1. Tính tự giác sẽ khơi nguồn cho ước muốn và năng lực sáng tạo của trẻ
Chậm phát triển tính tự giác sẽ dẫn đến việc chối bỏ tính tự giác
Tự giác là khả năng như thế nào? Đó chính là việc tự mình suy nghĩ, tự mình chọn ra hành động và tự mình thực hiện hành động. Tự mình có nghĩa là không bị chi phối bởi suy nghĩ của người khác, không ỷ lại vào người khác. Nó gần giống với những khả năng được gọi là tính cá nhân, tính tự lập và tinh thần độc lập.
Khả năng này qua quá trình phát triển cũng kéo theo sự phát triển của những ước muốn. Ước muốn giống với những cái gọi là động lực, nếu có ước muốn thì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sẽ trôi qua một cách rất sinh động. Điều đó sẽ mang lại một cuộc sống có ý nghĩa và là sức mạnh để sống một cuộc sống tràn đầy sức lực.
Trong cuộc sống như vậy, khả năng sáng tạo cũng theo đó được nuôi dưỡng. Khả năng sáng tạo là khả năng phá vỡ khuôn mẫu từ trước tới giờ và sản sinh ra những thứ mới. Theo đó, niềm vui sẽ rất lớn, cá tính cũng sẽ được phát triển khi những thứ mới được tạo ra nhờ khả năng này. Thậm chí nó còn là cả sự cống hiến cho nhân loại. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng, xem nên giáo dục như thế nào để phát triển được tính tự giác.
Chính vì điểm này, các gia đình, nhà trẻ, trường học ở Nhật bị chỉ trích về tình trạng giáo dục không mấy vui vẻ gì. Đó là vì có rất nhiều kiểu giáo dục bắt chước.
Sự phát triển của tính tự giác trong nền giáo dục bắt chước này bị áp chế và không được duy trì. Những đứa trẻ như vậy đang gia tăng ở Nhật Bản. Nó không biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên số trẻ từ chối đến trường đang gia tăng. Khi thử điều tra chi tiết về quá trình sinh hoạt của trẻ từ chối đến trường từ sau tuổi vị thành niên thì thấy sự phát triển tính tự giác rất trễ và đang dừng lại.
Vì vậy cần có mục tiêu để biết tính tự giác có đang được phát triển dần dần hay không. Và cần đặt mục tiêu đó ở giai đoạn nào thì hợp lý?
Hãy phát huy tối đa tính hiếu kỳ của trẻ
Từ khi trẻ bắt đầu vận động thì sự hiếu kỳ cũng bắt đầu. Tuy nhiên, trước đó nữa cũng đã bắt đầu rất nhiều trò nghịch ngợm. Chẳng hạn như, lật úp thùng rác, bới tung rác lên, nghịch bàn trang điểm của mẹ, bôi kem vào gương, bôi son lên má, chọc thủng cửa giấy, dùng bút lông vẽ lên cửa,… Nếu chúng ta không để ý thì sẽ không biết trẻ con đang làm cái gì nữa.
Thiệt hại mà các bậc cha mẹ phải gánh chịu là không hề ít. Chính vì thế, đó là lý do tại sao tôi nói nghịch ngợm là hành động dựa trên nhu cầu tìm kiếm như đã được đề cập trong tâm lý học trẻ em. Nhu cầu tìm kiếm, nếu nói theo lập trường của người lớn, đó chính là tinh thần tìm tòi.
Có không ít bậc cha mẹ vì xót của, sợ hư đồ nên đã giấu đồ đi và la mắng khi phát hiện trẻ nghịch ngợm. Sự la mắng đó khiến trẻ sợ hãi và truyền tải một thông điệp rằng: “Phá phách là không được phép, là sai, là bị mẹ la”. Nhiều lần như vậy sẽ dần dần dập tắt óc tìm tòi, khám phá của trẻ. Trong khi đó, phá phách là vô cùng cần thiết cho quá trình trẻ học hỏi thế giới xung quanh, một thế giới quá quen thuộc với các bậc cha mẹ nhưng lại vô cùng mới mẻ đối với con trẻ.
Chắc hẳn có cha mẹ không hiểu nổi thùng rác dơ thế mà thằng bé lại cứ lục lọi. Bởi vì trẻ chưa từng biết thùng rác dơ mà chỉ đơn thuần là tìm hiểu thùng rác có gì thôi. Thậm chí có trẻ còn cho rác vào miệng… Đối với con trẻ, những đồ vật trước mắt hoàn toàn là những thứ mới mẻ, nó nhen nhóm tính hiếu kỳ. Ắt hẳn trẻ sẽ thắc mắc vật đó là vật gì và quyết định sờ thử xem sao. Vật đó có ăn được không, phải cho vào miệng nếm thử xem sao. Vì thế, trước tiên chúng ta cần suy nghĩ về việc phát huy tối đa tính hiếu kỳ và nhu cầu tìm kiếm đó.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần nói chuyện với nhau rõ ràng về việc cho phép giới hạn con trẻ nghịch ngợm tới đâu. Và tất nhiên cũng cần phải quản lý những chỗ nguy hiểm mà trẻ không được đụng tới.
