Từ núi Đá Đen chảy ra Bắc Hải
Dòng Bắc Luân lụa trải xanh màu
Cây đôi bờ toả cành đan lá
Quấn giải mây chung núi chụm đầu.
Bác tới Móng Cái chiều ngày 19-2-1960 Người làm việc ngay với đồng chí Hoàng Chính, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Ninh và đồng chí Lý Bạch Luân, Chủ tịch tỉnh Hải Ninh và các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh. Cùng tham dự có đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an.
Sau khi nghe báo cáo về tình hình của tỉnh Hải Ninh, đồng chí Hoàng Chính xin ý kiến Bác, đồng chí Bí thư huyện Phòng Thành cùng các đại biểu của thị trấn Đông Hưng tối sẽ sang chào Bác được Bác đồng ý. Tiện dịp đồng chí Hoàng Chính báo cáo ý kiến với Bác: Nhân dân Trung Quốc chưa quen với các cuộc vận động mới của Bạn nên chạy sang ta nhiều, nên xử lý thế nào?
Bác liền hỏi đồng chí Trần Quốc Hoàn đã xử lý việc này ra sao? Đồng chí Trần Quốc Hoàn đã biết tình hình này qua Bộ Tư lệnh Biên phòng nên báo ngay với Bác: Từ ngày Bạn tiến hành các cuộc vận động Tam Phản, Ngũ Phản thì nhân dân Trung Quốc chạy sang ta nhiều đợt và có nhiều loại:
+ Số đặc vụ, loại đối tượng nguy hiểm, ta đều bắt trả giúp bạn.
+ Số nhân dân lao động, do hiểu lầm mà chạy thì ta bàn với Bạn cử người sang giải thích cho rõ, rồi đón về; hoặc sang đường nào, về đường ấy, khó nhất là những cơ sở cách mạng của Bạn và cũng của ta trước đây, họ chẳng rõ lý do gì cũng phải chạy sang ta, lại có họ hàng ở bên ta che chở, số này nhất định họ không chịu về, thôi thì đất lành chim đậu vậy!
Nghe tới đây Bác mỉm cười hỏi anh Hoàn:
- Thế trong số dân ấy có gặp các đồng chí trinh sát Bạn nào không? Gặp thì làm thế nào?
Tất cả cùng cười và chờ câu trả lời của anh Hoàn:
- Dạ, dễ thôi ạ! Chỉ cần mời các đồng chí ấy điếu thuốc Trung Hoa Bài là các đồng chí ấy dặn dò đôi điều rồi về ngay ạ!
- Thế dân ta có sang bên Bạn không?
- Dạ, không ạ, vì dân ta chỉ sang mua bán ít hàng dùng rồi về, vì kinh tế Bạn rất khó khăn, lại chưa hạn chế sinh đẻ nên số nam nữ không chênh lệch mấy vì vậy dân ta ít sang Bạn.
Sau câu chuyện, anh Hoàng Chính mời Bác cùng các đồng chí đi ăn cơm chiều.
Khoảng 7 giờ tối, các đồng chí Bí thư huyện Phòng Thành, Chủ tịch uỷ ban Phòng Thành cùng các đại biểu của Đông Hưng sang chào Bác, đồng chí Hoàng Chính, Lý Bạch Luân ra đón rồi đưa vào chào Bác.
Bác rất niềm nở chào hỏi các đồng chí đại diện của Phòng Thành và Đông Hưng, trong câu chuyên, Người hỏi thăm đồng chí Đào Chú, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông, ủy viên Bộ Chính trị, Chính uỷ quân khu Quảng Châu. Đồng chí Trang Điền, Tư lệnh phó Quân khu Quảng Châu (đồng chí Trang Điền, nguyên Tư lệnh Hải Nam hồi hoạt động bí mật chống Tưởng năm 1948 có đến Việt Nam rồi về Trung Quốc chỉ đạo cuộc chiến đấu du kích ở Quảng Tây và Quảng Đông).
