Hoằng chuyển vị trí xuống cuối lớp, không ngồi cạnh Kiêu nữa. Cô thường tìm cách tránh né mỗi khi thấy bóng cậu. Một lần hai người giáp mặt trên cầu thang, Kiêu hỏi, cô bạn gái vui vẻ hôm nào chỉ khẻ gật đầu rồi đi, khiến Kiêu ngỡ ngàng.
Đúng thời gian Kiêu cần Hoằng để tâm sự những bất ổn trong cuộc sống thì xảy ra chuyện này, cậu không thể nới với Mẫn Yến, có nói cô cũng khó lòng thông cảm, cô không sâu sắc bằng Hoằng. Thực ra xét ở mọi khía cạnh Hoằng mới là người có đủ bản lĩnh chia sớt những u buồn của Kiêu. Càng muốn gần thì Hoằng càng lánh ra, rất khó tiếp cận, đến nỗi Kiêu đã hận vì mình đang đánh mất một tình bạn.
Tan học, cậu chàng nhận được lá thư tay Hoằng trao qua một người bạn, cô ta đã trở nên tiêu cực đến mức này cậu đến mức này ư? đến nỗi không thể tận tay trao lá thư. Tuy nhiên, Kiêu vẫn lấy làm mừng, lá thư có mùi thơm của phong bì giấy hoa, có nét chữ to đều, uyển chuyển thông báo chủ của nó phải là người thường xuyên cẩn thận. Cậu bóc khi đã ngồi yên vị trí trong phòng tầng trên, lúc mẹ nuôi đã ăn uống xong và đi ngủ. Thư viết:
“Kiêu sẽ cười khi đọc nhưng xin hãy lắng nghe!
Tớ muốn Kiêu hãy nghe tớ tâm sự, nghe tớ dãi bày đây, bởi vì tớ không thể tâm sự được với ai khác. Bố mẹ thì càng không, hoàn cảnh gia đình tớ tương tự như gia đình Mẫn Yến, bố mẹ mỗi người một phách và khi đó thì chẳng cần nói cũng biết bi kịch cuộc sống gia đình xảy ra. Hai cái trụ đều nghiêng ngả thì làm sao còn một gia đình hạnh phúc. Nỗi lo của tớ là nỗi lo mất đi tổ ấm, một đứa con gái chưa từng có kinh nghiệm, chẳng có gì trong tay, mất đi tổ ấm sẽ sống thế nào? Tuy nhiên ở khuôn khổ lá thư này, tớ muốn nói đến chuyện của chúng ta nhiều hơn. Ừ thì công nhận chúng ta chưa nói gì về chuyện tình cảm, càng chưa có đính ước nào cho nên tớ hoàn toàn không có quyền ngăn cản cậu và Mẫn Yến đi với nhau, không thể trách cậu đã không chỉ quan tâm đến mình tớ. Cậu là cậu, muốn kết thân với ai là tùy. Nhưng nói với Kiêu một điều là nếu không yêu được cậu tớ sẽ không yêu nổi ai khác. Tớ cũng như mẹ nuôi cậu, rất hận đàn ông con trai. Tớ thấy rằng, mình còn muốn ngả người dựa vào vai cậu để được an ủi chở che, huống hồ Mẫn Yến đã tan nát đời, vất vưởng sống nổi trôi, bị những trận cãi nhau của bố mẹ xua đi. Nó khổ hơn tớ, cũng kém chịu đựng hơn nên mới ra nông nỗi ấy.
Vậy thì tại sao tớ không thể ủng hộ nó đi với cậu, để cậu che chở giúp đỡ, Hoằng đã ích kỷ quá phải không? Hoằng xin lỗi, vì sự ích kỷ của Hoằng đã làm cậu khó xử.
Và dù sao, Kiêu ạ, tớ không biết được, không biết sau này mình sẽ sống ra sao, nếu không có Kiêu.
Một cô gái chán đời
Mẫn Hoằng”
Kiêu đọc đi đọc lại ba lần bức thư với hai mạch cảm xúc trái chiều đó, rút cục thì Hoằng vẫn muốn có Kiêu, giành lấy Kiêu, tiếp tục ích kỷ. Cậu đã làm mọi chuyện rối tung lên, tình hình khó mà giải quyết thỏa đáng, cả hai người cậu đều không muốn làm tổn thương. Tuy chỉ mới biết Mẫn Yến nhưng lời lẽ thể hiện sự mong mỏi về nhu cầu chỗ dựa của cô, đã làm Kiêu cảm động đến nao lòng, nghĩ rằng mình sẽ bảo vệ, chăm sóc.
