Phật nói, mọi vấn đề trên thế gian đều có cách giải quyết, cách giải quyết ấy chính là nắm chắc điểm mấu chốt của vấn đề. Có những việc xem ra rất khó là vì chúng ta bị hiện tượng bên ngoài làm cho mê hoặc, không nắm chắc được điểm mấu chốt sở tại của vấn đề vậy.
Nên đem tinh lực đặt ở việc cần làm
Chúng ta biết, tinh thần và thể lực của một người hữu hạn, nếu quan tâm quá việc bản thân không liên quan, sẽ phân tán tinh thần và thể lực. Chúng ta phải đặt tinh thần và thể lực ở chỗ cần thiết, tập trung làm hết sức mình, như thế mới có thể thu hoạch tất cả.
Mọi người thường hỏi đức Phật: “Đức Phật sau khi chết sẽ đi về đâu?” Bấy giờ đức Phật mỉm cười, im lặng, không nói một lời nào cả. Nhưng vấn đề này đưa ra hết lần này đến lần khác, xem ra mọi người rất quan tâm.
Để đáp ứng nhu cầu đầy đủ tâm hiếu kỳ của mọi người, đức Phật bảo với đệ tử của Ngài rằng: “Hãy mang đến đây một ngọn nến nhỏ, ta sẽ bảo cho các con biết Phật sau khi chết sẽ đi về đâu”.
Các đệ tử liền mang nến đến, đức Phật dạy: “Hãy thắp sáng ngọn nến lên, rồi mang đến cạnh ta, để ta nhìn ánh sáng của ngọn nến”.
Đệ tử mang ngọn nến đến trước mặt đức Phật, còn dùng tay che lại, vì sợ gió thổi tắt ngọn. Nhưng Phật bảo đệ tử của Ngài rằng: “Vì sao lại phải che chứ? Lúc cần tắt tự nhiên nó sẽ tắt, ngăn lại chẳng có tác dụng gì. Cũng giống như chết vậy, đó là điều mà chúng ta không thể tránh khỏi”. Thế là đức Phật thổi tắt ngọn nến, nói: “Có ai biết được ánh sáng của ngọn nến đi về đâu chăng?” Đệ tử người này nhìn người kia, người kia nhìn người nọ, không ai nói với ai lời nào cả.
Đức Phật dạy: “Phật chết cũng giống như ngọn nến thổi tắt vậy, ánh sáng của ngọn nến đi đến đâu, đức Phật khi chết sẽ đi đến đó. Cùng với đạo lý hỏa diệm thổi tắt giống nhau vậy, đức Phật chết đi Ngài cũng sẽ bị tiêu diệt. Ngài là một bộ phận của chỉnh thể, Ngài và chỉnh thể cùng còn mất. Hỏa diệm là cá tính, cá tính tồn tại trong chỉnh thể, hỏa diệm tắt rồi, thì cá tính cũng sẽ mất đi, nhưng chỉnh thể vẫn còn tồn tại”.
Đức Phật nói tiếp: “Không cần quan tâm đến Phật sau khi chết đi về đâu, Ngài đi đến đâu không quan trọng, điều quan trọng là làm thế nào để trở thành Phật. Đợi đến lúc các con đốn ngộ, các con sẽ không còn hỏi lại vấn đề này nữa”.
Phá vỡ định kiến tư duy mới có thể phá vỡ được tất cả
Khi suy xét vấn đề, đừng chỉ một mặt chuyển tới chuyển lui ở bên ngoài, càng không nên đâm đầu vào chỗ chết, như thế chỉ ngày càng lạc đề; nên suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ, đập tan cách tư duy của mình theo xu hướng bình thường, chỉ như thế, mới phá vỡ tất cả.
Có một thiền sư viết hai câu kệ, bảo các đệ tử nghiên cứu tìm hiểu, hai câu kệ đó là: “Hai người cùng đi dưới trời mưa kéo dài liên miên, làm thế nào chỉ có một người không bị ướt.
Các đệ tử xem xong đề mục, liền cùng nhau bàn luận rất sôi nổi.
Đệ tử thứ nhất nói: “Hai người cùng đi dưới trời mưa, nhưng chỉ có một người không bị mưa thấm ướt, đó là vì anh ta mặc áo mưa”.