Các đồng chí Trang Quốc đều thiết tha mời Bác sang thăm Đông Hưng để nhân dân Đông Hưng có dịp gặp Bác và nếu Bác sang thì thế nào đồng chí Đào Chú, Trang Điền cũng sẽ đáp máy bay tới thăm Bác.
Bác nói:
- Cám ơn các đồng chí, tôi ra thăm Móng Cái lần này thời gian có hạn, nên chưa thể nhận lời các đồng chí được, nếu thuận tiện thế nào tôi cũng sẽ sang thăm Đông Hưng, chỉ mong các đồng chí xây dựng Đông Hưng cũng như huyện Phòng Thành giàu đẹp, là tấm gương cho nhân dân Móng Cái noi theo. Còn bên này, nhân dân đang lo kẻ địch đang đe dọa Bắc tiến, vì vậy rất nhiều khó khăn chắc còn phải dựa vào các đồng chí nhiều.
Trước lúc ra về, các đồng chí đại diện Phòng Thành và Đông Hưng đều nhất nhất vâng lời, hứa không để dân Phòng Thành chạy sang Hải Ninh nữa.
Sáng ngày 20-2-1960.
Sau cuộc mít tinh đông hàng vạn người của đông đảo nhân dân thị xã Móng Cái, cùng đại diện nhân dân các huyện Hải Ninh và cả đại diện của nhân dân Đông Hưng đều tới tham dự, Bác cùng các đồng chí Trần Quốc Hoàn, Hoàng Chính, Lý Bạch Luân tới thăm một lò bát bên bờ sông Bắc Luân.
Dọc sông Bắc Luân cả hai bên bờ, phía Đông Hưng, phía Móng Cái đều có các lò sứ, khói trên các lò bay nghi ngút, dòng sông Bắc Luân lúc nào cũng như có mây bay cuồn cuộn. Vì vùng này vừa có mỏ Cao Lanh, lại có rừng già để lấy củi và bến sông chở hàng ra biển, chở đi vào đất liền của cả hai nước nên thị trấn Đông Hưng lẫn Móng Cái đều có những xưởng làm đồ sứ, các lò đều có từ lâu đời nhưng phía Móng Cái lò sứ nhiều hơn Đông Hưng nhiều Tân.
Không rõ tại sao Bác không cần dẫn đường. Từ sân vận động Người đi thẳng tới một lò sứ gần đó.
Thấy Bác, một số người có lẽ là chủ lò và công nhân đều là người Hoa, họ chạy lại chào Bác, anh Lý Bạch Luân vội đi lên trước giới thiệu ông chủ lò cùng một số người với Bác, hồi này các lò sứ cũng đang có sự cải tạo công nghiệp, nhưng vì lò sứ là loại doanh nghiệp đặc biệt nên một số chủ lò vẫn được giao nhiệm vụ giám đốc.
Theo sự hướng dẫn của một cán bộ kỹ thuật, Bác đi vào phân xưởng vẽ bát, tới một hàng bát lớn, một nữ công nhân đang ngồi vẽ trên một bát lớn. Người đứng xem rồi Bác chợt bảo người nữ công nhân:
- Cháu đứng lên để Bác thử vẽ xem...
- Dạ, nhưng đất làm bát còn mềm lắm, rất dễ hỏng ạ! Người nữ công nhân vừa nói vừa lễ phép đứng dậy, vẻ lo lắng Bác làm hỏng mất hàng của cô ta.
- Được để Bác thử vẽ xem.
Bác ngồi ngay ngắn vào ghế người thợ làm bát, lặng ngắm mẫu: Đôi chim tung cánh trên bầu trời xanh trong, dưới là đồi núi, mặt biển, hệt như bầu trời của sông Bắc Luân, chân trời mây ửng hồng báo hiệu một ngày đẹp trời sắp tới. Người vẽ rất nhanh và trả bát vào vị trí.
Cả đoàn ngạc nhiên về sự thành thạo vẽ trên bát sứ của Bác.