Cậu cẩn thận gấp lại lá thư, cho vào phong bì thơm mới có hình hoa, đặt cẩn thận trong cặp, lúc trước cậu nghĩ sẽ viết lại cho Hoằng một lá, sau thấy nói chuyện trực tiếp hay hơn, nên dự tính làm sao để cô nàng chịu nghe mình nói. Đầu óc Kiêu căng thẳng, muốn nổ tung lên. Trước đây khi bà ngoại mất, ngoài đau đớn ra cậu đã từng suy nghĩ rất nhiều, xem nên sống kiểu gì để còn chờ mẹ về. Những ngày hai bà cháu trông trông ngóng ngóng ngoài ngõ đã đi vào quá vãng, có ngóng chỉ còn đơn phương độc mã mình Kiêu.
Cậu muốn đến với anh Tôn để tâm sự. Mẹ nuôi xin cho anh một chân làm bảo vệ siêu thị lương khá. Giờ này cứ đến tìm anh nói chuyện biết đâu tìm được cách giải được căng thẳng. Anh Tôn đang phải đứng làm việc, tổ bảo vệ của anh gồm bốn người, cả trông xe là sáu, tất cả đều mặc đồng phụ rất oách.
- Em rỗi nhỉ? Anh Tôn cười nói.
- Vâng, em muốn chơi với anh, xem công việc của anh thế nào. Anh chưa nghỉ à?
- Anh sắp có người thay ca. Này, tối nay ở lại chơi và ngủ với anh nhé. Các anh ở đây rất thỏai mái.
- Không, mẹ nuôi ốm em phải về. Để khi khác nhé.
Tôn tỏ ra quan tâm:
- Cô ốm nặng lắm không? Có đến bệnh viện chứ?
Kiêu lắc đầu, nói tuy không phải đến bệnh viên nhưng khá nguy hiểm, cậu phải chăm sóc mẹ tử tế. Anh Tôn cổ vũ, nói thế là đúng quá, làm con nên hiếu thảo với cha mẹ. Hai anh em đứng nói chuyện rôm rả, cho đến khi anh Tôn chợt nhớ ra chuyện mẹ đẻ của Kiêu, anh hỏi:
- Em mong mẹ lắm nhỉ? Chỉ tiếc là...
Chỉ tiếc là…mẹ đã không xuất hiện để gặp gỡ Kiêu để cậu mời mẹ về Hà Nội thăm mẹ nuôi, để sống thành một gia đình. Ao ước mỏi mắt, mòn gan mà mẹ vẫn bặt tăm. Dù trời biển bao la, Kiêu luôn nghĩ mẹ sẽ về.
- Anh ăn uống thế nào, có được no không?
Anh Tôn đưa cánh tay ra co lên để bắp nổi hình con chuột, tay kia xoa xoa vào nó:
- Không ăn no anh béo thế này à?
Đúng là anh Tôn béo thật, hơn trước nhiều, thực sự anh đã bóc được lớp da đen cháy, dáng quê mùa cũng được bóc vợi để phong độ như hôm nay.
Kiêu nhìn kỹ anh, nói: “Phong độ thật!” Anh Tôn cười như nắc nẻ.
- Chị nhà và các cháu chắn vui lắm nhỉ, khi anh gửi tiền về ấy.
- Ừ, rất vui, lần đầu tiên lĩnh lương anh mang tiền về, mấy mẹ con reo lên sung sướng, rồi cứ đếm đi đếm lại, đếm đến nhàu nhĩ bốc mùi hôi ở tiền. Đếm chỉ để đếm và cười thôi, chứ tiền không nở lên không ngót đi, dẫu sao thì mấy mẹ con cũng được bữa sướng.
- Anh đúng là anh hùng cả nhà.
Tôn lắc đầu:
- Không, có tiền anh mới chỉ là anh hùng của bọn nhóc thôi, còn với chị phải tối đến mới công nhận anh là… anh hùng.
Kiêu hiểu ý, anh định nói đến chuyện… ấy, giơ ngón tay chỉ chỉ: “Anh chị kinh thật!”
Hai anh em nói toàn chuyện vui, bả lả cười súyt quyên nhiệm vụ bảo vệ siêu thị. Anh Dao đồng nghiệp Tôn thấy hai người tếu táo vui vẻ cũng cười theo Kiêu chia tay anh khi câu chuyện còn rôm rả, khi những người khách cuối cùng đi mua sắm ra về, tay những hàng là hàng, chỉ còn đám nhân viên đang chuẩn bị cho việc đóng cửa. Về đến nhà, Kiêu thấy mẹ nuôi cởi bỏ hết quần áo không còn một mảnh vải trên người. Bà ngồi giường, thả hai chân xuống đất.
