CÁC KỸ THUẬT SÁNG TẠO CHÍNH
“Nền tảng của sự sáng tạo luôn luôn là một liên tưởng để tạo ra kết nối mới. Để liên tưởng tạo ra kết nối thông qua ngôn từ có thể mất tới hàng giờ. Vì lẽ đó, tiềm thức của bạn phải sử dụng các hình ảnh.”
William JJ Gordon
Sáng tạo và truyền hình
Chỉ tính sơ sơ cũng có hàng trăm kỹ thuật sáng tạo. Mặc dù hầu hết chúng đều có ưu điểm, tuy nhiên vẫn tồn tại một vấn đề. Đó là phải học và ghi nhớ vô vàn các kỹ thuật và tiếp đến phải chọn lọc một kỹ thuật phù hợp với một mục đích sử dụng cụ thể. Vấn đề đó khiến tôi trăn trở khá lâu. Làm thế nào để thấy được mục đích sử dụng cụ thể đó? Phép loại suy nào có thể ứng dụng để chỉ ra những điều tôi đang muốn ngụ ý?
Định nghĩa mà tôi đưa ra là: Sáng tạo là liên tưởng để kết nối. Tôi phải chỉ dẫn cho ai đó tiến hành kỹ thuật này như thế nào? Nhiệm vụ là kết hợp các “kỹ thuật sáng tạo” đa dạng với một điều gì đó. Việc này khá đơn giản nhưng đồng thời lại có thể cung cấp nhiều kết quả đa chiều. Thu được vô số giải pháp đa chiều từ một nguồn duy nhất – đó là mục đích mà tôi đã theo đuổi.
Câu trả lời là gì? Phải mất một lúc suy nghĩ. Rồi, Eureka! Tôi đã tìm ra.
Đó là các kỹ thuật sáng tạo từ công nghệ truyền hình màu. Thật quá rõ ràng! Ti-vi màu hiện đại hiển thị hàng triệu màu. Tuy nhiên tất cả các màu này được tạo ra chỉ bởi ba màu chính: đỏ, lục và lam. Dựa trên nguyên lý tương đồng này, tôi đi đến kết luận rằng tất cả các kỹ thuật sáng tạo có thể được phân loại hoặc lấy căn cứ từ chỉ ba kỹ thuật dưới đây. Chúng có tên là: Ba kỹ thuật sáng tạo căn bản.
KỸ THUẬT SÁNG TẠO CĂN BẢN THỨ NHẤT: SỰ ĐIÊN RỒ, HUYỄN TƯỞNG VÀ TƯỞNG TƯỢNG
Câu hỏi then chốt là làm thế nào để suy nghĩ sáng tạo thay vì chỉ tư duy logic? Câu trả lời là hãy suy nghĩ một cách điên khùng, hãy chìm đắm trong mơ mộng và hãy sử dụng trí tưởng tượng của con người để hình dung một cách khác thường.
Trong tất cả các ấn bản trước đây, tôi chọn Brainstorming – Động não làm kỹ thuật nền tảng. Tôi quyết định tạo ra thay đổi trong ấn bản này dựa trên nghiên cứu và quan sát của mình.
Tôi hiểu thấu mọi chuyện khi xem đoạn video mà con gái tôi quay một cái bẫy chuột được tạo ra bởi hai chiếc ghế ngồi và một chiếc túi ni-lông. Đó là phát minh của James, cậu cháu trai 4 tuổi của tôi. James có thể mô tả phát minh của mình mạch lạc và trả lời tất cả các câu hỏi xoay quanh sáng chế đó.
Điều đó gợi tôi nhớ về một sự thật hiển nhiên rằng trẻ em thực sự là những thiên tài sáng tạo tuyệt đỉnh. Thay vì Brainstorming – Động não, tôi quyết định tạo ra một kỹ thuật mới: Fantasystorming – Động não sáng tạo như một phương pháp nền tảng (xem Tầng khai trí sáng tạo thứ sáu để hiểu chi tiết hơn).
KỸ THUẬT SÁNG TẠO CĂN BẢN THỨ 2: NGẪU HỨNG
Có một phương thức tư duy vượt khuôn khổ mới được chứng minh là hiệu quả đó là lựa chọn ngẫu nhiên một hạng mục và liên hệ để kết nối hạng mục đó với vấn đề của bạn. Sẽ rất thuận lợi nếu có ai đó chưa từng biết đến vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết. Hãy liên hệ để họ kết nối ngẫu hứng giúp bạn. Phương pháp nền tảng là:
Thực hiện kết nối ép buộc (xem Tầng khai trí sáng tạo thứ bảy để biết chi tiết).