Nhìn nét vẽ trên bát của Bác, người nữ công nhân kêu lên:
- Vẫn mẫu ấy nhưng nét vẽ của Bác sao sống động vậy, đây mới là nét vẽ của người nghệ sĩ, còn cháu chỉ là vẽ theo nghề nghiệp... nói đến đây, cô ta vội nói to lên: - Dạ mẫu là đôi chim đang chắp cánh bay, sao Bác chỉ vẽ có một con?
Bác mỉm cười trả lời rất tự nhiên:
- ừ nhỉ... nhưng Bác chỉ có một mình mà, vẽ hai sao được?
Mọi người đều cười vang và tiếp tục đi thăm các bộ phận khác.
(Kể lại chuyện này anh Hoàng Chính thường than rằng:
- Sao lúc ấy mình ngốc thế, đáng lẽ đề nghị Bác vẽ cho chiếc nữa, rồi Người ký tên vào thì có phải sau này Bảo tàng Hồ Chí Minh có một bát, Bảo tàng Quảng Ninh có một bát. Giá trị biết bao, hiểu ra thì lịch sử chả bao giờ trở lại).
Rời xưởng gốm sứ Bác đi thẳng ra cầu Bắc Luân.
Các chiến sĩ đồn Biên phòng giữ cầu Bắc Luân vội xếp hàng đón Bác, cùng Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn.
Bác thăm hỏi cán bộ chiến sĩ của đồn rồi bảo đồn trưởng biên phòng đưa Bác lên thăm cầu.
Đứng trên cầu, Bác lặng lẽ ngắm dòng sông Bắc Luân trong xanh, phía trên là ngã ba chia một nhánh chảy ra sông Ca Long, còn một nhánh là sông Bắc Luân, sông Bắc Luân, dòng sông biên giới, một bên là thị xã Móng Cái, một bên là Đông Hưng, phía Tây là dãy núi đá đen cao ngất, còn phía Bắc là dãy Thập Vạn Đại Sơn xa thẳm lớp lớp núi xanh xám. Ngắm cảnh Bác chợt hỏi Đại uý đồn trưởng:
- Cảnh đẹp thế này có cán bộ chiến sĩ nào làm thơ không?
- Dạ có ạ! Nói rồi đồng chí đồn trưởng vẫn ngại ngần chưa dám đọc.
Được Bộ trưởng nhấc: - Bác hỏi, đồng chí đồn trưởng cứ đọc một vài câu đi!
Lúc ấy đồn trưởng mới mạnh dạn đọc:
Từ núi Đá Đen chảy ra Bắc Hải
Dòng Bắc Luân lụa trải xanh màu
Cây đôi bờ toả cành đan lá
Quấn giải mây chung núi chụm đầu.
Đọc tới đây, đại uý đồn trưởng ngừng lại nói:
- Thưa Bác, đọc cả bài sợ dài quá, xin đọc đoạn kết thôi ạ.
Nói rồi đồng chí chỉ vào dãy núi Thập Vạn Đại Sơn mà nói:
- ở vùng này xảy ra lũ lụt đều từ dãy Thập Vạn Đại Sơn cao vời vợi gây ra, còn bên ta không bao giờ có sự cố gì cả. Do đó đoạn thơ kết như thế này ạ:
Vạn núi cao có buông dòng thác lũ
Đá hoa cương giữ chắc lòng sông
Cát mịn đôi bờ lọc từng giọt nước
Hoa bốn mùa soi tỏ đáy sông trong.
Nghe đọc xong, Bác gật đầu bảo:
- Thơ có ý đấy!
Đồng chí Hoàng Chính nhân đó báo cáo với Bác:
- Bên Trung Quốc có đài liệt sĩ ghi rõ tên các đồng chí đa số thuộc trung đoàn 59, tiểu đoàn 426 sang đánh quân Tưởng ở Phòng Thành năm 1948 để trợ giúp các đồng chí Trung Quốc thành lập Việt Quế Biên Khu do đồng chí Cát Lộc làm quân khu trưởng. Đồng chí Cát Lộc đã từng làm tham mưu trưởng quân khu 12 của ta và cũng là tù Sơn La với đồng chí Lý Bạch Luân. Bác gật đầu:
- Bác biết.