Với lời giải thích này thiền sư không đánh giá gì cả, chỉ lắc đầu nhè nhẹ.
Một đệ tử khác liền nói: “Đó là do có một trận mưa cục bộ, chỗ này có mưa, nhưng chỗ khác không mưa, hiện tượng này tuy không thường thấy, nhưng cũng không thể xem là hiếm thấy. Cho nên hai người cùng đi trong mưa, mới có một người không bị ướt, vì anh ta đi ở chỗ không có mưa”. Nói rồi, anh nhìn sang thiền sư.
Tiền sư vẫn im lặng không nói gì.
Người thứ ba đứng dậy nói với vẻ đắc ý rằng: “Các anh đều sai cả! Mặc áo mưa gì chứ, mưa cục bộ gì chứ”. Anh ta tiếp tục nói với vẻ khinh thường ngạo mạn, “thật là khiên cưỡng quá mức, thật ra đạo lý đó rất đơn giản, chắc chắn một người đi dưới mái hiên nhà, nên mới không bị mưa ướt”.
Nói xong, anh ta chuẩn bị đón nhận lời tán dương với vẻ dương dương tự đắc.
Thiền sư mỉm cười nhìn anh ta, sau đó nói với các đệ tử: “Các con đều chấp đắm vào điểm ‘người không bị ướt’, nhưng lại đều đi vào ngõ cụt không lối thoát. Kỳ thực, cái gọi là ‘người không bị ướt’ đó, chẳng phải là hai người đều đang bị mưa ướt sao?”
Nắm chắc điểm mấu chốt mới có thể giải quyết căn bản vấn đề
Khi giải quyết vấn đề, không nên bị hiện tượng bên ngoài của vấn đề làm cho mê hoặc, phải tìm ra điểm mấu chốt sở tại của nó. Chỉ có nắm chắc điểm mấu chốt, mới có thể giải quyết vấn đề trên căn bản được.
Ngày xưa, có một người giữ vườn trông giữ cả một rừng cây. Trong vườn có một cây độc rất lớn. Mặc dù cây này có độc, nhưng hình dáng vô cùng đẹp, những nhánh cây vươn ra rất lớn trông giống như chiếc ô che khắp bầu trời. Nhiều du khách đến vườn tham quan thưởng ngoạn, dừng lại dưới gốc cây độc hóng mát nghỉ ngơi, kết quả đã chạm vào hơi độc, một số người đầu đau như búa bổ, một số người đau lưng vô cùng, một số người thậm chí nằm mãi dưới cây vẫn không thể dậy được.
Người giữ vườn biết rằng đây là một cây độc hại, lại tận mắt chứng kiến mọi người nghỉ ngơi dưới gốc cây này không bị mắc bệnh thì cũng mất mạng, ông bèn quyết định dùng đao chặt cây độc hại.
Ông tìm được một cây búa dài hơn một trượng, đứng cách đó rất xa rồi chặt đổ cây độc. Nhưng có một điều kỳ lạ, chưa đến 10 ngày, cây độc kia sống trở lại, cành lá tươi tốt xum xuê hơn trước, xòe thành từng tán xung quanh, cuộn lại trông rất đẹp, có nhiều chỗ rất kỳ diệu, mọi người nhìn thấy không ai là không thích.
Do mọi người không biết đầu đuôi ngọn ngành, chỉ nhìn thấy một nơi đẹp như thế tranh nhau đến cây độc hóng mát. Nhưng khi ánh mặt trời còn chưa khuất bóng, mọi người đều gặp phải vận rủi ro bị cây độc làm hại.
Người giữ vườn nhìn thấy, giống như cảnh trước đây, liền mang cây búa dài đứng từ xa để chặt. Nhưng chưa đầy bao lâu, cây độc kia lớn khỏe trở lại, dáng nó còn đẹp hơn so với lúc trước. Chính vì thế, người giữ vườn đã chặt đi chặt lại những mấy lần, nhưng mỗi lần chặt xong không bao lâu thì cành lá của cây độc kia càng lớn và càng đẹp hơn.
Vợ con, người hầu, bà con thân thích và cả gia tộc của người giữ vườn vì ham muốn hưởng lạc, hóng mát dưới cây độc, đều bị mất mạng, còn lại một mình người giữ vườn cô độc, hằng ngày phải sống trong buồn khổ, khóc than.