- Mẹ làm gì thế? Kiêu hỏi - sao mẹ lại làm như vậy?
Bà Hát lúc lắc đầu lẩm bẩm “Thằng Kiêu muốn mẹ điên, thằng Kiêu muốn mẹ điên, không phải là người.”
Mẹ đã đến mức này ư, không còn làm chủ được bản thân, không phân biệt được điều gì, chỉ thấy mình không thể không thèm đàn ông. Cậu nói:
- Khổ lắm, con nào muốn mẹ điên, mẹ đừng nghĩ thế. Oan con lắm.
- Không muốn điên thì nằm xuống đây, cởi quần áo ra và nằm xuống đây, nằm cạnh mẹ, chỉ nằm cạnh thôi.
- Không được, mẹ mặc quần áo vào, con sẽ nằm cạnh, con không cởi quần áo đâu. Mặc nguyên thì con mới truyền được hơi ấm sang mẹ.
Tưởng lừa được bà, nhưng không, bà dứt khoát không chịu, bà bắt Kiêu phải cởi quần áo, không bà sẽ bỏ đi.
Hai mẹ con dùng dằng đến nửa giờ, cuối cùng Kiêu phải nghe mẹ, cởi quần áo, nằm cạnh. Bà bảo mấy tối rồi cậu không nằm cạnh, bà rất nhớ. Hôm trước, bà gác một tay lên người cậu, không muốn rời, bà muốn có cảm giác này mãi. Tim Kiêu đập thình thịch, kỳ thực cậu cũng nảy sinh ham muốn khi nằm cạnh mẹ nuôi trần truồng da thịt nóng hôi hổi, ham muốn không thắng nổi lý trí. Cậu cố gắng để mẹ thiếp đi, sẽ trở dậy, nhưng không được, khi cậu định gỡ tay bà ra khỏi người mình thì tay bà giật giật, siết mạnh, cậu nằm yên chờ dịp. Bà Hát dường như không ngủ say, hễ cậu con cựa quậy định thoát là bà giữ chặt lấy, hai mắt vẫn nhắm nghiền. Cả đêm, hơn mười lần cậu định thoát thì đều bị giữ lại. Kết quả là đêm đó cậu thức trắng. Cậu chỉ thiếp đi được một lúc, từ tảng sáng cho đến 6 giờ. Kết quả là mắt cậu thâm quầng, trũng sâu.
Buổi sáng đến lớp, Hoằng thấy mắt Kiêu trũng sâu, thâm quầng. Giờ giải lao cô cậu chạy ra quán nước theo đề nghị của Kiêu.
- Môn này không quan trọng lắm, nghỉ được.
Hoằng theo ra, buớc chân bối rối.
Cô hỏi về mắt thâm quầng của Kiêu, lý do tại sao? Kiêu nói tự dưng mất ngủ. Hoằng thở dài. Họ nói về chuyện của hai người, tình yêu ghen tuông, tay ba tay tư, Hoằng vừa nói vừa thở dài, Kiêu muối níu giữ, không muốn Hoằng thở dài.
- Tớ đã đọc kỹ thư của Hoằng - Kiêu nói - tớ hận mình đã làm bạn đau khổ.
Hoằng vẫn im lặng, Kiêu tiếp:
- Có thể nào cậu không hiểu cho tớ, kỳ thực tớ không biết nói thế nào cả. Hoằng ơi, cậu cứng cỏi hơn Mẫn Yến, nên dễ dàng vượt qua hơn. Tớ chỉ tìm cách an ủi cô ấy.
Hoằng đứng vụt dậy, mặt đỏ gay như người dự ứng với rượu.
- Hoằng không biết! Cậu đã thay đổi rồi, có mới nới cũ, chào, tớ vào lớp đây.
- Kìa, ngồi xuống nghe tớ nói đã.
- Chẳng có gì phải nghe nhiều, cậu cứ việc quan tâm đến em Yến, mặc tôi!
Giọng Hoằng thay đổi, quyết liệt hơn, lần đầu tiên Kiêu thấy Hoằng nặng lời như thế, nói xong Hoằng xách cặp lao vào cổng trường.