Tuy nhiên, khi thử nói chuyện với nhau về nguy hiểm là gì thì ý kiến của cha mẹ lại khác nhau. Lúc đó, nên chọn ra phạm vi cho phép rộng hơn và cũng liên quan đến đối tượng trẻ sẽ được phép tiếp xúc.
2. Tính tự giác sẽ phát triển như thế nào?
Mục tiêu phát triển của tính tự giác theo độ tuổi bao gồm bốn yếu tố sau:
THỜI KỲ NGHỊCH NGỢM CỦA TRẺ TỪ MỘT ĐẾN BA TUỔI
Vết thương nhỏ là bằng chứng của một cuộc sống vui vẻ
Dù có nghịch ngợm nguy hiểm nhưng nếu có thể quan sát không rời mắt thì cũng có thể mở rộng phạm vi nghịch ngợm này của trẻ, bởi vì bạn có thể đưa tay ngăn chặn nguy hiểm khi cần. Hơn nữa, nếu là vết thương nhỏ thì cũng nên cho rằng đó là việc nên làm.
Bởi vì dựa vào tình trạng của vết thương thì trẻ mới thận trọng cho những hành động sau đó. Vết thương nhỏ cũng có ích cho việc đề phòng những vết thương lớn. Đặc biệt là khi trẻ con di chuyển tự do thì sẽ gặp phải rất nhiều vết thương nhỏ.
Tự trải nghiệm rất quan trọng đối với quá trình học hỏi và lớn lên của trẻ. Đã từng trải nghiệm cái nóng thì mới biết nóng là như thế nào. Ví dụ, một đứa trẻ thấy ly nước nóng bốc khói thì rất tò mò muốn chạm vào. Cha mẹ vì tránh cho con bị bỏng vội vàng cất ly nước ấy đi, rồi la rầy con vì không cẩn thận. Nhưng vì trẻ chưa từng đụng vào ly nước nóng (do mẹ đã vội cất đi rồi) nên chưa hiểu cảm giác nóng là như thế nào, nên việc bị cha mẹ la rầy khiến trẻ rất khó hiểu. Vì thế, đôi khi cha mẹ cần chủ động cho trẻ tiếp xúc với ly nước nóng đó để trẻ hiểu được nóng là thế nào, sẽ gây nguy hiểm ra sao (tất nhiên, cha mẹ phải chắc chắn rằng ly nước đó có độ nóng vừa phải, không gây bỏng cho trẻ). Chắc chắn lần sau trẻ sẽ né những cái gì đang bốc khói vì trẻ đã nhận biết được dấu hiệu “vật gì đang bốc khói là đang nóng”, và vì trải nghiệm được cảm giác nóng khó chịu thế nào nên trẻ sẽ biết né tránh.
Tóm lại, trẻ bị nhiều vết thương nhỏ là trẻ có cuộc sống sôi động, và cuộc sống sôi động có nghĩa là trẻ đang sống một cuộc sống vui vẻ.
Những đứa trẻ nghịch ngợm liên tục do nhu cầu tìm tòi thì trải nghiệm cũng sẽ rất phong phú. Trải nghiệm phong phú có nghĩa là phạm vi lựa chọn hành động rộng hơn, khả năng suy nghĩ về đồ vật được phát triển; theo đó, khả năng lựa chọn tốt cũng sẽ cao hơn. Do đó, tôi muốn chúng ta mở rộng phạm vi nghịch ngợm cho trẻ càng nhiều càng tốt.
Trẻ không nghịch ngợm không hẳn là tốt
Nếu gia đình xem trọng đồ vật hơn cảm xúc của con trẻ thì sẽ gia tăng áp lực lên sự nghịch ngợm của trẻ – chẳng hạn như, la mắng trẻ khi trẻ phá phách, làm hư hao đồ đạc trong nhà. Thường những gia đình có người già sẽ không thích trẻ quá nghịch ngợm.
Bởi lẽ, khi có tuổi, người ta muốn trải qua phần đời còn lại một cách nhẹ nhàng trong căn phòng được sắp xếp gọn gàng, và ghét luôn cả việc bị con trẻ khuấy động ồn ào. Chính vì vậy, các bà mẹ e ngại điều đó là không được cho phép và luôn la mắng trẻ dù trẻ chỉ nghịch một chút. Và khi trẻ ngoan ngoãn thì lại được khen. Bất kỳ ai cũng vui khi được khen. Nên mọi người, ai ai cũng áp chế sự nghịch ngợm đó dù cho con trẻ có muốn làm đi chăng nữa. Khi đó, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ không thể nghịch ngợm. Khi người lớn nói một cách dịu dàng mà trẻ lắng nghe tốt thì đối với người lớn, đó là một đứa trẻ dễ bảo và lời khen sẽ càng nhiều.
Khơi dậy động lực từ sự nghịch ngợm
Cũng có những bậc cha mẹ luôn coi trọng đồ vật hơn cảm xúc của con trẻ. Họ có thể cho con cái một cuộc sống giàu sang trong những tòa nhà đắt đỏ, đồ vật trong nhà toàn là vật dụng xa hoa. Song tôi lại nghĩ, nếu đứng trên lập trường của trẻ thì chúng muốn sống trong những ngôi nhà dù cũ kỹ nhưng có thể tự do phát triển tính tự giác. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng muốn tạo cơ hội cho những đứa trẻ có thể ra ngoài nhiều hơn và nghịch ngợm nhiều hơn để trẻ có thể phát triển tính tự giác một cách tốt nhất.