Không bao lâu, ông ta gặp được thiền sư, ông khóc lóc và kể lại nỗi bất hạnh của mình. Thiền sư nghe xong, nói với người giữ vườn: “Ông sở dĩ gặp những điều không may và đau khổ thế này, hoàn toàn do mình ông tạo ra! Nếu muốn ngăn dòng nước chảy, trước hết phải đắp cao đê điều; nếu muốn chặt đứt cây độc, phải đào gốc rễ cây lên! Chứ như ông mỗi lần chỉ chặt những cành khô của cây độc, cũng giống như tỉa lại cây lá cho nó tốt thêm mà thôi, sao có thể gọi là chặt cây được chứ? Bây giờ ông hãy nhanh đi đào gốc cây đó lên nhé!
Vứt bỏ hết tạp niệm mới có thể thành công
Khi mọi người tìm cầu sự nghiệp, phải vứt bỏ hết những tạp niệm dư thừa, đem hết sức lực và thời gian của mình đặt vào việc có liên quan đến sự nghiệp, mới có thể thành công trong mọi lĩnh vực.
Lục Tổ Huệ Năng thuở nhỏ vì nhà nghèo mà thất học, nên không biết chữ, nhưng Huệ Năng là người con vô cùng có hiếu đối với cha mẹ, hằng ngày lên núi chặt củi mang về đổi gạo để nuôi mẹ già. Một ngày, trên đường đi Huệ Năng nghe được tiếng tụng kinh của một hòa thượng, liền dừng chân chăm chú lắng nghe. Lúc bấy giờ Huệ Năng nghe được câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, lòng cảm động dâng trào không thể dùng lời diễn tả được. Thế là, hòa thượng kia bảo cho Huệ Năng biết đây là chỗ chép “Kinh Kim Cương”, lại chỉ dẫn cho Huệ Năng ở núi Hoàng Mai có thiền sư Hoằng Nhẫn, đang giảng kinh này, dạy người đạo lý kiến tính thành Phật.
Từ đó, Huệ Năng lập chí xuất gia, chỉ tiếc còn có mẹ già không nỡ rời xa. Sau đó một người có thiện tâm giúp đỡ chăm sóc mẹ già, Huệ Năng mới yên tâm đến chỗ ngài Hoằng Nhẫn để tu đạo. Mỗi ngày Huệ Năng đều giã gạo trong phòng, âm thầm tu hành, cuối cùng đã lĩnh ngộ được ý nghĩa câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, đây chính là tất cả sự vật tồn tại đều rời xa tâm.
Tổ Hoằng Nhẫn biết được Huệ Năng có ý chí cầu đạo, vào một đêm, Tổ cho gọi Huệ Năng đến phòng mình, bảo với Huệ Năng rằng: “Không biết tâm, học Phật vô ích, thấu rõ tâm này liền thành Phật”.
Không lâu sau, Tổ Hoằng Nhẫn bảo với các đệ tử: “Ta muốn đem thiền pháp truyền trao cho một người, bất cứ ai cũng được. Chỉ cần các con dùng lời kệ biểu đạt cảnh sở ngộ của mình, vả lại có thể đúng với chân lý cốt tủy của thiền, ta sẽ truyền trao tâm pháp cho người đó”.
Đương thời đệ tử của Tổ Hoằng Nhẫn có hơn 800 người, nhưng đến lúc này mọi người lại sợ hãi rụt rè chẳng ai dám làm kệ cả.
Sau đó có một vị cao đồ là Thần Tú cuối cùng đã viết một bài kệ, đem dán trước hành lang Tổ Hoằng Nhẫn thường đi qua: “Thân thị Bồ đề thọ, tâm như minh kính đài. Thời thời cần phất thức, mạc sử nhiễm trần ai”. (Thân là cây Bồ đề, tâm như đài gương sáng, luôn luôn phải quét sạch, chớ để nhiễm bụi trần.)
