Xét từ quan điểm của Phật pháp, mối quan hệ giữa Phật và chúng sinh là bình đẳng, Phật nhìn chúng sinh đều là Phật, và thế giới của Phật cũng là thế giới của chúng sinh. Sau khi Phật Đà – Phật Thích Ca Mâu Ni thành lập tăng đoàn, có rất nhiều người cho rằng Phật Đà chính là đấng tối cao, là người lãnh đạo cao nhất của tăng đoàn, cho nên địa vị và chế độ đãi ngộ của ngài không giống với các tín đồ đệ tự của tăng đoàn, do vậy mà họ đem những thứ tốt nhất kính dâng cho Phật Đà, Đức Phật cũng đặc biệt nhấn mạnh trong kinh tạng rằng : “Tôi cũng là một thành viên trong tăng đoàn, không phải tôi lãnh đạo đại chúng, mà do tăng đoàn lãnh đạo”. Nếu có cư sĩ nào muốn phúng bái phụng dưỡng Phật thì ngài liền bảo rằng : “Phật cũng như tăng, tăng cũng như Phật”, điều này thể hiện rõ quan niệm bình đẳng trong Phật pháp.
Khi còn du học ở Nhật Bản, có một lần thầy giáo dẫn mọi người đến tọa đàm giao lưu ở một vùng ngoại ô, lúc đó chúng tôi chuẩn bị cho thầy những món ăn thật thịnh soạn. Khi thầy giáo nhìn thấy liền cho rằng chúng tôi làm như vậy là không đúng. Thầy cho rằng đã phân chia đóng góp như nhau thì mọi người nên được hưởng quyền lợi như nhau, đây cũng chính là quan điểm bình đẳng trong Phật pháp.
Tôi từng đàm đạo về vấn đề bình đẳng giữa ông chủ và nhân viên trong buổi tọa đàm của các doanh nghiệp. Đứng trên lập trường Phật pháp, cái gọi là ông chủ và nhân viên thực chất đều là cá thể cùng chung sống trong một tập thể, một tổ chức sinh mệnh chung. V ì vậy giữa ông chủ và nhân viên nên coi nhau là đồng nghiệp, đồng sự. Tôi có một đồ đệ là người nước Mỹ, anh ta có tài năng phiên dịch vô cùng xuất chúng, nhưng anh ta không hiểu biết gì về việc sửa chữa thiết bị đồ điện. Cái gọi là “thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” tức chỉ con người ta vốn khi sinh ra đều có tài năng khác nhau, vì vậy mà mỗi một đời người tuy cố gắng rèn luyện bản thân nhưng không phải không lượng sức mình mà theo đuổi những thứ cần có, mà cần tìm hiểu sở thích và phương hướng học tập, cố gắng hết sức cho cuộc đời của mình, cần nắm vững hiện tại và nỗ lực chuẩn bị cho tương lai. Con người trong xã hội ngày nay thường coi sự cao thấp trong địa vị xã hội, lương bổng hàng tháng làm mục tiêu phấn đấu đến thành công của mình, đây là một quan niệm hết sức sai lầm! Bởi thành công thực sự là chỉ sự trưởng thành về mặt nhân cách và sự cống hiến của bản thân cho xã hội. Đồng thời chăm lo cho công việc, chức vụ, hiểu được rằng mưu cầu về cái mới mẻ và mưu cầu về những thay đổi mới theo sự biến động của thời đại, những người như vậy sẽ không bao giờ bị xã hội đào thải, hơn thế còn được mọi người trọng dụng, coi trọng. Thái độ nhân sinh quan như thế sẽ theo ta cả cuộc đời, giúp ta đối mặt với những khó khăn vất vả mà không hề cảm thấy hổ thẹn, nuối tiếc, hơn thế ta cũng là một trong những phần tử trung hiền của xã hội!
Cuộc sống không phải chỉ vì tiền bạc, sinh mệnh cũng không phải chỉ vì địa vị xã hội, mà quan trọng nhất đó là sống vì hiện thực. Ta cần sống một cuộc sống vui vẻ tự tại, coi công việc là một phần vô cùng thú vị trong đời sống của mình. Cứ như vậy, cả đời ta sẽ tràn đầy niềm vui và sự lý thú, và cũng là một cách để ta hưởng thụ cuộc sống, cuộc sống luôn nằm trong cõi tịnh thổ Niết Bàn!