Những ngày sau đó Hoằng rất hay đau đầu. Chuyện giữa ba người làm đầu óc cô muốn nổ tung, về nhà không khí lại ùn lên ngột ngạt. Bố mẹ cô hành hạ nhau, hành hạ những đứa con bằng cá tính của từng người, bằng quan điểm sống trái chiều. Lần nào, khi bố mẹ cãi vã nhau cô cũng can thiệp: “Bố mẹ không để ngôi nhà này được một giây thanh bình hay sao”. Sau câu đó, cả hai đều đổ lỗi cho nhau, sở dĩ có hậu quả này là do người kia gây ra, cả hai cố gắng thóai thác trách nhiệm đổ lên đầu người khác, lời đè lên lời, lỗi đè lên lỗi, chẳng ai chịu nhận về phần mình. Phải gánh chịu hậu quả là những đứa con, những đứa con tan hoang, khủng hoảng tinh thần, bất ổn tâm thầm, gầy gò thể xác.
Bố cô đã hứa “chỉ yêu mẹ con và quan tâm đến con cái”. Lời hứa bị gió đẩy vút nơi nào. Ông lao với thơ, với báo, với tranh, với các lý luận cao siêu và hời hợt cứng nhắc của tri thức. Ông lao vào các bóng hồng váy ngắn chân dài văn nghệ văn ngheo. Đàn bà son phấn làm thơ viết văn đầy mùi sơn phấn, đầy mùi da thịt đầy cảnh quan hệ chồng chéo, màu sắc dục vọng tràn lan con chữ. Ai đó đã nói “cánh văn nghệ sĩ rất dễ ngủ với nhau và ngủ với nhau như gà” là vì thế.
Bố cô thất hứa, quên lời nói với con gái với gia đình. Mẹ cô cũng quên lời hứa, quên trách nhiệm với gia đình, mẹ cô mang hạnh phúc ra đánh đổi lấy vài ba cuộc tình chớp nhóang được nhuộm rượu tây và tiền. Chỗ nào cũng sặc mùi.
Gia đình cô, bố mẹ khủng hoảng ý thích, những ý thích trái chiều. Cô không muốn tin nữa, cô đưa tay bịp tai khi họ nói, không muốn ghe họ hứa rồi phản bội lời hứa, bố bảo vệ ý thích của bố, đam mê bố, sự cống hiến bố, tài sản bố, tình bố... Mẹ quan tâm đến đàn ông của mẹ, tiền mẹ, du lịch mẹ, váy áo thời trang mẹ, sắc đẹp mẹ... Hai bộ mặt ấy đôi khi va đập trong ngôi nhà. Họ không chia tay, sống ly thân, họ đổ đi làm việc riêng, họ bòn rút từng chén hạnh phúc.
Hoằng chết mất thôi chết mất thôi, làm sao xoá được sự căng thẳng, cứu vớt gia đình. Cô chỉ là một đứa con gái. Có rất nhiều gia đình như gia đình cô, rất nhiều gia đình như gia đình Mẫn Yến, những cậu bé như Kiêu.
“Không nói với Kiêu nửa lời nữa”, Hoằng nghĩ. Nói là làm, cô không nói với Kiêu nửa lời dù cậu có hỏi cháy họng, dù cô thậm chí có ốm đến chết ngay tức thì. Kiêu không nhận được lời nào từ Hoằng, cậu thất thểu bỏ đi. Đến lớp cậu càng ít nói, không chuyện với Hoằng thì chẳng muốn chuyện với ai, giờ giải lao hoặc úp mặt xuống bàn hoặc lẩn ra quán cóc ngồi một mình.
Kiêu thở dài, không nói được với Hoằng thì nói với Mẫn Yến, không đi chơi với Hoằng thì đi với Mẫn Yến. Cậu nghĩ, cũng phải gạt bỏ cảm giác tội lỗi đi để sống cho thanh thản. Đối với Hoằng cậu chẳng làm gì đến mức không thể tha thứ được mà cô không muốn nói chuyện nữa thì đành chịu, cậu nghĩ đến Mẫn Yến.
Mẫn Yến càng đau khổ vì gia đình thì càng muốn đi chơi với Kiêu. Lúc này Kiêu ở tình thế thực sự bất lợi, cậu vừa phải an ủi mẹ nuôi, làm chỗ dựa cho Mẫn Yến, xác lập hình ảnh mình trong mắt Hoằng. Mẫn Yến gầy tong teo do thức đêm, cắm mặt vào máy chát và thời gian đi lang thang quá nhiều. Buổi sáng hôm đó cô đến tìm Kiêu, Kiêu đi học không có nhà, 12 giờ trưa cô lại đến, cô vẫy cậu ra ngồi hồ Ba Mẫu, lúc gọi Kiêu cô còn cười, ra đến hồ cô bật khóc, đầu ngặt sang một bên, Kiêu kéo đầu cô ngả vào vai mình.
