Về đến nhà thì cũng đã mệt rã rời. Tuyền dù có tắm nước lạnh, uống trà dược thảo, bật cả hai bóng đèn cho sáng lóa cái phòng con, thì cũng không thức được. Tuyền chui vào giường, tự nhủ, thì đi ngủ. Mình sẽ chỉ như thế này hai năm nữa thôi, rồi sau đó sẽ chỉ làm những gì mình thích, còn bây giờ thì ngủ.
Trong giấc mơ, Tuyền thấy mình đi chơi với Khang. Tỉnh dậy nhớ lại cũng vui vui. Phải đến một năm rồi họ không gặp nhau, kể từ khi khai trương cửa hàng Tuyền làm việc. Tuyền không phải đợi lâu. Ngay chiều hôm sau, Khang gọi. Khang nói, Khang nhớ Tuyền, và muốn đi chơi. Tuyền cũng không tin vào câu nói này nhưng thấy cũng chẳng thiệt hại gì mà không nói : "Đêm qua Tuyền cũng nằm mơ thấy Khang!". Đến lượt Khang, chỉ trong điện thoại, cũng không giấu nổi vẻ nghi ngờ. Hai người ăn một bữa ăn cảnh vẻ và nhạt nhẽo trong một quán Huế. Lúc lấy xe, Khang hỏi: "Bây giờ mình đi đâu?". Tuyền hỏi lại: "Khang muốn mình đi đâu?". Ngoài đường, các phố đã ngập đầy nước. Mưa vẫn chưa dứt nhưng nhỏ hạt lại. Trong lùng bùng áo mưa, Khang nói, Khang muốn về nhà thay quần áo. Họ đi về nhà Khang.
Tuyền nói, chúng mình ẩu quá, coi chừng Tuyền có bầu. Đèn đường hắt vào cũng đủ soi cho Tuyền thấy Khang cười âu yếm: "Thì chúng mình nuôi nó!", rồi Khang sửa lại: "Khang nuôi!".
Tự nhiên Tuyền thấy thật là tình nghĩa khi nghe Khang khẳng định như vậy. Tuyền đi lấy khăn lau mặt cho Khang. Khi cái khăn chạm đến, Khang chợt rùng mình như muốn né. Khang không quen nhìn Tuyền như thế, Khang quen nhìn Tuyền lạnh lạnh, khó hiểu rồi.
Họ nằm, nhìn lên trần nhà và nhắc lại những câu chuyện từ cách đó 10 năm, lúc mới vào đại học. Đó là những câu chuyện lần nào gặp cũng nói và đã chết cứng lại rồi, nhưng kẻ hứng, người tung, còn có đối thoại. Bây giờ, Tuyền nghĩ, lại có thêm một câu chuyện để cùng nói. Tuyền nhắc lại: "Nhỡ đâu Tuyền có bầu?...". "Thì chúng mình cùng nuôi!", Khang vui vẻ lặp lại.
Tuyền thấy mình quan trọng hẳn và tự nhiên thành mỏng manh. Tuyền thấy mình bước đi có hơi chậm lại, và mắt khi nhìn có dịu đi. Tuyền bỏ uống kháng sinh, dù còn phải uống tới hai ngày vì Tuyền đang viêm họng, bài học vỡ lòng cô gái nào cũng biết là không nên uống thuốc khi đang có bầu. Tuyền cũng bỏ đi chơi đêm, sợ về cảm lạnh. Nghe nói ba tháng đầu bị cúm là quái thai.
Bây giờ, Tuyền chỉ nghĩ tới đứa trẻ. Tự nhiên, Tuyền nghĩ nó là con trai. Có thể vì Tuyền thích gương mặt Khang, với mũi dài và mắt xếch. Cũng có thể vì suốt 10 năm, chưa bao giờ Tuyền chắc Khang thuộc về Tuyền, nên một đứa con sẽ là một sợi dây ràng buộc, mà con trai ắt dây phải chắc.
