ALLOSTASIS – CÂN BẰNG ỔN ĐỊNH: Quá trình sinh lý chuyển từ trạng thái phản ứng với stress (chiến hay biến) trở lại trạng thái cân bằng nội môi.
ANALYTIC MIND – TRÍ ÓC PHÂN TÍCH: Phần tư duy của não bộ, nằm trong vỏ não trước trán, có chức năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.
ATTACHMENT – GẮN BÓ: Mối quan hệ hay sự ràng buộc giữa những người chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ thời thơ ấu với người chăm sóc.
AUTHENTIC LOVE – TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC: Một không gian an toàn để cùng nhau phát triển, cho phép mỗi người được nhìn thấy, nghe thấy và thể hiện bản thân một cách chân thật.
AUTONOMIC NERVOUS SYSTEM – HỆ THẦN KINH THỰC VẬT: Một phần hệ thần kinh trung ương của cơ thể có liên quan đến việc điều chỉnh các chức năng không tự chủ như nhịp tim, hô hấp và tiêu hóa.
AUTOPILOT – CHẾ ĐỘ TỰ VẬN HÀNH: Trạng thái sống một cách vô thức và không nhận thức, chạy theo những khuôn mẫu được quy định sẵn (thói quen).
BEHAVIOR MODELING – MÔ HÌNH HÓA HÀNH VI: Việc một người thể hiện hành vi cho người khác xem thông qua hành động, lựa chọn của họ và sự tham gia cùng nhau giữa hai bên.
BELIEF – NIỀM TIN: Một suy nghĩ được thực hành dựa trên kinh nghiệm sống. Niềm tin được xây dựng qua nhiều năm tuân theo các khuôn mẫu suy nghĩ, từ đó tạo thành các đường dẫn truyền thần kinh và đòi hỏi sự công nhận ở cả bên trong lẫn bên ngoài để phát triển mạnh mẽ.
BOUNDARY – RANH GIỚI CÁ NHÂN: Một ranh giới bảo vệ được thiết lập giữa chúng ta và người khác để xác định nơi kết thúc và nơi bắt đầu. Các cá nhân có thể tôn trọng nhu cầu của chính họ và hỗ trợ các mối quan hệ đích thực khi có ranh giới rõ ràng.
CONDITIONING – QUY ĐỊNH/ĐIỀU KIỆN HÓA: Các cơ chế đối phó, thói quen và niềm tin cốt lõi mà chúng ta thừa hưởng từ những người chăm sóc, những người có thẩm quyền và văn hóa nói chung, bắt đầu từ thời thơ ấu.
CONSCIOUSNESS – Ý THỨC: Trạng thái nhận thức cho phép chúng ta chọn lựa.
COPING STRATEGIES (ADAPTIVE AND MALADAPTIVE) – CÁC CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ (THÍCH NGHI VÀ KHÔNG THÍCH NGHI): Các hành vi được thực hiện nhằm xoa dịu bản thân để cảm thấy tốt hơn sau một sự kiện căng thẳng.
CORE BELIEFS – NHỮNG NIỀM TIN CỐT LÕI: Nhận thức sâu sắc nhất của chúng ta về con người thật sự của mình, đã ăn sâu vào tiềm thức trước khi chúng ta lên 7 tuổi dựa vào kinh nghiệm sống.
COREGULATION – ĐỒNG ĐIỀU HÒA: Sự tương tác hay trao đổi giữa con người với nhau nhằm tạo ra môi trường an toàn để xử lý những trải nghiệm cảm xúc khó khăn và căng thẳng, chẳng hạn khi một đứa trẻ đang thấy căng thẳng thì người mẹ sẽ sử dụng giọng nói nhẹ nhàng để vỗ về trẻ, đồng thời thừa nhận nỗi buồn của trẻ.
CORTISOL: Một loại hormone của stress liên quan đến phản ứng chiến hay biến, kích hoạt cơ thể tham gia hoặc trốn chạy khỏi mối đe dọa mà chúng ta nhận thức được.
CRITICAL INNER PARENT – PHỤ HUYNH PHÁN XÉT BÊN TRONG: Giọng nói được hình thành một cách vô thức bên trong ta từ một người chăm sóc đã chối bỏ thực tế của ta khi còn nhỏ, đã chê cười hoặc gạt bỏ những nhu cầu, cảm xúc và suy nghĩ của ta.
DISSOCIATION – PHÂN LY: Một phản ứng thích nghi với căng thẳng, khi đó một người hiện diện về mặt thể chất nhưng phân tách về mặt tinh thần, tê liệt hoặc ngừng hoạt động do hệ thần kinh bị quá tải.
