Để kết thúc việc bán hàng, để có được cam kết cuối cùng của khách hàng, người bán hàng xuất sắc nói: "Sau khi trao đổi, mối lo ngại của anh đã được giải đáp. Anh đãng he trình bày về đề xuất của chúng tôi. Đây là một cơ hội tốt và anh nên tận dụng. Tại sao anh không thử nó?".
"Tại sao anh không thử nó?" là một trong những câu hỏi bán hàng mang tính quyết định. "Nó" ở đây là sản phẩm của bạn.
"Tại sao anh không thử nó?" không giống với "Hãy thử nó trong vài ngày". Mời khách hàng thử một sản phẩm trong vài ngày là một chiến lược bán hàng tốt, nhưng thử nghiệm này chỉ là một bước trung gian, chưa phải là bước cuối cùng để kết thúc thương vụ.
"Thử" một cái gì đó, đối với hầu hết mọi người, là một hành động có thể hủy bỏ, một quyết định có thể đảo ngược. Nó tạo cảm giác tạm thời, không chắc chắn. Trong tiềm thức, con người cảm thấy rằng thử một cái gì đó là để thử, để kiểm tra, chứ không phải là sự cam kết quyết định. Khi đồng ý thử một cái gì đó, có một giả định cho phép thoát khỏi sự ràng buộc.
Khi người ta "thử" làm một việc gì có nghĩa là họ đã làm thật.
Ví dụ, bạn tự nhủ "Hãy thử ăn món này" và hành động như đã nói thì bạn đã ăn thật rồi chứ còn gì nữa. Một nữ nhân viên bán hàng xuất sắc đã bán được lô hàng máy tính trị giá 1 triệu đô la chỉ bằng cách hỏi khách hàng: "Sao anh không thử một lần?".
Người bán hàng xuất sắc biết được thời điểm thích hợp để"tung mồi câu" và"nhử" khách hàng.