Các bậc cha mẹ luôn xem trọng sự nghịch ngợm của con thì ắt hẳn khi nhìn thấy con nghịch ngợm, họ sẽ cảm thấy vui vì thấy được mong muốn cũng như hạt giống sáng tạo của con được thể hiện trong đó, đúng không nào?
Người cha người mẹ nào có thể tận hưởng điều đó tức là đã chấp nhận việc con trẻ nghịch ngợm, từ đó tính tự giác có thể đi vào quỹ đạo phát triển.
THỜI KỲ ĐẦU TIÊN CỦA SỰ PHẢN KHÁNG - GIAI ĐOẠN TỪ MỘT ĐẾN BỐN TUỔI
Phản kháng là biểu hiện của tính tự giác
Những đứa trẻ bắt đầu phản kháng là những “đứa trẻ tốt” đang phát triển tính tự giác. Bất cứ khi nào trẻ làm điều gì cũng bắt đầu bằng “Con không thích”. Đặc biệt trẻ sẽ liên tiếp lặp lại “Con không thích” đối với những việc cha mẹ giao cho.
Nếu cha mẹ nhận ra được điều này thì dù khi con trẻ có nói: “Con không thích”, thì hãy mỉm cười tự nhủ rằng: “Thời kỳ đó đã bắt đầu rồi!”. Với những cha mẹ không nhận ra được điều này, họ có thể tức giận cho rằng chúng là đứa trẻ hư hoặc có thể la mắng, đánh đòn chúng. Những đứa trẻ như thế rất đáng thương, và một khi bị bắt phải như vậy, chúng sẽ trở thành đứa trẻ tuy ngoan nhưng lại không có ước muốn, và tính tự giác cũng không phát triển.
Hơn nữa, điều đó sẽ dẫn đến thái độ đối với việc học sau này, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ không tích cực học hành do đã quen với việc hành xử như một đứa trẻ ngoan. Một đứa trẻ ngoan thường không có ý kiến riêng, phụ thuộc vào mọi quyết định của cha mẹ từ những việc nhỏ (như mặc gì, học gì) cho đến việc lớn (như sẽ làm gì với cuộc đời mình). Một đứa trẻ ngoan sẽ không có ước mơ, không có động lực theo đuổi ước mơ vì trẻ đã được đào tạo từ nhỏ là làm sao để trở thành trẻ ngoan. Tính tự giác, độc lập, sáng tạo đã bị bóp chết từ trong trứng nước bởi chính cha mẹ của mình. Đó là lý do vì sao tôi nói rằng những đứa trẻ sống trong những gia đình như thế rất đáng thương.
Tôi từng hỏi một đứa cháu chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học rằng con muốn học ngành gì thì nhận được câu trả lời: “Ba muốn con vào ngành ngoại thương” thay vì “Con muốn vào ngành ngoại thương”. Tôi lại hỏi cháu: “Thế con có thích ngành này không?”, thì cháu bé khựng lại như thể chưa từng ai hỏi cháu điều này. Tôi lại hỏi tiếp: “Vậy con thích học ngành gì?”, cháu trả lời: “Con không biết”.
Nhìn lại quá trình lớn lên của cháu, tôi thấy không có gì ngạc nhiên. Ngay từ nhỏ, từ việc cháu mặc gì, học thêm môn gì (như vẽ, đàn, võ thuật) đều do cha mẹ quyết định, cháu chưa bao giờ được hỏi liệu cháu có thích mặc cái áo đó không, hay có thích học đàn, học vẽ không. Bởi vì cha mẹ cháu luôn nói rằng học đàn, học vẽ,… mới tốt, hay mặc cái áo này mới đẹp… và không cho cháu cơ hội phản kháng. Dần dà cháu cũng không còn phản kháng nữa.
Nhiều bậc cha mẹ lại tự hào vì mình có một đứa con ngoan, nhưng liệu đó có phải là điều con mong muốn và liệu có tốt cho tương lai của trẻ? Thử nghĩ mà xem, một doanh nghiệp sẽ không coi trọng một nhân viên chỉ biết răm rắp làm theo những gì vạch sẵn mà không có tính sáng tạo, không có mục tiêu hay động lực làm việc. Trong xã hội hiện đại, những công việc có tính chất lặp đi lặp lại đang được tự động hóa (bởi robot); tính sáng tạo của người lao động, đặc biệt trong nền kinh tế dựa vào dịch vụ, lại được đề cao hơn bao giờ hết.