Bài kệ này vừa dán lên, mọi người đều tán thán khen ngợi, ngay cả Tổ Hoằng Nhẫn cũng tán thưởng, nhưng Huệ Năng trái lại nói: “Bài kệ của Thần Tú tuy có điểm chân thật, nhưng cũng không hay như thế”. Mọi người đều không hiểu lời đánh giá của Huệ Năng, bởi vì Thần Tú là một vị vừa học thông cả nội lẫn ngoại điển, lại là một vị có đạo đức và danh vọng cao quý, thường thay Tổ Hoằng Nhẫn giảng đạo, còn Huệ Năng chẳng qua chỉ là một tên giã gạo dốt nát quê mùa mà thôi.
Thế là Huệ Năng bèn làm một bài kệ, sau đó nhờ người dán bài bài kệ của mình bên cạnh bài kệ của Thần Tú: “Bồ đề bổn vô thọ, minh kính diệc phi đài. Bổn lai vô nhất vật, hà sử nhạ trần ai”. (Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, bụi trần bám được thay?)
Mọi người đọc bài kệ xong vô cùng kinh ngạc, vì bài kệ này đã biểu đạt một cách rõ ràng hết tất cả chân đế của thiền.
Do đó, y bát của Tổ Hoằng Nhẫn cuối cùng được trao cho Huệ Năng.
Nếu quá bận rộn sẽ không có thời gian cảm thấy già
Đứng trên mặt ý nghĩa nào đó mà nói, thường là một thứ cảm giác, là một thứ tâm thái. “Không có thời gian già”, thực ra chỉ là trong tâm không có quan niệm già. Nếu suốt ngày làm việc có ý nghĩa, sẽ bận đến mức dư dật, tự nhiên thân tâm mạnh khỏe. như thế, đứng về mặt tâm lý, bản thân không có cảm giác già, đứng về mặt hình thể cũng không hiện rõ già.
Đệ tử Đại Trí là môn đệ thiền sư Phật Quang, sau 20 năm tham học nước ngoài trở về, đang ở giảng đường trình bày những điều mắt thấy tai nghe về chuyến đi du học.
Thiền sư Phật Quang luôn nở nụ cười, động viên cổ vũ nghiêng tai lắng nghe, cuối cùng Đại Trí hỏi: “Thưa thầy! 20 năm trở lại đây ngài vẫn luôn mạnh khỏe chứ?”
Thiền sư Phật Quang nói: “Rất khỏe! Rất khỏe! Giảng dạy, thuyết pháp, trước tác, viết kinh, mỗi ngày ta đều chìm ngập nổi trôi trong biển pháp, trên đời này thật không có cuộc sống nào vui vẻ hơn thế nữa, mỗi ngày, ta luôn bận rộn trong sự vui vẻ”.
Đại Trí thưa với sự quan tâm: “Tưa thầy! Ngài phải nghỉ ngơi nhiều một chút!”
Đêm đã khuya, thiền sư Phật Quang nói với Đại Trí: “Con đi nghỉ nhé! Có gì sau này chúng ta từ từ nói chuyện”.
Trong giấc mộng sáng, trời mờ mờ ảo ảo Đại Trí nghe được từ phòng thiền sư Phật Quang vang đến từng hồi chuông mõ và tiếng tụng kinh. Ban ngày thiền sư Phật Quang không ngại chỉ dạy cho hàng loạt tín đồ đến lễ Phật, thuyết giảng Phật pháp, về đến thiền đường không những phê duyệt báo cáo tâm đắc của học tăng, cũng soạn giáo án để dạy tín đồ, mỗi ngày luôn có việc bận rộn mãi không thôi như thế.
Khó khăn lắm mới thấy thiền sư Phật Quang nói chuyện với tín đồ, thế là Đại Trí tranh thủ thời gian rảnh rỗi này, bắt đầu hỏi thiền sư Phật Quang: “Thưa thầy! Phân biệt 20 năm trở lại đây, cuộc sống mỗi ngày của ngài vẫn luôn bận như thế, sao không cảm thấy ngài già đi chút nào?”
Thiền sư Phật Quang nói: “Ta không có thời gian để cảm thấy già!”
“Không có thời gian để già” câu nói ấy, sau này vẫn luôn văng vẳng bên tai Đại Trí.
Thắp lên ngọn đèn trong lòng mới thật sự chiếu sáng bản thân
Mỗi người sống trên đời, muốn làm được điều không bận tâm là không thực tế. Nhưng có một điều có thể khẳng định, đó chính là muốn sống vui vẻ, không quấy nhiễu tất cả thế giới bên ngoài, tự mình thắp sáng ngọn đèn trong tâm, để chiếu sáng bản thân.