Tuyền không đợi nhưng Khang cũng không gọi lại. Vả lại, Tuyền nghĩ cũng hơi sợ, gọi lại thì nói cái gì bây giờ, có bao nhiêu chuyện thì hôm nọ nói cả rồi. Nhưng Tuyền định sẽ có hôm Tuyền nói, Khang đừng lo, Tuyền nuôi con một mình. Chỉ cho Tuyền xin con được mang họ mẹ. Cái mà Tuyền mong chờ, cuối cùng, rất mơ hồ, là Khang phản đối. "Con Khang là của Khang!", Khang sẽ sừng sộ. Rồi Khang sẽ đưa Tuyền đi siêu âm. Khang sẽ đi sau Tuyền khi Tuyền bước lên cầu thang. Khang sẽ chở Tuyền đi làm vào những buổi sáng Tuyền gọi điện than mệt. Cả cơ quan sẽ phải xì xào trước cái bụng mỗi ngày mỗi lùm lùm. Tuyền sẽ không khai ra cho đến một hôm chỉ vào Khang hào hoa: "Bố của con em đó!"... Tưởng tượng đến khúc ấy thì Tuyền chán oặt cả người. Không, Tuyền muốn bí ẩn mặc áo bầu, Tuyền muốn mọi người tức tối khi Tuyền không chịu nói đó là con ai. Nói ra, câu chuyện đã khép lại.
Nhưng Khang vẫn không gọi lại. Tuyền đi qua cái điện thoại và hơi thắc mắc, có nên gọi cho Khang không. Nhưng nói cái gì? Tuyền không thể rủ Khang đi chơi. Tuyền thích mắt Khang cười, thích gia cảnh Khang, thích ngồi sau xe Khang đi ngoài phố cho mấy cô nhìn nhìn, nhưng phải đi chung, đi riêng thì gượng gạo. Tuyền cũng nhớ là mình chưa bao giờ lo cho Khang. Có vẻ như khó khăn nào Khang cũng thoát ra được, không phải bằng tài khéo, không phải bằng thông minh, mà bằng sự vô tâm. Khang vô tâm nên không có gì chạm đến Khang được. Cho nên Tuyền thắc mắc, có con rồi, Khang có yêu con không?
Tuyền sẽ yêu con như thế nào, Tuyền chưa biết. Tuyền vào cơ quan họp, nghe các chị bàn chuyện con cái mà tò mò. "Có con thì sao, có vui không?", Tuyền hỏi. "Vui lắm, nhưng mà cực. Cỡ em không biết có chịu nổi không!". Tuyền nghĩ, chịu nổi chớ. Hai mẹ con tôi ở với nhau. Buổi chiều mẹ qua nhà trẻ đón con ra, con mặc quần áo toàn bằng vải trắng, đi giày đỏ ; mặc thêm một cái gi-lê cho ấm, đội cái mũ có quai vào, đeo khẩu trang và cầm bong bóng, hai mẹ con mình về... Tuyền đi vào nhà sách, thấy bán cuốn dạy chăm sóc trẻ con. "Vừa nhấc bé bạn vừa phải nựng nịu bé", hình minh họa có em bé nằm ngo ngoe cười. Trong sách, người ta chơi với trẻ con, tắm cho chúng, cho chúng ngủ... như với búp bê. Nhưng khi chúng bệnh hay khóc lóc chắc không ai chụp ảnh. Những lúc đó, những lúc khó khăn đó, Tuyền khựng lại... Tuyền không thể một mình. Tuyền muốn gọi cho Khang: "Nếu Tuyền có con, Khang có phiền không?". Rồi Tuyền thấy việc đó vô ích quá chừng, Khang sẽ nói, không có chi, chúng ta sẽ nuôi, rồi lại im lặng không gọi điện thoại, biết đâu không gọi cả lúc "con chúng ta bệnh?".
Tuyền không chắc đã có đứa bé trong bụng chưa nhưng tình cảm dành cho nó đã bắt đầu phai nhạt. Bây giờ thì Tuyền không chắc mình có còn yêu đứa bé không nếu không có bố nó bên cạnh và chỉ còn nó như một cục nợ.