Những đứa trẻ ngoan hoặc là sẽ sống thụ động, ngày càng thu mình, trở nên ít nói, trầm lặng, thậm chí có xu hướng tự kỷ, hoặc là sẽ nổi loạn khi vào tuổi dậy thì – kết quả của một tuổi thơ bị đè nén. Đối với trường hợp thứ hai, cha mẹ thường không hiểu tại sao khi còn nhỏ trẻ ngoan, nhưng lớn lên lại thành trẻ hư. Thực ra, trẻ biểu hiện ngoan khi còn nhỏ như là một cách đối phó với sự la mắng, sự kiểm soát của cha mẹ, nhưng trong suy nghĩ, trẻ luôn cảm thấy rất bức bối, muốn được phá cũi sổ lồng làm những gì mình thích. Đến khi dậy thì, trẻ không còn kiểm soát được những cảm xúc bị đè nén quá lâu. Vì thế, trẻ có thể có những biểu hiện nổi loạn (như đánh bạn ở trường, xăm mình, hút thuốc lá, uống rượu,…). Khi đã phát triển đến mức độ này, cha mẹ đã gần như bất lực với con cái vì mọi chuyện đã quá muộn để có thể vãn hồi.
Do đó, các bậc cha mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ về cách giáo dục trẻ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát huy tính tự giác, tính sáng tạo.
“Tự mình làm” sẽ là động lực để thách thức trẻ
Cùng với cụm từ “Con không thích”, mỗi khi làm gì trẻ cũng bảo: “Con sẽ tự làm”. Nếu nghĩ đó là biểu hiện cho quyết tâm dám đương đầu với những điều mới mẻ, cũng như khó khăn, chúng ta có thể theo dõi quá trình đó với ý nghĩ “Dù sao cũng phải xem con làm thử”.
Điều đó thường xuyên diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày (chẳng hạn như, tự cài nút áo, mang giày,...). Có thể ban đầu trẻ chưa quen với việc tự cài nút áo hay mang giày, nhưng khi trẻ làm thường xuyên, đặc biệt được cha mẹ hướng dẫn (không làm thay trẻ), thì trẻ sẽ làm tốt hơn.
Lúc đó, chúng ta có thể nếm trải đầy đủ cảm giác thành công của con trẻ, niềm tin mãnh liệt và tham vọng lớn về việc thử thách với những điều khó hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trẻ không thể thực hiện điều đó một cách suôn sẻ. Lúc đó, chúng ta nên động viên trẻ: “Lần sau cố lên con nhé”.
Chính nhờ những lời động viên như vậy, trẻ mới có thể duy trì được động lực để vượt qua thách thức. Tuy nhiên, cũng có những bậc cha mẹ không kiên nhẫn dạy con tự mình làm, nhất là khi trẻ nhiều lần thất bại. Thậm chí họ còn buông lời chê bai trẻ như “Có nhiêu đó mà làm không xong!”. Điều này sẽ làm triệt tiêu sự hưng phấn muốn khám phá, muốn tự làm nơi con trẻ, thậm chí chê bai nhiều khiến cho trẻ tự ti, cho rằng mình quá kém cỏi.
Cũng có một số bậc cha mẹ cho rằng đó là ích kỷ, là bướng bỉnh khi con nói: “Con sẽ tự làm”. Có nghĩa là họ đang hiểu lầm một cách nghiêm trọng quá trình tự thách thức bản thân của con trẻ và họ dễ nổi giận vì cho đó là đứa trẻ hư, hay đứa trẻ không nghe lời cha mẹ. Khi có nhiều trải nghiệm làm cha mẹ giận như thế, thì những đứa trẻ có tính tự giác lại vô tình trở thành những đứa trẻ cực kỳ bướng bỉnh, và nếu chúng bị biến thành những đứa trẻ đáng thương bởi sự giận dữ của cha mẹ thì tính tự giác cũng không phát triển được.
Những đứa trẻ không thể nghịch ngợm trong giai đoạn từ một đến ba tuổi thì không thể tự mình nói: “Con sẽ tự làm” được, cũng không có thời kỳ phản kháng. Những đứa trẻ này, từ sau bốn tuổi trở đi, sẽ có những dấu hiệu nguy hiểm. Đó là trẻ không thể vui chơi cùng bạn bè.
THỜI KỲ HÌNH THÀNH TÌNH BẠN - GIAI ĐOẠN TỪ BỐN ĐẾN SÁU TUỔI
Chỉ cần quan sát khi con trẻ cãi nhau
Từ bốn đến sáu tuổi, đây là độ tuổi tận hưởng khi vui chơi cùng bạn bè, được gọi là thời kỳ hình thành tình bạn. Nếu hàng xóm có bạn cùng tuổi, thì y như rằng sau khi ăn sáng xong là lại í ới gọi nhau. Những đứa trẻ bắt đầu đi nhà trẻ cũng vậy, sau khi đã quen với sinh hoạt ở nhà trẻ, dần dần sẽ rất háo hức mỗi lúc đến trường. Thậm chí, đối với những đứa trẻ phát triển tính tự giác giống nhau, sẽ rất hay xảy ra xung đột, bởi chúng đều muốn tự khẳng định bản thân. Đây là đặc trưng cho những cuộc tranh cãi của trẻ con. Nó hoàn toàn khác so với tranh cãi của người lớn. Trẻ nhỏ tuy xảy ra tranh cãi, những vẫn có thể chơi thân với nhau được. Thông qua tranh cãi như vậy, chúng biết được đối phương cũng có lập trường riêng và học được cách phải đưa ra suy nghĩ của mình cho phù hợp. Làm như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội theo đúng nghĩa, và tấm lòng biết quan tâm bắt đầu xuất hiện.