Đồng chí Hoàng Chính tiếp tục nói:
- Và bên Móng Cái có đài liệt sĩ để ghi tên các đồng chí Trung Quốc trong trận tập kích đánh Pháp và Voòng A Sáng năm 1948 - 1949. Hai đài liệt sĩ như tấm gương sáng cho nhân dân hai nước.
Bác mỉm cười bảo đồng chí Hoàng Chính và Lý Bạch Luân:
- Đó là tình quốc tế cao cả nhưng mong các chú nên biết là thời trước bên này là đồn Pháp - cờ tam tài phấp phới bay. Bên kia sông là đất Tưởng, cờ thanh thiên bạch nhật bay. Cầu đá bắc qua sông nhỏ hẹp nhưng nhân dân đi lai dễ dàng, chợ búa đôi bờ tấp nập. Chiều chiều, thanh niên hai bên bờ sông tắm mát qua lại như thường. Nay cầu to đẹp ô tô qua lại hai chiều dễ dàng. Song cầu thì vắng teo mà cầu lại có tên là Hữu nghị thì quả là không ổn...
Bác nhìn lên phía trên, thấy nhân dân đang qua lại, lội qua sông. Bác hỏi đồn trưởng:
- Sao nhân dân lại phải lội qua sông như vậy?
Đồng chí đồn trưởng rụt rè trình bày với Bác:
- Dạ gọi là hai nước, nhưng dân đôi bờ qua lại như trong một xã, một huyện. Cứ phải vào đồn xin giấy họ ngại. Đồn biên phòng cũng là tôn trọng thói quen của dân nên cũng không lưu ý nữa!
Bác bảo các đồng chí cùng đi:
- Có lẽ việc đi lại của nhân dân cần tính toán sao cho thuận tiện.
Anh Trần Quốc Hoàn và anh Hoàng Chính đều vâng lời, hứa xin bàn với bạn.
Bác và các đồng chí cùng đi đã ra tới giữa cầu, đồng chí đồn trưởng vội báo cáo:
- Vạch vôi giữa cầu là đường biên giới, ai qua lại đều phải có hộ chiếu ạ!
Bác cười vui vẻ. Mọi người cùng cười và dừng lại.
Anh Hoàng Chính nói:
- Thưa Bác, tối qua Đảng bộ, chính quyền Đông Hưng đã mời Bác sang thăm. Nay còn sớm có lẽ để gọi điện thoại, báo Bác sang thăm Đông Hưng một chút!
Bác bảo:
- Để Bác cứ sang thử, đừng báo trước sẽ phiền phức cho bạn!
Nói rồi Bác bảo mọi người dừng lại ở giữa cầu. Bác đi thẳng sang bên kia cầu. Thấy Bác đã tới gần đầu cầu, bên kia anh Hoàn, anh Hoàng Chính vội theo sau.
Thấy Bác, các đồng chí Công an Trung Quốc vội vã đứng xếp hàng chào Bác.
Bác vui vẻ chào các đồng chí Công an biên phòng Trung Quốc và nói:
- Tôi là một người già Việt Nam, rất muốn sang thăm đất nước Trung Hoa mà đầu cầu là thị trấn Đông Hưng, mong các đồng chí cho phép.
Đồng chí đồn trưởng công an Trung Quốc vội nói:
- Rất vinh dự, rất vinh dự, xin mời Hồ Chủ tịch và các đồng chí cùng đi vào thăm đồn.
Bác nói:
- Chúng tôi chỉ xin phép vào thăm phố thôi, nên không vào đồn. Nếu các đồng chí cho phép, chúng tôi sẽ vào thăm một trường tiểu học.
- Dạ chúng tôi xin được phép dẫn đường ạ!
