Chúng ta luôn nhìn nhận một cách sai lầm, chúng ta luôn tự phụ khi đánh giá một cách độc đoán về giá trị của người khác.
Có một nghịch lí rằng, con người và thú cưng luôn được kết nối một cách thân tình hơn bất cứ mối quan hệ nào khác. Ngoài mối quan hệ tình thương mến thương ấy, con người chúng ta dường như chẳng bao giờ để tâm đến cuộc sống của ai khác quanh mình. Ta vui cười trước những mảnh xương chôn dưới hàng rào, hay say sưa trong mùi của cỏ cây, của ánh đèn đường. Những người quanh ta lại thích thú với văn chương hay nghệ thuật. Bạn nghĩ xem, khi bạn ngồi thưởng thức câu chuyện lãng mạn cảm động nhất mà bạn từng đọc, chú chó sục cáo1 sẽ phán đoán hành động của bạn. Nhận thức của bạn về hành vi của chú chó thường bị che mờ bởi những hành động đáng yêu nó dành cho bạn. Chú chó ngoan ngoãn ngồi yên một góc, chờ chủ nhân của mình dắt đi dạo, hay ném cho mảnh gậy để chơi đùa. Lúc ấy, bạn chỉ mơ hồ nhìn chằm chằm vào một thứ mà không thể cảm nhận hay nhận thức được về bản chất thật sự của nó. Liệu đây có phải là một căn bệnh kì lạ đang xảy ra với chúng ta mỗi ngày không?
1 Fox-terrier: Một loại chó săn thuộc giống chó sục của Anh, lông mượt và ngắn, thường nuôi để chơi hơn là đi săn.
Người nguyên thủy châu Phi có vẻ rất gần với sự thật, nhưng tiếc thay, họ lại bỏ lỡ nó. Đám người ấy tụ tập xung quanh những du khách người Mĩ, họ giật lấy tờ rơi quảng cáo thương mại New York mà vị khách mang theo và đọc ngấu nghiến từng mục. Khi vị khách đi qua đám đông tụ tập, những người bản địa này sẵn sàng trả cho anh ta một cái giá khá cao chỉ để sở hữu vật thể bí ẩn đó. Chúng tôi đã hỏi tại sao họ lại muốn có nó đến vậy, họ đồng thanh trả lời: “Cho bổ mắt.” Đó là lí do duy nhất họ có thể nghĩ ra sau khi lướt tầm mắt trên tờ quảng cáo – trên những thứ rất bề mặt.
Sự phán xét trên cương vị của người xem chắc chắn sẽ làm họ bỏ lỡ bản chất của vấn đề và họ không bao giờ hiểu được sự thật.
Một cái nhìn khách quan sẽ biết phần nào sự thật của cuộc đời – điều mà đám đông phán xét không thể nào nắm bắt được
Người khách quan hiểu rõ mọi thứ hơn, còn kẻ phán xét thực ra chẳng hiểu gì. Ở đâu có xung đột, ở đó nhất định phải có một bên hiểu rõ vấn đề, trong khi bên còn lại vẫn đang mù mờ với nó.
Tôi sẽ lấy một ví dụ của cá nhân tôi, nhưng tôi chắc chắn nó cũng xảy ra với những người khác mỗi ngày.
Cách đây vài năm, trong chuyến hành trình đi qua vùng núi phía Bắc Carolina, trước mắt tôi là những ngọn đồi, tầng tầng lớp lớp đan xen giữa các thung lũng. Chúng vừa được dọn sạch và cây bắt đầu được trồng lại. Ấn tượng trong tâm trí tôi khi ấy là sự nghèo đói vẫn còn đó, rất rõ rệt. Những người khai hoang đã chặt đi khá nhiều cây có giá trị sử dụng và mảnh đồi chỉ còn trơ lại những gốc già cằn cỗi. Họ cắt tỉa tán lá xung quanh thân để nó không đổ bóng râm. Sau đó, họ dựng một cái chòi bằng gỗ, trát đất sét lên các rãnh hở và bao xung quanh bằng một hàng rào cao hình zigzag để ngăn gia súc chạy vào. Cuối cùng, họ trồng lác đác vài cây ngô giống Ấn Độ giữa những gốc cây trơ khấc, xen lẫn đống mùn cưa sót lại. Cả gia đình, vợ chồng con cái ở đấy chỉ với một cái rìu, một khẩu súng, một vài đồ dùng, mấy con lợn và gà thả rông trong rừng. Đó là tất cả tài sản mà họ có.