Vì vậy, đánh giá những đứa trẻ cãi nhau là những đứa trẻ hư là một việc hết sức sai lầm. Người lớn thật sai lầm khi vào cuộc để can thiệp, cũng như nói này nói kia khi trẻ cãi nhau. Hãy chăm chú quan sát diễn biến cuộc tranh cãi của trẻ. Chúng sẽ xô đẩy nhau, và rồi ai thua sẽ khóc. Tuy vậy, chúng ta chỉ cần chăm chú theo dõi là được.
Chúng ta chỉ giúp đỡ khi trẻ bị thương hay gặp nguy hiểm. Nếu chỉ bị trầy xước hoặc bầm tím thì nên cho trẻ trải nghiệm những điều như vậy. Chúng ta hãy thử kiểm tra xem tình cảm giữa chúng sẽ phát triển như thế nào.
Bạn bè của một đứa trẻ yếu đuối là những người mà bạn cần phải xem xét
Trong số các bậc cha mẹ, cũng có không ít người hay xen vào cuộc tranh cãi của nhóm trẻ con và bắt trẻ dừng lại. Cũng có nhiều trường hợp họ đứng ra bênh vực những đứa trẻ bị bắt nạt. Lúc can thiệp, họ thường nói: “Không được ăn hiếp bạn nhỏ”, và tức giận với những đứa trẻ bắt nạt kia. Làm như vậy, họ sẽ khiến cho những đứa trẻ bắt nạt kia thật sự rất bất mãn.
Và dù trẻ có bị bố của mình ra mặt bắt “Con hãy xin lỗi đi”, thì chúng vẫn không hề có ý định muốn xin lỗi. Cứ thế, bố mẹ lại cho rằng chúng thật bướng bỉnh và lại càng giận.
Tuy vẫn nói lời xin lỗi vì làm bố mẹ giận, nhưng lời nói đó lại không bao hàm cảm giác hối lỗi thật sự. Chẳng qua chỉ là do không có cách nào khác nên đành phải xin lỗi mà thôi.
Sai lầm của cha mẹ là không chỉ can thiệp vào cuộc tranh cãi mà còn bắt trẻ xin lỗi không có lý do (vì cha mẹ chỉ muốn giải quyết cho xong chuyện), thiếu sự công bằng trong phân xử hay thiếu sự giải thích rõ ràng. Điều đó cũng làm trẻ cảm thấy uất ức. Trẻ hình thành ý thức cá nhân sớm sẽ cảm thấy mất mặt khi bị cha mẹ bắt xin lỗi bạn trước nhiều bạn cùng chơi. Rõ ràng, từ một cuộc tranh cãi đơn thuần giữa bọn trẻ, sự xen vào của người lớn khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Quá bảo bọc sẽ làm cho trẻ trở nên nhút nhát
Có những bậc phụ huynh luôn xem xét nguyên nhân và phân xử rõ bên nào đúng cho những vụ tranh cãi của con trẻ. Họ tính làm người phán xử, nhưng khi phán xử thì lại không công bằng chút nào.
Bởi vì trẻ con luôn cho rằng mình không hề xấu, và chỉ thể hiện điều đó trước mắt cha mẹ. Hơn thế nữa, bởi vì nguyên nhân trẻ con cãi nhau là do có một chút kích động, đối phương đã làm điều mình không thích, và bắt đầu từ những điều hoàn toàn không tồi tệ nên không có cách nào phán xét được. Bởi vì lúc đầu đã cố phân xử cho chúng, nên nếu quyết định bên nào đúng bên nào sai thì vô tình lại làm tổn thương bọn trẻ. Đặc biệt, khi vết thương lòng của con trẻ càng lớn vì bị cho là người xấu thì cảm giác mặc cảm dần dần trở nên nhiều hơn.
Và khi trẻ bị những bạn mạnh mẽ hơn giận, kết quả là mong muốn hướng đến một tình bạn cao cả không được phát triển. Chính vì vậy, dần dần chúng trở thành những đứa trẻ yếu đuối và hoàn toàn bị đối xử như là những đứa trẻ yếu đuối. Đối với những đứa trẻ thua cuộc khi cãi nhau và mếu máo trở về nhà, dù có động viên: “Con hãy tới và đấu lại đi”, thì vẫn không thể làm cho chúng trở nên mạnh mẽ hơn trong một sớm một chiều được. Dần dần chúng sẽ trở nên nhút nhát. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ chúng đã nhận được sự bảo bọc quá mức từ cha mẹ. Chúng ta phải tích cực kêu gọi cha mẹ không nên can thiệp vào cuộc tranh cãi của con trẻ.
Chăm sóc quá mức sẽ cản trở sự phát triển tính tự giác
Có những trẻ dù đã bốn tuổi rồi nhưng vẫn không tận hưởng được niềm vui chơi đùa cùng các bạn. Có hai nguyên nhân chính sau đây:
Một là do sự phát triển chậm của tính tự giác. Sự phát triển chậm của tính tự giác lại chia thành hai nguyên nhân. Thứ nhất là việc nhận được quá nhiều sự bảo bọc khi sống trong gia đình. Quá bảo bọc tức là được người lớn chăm bẵm kỹ càng, mặc dù bản thân trẻ có khả năng làm được nhưng lại luôn được giúp đỡ để làm. Chẳng hạn như, khi mặc áo, mang giày hay rửa mặt, cha mẹ đều tới làm giúp. Đặc biệt với những cha mẹ có tính cầu toàn cứ muốn mặc áo thật chỉn chu, rửa mặt thật sạch cho con thì tuyệt đối không có chuyện cho con tự làm mà sẽ làm cho con, trường hợp này gặp rất nhiều. Kết quả là, trẻ ít có trải nghiệm tự mình làm, và sự tự tin cũng không được phát triển.