Nói rồi đồng chí đồn trưởng công an Trung Quốc vội cho các chiến sĩ chạy đi bố trí bảo vệ con đường tới uỷ ban và thị uỷ Đông Hưng. Một mặt báo cáo để Thị uỷ và ủy ban thị trấn Đông Hưng đón tiếp.
Bác cũng nhắc đồng chí Kháng cho người về lấy quà để tặng cho các cháu trường tiểu học Đông Hưng.
Sau đó, Bác lặng lẽ xuống bờ sông Bắc Luân ngồi trên một phiến đá hoa cương nhìn về phía bờ Nam. Ngắm Bác ngồi yên lặng trên phiến đá, anh Trần Quốc Hoàn khẽ nói với anh Hoàng Chính:
- Trong báo cáo của Bác về Quốc tế Cộng sản năm 1926 có nói đã thiết lập được trạm liên lạc ở cực Nam Trung Quốc. Phải chăng trạm liên lạc cực Nam Trung Quốc là đây? Không rõ sao Cụ đi trên đất Móng Cái rồi vào xưởng làm bát, cứ như người đi xa về ấy!
Đồng chí về lấy quà và kẹo đã tới. Bác đứng lên và Người đi vào phố, lặng ngắm một vài cửa hàng rồi đi thẳng vào trường tiểu học.
Thấy Bác, cô giáo buổi sớm hôm trước đã dẫn học sinh sang dự mít tinh ở thị xã Móng Cái, nhận ra ngay. Tất cả các cháu học sinh đứng nghiêm chào Bác và theo nhịp cô giáo hát bài: Hồ Chí Minh muôn năm.
Vừa dứt lời, Bác bắt nhịp bài hát:
- Đông phương hồng và hô "Mao Chủ tịch muôn năm". Một không khí hồ hởi, rộn rã. Cô giáo giới thiệu với các cháu.
Bác nói với các cháu bằng tiếng Quảng Đông. Đại ý: Bác là một ông già Việt Nam cùng các đồng chí ở Hà Nội ra thăm Móng Cái rồi tới Đông Hưng thăm các cháu.
Thấy các cháu vui khỏe, học hành tốt Bác rất mừng, Bác có chút quà tặng các cháu.
Sau đó, Bác trao cho cô giáo bánh kẹo và sách vở.
Bác bảo cô giáo chia cho các cháu để chúng được. ăn bánh kẹo ngay trong lớp. Trong lúc các cháu đang vui vẻ, Bác hỏi cô giáo:
- Cháu có biết trường này có từ bao giờ? Cô giáo dạy ở trường này năm 1926? Nay có còn không?
Cô giáo ngẩn ngơ nói:
- Cháu ở Phiên Ngung, tốt nghiệp sư phạm được ra Đông Hưng dạy nên cũng chưa rõ lịch sử của trường ạ!
Bác mỉm cười khẽ bảo:
- Phiên Ngung đang là vùng sản xuất nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Quảng Đông hiện nay. Cháu sinh ra ở đó cũng là rất đáng quý! Người dừng lại một lát rồi tiếp tục nói:
- Trường tiểu học này có từ lâu, khoảng năm 1926. Cô giáo dạy ở đây thường gọi là "xám xẻ" (Chị Ba) - không rõ tên thực là gì - là đảng viên Cộng sản Trung Quốc - lúc ấy ở Đông Hưng đã có một chi bộ. Cô là Bí thư chi bộ. Chi bộ thường họp ở trường này, khi cần họp bí mật thường hay họp ở lò gạch kia kìa... Người chỉ tay ra một lò gạch bỏ hoang gần đó.
Anh Hoàng Chính khẽ nói:
- Như vậy Đông Hưng có cơ sở Đảng từ năm 1926. Nhưng các đảng viên hồi ấy chắc không còn ai! Nên nay vẫn lấy Giang Bình làm cơ sở Đảng đầu tiên.
Bác ngạc nhiên quay lại hỏi: ban và thị uỷ Đông Hưng. Một mặt báo cáo để Thị uỷ và ủy ban thị trấn Đông Hưng đón tiếp.