Tuyền biết, Khang chỉ cần gọi điện hỏi thăm thôi là Tuyền sẽ yêu đứa bé chưa rõ ràng này ngay. Nó quả thực không phải là đứa con của tình yêu nhưng ít nhiều lúc đầu cũng là tình cảm. Chẳng phải là Tuyền đã cúi xuống vuốt tóc Khang và nói Khang đừng hút thuốc nữa như nói với một ông bố của đứa bé trong bụng sao? Nếu không có tí tình cảm nào với Khang thì việc gì Tuyền phải nghĩ về đứa bé? Tuyền chưa đến tuổi để có bằng được một đứa con. Tuyền còn trẻ. Tuyền đi ngang cái điện thoại và kêu thầm, Khang ơi, gọi lại đi, cho Tuyền có lại cái tinh thần yêu trẻ. Khang không gọi lại, Tuyền cảm tưởng như cái thai không lớn thêm được nữa. Tuyền thấy thương nó. Nó như một đứa nhỏ chờ ba về mới chịu ăn cơm và đói lả, Tuyền nói, con ăn trước đi rồi ba sẽ về nhưng nó không nghe. Cái thai chờ đợi và giờ thì Tuyền không còn nhìn ra nó là con gái hay con trai. Trong óc Tuyền, nó rút xuống hình ảnh của một cái bào thai, nằm co co, đầu rất to, như trong mấy cuốn tạp chí vẫn hay đăng ảnh.
Một buổi sáng thức dậy, Tuyền tự nhiên thấy ghét Khang kinh khủng và ghét cả mình. Mười năm đã qua kể từ cái ngày đầu tiên Tuyền làm quen Khang trong căng tin trường. Tuyền thích Khang và thấy Khang vừa đẹp, vừa dễ mến, vừa không quý báu đến nỗi để Tuyền không dám đến làm quen trước. Nếu Tuyền thích Khang hơn, Tuyền đã không làm quen như thế. Nếu tình cảm của Tuyền dành cho Khang lớn hơn, Tuyền đã phải giấu đi vì sợ nó có thể bị sây sát. Rồi Tuyền rủ Khang đi uống nước, rủ Khang ôn bài mà không ngượng ngùng hay cân nhắc. Có những lúc Tuyền không thích Khang nữa, Khang cũng không được trân trọng đến mức Tuyền không dám nói thẳng ra. Tuyền không hề ân hận rằng mình có làm tổn thương Khang hay không, bởi lần nào gặp lại cũng vẫn thấy Khang tươi tỉnh như cũ. Có vẻ như Khang không nhớ chuyện gì cả. Tuyền thấy phí, nếu có yêu, ghét gì dành cho Khang.
Bây giờ, Tuyền ghét mình vì tự nhiên Khang rất không quan trọng như thế mà làm cho Tuyền phải đánh giá lại bản thân: "Mình xấu quá phải không? Mình lố bịch quá phải không?". Tuyền ước gì Khang gọi lại và rủ đi choi để Tuyền từ chối, trật tự cũ như vậy mới mong thiết lập lại được.
Mình già rồi, Tuyền nằm và nghĩ. Đời một người đàn bà chán thật với tuổi xuân không dài và càng về sau càng chỉ là chịu đựng và thất thế. Nhưng trước nay mình vẫn nói là không phải chịu đựng nếu mình không muốn chịu đựng co mà! Khi nào chán quá thì mình chết. Chừng nào còn chịu được thì cứ sống, bởi vì ai mà biết được, nhỡ đâu ngày mai có một chuyện vui roi xuống đời? Nhớ lại cái ý nghĩ về việc mình có thể tự quyết cuộc đời mình làm Tuyền thích thú. Tuyền bò dậy mở nhạc. Cái đĩa bị hỏng, giật cục. Mới đêm qua nó còn hát bình thường. Sự trục trặc đáng bực lúc đầu ngày này tự nhiên làm Tuyền nhớ đến đứa bé, nếu có nó, mình còn tự quyết được đời mình không? Hay là mình phải sống theo nó, ngay cả khi đời mình không vui. Mà nó là ai, nó chỉ là đứa con của một người bạn trai, chưa bao giờ mình thật yêu và bây giờ thì thằng ấy làm mình khó chịu. Tuyền bỗng thấy sự tự do của mình bị đe dọa. Tuyền không nghĩ tới chuyện đứa bé ngăn cản Tuyền đi lấy chồng. Tuyền cũng không sợ việc nó không cho Tuyền đi du lịch. Tuyền chỉ sợ, nó không cho Tuyền quyết định khi nào chấm dứt cuộc đời Tuyền.