Những đứa trẻ, khi nhận được sự bảo bọc quá mức và tính tự giác chậm phát triển, sẽ cảm thấy rất bất an nếu bị cho đi nhà trẻ. Bởi vì nếu ở nhà, sẽ có người phục vụ cho chúng, như thế sẽ thích hơn.
Cùng với việc đó, cha mẹ phải giữ thái độ “để mặc trẻ tự làm”, chỉ nhìn mà không can thiệp đối với những việc đã từng làm, lặp lại từng chút một dù cho không trọn vẹn.
Trường hợp trong nhà có người lớn tuổi, dù có chút khó khăn, tuy nhiên nếu chúng ta vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường và hợp tác tốt với cô thì trẻ sẽ dần hết nhõng nhẽo bám theo người lớn. Tóm lại, cùng với tính tự giác được phát triển, trẻ cũng có thể chơi đùa tốt với bạn bè, thậm chí chúng sẽ bắt đầu cãi nhau.
Vẻ ngoài của đứa trẻ ngoan là sự nguy hiểm
Một nguyên nhân nữa của việc chậm phát triển tính tự giác đó là trường hợp của những đứa trẻ ngoan, luôn nghe theo lời cha mẹ. Bởi vì chúng luôn được dạy rằng nghịch ngợm, gây lộn xộn, cãi nhau là hành động của những đứa trẻ hư nên sẽ không theo kịp những đứa trẻ chơi đùa vui vẻ, khỏe mạnh. Chúng sẽ chỉ nhìn bạn chơi, không chơi cùng mà cứ đi lang thang.
Khi thử kiểm tra lại sinh hoạt của trẻ chậm phát triển tính tự giác, chúng ta thấy trẻ có nét đặc trưng là không mấy nghịch ngợm, không biểu hiện thời kỳ chống đối rõ ràng. Những đứa trẻ ngoan luôn giả vờ vâng lời cha mẹ. Chúng thật đáng thương nếu không thể thay đổi thành những đứa trẻ hoạt bát, vui tươi, hồn nhiên, không giả dối.
Tuy vậy, hiện nay vẫn có rất nhiều trường mẫu giáo mong muốn trẻ nghe theo lời của giáo viên. Bởi vì mục tiêu giáo dục của những trường như vậy là có những đứa trẻ ngoan, những đứa trẻ không cãi nhau. Dĩ nhiên, ngoan ngoãn là điều cần thiết. Nhưng nếu vẻ bề ngoài là như thế thì đó là giả tạo. Bản chất của ngoan ngoãn chính là sự trung thực của bản thân.
Trẻ con luôn mong muốn được nghịch ngợm, được làm những điều mình nghĩ. Nếu không hiểu được điều này, chúng ta sẽ bị mù quáng bởi dáng vẻ đứa trẻ ngoan.
Trong số những đứa trẻ được các cô ở nhà trẻ cho là trẻ ngoan, cũng có không ít những đứa trẻ như vậy. Rất nhiều bậc cha mẹ luôn mong trẻ sẽ ngoan, còn trẻ thì cứ mãi sống cuộc sống ở nhà trẻ với hình ảnh đứa trẻ ngoan giả tạo. Sự phát triển tính tự giác cũng mãi dừng lại ở đó.
Tóm lại, cần hiểu trẻ ngoan thực sự là trẻ sống đúng với bản chất của mình, chứ không phải là ngoan giả tạo cho hài lòng cha mẹ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy tạo mọi điều kiện để trẻ ngoan thực sự, cho trẻ một không gian phát triển lành mạnh, không gò ép, được thoải mái trải nghiệm tuổi thơ nghịch ngợm, phá phách, tự mình làm những gì muốn làm. Cha mẹ chỉ can thiệp vào những hành động phá phách gây thiệt hại của trẻ, hoặc gây tổn thương cho người khác, để giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu thương người khác. Tôi từng có lần bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ cầm điện thoại quăng mạnh xuống đất cho vỡ ra, rồi cười khanh khách. Cách phản ứng của cha cậu bé là xem như không có gì rồi bảo: “Để ba mua cái khác”. Đối với hành vi này của trẻ, người cha cần phải giáo dục trẻ biết quý trọng đồ vật vì tiền bạc không dễ kiếm và dạy trẻ biết phải tôn trọng đồ vật của người khác, dạy trẻ biết hành động phá phách của mình nếu gây tổn thương và thiệt hại cho người khác là không nên.
Điều quan trọng hàng đầu của việc nuôi dạy trẻ là kết bạn
Ở trường học, có không ít giáo viên thích sự giả dối như vậy. Có những trẻ ở cấp độ thấp hơn, được giáo viên cho là tuyệt vời, hơn thế nữa lại có thành tích học tập tốt, và là đứa trẻ hoàn hảo.