DISTRESS TOLERANCE (ENDURANCE) – KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG ĐAU KHỔ: Khả năng cảm nhận và ở lại với một cảm xúc khó khăn, sau đó trở lại trạng thái được điều chỉnh.
DYSREGULATION – RỐI LOẠN: Trạng thái mất cân bằng sinh lý của hệ thần kinh.
EGOCENTRIC STATE – TRẠNG THÁI VỊ KỶ: Một trạng thái phát triển trong giai đoạn thơ ấu, khi đó con người không thể hiểu được ý kiến hoặc quan điểm khác ngoài những gì bản thân hiểu. Trong trạng thái vị kỷ, mọi thứ dường như đều xảy ra với chúng ta, vì chúng ta, dẫn đến niềm tin sai lầm rằng hành vi của người khác đều nhằm nói đến con người thật sự của ta.
EGO CONSCIOUSNESS – Ý THỨC CỦA CÁI TÔI: Sự đồng nhất hoàn toàn với cái tôi, thường dẫn đến sự phản ứng, phòng thủ và xấu hổ.
EMOTIONAL ADDICTION – NGHIỆN CẢM XÚC: Sự thúc đẩy một cách vô thức của tiềm thức về phía các trạng thái cảm xúc quen thuộc, khi đó hệ thần kinh của cơ thể và các chất dẫn truyền thần kinh kích hoạt các phản ứng hormone căng thẳng.
EMOTIONAL DUMPING – TRÚT BẦU TÂM SỰ: Trút hết các vấn đề tình cảm lên người khác mà không cân nhắc hay đồng cảm với trạng thái cảm xúc của người đó.
EMOTIONAL IMMATURITY – CHƯA TRƯỞNG THÀNH VỀ CẢM XÚC: Không có khả năng chứa chấp những suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc hoặc quan điểm của người khác vì sự khó chịu bên trong mình.
EMOTIONAL MATURITY – TRƯỞNG THÀNH VỀ CẢM XÚC: Khả năng điều hòa cảm xúc để cho phép người khác tự bộc lộ chính họ.
EMOTIONAL REGULATION – ĐIỀU HÒA CẢM XÚC: Khả năng phản ứng với căng thẳng theo một cách linh hoạt, khoan dung và thích ứng, cho phép hệ thần kinh của chúng ta trở lại trạng thái cân bằng.
EMOTIONAL RESILIENCE – PHỤC HỒI CẢM XÚC: Khả năng linh hoạt và nhanh chóng phục hồi trong khi xử lý nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.
EMPOWERMENT CONSCIOUSNESS – Ý THỨC TRAO QUYỀN: Sự hiểu biết và chấp nhận việc cái tôi tạo ra một không gian nhận thức. Không gian này cho phép chúng ta đưa ra các lựa chọn ngoài khả năng phản xạ tự phát của cái tôi.
ENMESHMENT – TRẠNG THÁI DÍNH KẸT: Một mối quan hệ có động lực, trong đó cả việc thiếu ranh giới và trạng thái cảm xúc chung đều gây ra sự thiếu độc lập và tự chủ của một cá nhân.
ENTERIC NERVOUS SYSTEM – HỆ THẦN KINH RUỘT: Một phần của hệ thần kinh thực vật chi phối mọi hoạt động của ruột.
FIGHT OR FLIGHT – CHIẾN HAY BIẾN: Một phản ứng của hệ thần kinh giúp chúng ta an toàn trước các mối đe dọa mà chúng ta nhận thức được.
FUTURE SELF JOURNALING – NHẬT KÝ TÔI TƯƠNG LAI: Một nhật ký được sử dụng để hỗ trợ việc tạo ra các con đường thần kinh và trạng thái cảm xúc mới mẻ một cách có chủ ý, dẫn đến sự thay đổi hành vi bền vững.
HOLISTIC PSYCHOLOGY – TÂM LÝ HỌC TOÀN DIỆN: Một triết lý chữa lành thực tế, trong đó bao gồm việc xem xét và nhắm đến toàn bộ con người (tâm trí, cơ thể và linh hồn), khuyến khích khám phá nguyên nhân của các triệu chứng thay vì ngăn chặn, và công nhận sự kết nối lẫn nhau trong vũ trụ.
HOMEOSTATIC IMPULSE – XUNG CÂN BẰNG NỘI MÔI: Một lực kéo mang tính tâm lý và sinh học về phía những gì quen thuộc, gọi là thói quen.