Tuyền sẽ phải sống ngay cả khi không muốn sống nữa, chỉ vì nó. Mà Tuyền biết, Tuyền không thể bỏ nó. Tuyền sợ đẻ con ra không phải như mua búp bê về. Búp bê chơi chán thì cho ai đó hay bỏ vào tủ xong quên hẳn. Con thì không cho được trong khi Tuyền cũng không chắc có một ngày nào mình sẽ chán con không.
Tuyền không muốn nghĩ nữa. Tự nhiên Tuyền sợ đứa bé không khỏe nếu Tuyền cứ nghĩ mãi như thế này. Tuyền thấy thương nó và thương cả mình. Tuyền nghĩ nó đang nằm trong hồ nước và những nghĩ ngợi đen tối của mình làm cái hồ nổi sóng. Nó sẽ rất mệt, Tuyền tưởng tượng, và rồi nó yếu thần kinh. Tuyền muốn hai mẹ con yên bình, Tuyền gọi cho Khang. Máy ở nhà Khang không ai bắt, chắc Khang đi làm. Tuyền gọi theo Khang ra đường, máy di động bảo là "Nghẽn mạch". Không gọi được, Tuyền lại tự an ủi, thôi thế là may, biết đâu Khang nghĩ là mình muốn ràng buộc rồi nói nặng thì sao. Tuyền hú vía.
Bây giờ thì Tuyền đã không còn tưởng tượng ra nổi khuôn mặt của đứa bé vì thấy nó như không liên hệ gì đến Khang. Khang vẫn không gọi điện lại và Tuyền cũng mất hẳn sự đắn đo có nên gọi cho Khang hay là không. Tuyền không còn thắc mắc mảy may "Giờ này Khang ở đâu?". Tuyền không hề âu lo: "Hay Khang gặp chuyện gì?". Tuyền cũng chẳng còn thù oán hay trách móc. Tuyền soi gương và thấy mình tự nhiên khắc khổ. Đứa bé trong bụng bây giờ là của Tuyền. Một mình Tuyền đối đầu với nó. Buổi tối Tuyền lên kế hoạch chi tiêu nếu có nó. Một người giúp lúc mới sanh mà cũng có thể không cần, tự Tuyền xoay xở được. Tã và quần áo. Sữa và đồ chơi. Có nó Tuyền sẽ không đi làm thêm được, một mình lương chỉ đủ lúc nó không bệnh hoạn. Tuyền không tính phần Khang vào đây. Tuyền cộng bản dự toán lại và mệt mỏi khi thấy nó vừa khít tiền lương, không còn thừa lại một đồng nào có nghĩa là sẽ thiếu. Tuyền thấy vô lý quá và tức đến muốn đập nát cả cái máy tính. Tự nhiên một buổi tối nằm mơ thấy Khang, rồi hôm sau Khang gọi điện, và rồi Tuyền đang tự do hết mực bây giờ lại phải đau đầu vì cái kết quả của cuộc gặp nhau đó. Tuyền tức giận, mình đang thỏa hiệp đây, và chuyện này sẽ đem đến những kết quả không thay đổi được. Mọi chuyện mình đều có thể thí nghiệm, trừ việc thí nghiệm có một đứa con. Mình không chuẩn bị để có việc này. Mình còn nhiều việc phải làm. Mình bắt nó làm người khi chưa chuẩn bị gì cho nó. Mình tung nó ra cuộc đời trong khi chính mình nhiều lúc muốn từ bỏ. Mình chưa muốn có con. Mình không muốn có con...
