HÀNH VI THIẾU SÁNG TẠO LÀ KẾT QUẢ CỦA VIỆC HỌC TẬP
“Tính sáng tạo vốn là phẩm chất bẩm sinh của con người.”
Abraham Maslow
“Rèn luyện và học tập không ngừng là cần thiết trong việc duy trì và tăng cường kỹ năng sáng tạo.”
Paul Torrance
Năm 1965, nhà tương lai học George Land và đội ngũ của ông đã phát triển một bài kiểm tra cho NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ) để lựa chọn các kỹ sư và các nhà khoa học sáng tạo nhất làm việc cho chương trình không gian của họ. Bài kiểm tra đã rất thành công.
Cho đến năm 1968, bài kiểm tra mở rộng đối tượng tới 1.600 trẻ em mẫu giáo ở lứa tuổi lên năm. Bài kiểm tra này được thực hiện lại một lần nữa với cùng những đứa trẻ đó khi chúng lên 10 và 15 tuổi. Bài kiểm tra tương tự cũng được áp dụng cho 280.000 người lớn trong nhiều năm sau đó đã xác định sự sáng tạo của họ chỉ còn ở mức 2%!
Trong cuốn sách Breakpoint and Beyond (Tạm dịch: Điểm chuyển tiếp và điểm vượt), đồng tác giả với Beth Jarman, Land đã kết luận rằng: “Hành vi thiếu sáng tạo là hệ quả của việc học tập.”
Trẻ em cực kỳ sáng tạo, nhưng một khi chúng bắt đầu đi học, khả năng ấy của chúng sụt giảm rất nhiều. Ở trường học, trẻ em được dạy cách thức để trở nên phi sáng tạo (hành động rập khuôn).
Tin tốt là thông qua rèn luyện, bạn có thể tránh tiếp thu các cách thức rập khuôn, bắt chước, thay vào đó, trở nên sáng tạo như khi còn là một đứa trẻ. Bằng cách đọc cuốn sách này, bạn đã tiến thêm một bước để lấy lại đặc quyền bẩm sinh của mình và trở nên sáng tạo một lần nữa.
BÀI KIỂM TRA TƯ DUY SÁNG TẠO TORRANCE
Tiến sĩ Paul Torrance của Đại học Georgia được đông đảo những người thực hành rèn luyện tính sáng tạo coi là cha đẻ của lý thuyết sáng tạo. Ông dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu phương pháp định lượng khả năng sáng tạo. Torrance đã phát triển Các bài kiểm tra về tư duy sáng tạo Torrance hiện vẫn đang được ứng dụng phổ biến.
Bốn tiêu chí cơ bản trong bài kiểm tra tư duy sáng tạo của Torrance rất hữu ích và có thể sử dụng để xác định xem chúng ta có một phiên họp sáng tạo hay không.
Thông thường, các phiên họp động não vốn chỉ là các cuộc họp thường lệ có các ý tưởng rập khuôn. Bài kiểm tra Torrance sẽ giúp xác định xem liệu chúng ta có phiên họp sáng tạo thực sự hay không.
Bốn tiêu chí trong bài kiểm tra tư duy sáng tạo Torrance như sau:
1. Số lượng ý tưởng (hoặc Tính tuôn chảy): Bạn có thể đưa ra bao nhiêu ý tưởng?
2. Tính đa dạng của ý tưởng (hoặc Tính linh hoạt): Bạn có thể đưa ra bao nhiêu ý tưởng khác nhau?
3. Tính độc đáo (hoặc Tính mới mẻ): Bạn có thể đưa ra một ý tưởng mà không ai khác có không?
4. Tính tỉ mỉ: Bạn có thể giải thích hoặc cung cấp các chi tiết về ý tưởng của mình không?
Đối với phiên họp sáng tạo, tốt nhất hãy sử dụng giấy nhớ, phát minh lần đầu bởi công ty 3M với tên gọi giấy dán ghi chú. Chúng được bày bán theo các kích cỡ khác nhau với màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú ở hầu hết mọi cửa hàng văn phòng phẩm. Những giấy dán ghi chú này giúp việc sắp xếp các ý tưởng trở nên đơn giản và linh hoạt hơn.
Tôi đã diễn giải một cách đơn giản các tiêu chí của bài kiểm tra Torrance theo cách hiểu của mình để bạn có thể áp dụng chúng một cách dễ dàng. Hãy cùng đi sâu phân tích từng tiêu chí:
• Số lượng ý tưởng
Trước khi bắt đầu phiên họp, hãy đặt mục tiêu số lượng ý tưởng tối thiểu mà bạn dự định phải thu được trong một khung thời gian chỉ định. Ví dụ, bạn dự định thu được 25 ý tưởng cho kỳ nghỉ trong vòng 15 phút. Nếu kết quả bằng hoặc vượt quá mức này, thì bạn đã đạt được tiêu chí đầu tiên.