HOMEOSTATIS – CÂN BẰNG NỘI MÔI: Khả năng duy trì trạng thái hệ thần kinh và bên trong tương đối cân bằng dù môi trường bên ngoài có xảy ra chuyện gì đi nữa.
INNER CHILD – ĐỨA TRẺ BÊN TRONG: Phần vô thức của tâm trí chứa đựng những nhu cầu chưa được đáp ứng, những cảm xúc bị kìm nén thời thơ ấu, sự sáng tạo, trực giác và khả năng vui chơi của chúng ta.
INNER-CHILD WOUNDS – NHỮNG TỔN THƯƠNG CỦA ĐỨA TRẺ BÊN TRONG: Những trải nghiệm đau đớn mang theo đến tuổi trưởng thành vì tuổi thơ không được đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tình cảm và tinh thần (được nhìn thấy, nghe thấy và thể hiện bản thân một cách chân thật).
INTERDEPENDENCE – TƯƠNG HỖ: Sự kết nối hỗ trợ lẫn nhau trong một mối quan hệ cho phép tạo ra các ranh giới, sự an toàn, quyền tự chủ và thể hiện bản thân đầy đủ.
INTUITION – TRỰC GIÁC: Sự hiểu biết sâu sắc bên trong hướng dẫn ta đi theo con đường chân thật của mình nếu ta biết lắng nghe.
INTUITIVE SELF – BẢN NGÃ TRỰC GIÁC: Bản ngã chân thật nhất, được kết nối về mặt tinh thần, tồn tại bên ngoài các khuôn mẫu và phản ứng có điều kiện.
MONKEY MIND – TÂM TRÍ KHỈ: Dòng tâm lý hỗn loạn liên tục chạy trong tâm trí con người.
NEGATIVITY BIAS – THÀNH KIẾN TIÊU CỰC: Thành kiến đã được cài vào trong quá trình tiến hóa của não bộ về việc ưu tiên (và do đó đánh giá) thông tin tiêu cực hơn là thông tin tích cực.
NEUROPLASTICITY – TÍNH KHẢ BIẾN THẦN KINH: Khả năng não bộ hình thành các kết nối và con đường mới, đồng thời thay đổi và thích ứng với cách các chu trình thần kinh hình thành dựa trên trải nghiệm của chúng ta.
NOCEBO EFFECT – HIỆU ỨNG NOCEBO: Một hiện tượng được khoa học ghi nhận, khi những kỳ vọng tiêu cực về chẩn đoán bệnh hay việc điều trị y tế dẫn đến kết quả tiêu cực trên thực tế.
NORMATIVE STRESS – CĂNG THẲNG THÔNG THƯỜNG: Các sự kiện căng thẳng có thể dự đoán trước và được mong đợi xảy ra phổ biến trong cuộc đời của một người, ví dụ: chào đời, kết hôn và chết.
PARASYMPATHETIC NERVOUS SYSTEM – HỆ THẦN KINH PHÓ GIAO CẢM: Một nhánh của hệ thần kinh thực vật (đôi khi được gọi là hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa”) chịu trách nhiệm bảo toàn năng lượng, giảm nhịp tim và thư giãn các cơ của đường tiêu hóa.
PLACEBO EFFECT – HIỆU ỨNG GIẢ DƯỢC: Một hiện tượng được khoa học ghi nhận, khi một chất trơ (chẳng hạn như một viên đường) có thể cải thiện các triệu chứng bệnh tật.
POLYVAGAL THEORY – THUYẾT ĐA PHẾ VỊ: Một lý thuyết do nhà tâm lý học Steven Porges đưa ra cho thấy dây thần kinh phế vị đóng vai trò trung tâm trong việc điều hòa hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến kết nối xã hội, những phản ứng với nỗi sợ, cũng như sức khỏe tổng thể về tinh thần và cảm xúc.
PREFRONTAL CORTEX – VÙNG VỎ NÃO TRƯỚC TRÁN: Vùng não chi phối các chức năng phức tạp như giải quyết vấn đề, ra quyết định, lập kế hoạch tương lai và siêu nhận thức (khả năng quan sát và suy nghĩ về những suy nghĩ của chính mình).
PSYCHONEUROIMMUNOLOGY – TÂM LÝ THẦN KINH MIỄN DỊCH HỌC: Một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về sự tác động qua lại phức tạp giữa tâm trí, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
REPARENTING – NUÔI DẠY LẠI ĐỨA TRẺ BÊN TRONG: Quá trình xác định lại cách đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tình cảm và tinh thần của đứa trẻ bên trong thông qua hành động tận tâm mỗi ngày.