Những đứa trẻ này, sau tuổi vị thành niên, sẽ thấy vô cùng khổ sở. Đa phần những đứa trẻ khổ sở, do từ chối đến trường và chứng rối loạn chức năng thần kinh, đều là những đứa trẻ luôn được giáo viên khen ngợi ở trường mẫu giáo và tiểu học.
Vào giai đoạn bốn đến sáu tuổi, điều quan trọng là phải làm cho chúng trở thành những đứa trẻ có thể chơi vui với bạn bè, hơn thế chúng còn cùng nhau nghịch ngợm, cãi nhau,... Vào thời kỳ này, nếu khả năng kết bạn không được phát triển thì sau này sẽ rất khó để phát triển. Hơn thế nữa, những đứa trẻ cô độc sau tuổi vị thành niên sẽ rất dễ gặp phải những khủng hoảng lớn.
Cho nên từ giai đoạn bốn đến sáu tuổi, hãy dạy trẻ chú trọng vào việc kết bạn. Thêm vào đó, việc vui chơi cũng rất quan trọng.
GIAI ĐOẠN LẬP NHÓM - TỪ BẢY ĐẾN CHÍN TUỔI
Cha mẹ và giáo viên tạo ra một đứa trẻ biết nói dối
Đến độ tuổi từ bảy đến chín tuổi, mối quan hệ bạn bè sẽ đạt đỉnh. Nếu chọn cách chơi theo nhóm bạn thì sự phát triển tính tự giác sẽ diễn ra một cách suôn sẻ. Tâm lý học trẻ em gọi đây là giai đoạn lập nhóm.
Có hiện tượng hai hoặc nhiều đứa trẻ chơi thân với nhau và giữ kín những bí mật. Đó có thể là những trò nghịch ngợm hoặc những việc mạo hiểm nhưng chúng thề sẽ giữ bí mật đối với cha mẹ và giáo viên. Tất nhiên, bí mật có thể sớm bị bại lộ và nếu như vậy thì nó sẽ trở thành việc nói dối, nhưng đó lại không phải là nói dối đối với những cha mẹ và giáo viên cho phép nghịch ngợm và mạo hiểm.
Tôi cũng đang làm rõ vấn đề này ở trại huấn luyện mà tôi tổ chức hằng năm. Ở trại huấn luyện đó, chúng tôi khuyến khích những đứa trẻ nghịch ngợm và mạo hiểm, những người lớn chúng tôi cũng tham gia cùng với các bé nên những đứa trẻ đã rất tích cực nghịch ngợm và mạo hiểm. Vì vậy, chẳng phải là cũng có thể gọi những đứa trẻ nghiêm túc và vâng lời là những đứa trẻ biết nói dối mà cha mẹ và giáo viên đã tạo ra hay sao. Nó sẽ thêm áp lực đối với mong muốn của những đứa trẻ thích nghịch ngợm và mạo hiểm.
Đối với những đứa trẻ thề cùng nhau giữ bí mật đối với cha mẹ và giáo viên thì việc này có ý nghĩa làm sâu sắc thêm mối quan hệ với bạn bè, và nó vô cùng quan trọng. Vì nó cho thấy chúng tin tưởng lẫn nhau, rằng bạn sẽ bảo vệ bí mật quan trọng với mình. Có một bí mật để cùng bảo vệ cũng khiến cho bọn trẻ thấy chúng có một điều gì đó chung mà người khác không thể chia sẻ được, ngay cả đối với cha mẹ.
Lúc này, tình bạn với ý nghĩa thật sự sẽ được ươm mầm. Tình bạn đó sẽ được thăng hoa sau giai đoạn dậy thì. Những đứa trẻ trở nên đơn độc sau giai đoạn dậy thì bởi vì chúng đã không có giai đoạn lập nhóm này. Có những đứa trẻ nghiêm túc, không nghịch ngợm và có cả những đứa trẻ đã được ca ngợi như là đứa trẻ gọn gàng. Những đứa trẻ gọn gàng và nghiêm túc rất khó để kết bạn, nên những đứa trẻ thật sự sẽ không cho những đứa trẻ như vậy vào trong nhóm. Để trẻ có thể chơi tốt với bạn thì phải xóa bỏ sự nghiêm túc và nghiêm khắc đó đi. Nghiêm túc là việc những đứa trẻ đã đeo một cái “khung” bề ngoài do người cha người mẹ và giáo viên cầu toàn tạo ra, và họ không nhận ra rằng việc đó chỉ là giả tạo.
Hãy hài lòng với việc cãi lại
Trong độ tuổi từ bảy đến chín tuổi, lại có một hiện tượng khác xuất hiện. Đó chính là hiện tượng cãi lại. Nếu cha mẹ khuyên nhủ trẻ thì sẽ đối mặt với việc trẻ đưa ra rất nhiều lý do. Tại sao lại như vậy? Trước tiên là trẻ đã bắt đầu có ý kiến cá nhân của mình. Ngoài ra, cùng với việc phát triển tính tự giác, khả năng tư duy ngôn ngữ cũng phát triển. Tư duy ngôn ngữ có nghĩa là năng lực thể hiện quan điểm cá nhân bằng từ ngữ. Từ quan điểm này, chắc chắn bạn nên vui với hiện tượng cãi lại này. Do đó, tôi đã đặt tên cho giai đoạn xuất hiện hiện tượng này là “giai đoạn nổi loạn trung gian”.