KỸ THUẬT SÁNG TẠO CĂN BẢN THỨ 3: TÍNH NĂNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ THUỘC TÍNH
Một trong những đặc điểm thiết yếu của sự sáng tạo là khả năng suy nghĩ khác biệt với những người khác. Do đó, nguyên tắc chính ở đây là nghiên cứu các tính năng, đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình và sau đó suy nghĩ để tìm ra một phương thức tiếp cận khác hẳn với thông thường dành cho sản phẩm đó. Phương pháp nền tảng là: Phá vỡ quy tắc (xem Tầng khai trí sáng tạo thứ tám để biết chi tiết).
Chi tiết về từng kỹ thuật trong số ba kỹ thuật có thể được tìm thấy trong các Chương tiếp theo (Các tầng khai phá trí sáng tạo).
Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, trước tiên bạn phải thông thạo ba kỹ thuật căn bản trước khi cố gắng điều chỉnh, sửa đổi hoặc kết hợp chúng theo những cách khác nhau. Đừng cảm thấy miễn cưỡng với các kỹ thuật được mô tả. Một khi nắm được cơ sở, ý nghĩa và tầm quan trọng của các kỹ thuật sáng tạo đó, bạn thậm chí có thể tự tạo ra kỹ thuật sáng tạo của riêng mình. Đó là tất cả các nguyên lý sáng tạo.
“Bí quyết để tìm ra giải pháp cho các vấn đề là tạo cầu nối giữa cấu trúc của vấn đề và kết quả đầu ra mong muốn.”
Dave Koburg
SỨC MẠNH CỦA VIỆC ĐẶT CÂU HỎI
“Cấu trúc cốt lõi của vấn đề quan trọng hơn rất nhiều so với giải pháp.”
Albert Einstein
Trước khi áp dụng bất kỳ kỹ thuật sáng tạo nào, bạn cần đặt đúng câu hỏi. Nhóm câu hỏi giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề của mình là câu hỏi thuộc bộ 5W và 1H. Các câu hỏi đó là: Ai? (Who), Tại sao? (Why), Cái gì? (What), Khi nào? (When), Ở đâu? (Where) và Như thế nào? (How). Sẽ không có tác dụng gì nếu đưa ra một giải pháp thiên tài nhưng không hề liên quan đến vấn đề.
Giả sử mục tiêu ban đầu của bạn là tạo ra một mũi khoan tốt hơn. Bạn nên đặt câu hỏi: Công dụng của nó là gì/Mục đích sử dụng nó là gì? Câu trả lời nên là: Để tạo ra một cái lỗ. Một khi hiểu bản chất vấn đề, bạn sẽ không nhất thiết phải sáng chế ra một mũi khoan mà chỉ cần một công cụ nào đó giúp tạo ra các lỗ với năng suất và hiệu quả cao hơn. Một số thiết bị có thể tạo ra lỗ tròn bao gồm: máy cưa lọng, máy phát lazer lượng tử ánh sáng, tia nước... Thay vì hạn chế bản thân bằng một tuyên bố như: Tôi muốn khoan các lỗ hiệu quả hơn, bạn có thể đặt câu hỏi: Tôi có thể tạo ra các lỗ tròn hiệu quả hơn bằng cách nào? Kiểu tư duy thứ nhất ngăn cản bạn nghĩ ra các phương pháp khác mang tính cách mạng hơn.
Hãy nghĩ về kết quả bạn muốn đạt được, sau đó tự hỏi các câu hỏi thuộc bộ 5W và 1H. Hãy thực hiện việc này trước.
Đừng đặt câu hỏi với phạm vi hẹp hoặc quá tập trung. Ví dụ, nếu bạn ra nước ngoài lần đầu tiên và muốn tìm hiểu phương tiện và con đường tốt nhất để đi từ thị trấn A đến thị trấn B. Câu hỏi: Làm thế nào để tôi bắt taxi từ A đến B? sẽ hạn chế quyền lựa chọn của bạn. Ngược lại, nếu đặt câu hỏi: Tôi có thể đi từ A đến B theo những cách nào? bạn sẽ khám phá các phương tiện giao thông khác (hoặc kết hợp các phương tiện) có thể an toàn hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn, thú vị hơn và thậm chí có thể tiện nghi và thoải mái hơn.
Nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein khi được hỏi: “Ông sẽ làm gì nếu ông có 60 phút để cứu thế giới thoát khỏi một vụ va chạm với một thiên thạch lớn?” đã trả lời rằng ông sẽ dành 55 phút đầu để đặt các câu hỏi và 5 phút cuối để tìm giải pháp.
TRÌNH BÀY LẠI MỘT VẤN ĐỀ
Diễn đạt lại vấn đề theo một cách khác cũng rất quan trọng. Chẳng hạn: Công ty Rank Xerox đã tự cơ cấu lại bằng cách thay đổi sứ mệnh từ “Công ty xử lý tài liệu” thành “Công ty tài liệu”. Thay đổi này rất đơn giản vì chỉ loại bỏ hai từ, nhưng đã thay đổi toàn bộ viễn cảnh, triển vọng và trọng tâm của Rank Xerox. Điều này mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty. Sự thay đổi đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc gây dựng lại cơ đồ của Xerox.
Khi Tập đoàn Toyota của Nhật Bản yêu cầu nhân viên đóng góp: “Ý tưởng để cải thiện năng suất làm việc của công ty.” Phản hồi thu được khá mờ nhạt. Tuy nhiên, việc trình bày lại vấn đề lại thu được kết quả như mong muốn: “Làm thế nào để đơn giản hóa công việc của bạn?” Mặc dù cả hai tuyên bố này đều có cùng một mục tiêu, nhưng tùy vào cách thức diễn đạt mà kết quả thu được hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp đầu tiên, người lao động nhận thức rằng, ban quản lý và chủ sở hữu là những người hưởng lợi từ dự án cải thiện năng suất. Trong trường hợp thứ hai, những người thụ hưởng rõ ràng chính là những người lao động.
Một ví dụ khác là việc công ty Ford Motor với lời xin lỗi năm 1980. Đó là năm Donald E. Petersen đảm nhận chức vụ Chủ tịch công ty. Khi ấy, doanh số đang trên đà suy giảm và Ford đang mất thị phần với tốc độ chóng mặt.
Một yếu tố chính dẫn đến sự suy giảm là chính sách thiết kế bao gồm tập hợp các quy tắc nghiêm ngặt và phức tạp, cản trở sự sáng tạo một cách nghiêm trọng. Nhân sự không được khuyến khích tư duy sáng tạo “vượt khuôn khổ.” Vị chủ tịch mới đã thay thế bộ quy tắc cứng nhắc này bằng một mục tiêu tóm gọn dành cho Trung tâm Thiết kế. Đây chính là câu mục tiêu đó:
“Hãy thiết kế một sản phẩm mà bạn có thể cảm thấy tự hào khi đỗ tại lối vào gara nhà bạn.”
Chỉ dẫn đơn giản này đã tạo ra một công thức chiến thắng. Nó trao quyền, tạo động lực và giải phóng tính sáng tạo trong các nhân viên, từ đó giúp nhân viên của Ford thiết kế thành công dòng xe Thunderbird và Taurus.
BỘ KÍCH SÁNG TẠO TỪ A ĐẾN Z
Bộ kích sáng tạo từ A đến Z rất hữu ích trong việc kích thích các ý tưởng tiếp theo dựa trên ý tưởng ban đầu hoặc ý tưởng hạt giống mà bạn đã có. Bạn có thể chọn ngẫu nhiên một vài hoặc xem xét toàn bộ các bộ kích trong danh sách sau.
CÁC BỘ KÍCH SÁNG TẠO
Hướng dẫn:
Hãy làm bài tập và sử dụng một ý tưởng, câu hỏi hoặc vấn đề đã được gieo mầm trong tâm trí của bạn. Xem lại từng từ trong danh sách dưới đây và hình dung những ý tưởng và quan điểm mới xuất hiện trong đầu nhờ mối liên hệ giữa các từ đó với suy nghĩ hạt giống của bạn.