Nhưng Tuyền không phải làm gì cả, đứa bé ấy không có. Khi biết mình không có bầu, Tuyền đang ngồi trên xe lửa. Tuyền nằm lắc lư, lắc lư trên cái võng của một người đi buôn. Tự nhiên Tuyền thấy hụt hẫng và buồn vô kể. Không phải là buồn phát khóc hay là muốn chết, hay là nghẹn ngào; Tuyền chỉ thấy buồn, có phần hỗn độn vô lý, như những ngày thi căng thẳng vừa hết, như những năm học cực nhọc vừa xong, vừa nhẹ gánh vừa man mác... Mà so sánh như vậy cũng sai nốt, Tuyền chỉ thấy cuộc đời trước mặt mình thăm thẳm, mới cách đây ít giờ nó còn rõ ràng, các nhiệm vụ nó đặt ra đáng ghét, nặng nề, nhưng cụ thể... Tuyền thấy thưong đứa bé không có thực ấy, mình đã tính toán chi li với nó, Khang cũng phải mất công trốn nó, mà nó có thực đâu. Tuyền định khi nào xuống ga rồi sẽ gọi cho Khang, giống như hồi bé choi trốn tìm báo cho nhau: "Ra đi!", nhưng chỉ thoáng nghĩ thế thôi trong một giây rồi mất ngay, bởi hình ảnh của Khang tự nhiên mờ mịt. Nó mờ nhanh quá làm Tuyền cũng hoảng nhưng quả thực nó mất hẳn rồi. Tuyền không muốn nghĩ nữa, bây giờ thì không phải vì sức khỏe của đứa bé, mà chỉ vì Tuyền muốn quên đi. Tuyền nằm lắc lư, lắc lư và ngủ thiếp đi, không nghe cả tiếng còi tàu rúc lên khi vào đến sân ga tỉnh lẻ...
- Phan Thị Vàng Anh
Being pregnant
Tuyền came home exhausted. Even after a cold shower, a glass of herb-tea, and two light bulbs on in the small room, she could not stay awake. She landed on her bed, "Just go to sleep", she told herself. I have to be like this in two years, after that I would do what I want, now sleep.
In her dream, she saw herself dating with Khang. Awake, she felt pleased. It must have been a year since they had met, since she started this business. Actually, Tuyền didn't have to wait for long. Right the following afternoon, Khang called saying that he missed her and suggested a date. She didn't believe it but didn't see anything wrong. She said, "Last night I saw you in my dream." It was Khang, through the phone, who couldn't hide his doubt. They both had a meal, trite and stale in a restaurant of Hue specialties. When they were leaving, Khang asked, "Where to go now?" Tuyền retorted, "Where you want to go?" Streets were all flooded. The rain had let up. In his raincoat, Khang said he wanted to go home to change clothes. Then they went to his house.
Tuyền said that they had been so careless, she might get pregnant. The street light was bright enough for her to see his sweet smile, "Then we take care of it." He corrected, "I do, I take care of it". Tuyền felt that his affirmation was so close, so solid.
Tuyền sought a towel for Khang who tried to avoid it when it touched him. He was not used to looking Tuyền so cold, so difficult to understand.
Then they lay down, looking up at the ceiling and told ten-year-old stories about when they began their university days. They were so many times repeated until they were rigid now, but they played the thrower and catcher with a dialogue. And now, thought Tuyền, there was another story to tell together. "It is likely that Tuyền is pregnant..." "Then we take care of the baby," Khang repeated with joy.
Tuyền considered herself important and at the same time fragile. She felt her steps slower and her look more gentle. She stopped taking antibiotic medicine though she had a sore throat, and was to take medicines for two more days - the first lesson for a pregnant woman was not to take medicines. She also stopped going out for the night, afraid of getting colds. Rumor had it that the pregnant woman who got a cold during the first three months of pregnancy would bear a deformity.