Ngày xưa, có một ni cô trẻ đi gặp sư phụ, cô thưa với sư phụ rằng: “Bạch sư phụ! Con thấy rõ hồng trần, trốn vào cửa không đã nhiều năm, mỗi ngày giữa trời xanh mây trắng, ăn chay lễ Phật, sớm mõ tối chuông, tụng kinh cũng nhiều rồi, nhưng những tạp niệm trong lòng không những không giảm đi, trái lại càng ngày càng tăng thêm, con phải làm thế nào đây?”
Sư phụ nói: “Hãy thắp lên một ngọn đèn, khiến nó không những chiếu sáng con, còn không thể lưu lại bóng của con nữa, con được thông ngộ!”
Mấy mươi năm đã trôi qua rồi…
Có một am ni cô nổi tiếng xa gần, mọi người gọi đó là “Vạn Đăng Am”, bởi vì trong đó đốt đầy đèn, hàng nghìn hàng vạn đèn, đến nỗi khiến người vào đó cảm thấy như mình đang lạc bước vào một biển đèn vậy, thật xán lạn huy hoàng làm sao.
Vị trú trì của Vạn Đăng Am này chính là ni cô trẻ năm xưa. Mặc dù ngày nay tuổi tác đã lớn, thu nhận đệ tử cũng trên trăm người, nhưng ni cô ấy vẫn luôn không vui vẻ, mặc dù cô làm rất nhiều công đức, thắp lên vô số ngọn đèn, nhưng cho dù đèn đặt cạnh chân, treo ở đỉnh đầu, thậm chí cả đến một biển đèn bao phủ quanh mình, cô vẫn nhìn thấy bóng của mình.
Thậm chí có thể nói, đèn càng sáng thì bóng hiện rõ hơn; đèn càng nhiều, bóng càng nhiều hơn nữa. Cô không biết làm thế nào, lại không có sư phụ để hỏi, vì sư phụ đã qua đời từ lâu, tự mình không bao lâu nữa cũng sẽ đi theo sư phụ.
Cô ấy viên tịch, nghe nói trước khi qua đời ni cô cũng đã ngộ đạo.
Giữa muôn ngọn đèn ni cô vẫn chưa tìm được thứ suốt đời mình tìm cầu, trái lại lúc ở trong thiền đường tối tăm lại ngộ được đạo, phát giác ra rằng sự thành tựu ngoài thân lại càng cao hơn, đèn càng sáng thì chỉ có thể tạo thành bóng của hậu thân. Duy chỉ một phương pháp có thể khiến cho mình hoát nhiên chứng ngộ, tâm vô quái ngại, đó là thắp lên một ngọn đèn trong tâm.
Thuận theo tự nhiên mới có thể sinh tồn và phát triển
Thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không phải bỡn cợt đời và cam chịu lạc hậu, mà là một loại cởi mở và thành thục. Cho dù bạn đi đến đâu, chỉ cần thích ứng với hoàn cảnh xung quanh, tất cả thuận theo tự nhiên, là có thể sinh tồn và phát triển.
Mùa hè, bãi cỏ trong thiền viện đã khô héo rất nhiều.
“Nhanh đi vãi một ít hạt giống cỏ đi! Thật khó xem quá!” - tiểu hòa thượng nói.
“Đợi trời mát đã”. Sư phụ vẫy vẫy tay, “Tùy thời!”
Mùa thu, sư phụ đã mua một bao hạt cỏ, bảo tiểu hòa thượng đi gieo hạt.
Gió thu thổi đến, những hạt cỏ vừa gieo bị gió thổi bay mất. “Không xong rồi! Bao nhiêu hạt giống tốt đều bị gió thổi cả”. Tiểu hòa thượng hét lên.
“Không sao, thổi mất hơn một nửa sẽ uổng công, vãi tiếp tục cũng sẽ không nảy mầm”. Sư phụ nói, “Tùy tính!”
Gieo xong hạt, những con chim chẳng biết từ đâu bay đến mổ ăn. “Chết mất thôi! Những hạt giống đều bị chim ăn hết”, tiểu hòa thượng nhảy loạn cả lên.