Bác cũng nhắc đồng chí Kháng cho người về lấy quà để tặng cho các cháu trường tiểu học Đông Hưng.
Sau đó, Bác lặng lẽ xuống bờ sông Bắc Luân ngồi trên một phiến đá hoa cương nhìn về phía bờ Nam. Ngắm Bác ngồi yên lặng trên phiến đá, anh Trần Quốc Hoàn khẽ nói vói anh Hoàng Chính:
- Trong báo cáo của Bác về Quốc tế Cộng sản năm 1926 có nói đã thiết lập được trạm liên lạc ở cực Nam Trung Quốc. Phải chăng trạm liên lạc cực Nam Trung Quốc là đây? Không rõ sao Cụ đi trên đất Móng Cái rồi vào xưởng làm bát, cứ như người đi xa về ấy!
Đồng chí về lấy quà và kẹo đã tới. Bác đứng lên và Người đi vào phố, lặng ngắm một vài cửa hàng rồi đi thẳng vào trường tiểu học.
Thấy Bác, cô giáo buổi sớm hôm trước đã dẫn học sinh sang dự mít tinh ở thị xã Móng Cái, nhận ra ngay. Tất cả các cháu học sinh đứng nghiêm chào Bác và theo nhịp cô giáo hát bài: Hồ Chí Minh muôn năm.
Vừa dứt lời, Bác bắt nhịp bài hát:
- Đông phương hồng và hô "Mao Chủ tịch muôn năm". Một không khí hồ hởi, rộn rã. Cô giáo giới thiệu với các cháu.
Bác nói với các cháu bằng tiếng Quảng Đông. Đại ý: Bác là một ông già Việt Nam cùng các đồng chí ở Hà Nội ra thăm Móng Cái rồi tới Đông Hưng thăm các cháu.
Thấy các cháu vui khỏe, học hành tốt Bác rất mừng, Bác có chút quà tặng các cháu.
Sau đó, Bác trao cho cô giáo bánh kẹo và sách vở.
Bác bảo cô giáo chia cho các cháu để chúng được. ăn bánh kẹo ngay trong lớp. Trong lúc các cháu đang vui vẻ, Bác hỏi cô giáo:
- Cháu có biết trường này có từ bao giờ? Cô giáo dạy ở trường này năm 1926? Nay có còn không?
Cô giáo ngẩn ngơ nói:
- Cháu ở Phiên Ngung, tốt nghiệp sư phạm được ra Đông Hưng dạy nên cũng chưa rõ lịch sử của trường ạ!
Bác mỉm cười khẽ bảo:
- Phiên Ngung đang là vùng sản xuất nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Quảng Đông hiện nay. Cháu sinh ra ở đó cũng là rất đáng quý! Người dừng lại một lát rồi tiếp tục nói:
- Trường tiểu học này có từ lâu, khoảng năm 1926. Cô giáo dạy ở đây thường gọi là "xám xẻ" (Chị Ba) - không rõ tên thực là gì - là đảng viên Cộng sản Trung Quốc - lúc ấy ở Đông Hưng đã có một chi bộ. Cô là Bí thư chi bộ. Chi bộ thường họp ở trường này, khi cần họp bí mật thường hay họp ở lò gạch kia kìa... Người chỉ tay ra một lò gạch bỏ hoang gần đó.
Anh Hoàng Chính khẽ nói:
- Như vậy Đông Hưng có cơ sở Đảng từ năm 1926. Nhưng các đảng viên hồi ấy chắc không còn ai! Nên nay vẫn lấy Giang Bình làm cơ sở Đảng đầu tiên
Bác ngạc nhiên quay lại hỏi:
- Giang Bình là một mảnh đất toàn người Việt kia mà.