For the moment, her first and last thought was about the baby-to-be. Naturally, she thought it would be a boy. Maybe because she likes Khang's face with a long nose and slanting eyes. Maybe during ten years, Tuyền hadn't been sure of the bond that bound Khang and Tuyền. Now a child would make it tighter, especially a boy.
Tuyền was not waiting for him, but he didn't call back. Anyway, she didn't know what to tell him, she had talked to him all that was needed the other time. But there would be time, she thought, when she would tell him that she would take care of the baby, that he wouldn't have to worry about it. Only the baby would bear its mother's family name. What she had been looking forward to was, finally, refused by Khang, "Khang's child is his!"
Khang would get angry and then he would take her to a clinic for an ultrasound check.
Khang would walk behind her when she went up the stairs. Khang would carry her to her work when she called complaining that she wasn't feeling well. The whole office would talk about the growing belly. She wouldn't talk until a day she pointed to the gentle man, "That's my son's father". She felt real tired coming to this part of imagination. No, no. She would like to wear a pregnant woman robe in secret, she wanted everybody to get irritated because of her being silent about the boy's father. If she didn't, the story would be tìnished.
But Khang did not call back. She passed by the phone not knowing if she would call him. But what to say? Unable to ask him out. She liked his smiling eyes, his family status, she also liked to ride with him to be admiringly looked at by other girls. But it would be done together with other people, they would not be alone together. She also remembered she had never taken care of him. It seemed that Khang could manage to get out of any trouble, not by deftness, not by intelligence, but by indifference. Being indifferent helped him to escape every bad situation. Tuyền came to ask herself whether he would love his child, if any.
How to love the child, she didn't know yet. Tuyền was curious to hear her colleagues discuss their children. "How does it feel to raise children, is it fun?" She asked. "A lot of fun, but hard work, too. Could people like you bear the hardship?" She thought she could bear it. Mom and child living together. In late afternoon, I would pick the child up at kindergarten. The child in white, and red shoes, with a blouse on, a hat with a strap, a mask and holding a balloon... Mom and child going back home... Tuyền walked into a bookstore, saw a child - care book. The caption in the illustration of a smiling baby on a cot, "Pick him up and fondle him at the same time." In the book, mother is playing with the baby, bathing it, putting it to sleep... like with a puppet. No pictures of baby crying, or baby falling ill. Those are difficult times. Tuyền hesitated, she could not be alone. She wanted to call Khang, "Would you mind my having a baby?" Then she soon saw it useless, he would say, "No problem, we will both take care of it," then stayed silent not calling and who knew, not even when the baby was sick?
Tuyền was not quite sure if there was a baby in her belly, but the affection for it began to fade away. Not sure either if I love the baby without its Dad beside and still had it as something to be forced to possess.
She knew that simply if Khang called to ask about it, she would love this would-be baby. It was not just a baby of love but of affection at the beginning. Wasn't it true that Tuyền had stooped to comb Khang's hair saying that Khang would stop smoking as one did with a would-be baby's father? If she had not loved Khang, then would she have thought of the baby? She would not have to have a baby, for her age. She was still young. She walked past the phone murmuring, "Khang, call me, so that I could give the child affection. Without his call, she had the impression that the embryo would not grow. Tuyền felt she loved it. It was just like a child, too hungry, who waited for his father's return to eat himself. Tuyền said for him to eat first but he didn't listen to her. The embryo was waiting and she didn't realize if it was a male or female one. In her mind, it was reduced to an embryo, cowering, with a big head as it should look in magazines.
Up one morning, Tuyền felt she extremely disliked Khang and she hated herself too. Ten years had passed since the first day when she had made his acquaintance in the school canteen. She liked him because he was handsome and lovely, not too far off for her to be the first one to make his acquaintance. If she had liked him more than that, she wouldn't have acted that way. If her like for him had been greater, she would have hidden it for fearing it would be snatched away. Then she asked him out, asked him to review the lessons without shyness or consideration. There was a time when she stopped liking him, he was not appreciated to the extent that she would not be outspoken. She didn't feel sorry whether or not she had hurt him, for he would behave like new each time they saw each other again. He seemed not to remember anything. She felt it a waste to have any sentiment for him.
