"Đằng sau đó vẫn tồn tại những cuộc chiến cho đạo đức - phẩm hạnh, nhằm níu kéo một chút danh dự, hòng gìn giữ một viên ngọc cho những linh hồn tội nghiệp của chúng ta."
Các bạn có nhớ rằng, người Ireland khi được hỏi: “Không phải ai cũng là người tử tế, đúng không?”
Họ đã trả lời: “Đúng vậy, và cũng có rất nhiều người tốt hơn thế.”
Tương tự như vậy, Tolstoi đã thay đổi những định kiến trong xã hội của chúng ta. Ông thể hiện cảm tình dành cho những người nông dân và gạt những người thuộc tầng lớp trí thức giống như mình sang một bên.
Người ta cho rằng ở Chautauqua có quá ít sự mệt nhọc và cả những căng thẳng. Song, sâu thẳm trong linh hồn của những người dân ở đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng có điều gì đó đã bị giấu đi. Có thể là sự căng thẳng bên trong, hoặc những đức tính quan trọng mà ta không thể nào tìm thấy khi cần. Và, sau tất cả, câu hỏi đó lại xuất hiện và đòi hỏi chúng ta trả lời.
Liệu rằng hoàn cảnh sống và môi trường xung quanh – nơi mà tính cách con người được thể hiện – có tác động như thế nào tới kết quả?
Liệu có phải những lợi ích thiết thực, những giá trị vật chất là thước đo cho lòng can đảm, sự tử tế, tính kiên nhẫn, và lòng không tham cầu?
Nếu chúng ta được giáo dục một cách bài bản nhằm phụng sự những nhiệm vụ khó khăn, liệu chúng ta có tốt đẹp hơn một kẻ mù chữ, chỉ biết chặt cây, vác nước để sống?
Triết lí của Tolstoi đã khai sáng cho nhân loại, dù nó vẫn tồn tại một số quan điểm trừu tượng sai lầm – đó là chủ nghĩa bi quan và thuyết hư vô phương Đông của Tolstoi. Ông tuyên bố rằng sự thật của tất cả hiện tượng trên thế giới và khác biệt nó tạo ra đều chỉ là một sự xảo trá.
Sự xảo trá là thứ mà những người phương Tây thường chẳng bao giờ tin. Nó thừa nhận hoàn toàn rằng, những niềm vui và tính cách bên trong là một phần bản chất của cuộc sống. Nhưng chắc chắn, những phần tích cực khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó.
Sự ngu ngốc của chủ nghĩa lãng mạn nhằm thừa nhận tính chất anh hùng chỉ được tạo tác, được trông thấy và được thổi phồng qua những trang sách
Thế cũng có nghĩa là chúng ta thật xuẩn ngốc khi chỉ nhìn ra những đôi giày bị vấy bẩn và chiếc áo đẫm mồ hôi trên những cánh đồng. Nó thực ra là một sự ngụy trang ở Chautauqua, trong trường học, tại kho bãi hay trên tàu chở hàng, và trong những tòa lâu đài nguy nga của Sa hoàng.
Nhưng theo bản năng, chúng ta thường kết hợp hai điều đó để đánh giá toàn bộ ý nghĩa của một con người. Chúng ta cho rằng, đó là một sản phẩm của tính cách bên trong và hoàn cảnh bên ngoài (Nếu có một sản phẩm như vậy, liệu chúng ta có thể cân đo đong đếm hay đánh giá được không?) Kì thực, chúng không đơn lẻ mà luôn song hành với nhau.
Nếu sự khác biệt của hoàn cảnh bên ngoài không có ý nghĩa gì với cuộc sống, thì tại sao vẫn luôn có những tính cách khác nhau ấy cùng tồn tại? Và hơn hết, hoàn cảnh đó cũng là những nhân tố quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.