Khi chúng ta đóng gói thực phẩm thì điều đó có nghĩa như thế nào đối với thực phẩm và cả với hành tinh này – và có phải đôi khi chính chúng ta đang đóng gói quá mức? Liệu chúng ta có thể quay trở lại với cái bản chất và tìm ra điều gì thực sự có ý nghĩa?
Cũng giống như cách mà trang phục và nhà ở bảo vệ chúng ta, bao bì bảo vệ thực phẩm trên hành trình từ người bán buôn đến người bán lẻ và người tiêu dùng. Bao bì không chỉ bảo vệ và cách nhiệt, mà nó còn là nơi để quảng cáo và chuyển tải thông tin về nội dung, bao gồm cả các lời khuyên dinh dưỡng và hạn sử dụng. Tương tự như vậy, cách chúng ta ăn mặc gửi đi một thông điệp về chuyện bản thân là ai. Có khi việc đặt các từ ngữ lên một cái áo thun và mặc nó có thể như là một tuyên ngôn về thời trang hay về chính trị, liệu có phải chúng ta đang hạnh phúc khi biến bản thân mình thành một món hàng?
Trong tự nhiên, có nhiều loại thực phẩm được bảo vệ bằng một lớp vỏ hay lá bên ngoài và đó là tất cả những gì cần thiết để giữ chúng sạch và tươi trên giá hàng trong siêu thị. Những bao bì thời kỳ đầu đều dưới dạng thức các vật liệu tự nhiên có thể tái sử dụng và tái chế được, như là giỏ liễu, lá chuối và bình đất nung. Mặc dù vậy, đối với người tiêu dùng toàn cầu ngày nay, tiêu chuẩn về bao bì đã leo thang lên thành các công trình phức tạp bằng nhựa, các hộp các-tông in màu, các yếu tố kim loại và thủy tinh chiếm đến một phần sáu tổng chi tiêu của chúng ta lên thực phẩm. Hơn thế nữa, bao bì thực phẩm ở một số quốc gia chiếm tới một phần ba tổng lượng rác thải.
Một trong những ví dụ đáng lo ngại nhất về sự lãng phí xuất hiện dưới hình thức của nhựa, điều phản ánh sự sinh sôi nảy nở của nhựa trong vòng 70 năm trở lại đây. Một lượng rác thải nhựa 8 tỷ tấn hiện tại vẫn bị đổ vào các đại dương quý giá của chúng ta hàng năm. Ở những nơi ô nhiễm nhất, khối lượng nhựa gấp sáu lần khối lượng sinh vật phù du. Một trong những thủ phạm chính là chai nước nhựa, thứ mất đến 400 năm để phân hủy trong nước và một lượng nước gấp sáu lần dung tích của chính nó để sản xuất ra một chai. Những thứ rác không phân hủy sinh học hoặc phân hủy rất chậm trong đại dương, bao gồm cả những thức không liên quan đến đất dưới hình thức các hóa chất nông nghiệp, cho thấy một mối đe dọa to lớn đến sinh vật biển và chất lượng nước. Ngay cả khi không có sự đồng cảm với những người bạn sinh vật biển, điều này vẫn là một vấn đề với chính các sinh vật trên cạn như chúng ta. Ô nhiễm có cách của nó để trở lại trong chuỗi thức ăn và trên đĩa đồ ăn của chúng ta.
Những người quan tâm đến và coi trọng mọi sự sống có thể đi đến một nhận thức sâu sắc rằng, chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp vào sự giảm thiểu sử dụng nhựa một cách không cần thiết. Trong một chốc lát, chỉ cần hình dung lượng bao bì đi kèm với mọi bữa ăn nấu bằng lò vi sóng, hay thậm chí là từng phần rau củ đã được chuẩn bị sẵn. Tự học và dạy cho những người khác nấu ăn sẽ mở rộng lợi ích của việc tự cung cấp và loại bỏ mối nguy cơ trở nên phụ thuộc vào đồ nhựa, cũng như cho phép chúng ta tạo ra những bữa ăn lành mạnh, tươi ngon hơn.
Đối nghịch với chương trình kế hoạch của tập đoàn là phong trào thực phẩm địa phương, bao gồm cả hệ thống phân phối thực phẩm địa phương. Chính các hệ thống và phong trào này (và sự hồi sinh của việc nấu ăn tại nhà như là một hệ quả tự nhiên của nó) đem tới niềm hy vọng để giảm thiểu bao bì. Tôi có thể mua các sản phẩm địa phương tại một phiên chợ nông sản mỗi tuần một lần; và một cửa hàng không-rác-thải đã mở cửa tại thị trấn của tôi, ở đó mọi người được khuyến khích tự đổ dầu, đậu, lạc, bơ v.v. vào hộp đựng của mình. Điều này hơi giống như quay trở lại những năm 1950, thời điểm trước khi ngành công nghiệp thực phẩm bắt đầu gây hỗn loạn sự cân bằng sinh thái. Thậm chí ngay cả khi bạn chưa thể làm được những điều như vậy, bạn vẫn có thể thực hiện một số cắt giảm cơ bản: Chẳng hạn như tránh dùng các đồ đựng thức uống bằng nhựa dùng một lần và ưu tiên các đồ đựng làm bằng gốm, thủy tinh và kim loại; và dùng nước máy đun sôi thay vì các máy móc tiệt trùng bằng hóa chất và nước đóng chai. Đây là các biện pháp khá dễ dàng mà chúng ta có thể thực hiện được; và khi nhiều người cùng làm theo có thể tạo nên tác động lớn.
Còn có hai điều khác có thể ngăn chặn sự gia tăng của lượng bao bì theo đường đi của nó. Một là, giảm lượng nhiên liệu hóa thạch dùng để sản xuất bao bì nhựa; và hai là, hệ thống thuế đặt cái giá của sự lãng phí lên vai người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất; và do đó, một động lực được hình thành, thúc đẩy con người để chỉ chế tạo lượng bao bì ở mức tối thiểu, như một thứ cần thiết để bảo vệ an toàn cho thực phẩm qua những cuộc hành trình. Hãy tỉnh táo với những người mà bạn ủng hộ về mặt chính trị: Quyền lực để thực thi các biện pháp khôn ngoan như vậy nằm trong tay họ.
Khi bao bì trở nên quý giá và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn là nội dung bên trong, thì tôi coi đó là một sai lầm nghiêm trọng. Tương tự như vậy, khi chúng ta hình thành quan điểm, cho phép bản thân bị công cụ hóa đến mức thường xuyên cần đến “bao bì dùng một lần” mới trên người, thì đó cũng là một phần của vấn đề. Nếu xác định được rằng, tự do cá nhân thực sự không đi kèm với bất kỳ sự phụ thuộc nào, cho dù là trong nhận thức hay trong thực tế, chúng ta sẽ nhận ra được vấn đề và tái xây dựng mối quan hệ chánh niệm hơn với nguồn tài nguyên thiên nhiên.