• Sự đa dạng
Hãy kiểm tra các ý tưởng mà bạn tạo ra và phân loại chúng theo từng hạng mục. Ví dụ, với các kỳ nghỉ, bạn có thể phân loại chúng theo chủ đề: dã ngoại, thăm thú các địa điểm yêu thích, ở nước ngoài, phiêu lưu... Nếu có thể phân loại các ý tưởng theo thể loại, thì bạn sẽ có nhiều ý tưởng khác nhau trong một tổ hợp ý tưởng đa dạng.
• Sự độc đáo
Hãy kiểm tra xem các ý tưởng của bạn có các đặc điểm sau hay không: Trong số các ý tưởng đó có một hay một số ý tưởng nào khác biệt hay không? Một ý tưởng nào đó mới mẻ mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến? Một phép thử về tính độc đáo của ý tưởng là: Liệu nó có tạo ra cảm xúc mạnh mẽ nào hay không? Ý tưởng đó có tạo ra sự sợ hãi, e ngại hay phấn khích không?
• Định hình ý tưởng
Một khi bạn xác định được một hoặc một vài ý tưởng độc đáo, hãy yêu cầu người đề xuất ý tưởng đó giải thích về nó. Hãy lắng nghe và không ngắt lời cho đến khi người đó trình bày xong kiến giải của mình. Sau đó, hãy đặt câu hỏi để thể hiện sự quan tâm và để hiểu rõ hơn về ý tưởng. Đừng phê phán, chỉ trích hay đưa ra bất kỳ nhận xét tiêu cực nào. Hãy khuyến khích những người khác đóng góp ý kiến riêng của họ để phát triển ý tưởng sáng tạo đó. Nếu ở giai đoạn này, gần như tất cả mọi người đều hào hứng và phấn khích tham gia, thì nhiều khả năng là phiên họp của bạn sẽ thành công! Hãy áp dụng lặp lại quy trình này cho các ý tưởng độc đáo khác, sau đó chọn một ý tưởng để thực hiện. Hãy ghi lại và lưu giữ những ý tưởng không sử dụng vì biết đâu chúng có thể có ích sau này.
Bạn đã nắm được trọng tâm vấn đề hay chưa? Nếu bạn đã hiểu cốt lõi vấn đề, hãy áp dụng 4 tiêu chí của bài kiểm tra tư duy sáng tạo Torrance trong phiên sáng tạo tiếp theo. Cuộc họp của bạn sẽ sôi nổi hơn, hào hứng hơn và có nhiều khả năng khởi tạo được những ý tưởng chiến thắng.
BÀI LUYỆN TRÍ NĂNG 3.1: KIỂM TRA TIỀM NĂNG SÁNG TẠO CỦA BẠN
Bài kiểm tra dưới đây chỉ cung cấp duy nhất một dấu hiệu về tiềm năng sáng tạo cá nhân của bạn.
Hãy tự cho điểm từng câu trả lời. Đừng suy nghĩ quá lâu. Các câu trả lời tốt nhất là những cảm xúc trực quan nảy ra ngay những giây đầu tiên trong tâm trí của bạn.
Hướng dẫn chấm điểm:
41-50: Rất sáng tạo
31-40: Sáng tạo
21-30: Khá sáng tạo
10-20: Có thể trở nên sáng tạo hơn
BÀI LUYỆN TRÍ NĂNG 3.2: SỨC MẠNH CỦA NĂNG LỰC QUAN SÁT
Mặc dù kiến thức là kết quả thu được từ cả tất cả năm giác quan, năng lực quan sát vẫn là quan trọng nhất. Bài luyện trí năng dưới đây kiểm tra khả năng quan sát của bạn. Hãy thử quan sát những người dưới đây theo một cách khác và bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả thu được.
Bạn nhìn thấy bao nhiêu khuôn mặt?
Người này trẻ hay già?
Bạn có thấy Napoleon trên đảo Elba không?
Bạn có nhìn thấy khuôn mặt trong khu rừng?
Bạn có tin tưởng người đàn ông này không?
Bạn thấy một người phụ nữ hay một người đàn ông đang chơi nhạc cụ?
Hãy ghi chép sự khai phá trí sáng tạo tại đây
................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Phần trống dành cho bạn ghi chép bất kỳ ý tưởng hay cảm hứng nào nảy sinh trong quá trình đọc chương này.