“Không sao, hạt giống nhiều, ăn cũng không hết”. Sư phụ nói, “Tùy ngẫu!”
Nửa đêm có một trận mưa dữ dội, sáng sớm tiểu hòa thượng xông vào thiền phòng: “Sư phụ! Lần này thật sự mất cả rồi! Bao nhiêu hạt giống tốt đều bị mưa cuốn trôi!”
“Trôi đến đâu sẽ nảy mầm đến đó chứ sao”. Sư phụ nói, “Tùy duyên!”
Một tuần trôi qua. Mảnh đất vốn dĩ trần trụi mọc lên rất nhiều thảm cỏ xanh tươi. Một số góc vốn không gieo hạt cũng tràn ra cả một màu xanh như ý.
Tiểu hòa thượng vui mừng đến nỗi cứ vỗ tay mãi. Sư phụ gật đầu: “Tùy hỷ!”
Vận may và cơ hội luôn kết bạn đến đi
Ai cũng mong vận may đến với bản thân mình, nhưng khi vận may đến, hoặc do thói quen chờ đợi nuôi dưỡng mà thành, hoặc do không lưu tâm để lỡ cơ hội, vận may sẽ xuôi theo bên mình. Phải nắm chắc cơ hội mỗi lần, đừng để cơ hội vội vội vàng vàng như khách qua đường, vì vận may và cơ hội luôn kết bạn đến đi.
Có người thanh niên muốn được phát tài đến nỗi muốn phát điên. Vào một ngày, anh ta nghe nói trong núi sâu gần đây có một cao tăng đắc đạo, nếu có duyên gặp được ngài thì hữu cầu tất ứng, chắc chắn không để tay không trở về.
Thế là, người thanh niên thu dọn hành lý ngay trong đêm đó, đi vào núi sâu.
Anh ta khổ sở đợi ở đấy 5 năm ngày, cuối cùng gặp được cao tăng đắc đạo như trong truyền thuyết đã kể, anh ta cầu xin cao tăng ban cho mình sự giàu sang phú quý.
Cao tăng bảo anh ta: “Mỗi ngày lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc, ngươi hãy đến bãi cát bên bờ biển tìm một viên ‘đá tâm nguyện’. Những viên đá khác là những viên đá lạnh, viên ‘đá tâm nguyện’ trái lại không như thế, khi nắm trong tay, cảm thấy nó rất ấm áp, hơn nữa còn phát ra ánh sáng. Tìm được ‘đá tâm nguyện’, muốn cầu thứ gì lập tức thực hiện được ngay!”
Thế là mỗi ngày vào sáng sớm, thanh niên kia đến bờ biển tìm đá, hễ thấy nó không ấm áp cũng không phát ra ánh sáng, anh ta liền quăng xuống biển ngay. Ngày lại ngày qua, tháng này qua tháng khác, thanh niên đó đã tìm hơn nửa năm trên bãi biển vẫn chưa thấy viên ‘đá tâm nguyện’ phát ra ánh sáng.
Một ngày nọ, như thường lệ, anh ta lại đi nhặt đá trên bãi biển. Phát hiện không phải “đá tâm nguyện”, anh ta liền quăng xuống biển. Một viên, hai viên rồi ba viên…
Đột nhiên, “wa…”, thanh niên khóc thét lên, bởi vì bỗng nhiên anh ý thức rằng, lúc nãy anh theo thói quen quăng đi viên đá chính là viên đá “ấm áp” vậy.
Duy có tài năng là hữu dụng
Bất cứ làm việc gì, đừng nên bị tư tưởng cố chấp trói buộc. Theo sự phát triển không ngừng của xã hội, chỉ có tài là hữu dụng. Tài năng khiến mỗi người phát huy tác dụng lớn, cũng có thể khiến bản thân giải thoát được trong sự việc.
Có một tín đồ sau khi đến chùa lễ Phật xong, đến nhà khách để nghỉ ngơi, vừa ngồi xuống, ông ta nghe được thầy tri khách trẻ tuổi hét với thiền sư cao tuổi bên cạnh: “Thưa thầy! Có tín đồ đến, xin mời trà!”