Now she felt she hated herself because, for no reason, he was such an unimportant man while she had to evaluate herself, "Am I so ugly? Or so silly?" She wished he would call and ask her out so that she could refuse, then the old order would be re-established.
I was of old age, she thought. So stale was a woman's life with her short young age, and all the more disadvantageous and suffering with age. But as always, she said she would not suffer if she did not want to take it that way. She would die if she could no longer suffer. She just went on living as long as she could accept it for, who knew, some day, a lucky strike would fall on you. Remembering the idea of self-decision pleased her. She crawled up to turn on the cassette player. It didn't work, the disk being broken. It had been OK the night before. The wrong thing at the beginning of the day reminded her of the baby, could she make decisions on her own life, if there was such a baby? Or I had to live accordingly, even if my life was sad. But who was it? Only the baby I had from a boyfriend, whom I had never loved truly and now it bothered me. She suddenly felt that her freedom was threatened. She didn't think of the baby's stopping her from getting married. Nor did she fear that it prevented her going on her vacation. Only did she fear that it didn't let her end her own life, that was, she was forced to live on even if she didn't like it, just because of it. Also, she knew that she couldn't get rid of it. To have a baby, she was afraid, was not like having a puppet. When you get bored with a puppet, you could give it away or put it in a closet and forget it. A baby, she could not give it away and she wasn't sure whether she would be bored with it someday.
Tuyền didn't want to think more. Naturally, she was afraid that her continuous thinking would be bad for the baby. She felt like it and herself, too. She thought that it was lying in a shower tub and her silly thoughts made it boil. It was so tired, she imagined, and then mentally weaked. She wanted both mom and baby safe, she called Khang. No answer, maybe he was at work. She followed him in the street, his cell phone said "not working." No call possible, but "lucky me," who knew, Khang thought she would want to stick to him and then would speak bad things to her. What a relief!
Now she couldn't imagine the baby's face because she saw no link between Khang and it.
He still didn't call her and she herself lost her concern about whether to call him or not. She didn't at all ask herself such question as "Where is he now?" or, "Is he in trouble?" She had no hatred or blame for him. She looked at herself in the mirror and saw herself depressed. The baby inside her was hers. Only she was to confront it. That evening she made a list of costs if he was born. A helper might be needed at birth time, or might not, she could manage to do everything. Diapers and clothes. Milk and toys. With the baby she couldn't have a second job, her salary alone was enough, if the baby was not ill. No Khang's part here. She did the addition and tiredly saw the amount fit her salary, not a cent left and that meant she suffered a great loss. She couldn't accept it and wanted to destroy the computer. Then she saw Khang in a dream one night, he called the following night. That was the time when she had to stop her freedom and migraine with the result of the dating. She was angry, she was in a compromise which would bring fixed results. She could experiment upon everything except on having a baby. "I am not ready for this. I have many other things to do." We make him a human while we haven't made him ready for it. We put it in life while we ourselves want to abandon it. We don't want to have children...
Finally, Tuyền didn't have to behave like that, there was no such baby. She was on the train when she knew she was not pregnant. She was then rocking on a hammock, a peddler's. She felt frustrated and extremely sad, not sad to death, not to tear, or suffocation; she felt like vomiting, like being absurdly confused seemingly at the end of stressful examination days, of a hard school year, both relieved and vague... But the metaphors seemed wrong. Life ahead was bottomless, which had appeared clear and well- defined some time before, with difficult and hateful but well-defined tasks. She felt like that virtual baby, "I had minute estimations on its behalf, and Khang had the bother to avoid it, but it was not real." She intended to call Khang at the destination, like in a hide-and-seek game played in their childhood: "Come out;" but the idea came to her mind in a minute then disappeared, Khang's image also faded out, so quickly and surprising that Tuyền was greatly startled but it was true: everything had gone by. Tuyền was not to go on thinking, not for the sake of the baby's health, but just for her own forgetfulness. She was rocking, rocking gently and went to sleep, deaf to train whistles when it came to the station of a small province...
- Phan Thị Vàng Anh