Một khi rừng đã bị phá hủy, những hành động nhằm “cải thiện” tình trạng đó là một điều khủng khiếp, và chẳng khác nào một loại ung nhọt. Sự bù đắp nhân tạo không thể nào thay thế được vẻ đẹp của tự nhiên. Đó quả thật là một cuộc sống ăn xổi ở thì, tạm bợ trước mắt. Hay như những thủy thủ trên tàu viễn dương thường nói:
Sự trần trụi đã khiến con người quay trở lại thời kì nguyên thủy một lần nữa, và trớ trêu thay họ chẳng thể tạo ra bất cứ thành tựu đáng kể nào
Trở về với thiên nhiên! Tôi thường nhắn nhủ với mình như vậy mỗi khi trong lòng cảm thấy bức bối bởi sự ảm đạm thê lương. Nói về cuộc sống nơi làng quê, cả người già lẫn trẻ nhỏ đều phải vật lộn chiến đấu. Nhưng trong cuộc chiến này, thứ họ có chỉ là một mảnh đất hoang tàn cùng hai bàn tay trắng. Sẽ chẳng có chiến lợi phẩm nào thu được từ sự canh tác như vậy. Những vẻ đẹp và tạo phẩm có được từ ngàn xưa đều thiêng liêng và cao quý. Chúng là những di sản mà chúng ta được kế thừa. Nhưng chắc chắn, chẳng có con người hiện đại nào sẵn sàng sống một ngày trong tình trạng thô sơ và trần trụi như thế.
Sau đó, tôi nói với người bạn đồng hành đang lái xe cho tôi rằng: “Kiểu người nào sẽ cần đến những điều mới mẻ đó?” “Tất cả chúng ta.” Anh ta đáp lời. “Tại sao? Chúng ta hẳn nhiên sẽ thấy mình bất hạnh nếu như chúng ta không có nổi một mảnh đất để cày cấy.” Một dòng cảm xúc lướt nhanh qua tâm trí tôi, và tôi biết mình đã mất đi toàn bộ ý nghĩa thực sự về nơi này. Bởi lẽ với tôi, càng thanh minh thì càng vô nghĩa, và chẳng thể bóc trần sự thật.
Hơn hết, tôi nghĩ rằng những người có đôi tay rắn chắc và chiếc rìu thuần thục ấy không nằm ngoài câu chuyện này. Nhưng khi họ nhìn vào những gốc cây gớm ghiếc còn sót lại, họ nghĩ đó là một chiến thắng của riêng mình. Những đường rãnh, những vết cắt và những đường xẻ như minh chứng cho những giọt mồ hôi, sự kiên trì và những phần thưởng cao quý. Cái chòi là nơi bảo vệ an nguy của bản thân và vợ con họ. Tóm lại rõ ràng, điều còn lưu lại trong tôi chỉ là quang cảnh tệ hại của sự tàn phá. Còn với những kẻ du mục ấy, đó là biểu tượng về giá trị đạo đức và là bài ca khải hoàn cho những nhiệm vụ, tranh đấu và thành công.
Tôi không thể hiểu được lí tưởng kì lạ của họ, và chắc chắn họ cũng sẽ không thể hiểu được lí tưởng sống của tôi, hẳn như cách họ lén nhìn trộm cách sống của tôi khi tôi còn ở Cambridge – nếu như họ có cơ hội làm điều ấy.
Ở bất cứ đâu trên hành trình của cuộc sống, sự tiến bộ luôn thổi một niềm say mê cho những người sống với nó. Cuộc đời với mỗi người vì thế trở nên ý nghĩa hơn