- Vâng, đó là một vùng có chừng 6.000 tới 7.000 người Việt, giáp biển, còn có đình và chùa. Khi Tỉnh uỷ Hải Ninh bị. địch o ép quá thì có một bộ phận phải chạy dạt sang đó để rồi xây dựng cơ sở Đảng ở Giang Bình. Khi quân Trung Quốc giải phóng được Đông Hưng, ta đã bàn giao cơ sở Đảng này cho bạn và bạn coi cơ sở Đảng này là đầu tiên của Đông Hưng.
Bác ngậm ngùi nói:
- Như vậy có thể cơ sở Đảng của Đông Hưng này thời 1926 không còn ai nữa thực. Cái quý là nữ giáo viên "xám xẻ" lại là con gái ông chủ lò bát nổi tiếng ở đây. Ông có lò bát ở cả Đông Hưng và Móng Cái.
Bác nhìn cô giáo Đông Hưng nói nhẹ nhàng:
- Chuyện cũ kể lại để cô giáo tìm hiểu và nhắc nhở cho các cháu học sinh tự hào về trường của mình.
Cô giáo cảm động nói:
- Cháu thực không ngờ, mình may mắn được dạy ở một ngôi trường mà lớp người đi trước đã nêu tấm gương sáng vì cách mạng.
Sau đó Bác dặn dò thêm các cháu học sinh chịu khó học tập để trở thành công dân gương mẫu của Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và xây dựng tình hữu nghị Việt - Trung.
Trên đường về Bác chợt hỏi đồng chí Hoàng Chính có biết gì về nơi ở và con cháu của tướng quân Lưu Vĩnh Phúc không?
Anh Hoàng Chính thành thật nói:
- Cháu không rõ.
Bác nhẹ nhàng nhắc:
- Tướng Lưu Vĩnh Phúc là một tướng giỏi của Thái Bình Thiên Quốc. Khi thua triều đình Mãn Thanh chạy sang ta đã sát cánh cùng quân ta chống giặc Pháp. Khi trở về Trung Quốc cũng là tướng giỏi chống Nhật ở Đài Loan. Lúc về trí sĩ ở Đông Hưng này vẫn giúp đỡ cho cụ Tôn Thất Thuyết và cụ Nguyễn Thượng Hiền. Vì vậy nên gặp gỡ và tìm hiểu thân nhân của tướng quân. Song cũng có thể họ chạy ra Đài Loan hay sang Sài Gòn rồi thì cũng khó tìm...
- Ở Phòng Thành, có thể còn mộ cụ Tôn Thất Thuyết, cụ Nguyễn Thượng Hiền, các chú nên tìm đến thăm viếng.
Anh Hoàng Chính và Lý Bạch Luân cùng trình bày:
- Dạ cũng có biết, song bạn từ giải phóng tới nay có nhiều cuộc vận động chính trị, hết Tam Phản lại Ngũ Phản. Phải chờ không khí chính trị dịu đi mới tiện tìm hiểu và thăm viếng.
Bác về tới đầu cầu, các đồng chí lãnh đạo của Đông Hưng đợi Bác ở trụ sở. Khi biết Bác chỉ thăm trường tiểu học rồi về, vội chạy ra đầu cầu để tiễn Bác.
Bác cảm ơn các đồng chí và hẹn có dịp sẽ lại thăm.
Về tới giữa cầu, Bác lại ân cần dặn các đồng chí lãnh đạo Hải Ninh:
- Đừng để nhân dân đôi bờ phải lội sông khi ta có cây cầu Hữu Nghị đá hoa cương đẹp như vậy!
Các đồng chí Hoàng Chính, Lý Bạch Luân nhất nhất vâng lời. Sau này, có lúc qua thăm Việt Nam, đồng chí Đào Chú có kể lại đã chuẩn bị máy bay để tới gặp Bác ở Đông Hưng, nhưng biết Bác về rồi nên phải dừng lại chuyên đến Đông Hưng.
(Viết theo lời kể của đồng chí Trần Quốc Hoàn và Hoàng Chính. Đồng chí Trần Quốc Hoàn lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Công an, đồng chí Hoàng Chính là Bí thư Tỉnh ủy Hải Ninh).