nói chuyện với mọi người theo cách của riêng bạn. Nói những gì bạn định nói, và thành thật với những gì bạn nói.
(11) Đọc chương “Làm thế nào để cải thiện ngôn ngữ, giọng nói và tác phong của bạn” nhiều lần. Nó cung cấp vô số gợi ý cực kỳ đắt giá cho việc trình bày bài phát biểu và giúp bạn đủ điều kiện để phát biểu rõ ràng, rành mạch trước công chúng.
(12) Hãy nói ngắn gọn, súc tích và nhớ nói chuyện với mọi người. Đừng hét vào mặt họ.
Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tôi dành nhiều giờ để sắp xếp suy nghĩ của mình trước khi bắt đầu đi vào bài phát biểu. Tôi cảm thấy như tôi đang nợ bất kỳ nhóm người nào mời tôi thuyết trình trước họ. Để xóa khoản nợ này, tôi nỗ lực chuẩn bị những thứ sẽ được khán thính giả quan tâm. Tôi không bao giờ cố gắng lăng mạ sự hiểu biết của họ bằng một bài phát biểu ngẫu hứng hoặc tùy cơ ứng biến. Do đó, khi nào tôi thấy khán thính giả của mình ngáp, ồ à, và ngủ gật, tôi sẽ không phát biểu trước công chúng nữa.
Ngài Chesterfield nói: “Hãy khôn ngoan hơn những người khác, nếu bạn có thể, nhưng đừng nói với họ như vậy”. Tôi luôn khiến mọi người tin rằng họ cũng hiểu biết nhiều như tôi vậy. Tôi không bao giờ cố gắng để thể hiện mình thông minh như thế nào. Tôi tiếp cận khán giả của mình với một sự khiêm nhường, như một người đến để phục vụ họ. Tôi thấy chừng nào tôi còn nói với tinh thần khiêm tốn, thông điệp của tôi còn sức mạnh và ấn tượng.
Khi thực hiện một bài phát biểu, bạn muốn khán giả lắng nghe. Để thuyết phục được họ, bạn phải có được toàn bộ sự chú ý của họ. Để làm điều này, hãy theo mô hình sau: Phần đầu tiên: Giới thiệu - Phần thứ hai: Thân bài - Phần thứ ba: Kết thúc.
Khi chuẩn bị phần nội dung chính, hãy sắp xếp suy nghĩ của bạn, bao gồm mọi đề xuất để cải thiện công việc kinh doanh, tăng thu nhập, mở rộng phúc lợi công cộng, kéo dài cuộc sống, tăng cường sức khỏe, bồi đắp hạnh phúc và đạt được thành công. Hãy cho khán giả của bạn thật nhiều chất liệu. Trang điểm cho bài phát biểu của bạn với thứ khơi gợi sự quan tâm của con người và những câu chuyện liên quan về những người thành công và những thành tựu khác thường.
Chọn từ khóa đắt. Hiểu ý nghĩa của chúng. Hãy cụ thể và rõ ràng khi bạn định nghĩa chúng.
Nói trước công chúng chỉ là cuộc trò chuyện được nâng tầm hết khả năng của nó.
Tất cả sự nghi ngờ, sợ hãi và lo lắng trong việc phát biểu sẽ được loại bỏ ngay lập tức bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và bằng cảm giác rằng bạn đang nói chuyện với một người bạn thân. Và đừng quan tâm ai đang lắng nghe. Một khán giả là một nhóm các cá nhân. Khi bạn nói chuyện với một nhóm, bạn nói chuyện với tất cả.
Kết luận lại, hãy phát biểu như cách bạn vẫn nói chuyện. Hãy tỏ ra vui vẻ và ngắn gọn. Cố gắng thêm một chút hài hước. Nói chuyện với khán giả của bạn, chứ đừng dạy bảo họ. Hãy thoải mái và sự nhiệt tình sẽ thấm vào khán giả. Bạn sẽ nói với sự quyến rũ, với tính hiệu quả, với sự thuyết phục và với niềm tin. Bạn có thể làm được.
Bục phát biểu là của bạn.