Chúng ta đã tiến được bao xa – và đồ ăn của chúng ta đã trải qua hành trình dài chừng nào? Khi chúng ta nhìn ra các mối liên kết một cách rõ ràng, chánh niệm là một công cụ để đem tới sự tự do và sức mạnh cho cả sinh thái và tinh thần.
Một cuộc hành trình là một sự chuyển động, và sự chuyển động có thể xảy ra trên nhiều cấp độ. Chúng ta có thể chịu đựng sự đày đọa của một chuyến du lịch đường dài khi bước lên một chuyến tàu, nhảy lên một cái máy bay và cảm nhận sự thay đổi của áp suất khi chúng ta được nâng lên không trung và để cho bản thân chịu đựng hàng tá giờ đồng hồ ngồi im khi bị đẩy tới nơi nào đó của thế giới. Cuối cùng, chúng ta bước vào một vùng đất mới trong sự khô rang và mệt mỏi, để cho những âm thanh, mùi vị và cảnh tượng mới mẻ xộc thẳng vào giác quan mình. Chúng ta có thể hồi sức lại, nhưng trải nghiệm này đòi hỏi năng lượng của bản thân.
Đối với các loại trái cây và rau củ được vận chuyển đi xa, sự mệt mỏi từ một cuộc hành trình như vậy thể hiện ở sự thiếu sức sống của dinh dưỡng và thiếu độ sáng bóng. Trong khi con người có thể hồi sinh từ một giấc ngủ tốt vào ban đêm và một bữa ăn ngon; nhưng chúng ta khó lấy lại cái tiềm năng đã mất của một thứ thực phẩm được chọn hái khi chưa chín, được gửi đi khắp thế giới trong một cái tủ lạnh thiếu ánh sáng mặt trời.
Với tư cách là các thực thể có tâm lý, chúng ta cũng có thể tham gia vào một hành trình không hề đòi hỏi di chuyển trên không gian địa lý. Đó là cuộc hành trình của riêng mỗi người, đi qua những năm tháng liên quan từ một đứa trẻ chưa hoàn thiện đến một người lớn trưởng thành và vị tha, biết lưu ý đến những cột mốc quan trọng trên con đường đó. Trong thực tế, những hành trình thực sự của linh hồn thường kết hợp với những cuộc du hành cả về mặt không gian và tinh thần; cả hai song hành với nhu cầu tâm lý để phát triển, tìm kiếm điều kỳ diệu.
Khám phá có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có nhiều khả năng là bạn sẽ được trải nghiệm chân lý nếu bạn đi tìm nó ở ngoài vùng an toàn của mình, nhưng đôi khi nó có thể bất ngờ rơi xuống chân bạn như một trái chín trên cây.
Một trong những chân lý lớn nhất sẽ đến khi bạn tìm thấy mối kết nối ngẫu nhiên giữa sự vật này và sự vật khác. Sau đó chúng ta sẽ có hai nhận thức. Đầu tiên, chúng ta có sức mạnh để dõi theo sự kết nối này từ “rễ đến chồi”, cho nên chúng ta có thể thấy chuỗi kết nối này đang thống trị ở đâu, và dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp đó. Thứ hai, khi nhìn thấy một sự kết nối, chúng ta thường xuyên (mặc dù không phải là luôn luôn) ngắt sự kết nối này và xoay chuyển hướng phát triển. Điều này có nghĩa là nhìn thấy sự kết nối một cách rõ ràng sẽ cho ta sức mạnh, khả năng hành động.
Nói đến ví dụ về thực phẩm, khi chúng ta bắt gặp sự phong phú của thực phẩm trong siêu thị và không hề biết rằng môi trường đã phải trả giá ra sao để những thức ấy đến tay chúng ta, chúng ta không có động cơ và lý do gì để không mua chúng. Nhưng, nếu chúng ta biết nhiều hơn về các thực phẩm này trong mối quan hệ với hành trình của chúng và ảnh hưởng của nó đến môi trường, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến hành động của chúng ta như thế nào? Liệu chúng ta có hành động khác đi nếu như biết nhiều hơn về những hậu quả của việc mua hàng của chúng ta đối với việc duy trì mô hình cung và cầu?
Đây không phải là một phương trình đơn giản. Thuật ngữ “đường đi của thực phẩm” (khoảng cách mà thực phẩm phải đi qua giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ) đã được Tim Lang, một giáo sư về chính sách thực phẩm, đưa ra để nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc vận chuyển thực phẩm đường dài và sự gia tăng lượng khí thải các-bon mà nó có thể gây ra.
Với phương trình này, việc vận chuyển bằng đường hàng không tạo ra lượng khí thải các-bon gấp 100 lần so với việc vận chuyển bằng đường bộ hay đường thủy. Thêm nữa, vì tổng lượng khí thải các-bon trong quá trình sản xuất thực phẩm thường cao hơn là lượng có liên quan đến hành trình của chúng, nên ăn thực phẩm địa phương không phải luôn luôn là lựa chọn thân thiện nhất với khí hậu. Cho nên, ăn một quả cà chua được trồng tại địa phương nhưng trong nhà kính thì có thể liên quan đến việc sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch hơn là nhập khẩu cà chua từ một vùng có khí hậu ấm áp hơn nơi cà chua chín tự nhiên nhờ mặt trời. Một chỉ dẫn đáng tin cậy hơn là ăn theo mùa và ăn tại địa phương, cho nên cả phương pháp sản xuất thâm canh và vận chuyển đường dài đều nên tránh.
Để đưa ra một quyết định chánh niệm về việc mua trái cây và rau củ trong một cửa hàng, thông tin quan trọng mà chúng ta cần biết chính là nguồn gốc (thứ cho ta một thước đo đối với đường đi của thực phẩm) và phương thức vận chuyển (thứ liên quan đến dấu chân các-bon – carbon footprint). Thông tin về hành trình này cũng đem tới cho chúng ta sự tán thưởng (hay chê bai) khi nói về hương vị, bởi không có loại rau củ hay trái cây nào bị vận chuyển đường dài hay sản xuất thủy canh hoặc dưới lớp kính mà lại có hương vị ngon lành như là nó vốn có được.
Đi kèm với khái niệm về đường đi của thực phẩm, ngày nay chúng ta có khái niệm đường đi của rác thải, một thuật ngữ mô tả khoảng cách mà các loại rác chúng ta bỏ đi phải được vận chuyển trước khi được tái chế hoặc đốt để sản xuất ra năng lượng. Rất nhiều rác thải này đến từ những bao bì thực phẩm. Cả giấy và nhựa đều có thể phải vận chuyển sang phần còn lại của thế giới để được tái chế. Cuộc hành trình thứ cấp này là điều nên được lưu ý khi ta mua nhiều thực phẩm đóng gói, cho nên rất đáng để tìm hiểu chiến lược của các công ty xử lý rác thải tại địa phương đối với những thứ bạn thải ra. Và rồi bạn sẽ biết được, cuộc hành trình của thứ bao bì bạn mua có thể dài đến thế nào kể từ khi chúng bị vứt đi – và bạn sẽ biết được lương tâm của chính quyền địa phương và các nhà thầu xử lý rác thải nơi bạn sống đối với môi trường. Rác thải là công việc kinh doanh lớn nhất ngày nay, cho nên chúng ta có quyền đặt câu hỏi.