Một lát sau, lại nghe thấy thầy tri khách trẻ tuổi kia nói: “Thưa thầy! Tàn hương trên bàn Phật quá nhiều, lau nó sạch sẽ đi nhé!”
“Bình hoa trên bàn thờ nữa, đừng quên tưới nước đấy!”
“Buổi trưa đừng quên mời khách ở lại dùng cơm!”
Tín đồ này thấy thiền sư Vô Đức tuổi đã cao đang chạy đôn chạy đáo dưới sự chỉ huy của thầy tri khách trẻ, có chút bất nhẫn, bèn hỏi thiền sư Vô Đức: “Lão thiền sư! Thầy tri khách kia và thiền sư có quan hệ thế nào vậy?”
Lão thiền sư trả lời một cách vô cùng tự hào: “Thầy kia là đồ đệ của ta đấy!”
Tín đồ cảm thấy không hiểu hỏi: “Thầy tri khách trẻ này là đồ đệ của ngài, sao lại vô lễ với ngài thế chứ? Một lát bảo ngài làm việc này, một lát lại bảo làm việc kia!”
Lão thiền sư nói với vẻ thanh thản: “Có một đệ tử tài năng như thế là điều may mắn cho ta. Lúc tín đồ đến, chỉ cần ta pha trà, cũng không cần thuyết giảng; bình thường thay nước thắp hương trên bàn Phật đều do thầy đó làm, ta chỉ cần lau bụi mà thôi; thầy đó bảo ta mời tín đồ ở lại dùng cơm, cũng không bảo ta đi nấu cơm hay pha nước. Tất cả các việc trên dưới trong chùa đều sắp xếp theo kế hoạch của thầy ấy. Điều này đã an ủi cho ta rất lớn, nếu không ta sẽ rất vất vả đấy chứ!
Khi tín đồ nghe xong, nét mặt vẫn còn đầy nghi hoặc hỏi: “Không biết các ngài “là lớn của già hay là lớn của nhỏ?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Đương nhiên là lớn của già. Nhưng càng nhỏ càng hữu dụng đấy!”
Hiểu được mục tiêu đời người mới không trở thành nô lệ của sự sống
Mục tiêu nhân sinh đối với một người là điều hết sức quan trọng, có người không biết mục tiêu của mình là gì, cho nên sống rất mờ mịt mệt mỏi; có người biết mục tiêu của mình là gì, nên sống rất trong sáng, vui vẻ. Vì thế, chỉ có hiểu rõ mục tiêu nhân sinh của mình, mới không trở thành nô lệ của sinh mạng.
Trước khi thượng thư đi bái kiến thiền sư Cảnh Sầm, thăm hỏi xong, thượng thư bắt đầu khai khẩu hỏi: “Bản tính là gì?” Vấn đề này thật sự rất khó trả lời.
Thiền sư Cảnh Sầm cố nhớ đến một sự việc thế này: Một ngày vào chập choạng tối, ông nhìn thấy một phụ nữ mang thai cõng gùi tre đi ngang qua, áo quần cô rách rưới cũ kỹ, chân bám đầy đất, bụi bặm, chiếc giỏ tre đó dường như rất nặng, đến mức cô không cúi lưng được. Tay trái cô dắt theo một bé gái nhỏ, tay phải thì đang ẵm một đứa bé nhỏ hơn, qua đường một cách vội vàng. Thiền sư Cảnh Sầm vốn cho rằng cuộc sống nặng nề như thế nhất định sẽ khiến cô ấy không chịu đựng được gánh nặng đang đè trên vai, nhưng trên nét mặt của cô ấy rõ ràng vẫn nở nụ cười ấm áp như trăng sáng. Cô ấy chỉ là một phụ nữ bình thường, vì cuộc sống vất vả mệt nhọc, nhưng cô biết rằng cái mà đời sống của mình tìm cầu là gì, nên cô không những không cảm thấy vất vả khổ sở, trái lại cảm thấy rằng cuộc sống này vô cùng vui vẻ tốt đẹp.
Nghĩ đến đây, cuối cùng thiền sư Cảnh Sầm hiểu rõ bản tính là gì, nhìn thấy thượng thư trước mặt, thiền sư mở miệng gọi lớn: “Thượng thư!”
Thượng thư chắp hai tay lại: “Dạ!”