A. Adapt, alternate, analogies, action, advance it (Thích nghi, thay thế, tương tự, hành động, thúc đẩy)
B. Brainstorm, be the idea, break rules, benefits list, bigger, branch out (Động não, là ý tưởng, phá vỡ các quy tắc, danh sách lợi ích, lớn hơn, phân nhánh)
C. Challenge assumptions, combine, color it, change the problem (Giả định thách thức, kết hợp, tô màu, thay đổi vấn đề)
D. Draw it, doodle, deadlines, dream, deeper, delay it (Vẽ, viết nguệch ngoạc, thời hạn, ước mơ, sâu sắc hơn, trì hoãn)
E. Enhance, exaggerate, expand benefits, enlarge (Tăng cường, phóng đại, mở rộng lợi ích, phóng to)
F. Features expand, fun with it, flea markets, fantasy (Mở rộng tính năng, chơi đùa, chợ trời, tưởng tượng)
G. Group ideas, gamble, games, gather thoughts or data, germinate, gimmick (Nhóm các ý tưởng, đánh bạc, trò chơi, thu thập suy nghĩ hoặc dữ liệu, ươm mầm, mánh lới quảng cáo)
H. Half it, hear it, heal, hire, hunt, help, humor (Chia đôi, lắng nghe, chữa lành, thuê, săn bắn, giúp đỡ, hài hước)
I. Ink it, inflate it, integrate it, internalize it, I Ching, incubate it (Bôi đen, thổi phồng, tích hợp, chủ quan hóa, Kinh dịch (xin quẻ), ấp ủ)
J. Justify it, journal on it, juggle, join, journey (Biện minh, viết nhật ký, tung hứng, tham gia, hành trình)
K. Kinky, kids’ perspective, kaleidoscope, kernel (Lập dị, góc nhìn của trẻ em, kính vạn hoa, hạt nhân)
L. Lighten it, lengthen it, live it, let it go, listen to hunches (Thắp sáng, kéo dài, thổi hồn, bỏ qua, lắng nghe những linh cảm)
M. Magnify, minimize, modify, metaphors, mind map, merge (Phóng đại, thu nhỏ, sửa đổi, ẩn dụ, sơ đồ tư duy, hợp nhất)
N. Nix it, negatives are, name it, needs clarification, nurture (Chú ý, phủ định, đặt tên, làm rõ nhu cầu, nuôi dưỡng)
O. Opposites, others do it, obvious, obscure, omit, open (Đối lập, những người khác làm điều đó, rõ ràng, tối nghĩa, bỏ qua, cởi mở)
P. Picture it, perspectives change, prototype it, postpone it, persist, patterns, play (Minh họa, thay đổi góc nhìn, tạo nguyên mẫu, tạm dừng, kiên trì, mô hình, chơi)
Q. Qualify it, quicken it, question, quest, quit (Sửa đổi, thúc đẩy, đặt câu hỏi, tìm kiếm, bỏ cuộc)
R. Reduce, reverse, rearrange, rotate, random word, resist (Giảm bớt, đảo ngược, sắp xếp lại, xoay, từ ngẫu nhiên, chống lại)
S. Simplify, suppose, substitute, shorten, segment up to a bigger picture, sell idea (Đơn giản hóa, giả sử, thay thế, rút ngắn, phân loại vào một bức tranh lớn hơn, bán ý tưởng)
T. Trade shows, truncate parts, terminate, truth is..., take a break (Triển lãm thương mại, cắt ngắn các bộ phận, chấm dứt, sự thật, nghỉ ngơi)
U. Un…, uncover, unlock, unrealistic, unite (Không..., mở ra, mở khóa, không thực tế, đoàn kết)
V. Viewpoint change, vocalize, visualize, vacate, values, vary (Thay đổi góc nhìn, âm hóa, trực quan hóa, bỏ trống, các giá trị, thay đổi khác nhau)
W. Why 5 times, what if, wait, wish, withhold, witness (Hỏi câu hỏi tại sao 5 lần, nếu thì, chờ đợi, mong ước, giữ lại, làm chứng)
X. eXaggerate, x-ray it, eXtend it (phóng đại, soi rọi, mở rộng)
Y. Yell it, yield, yardstick, youthful (Hét to, sản sinh, thước đo, trẻ trung)
Z. Zero base, zoom up, zoom down, zany, zigzag (cân bằng, phóng to, thu nhỏ, người khờ dại, hình chữ chi.)
Nguồn:
John Robson
Email: [email protected]
Website: http://www.higherawareness.com