- Anh ơi, em không thể chịu đựng được nữa, em muốn chết.
Kiêu giật mình:
- Kìa Yến, em đừng nghĩ dại. Em không nên nghĩ dại như thế.
- Chẳng thiết sống nữa, em đã chán tất cả rồi, chán hết. Em đã thành đứa con gái hư hỏng, tưởng sự hư hỏng của em sẽ làm bố mẹ nghĩ lại, nhưng bố mẹ càng không nghĩ đến chuyện có nên giáo dục cho em bớt hư hỏng hay không.
Kiêu an ủi.
- Em đừng như vậy, bố mẹ đã chẳng quan tâm đến thì em càng phải nghĩ cho mình, tự chăm lo cho mình thôi.
- Nhưng anh ơi - Mẫn Yến khóc to hơn - bố em bị bắt rồi, khi vừa dứt trận cãi nhau với mẹ, trong khi bố em đang tu ừng ực chai rượu thì công an ập đến, cứ như chai rượu đó là niềm an ủi cuối cùng đối với bố em. Họ đọc lệnh bắt, bố em đứng yên không nhúc nhích, rồi còng số 8 tra vào tay, bố em bị dẫn đi. Sự việc mới diễn ra buổi tối hôm qua. Em sợ lắm anh ơi. Thế là hết sạch sẽ rồi, gia đình em chẳng còn gì cả.
Người Mẫn Yến rung lên sau mỗi tiếng nấc. Kiêu thấy vai mình đang bị thấm ướt. Cậu đưa cả hai tay ôm lấy người Mẫn Yến.
Ngay ngày hôm đó, báo an ninh đưa tin bố Mẫn Yến bị bắt. Thằng oắt bán báo rong rên lên cái giọng nhà nghề của nó: “Báo mới đi, báo mới đưa tin vụ tham nhũng giám đốc Mẫn Kiên Giang, mua đi, mua đi”. Cái tên “Mẫn Kiên Giang” vang lên khiến Mẫn Yến đau lòng vô cùng, cô nhắm mắt mua một tờ báo, nhưng rất sợ nhìn thấy bố trên đó. Cuối cùng đã gọi thằng bé báo báo rong lại, cô rút tiền mua. Ảnh bố cô bị còng tay đi giữa hai công an in ngay trang nhất, trông bố rất thảm. Cô không muốn đọc tiếp, úp tờ báo vào bụng và ôm chặt lấy, nước mắt nhỏ ròng ròng.
Ngồi sang chiều, Mẫn Yến chợt nhớ đến mẹ. Mẹ cô đang thế nào nhỉ. Đau buồn hay sung sướng, cô cần phải biết mẹ đang nghĩ gì, sau trận điêu đứng này, cần cô về nhà.
Kiêu đề nghị đi ăn một cái gì đó.
- Không - cô nói - anh đi cùng em về là được, sau đó anh hãy về nhà anh.
- Được. Kiêu gật đầu.
Mẹ chẳng buồn, cũng chẳng vui khi Mẫn Yến hỏi có ý dò xem tâm trạng mẹ thế nào, mặt bà cứ tỉnh bơ, cô nói với mẹ, hãy tìm cách cứu bố, cô van xin mẹ, hãy nghĩ xem nhờ vả được ai, Mẹ vẫn trơ như đá.
Cô đau đớn ôm tờ báo lên phòng, đóng xầm cửa lại. Trang nhất tờ báo có ảnh bố bị còng. Nhìn vào tờ báo, cô ám ảnh hình ảnh bố, cô cho là thời oai phong của bố đã hết rồi, trở thành tội phạm như cô vẫn thấy trên ti vi. Lật báo ra đọc, mỗi chữ là một cục nước mắt lớn tuôn ra. “Bố đã làm những chuyện này sao” cô tự hỏi, cô nhìn bố và hỏi, bố không biết trả lời.
Tờ báo còn đăng một bài kín trang về vụ Xcăng-đan của ca sĩ Q., những chiêu lừa ngoạn mục của cô khiến các “đại gia” sửng sốt ngã gục. Cuối bài có dòng chữ thông báo “Kỳ tiếp theo xin đón đọc...”. Đó là vụ đang gây xôn xao trên vô tuyến và mạng Internet. Sao nhiều cướp giết hiếp thế? Cô tự nghĩ: xã hội chỉ thấy cướp giết hiếp thôi sao?
Mẫn Yến thấy những điều tốt đẹp ngày càng từ bỏ mình đi xa.