Thiền sư Cảnh Sầm lắc lắc đầu nói: “Người trả lời ta chỉ là một cái xác, chứ không phải là một sinh mạng rõ ràng”.
Thượng thư cúi đầu suy nghĩ, trong mắt ông sương mù bao phủ mịt mù: “Chỉ có thể xác có miệng lưỡi, mới có thể đáp được ông thôi! Sinh mạng rõ ràng đâu có đến từ miệng lưỡi chứ?”
Thiền sư Cảnh Sầm gật gật đầu: “Phải chăng câu trả lời không can hệ gì, điểm mấu chốt ở đây là phải tự mình giác ngộ. Phải hiểu rõ được mục tiêu của mình, nếu không sẽ làm sai ý nghĩa của nhân sinh. Làm sai đi phương thức sống, chỉ có thể trở thành nô lệ của sinh mạng mà thôi!”
Chấn chỉnh ngay khi phát hiện mục tiêu cuộc đời bị lệch
Khi tiến đến mục tiêu của mình, phải chống lại sự cám dỗ của thế sự, quăng bỏ những nhân tố gây chướng ngại cho mình, giữ vững niềm tin không lay động. Đồng thời, một khi biết hành vi và mục tiêu của mình sai lệch, lập tức sửa đổi ngay, đây là cách tốt nhất đạt đến mục tiêu. Chỉ có người như thế, mới làm nên đại sự.
Bắc Dã là phương trượng chùa Vĩnh Bình thuộc kinh đô Nhật Bản. Lúc còn trẻ ngài khắp bốn phương. Năm 20 tuổi, trên đường vân du hành cước, gặp người đi đường nghiện hút thuốc, hai người kết thành đôi bạn khi vượt qua một ngọn đồi, đến nghỉ ngơi dưới một gốc cây, người đi đường đưa cho Bắc Dã một gói thuốc, bởi vì lúc bấy giờ Bắc Dã vô cùng mệt mỏi, liền đón nhận gói thuốc kia.
Sau khi hút thuốc, Bắc Dã khen mùi vị của thuốc rất ngon, thế là người kia đưa cho ngài một ống thuốc và một vài lá thuốc.
Sau khi người đó đi rồi, Bắc Dã bèn nghĩ: Tứ khiến cho người ta thoải mái như thế, hẳn sẽ quấy nhiễu đến việc thiền định, phải lập tức dừng lại mới được, tránh tích thành thói quen xấu. Thế là ngài liền vứt bỏ thuốc thơm và dụng cụ hút thuốc.
Sau 3 năm, Bắc Dã bắt đầu nghiên cứu “Kinh dịch”. Bấy giờ gặp mùa đông, ngài cần có vài chiếc áo rét, liền viết một bức thư, nhờ người du hành mang đến cho vị thầy cách đó vài trăm dặm. Nhưng đã mấy mùa đông qua đi, mà vẫn không thấy áo rét gửi đến, cũng chẳng có tin tức hồi âm. Khó khăn lắm Bắc Dã mới chịu đựng qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông, thế là lợi dụng nghĩa lý của “Kinh dịch”, xem bói việc này, tin bói ra mà vẫn chưa đưa được. Chẳng bao lâu, thầy của Bắc Dã gửi đến một bức thư, trong thư quả nhiên không hề nhắc đến việc áo rét.
Nếu ta lấy “Kinh dịch” làm công việc bói toán chính xác thế này, có lẽ nó sẽ phá hoại khóa trình thiền học của ta mất. Đối với việc này Bắc Dã luôn khởi tâm cảnh giác. Thế là, Bắc Dã lại vứt bỏ thuật Kinh dịch bất khả tư nghì.
Đến năm 28 tuổi, Bắc Dã yêu thích thư pháp và Hán thi, mỗi ngày đều đi sâu nghiên cứu việc này, càng ngày càng tiến bộ, lại nhận được sự ngợi khen của thầy. Nhưng Bắc Dã nghĩ: Nếu ta không kịp thời dừng lại, sẽ trở thành một nhà thư pháp hoặc thi nhân chứ chẳng phải là thiền sư, đây chẳng phải là điều ta mong muốn.
Từ đó, Bắc Dã mài mực viết văn, tập làm thơ, cuối cùng trở thành một đại sư trong chốn thiền môn.