RETICULAR ACTIVATING SYSTEM (RAS) – HỆ LƯỚI HOẠT HÓA THẦN KINH: Một bó dây thần kinh nằm trên thân não có chức năng sàng lọc sự tấn công của các kích thích trong môi trường và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hành vi, sự kích động, ý thức và động lực.
SELF-BETRAYAL – TỰ PHẢN BỘI: Một cơ chế đối phó mà chúng ta đã học được từ thời thơ ấu, trong đó chúng ta tự chối bỏ một số phần của bản thân để được người khác nhìn thấy, nghe thấy và chấp nhận.
SHADOW SELF – PHẦN TỐI CỦA BẢN THÂN: Những phần “không mong muốn” trong bản thân chúng ta bị kìm nén hoặc bị chối bỏ do sự điều kiện hóa và nỗi xấu hổ gây nên.
SOCIAL ENGAGEMENT MODE – CHẾ ĐỘ GẮN KẾT XÃ HỘI: Một trạng thái điều chỉnh của hệ thần kinh, trong đó chúng ta có thể đạt được sự an toàn và đảm bảo để trở nên cởi mở và dễ tiếp nhận các kết nối với người khác.
SOOTHING – XOA DỊU: Hành động trung hòa các trạng thái cảm xúc để trở lại trạng thái cân bằng nội môi.
SPIRITUAL TRAUMA – SANG CHẤN TINH THẦN: Trải nghiệm cảm giác không được nhìn thấy, nghe thấy hoặc được tự do thể hiện bản thân một cách chân thật, dẫn đến sự tách rời khỏi Bản ngã đích thực và gây nên đau khổ, cô đơn và sự hổ thẹn được hình thành một cách vô thức bên trong.
SUBCONSCIOUS – TIỀM THỨC: Phần sâu thẳm của tâm lý lưu giữ tất cả các ký ức, cảm xúc bị đè nén, những thương tổn thời thơ ấu và niềm tin cốt lõi của chúng ta.
SURVIVAL BRAIN – NÃO BỘ SINH TỒN: Trạng thái hệ thần kinh tập trung quá mức vào các mối đe dọa mà chúng ta nhận thức được, dẫn đến suy nghĩ trắng đen rõ rệt, sự hoảng loạn và cảm xúc nhất thời.
SYMPATHETIC NERVOUS SYSTEM – HỆ THẦN KINH GIAO CẢM: Một nhánh của hệ thần kinh thực vật chi phối phản ứng chiến hay biến với căng thẳng mà chúng ta nhận thức được.
TRAUMA – SANG CHẤN: Bất kỳ trải nghiệm nào mà một cá nhân không có khả năng điều chỉnh hoặc xử lý về mặt cảm xúc để thoát khỏi sự kiện đó, gây rối loạn hệ thần kinh của cơ thể. Sang chấn tác động đến mỗi người theo mỗi cách khác nhau do trạng thái điều kiện hóa của riêng họ và các kỹ năng đối phó học hỏi được, không thể định tính hay định lượng.
TRAUMA BONDING – LIÊN KẾT SANG CHẤN: Khuôn mẫu được điều kiện hóa, liên quan đến những người khác theo cách phản ánh hoặc tái hiện lại những gắn bó đầu đời của chúng ta với người chăm sóc. Liên kết sang chấn thường chứa đựng các động lực của sự chối bỏ tình cảm, không có ranh giới cá nhân, thù hận hoặc trốn tránh, có thể xảy ra trong cả quan hệ tình cảm và quan hệ đơn thuần.
VAGAL TONE – HOẠT ĐỘNG CỦA THẦN KINH PHẾ VỊ: Khả năng chuyển đổi giữa kích hoạt giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh để phản ứng với căng thẳng hằng ngày. Hoạt động của thần kinh phế vị kém sẽ dẫn đến phản ứng bị định hướng sai và nhạy cảm cao độ với các mối đe dọa mà chúng ta nhận thức được trong môi trường sống. Điều này gây kích hoạt quá mức các phản ứng của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng điều tiết cảm xúc và sự chú ý nói chung.
WISE INNER PARENT – PHỤ HUYNH THÔNG THÁI BÊN TRONG: Phương pháp nuôi dưỡng trong quá trình nuôi dạy lại đứa trẻ bên trong, tạo ra một câu chuyện nội tâm mà chính chúng ta sẽ chứng kiến mà không phán xét. Phụ huynh thông thái bên trong có thể nhìn, nghe, xác nhận và tôn trọng tất cả các trạng thái cảm xúc, hành vi và phản ứng bằng nhận thức đầy yêu thương.