Tuy nhiên, với những bà mẹ và ông bố không nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển của trẻ, nếu trẻ chỉ cần nói lên ý kiến của mình, họ sẽ nổi giận và nói rằng: “Con không được cãi lại”.
Tại sao họ lại nổi giận, còn có một lý do nữa đó là trong thời đại phong kiến, những đứa trẻ luôn bị ám ảnh việc cha mẹ nói gì thì luôn luôn trả lời “Vâng” và tuân theo. Do đó, đứa trẻ không nói “Vâng” thì sẽ bị xem là đứa trẻ hư và cha mẹ trở nên tức giận. Trong nền giáo dục mang tính dân chủ, việc làm rõ ý kiến cá nhân là vô cùng quan trọng. Sau khi trình bày rõ ý kiến cá nhân, nếu nó sai thì vai trò của cha mẹ và giáo viên là chỉ cho trẻ biết quan điểm đúng đắn. Bởi vì nếu giữ nguyên quan điểm sai thì không hề tốt. Tuy nhiên, quan điểm nào là đúng, quan điểm nào là sai, vấn đề này cần được đưa ra thảo luận vào lúc đó. Việc có thể thảo luận ngay vào thời điểm đó là hoàn toàn cần thiết để phát triển xã hội loài người.
Tuy nhiên, trong thời đại phong kiến, làm như vậy sẽ không đảm bảo được trật tự và phải cố gắng tuân theo mệnh lệnh từ người bề trên. Trong gia đình cũng vậy, trật tự gia đình được đảm bảo bằng việc tuân theo những lời cha mẹ nói. Những người cha người mẹ nào cho rằng mình luôn đúng là những người có cái tôi quá lớn, thích áp đặt quan điểm của mình lên trẻ. Những người cha người mẹ như thế sẽ khiến cho con trẻ cảm thấy xa cách vì con trẻ nghĩ rằng quan điểm, ý kiến cá nhân của chúng luôn không được coi trọng. Vì không coi trọng nên mới không biết lắng nghe con cái dù ý kiến của con là đúng hay sai. Những đứa trẻ ngoan sẽ luôn vâng lời đối với mệnh lệnh của cha mẹ, nhưng có thể là chúng bằng mặt chứ không bằng lòng. Đến một lúc nào đó, sự giả tạo là một đứa trẻ ngoan sẽ bị phá vỡ.
Từ bảy đến chín tuổi, nếu có đứa trẻ nào không thể trình bày rõ ý kiến cá nhân của mình thì có thể nghi ngờ rằng tính tự giác của trẻ đã bị chậm trễ, hãy thử kiểm tra lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ và dành thời gian để tìm cách phát triển tính tự giác.
Hãy dừng hoàn toàn việc nói và giúp trẻ, tạm thời để cho trẻ tự do là vô cùng quan trọng. Tôi sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này ở phần sau.
Việc chọn trường mẫu giáo sẽ quyết định sự phát triển thành công hay thất bại của tính tự giác
Để phát triển tính tự giác, trẻ cần giai đoạn nghịch ngợm từ một đến ba tuổi, giai đoạn nổi loạn đầu tiên từ hai đến bốn tuổi, tiếp theo là giai đoạn kết bạn từ bốn đến tám tuổi, và cuối cùng trẻ cần trải qua giai đoạn lập nhóm từ bảy đến chín tuổi, cũng như giai đoạn nổi loạn trung gian. Sau đó, khi bước vào tuổi dậy thì và trải qua giai đoạn nổi loạn thứ hai, việc “cai sữa” về mặt tinh thần được thực hiện và trở thành một công dân độc lập. Một số hiện tượng xuất hiện ở giai đoạn này như là một hình thức cực đoan đó là việc từ chối đến trường, cũng có thể là bệnh rối loạn thần kinh và bệnh tâm thần. Nó cũng khiến cả học sinh trung học nghĩ đến việc tự sát.
Nếu thử kiểm tra chi tiết về quá trình phát triển của những đứa trẻ đã gặp phải những vấn đề đó thì hầu hết đều là những đứa trẻ nghe lời người lớn, ngoan ngoãn, dễ bảo, nghiêm túc và học giỏi. Nghĩa là sự phát triển của tính tự giác đã bị loại bỏ. Những đứa trẻ như vậy rất khó kết bạn, và dù chúng có bạn đi chăng nữa thì chúng chỉ chơi với những đứa trẻ mà tính tự giác cũng bị chậm trễ thôi. Do đó, chúng cũng không tranh cãi. Nếu không tranh cãi, trông chúng có vẻ như là đứa trẻ ngoan, nhưng thực tế chúng không thể tự khẳng định mình.
Những đứa trẻ như vậy sẽ không thử nghịch ngợm hay mạo hiểm đâu. Chúng cũng chẳng dám thực hiện cuộc thám hiểm đến nhà của bạn mình. Và như vậy thì không thể trở thành một người bạn đúng nghĩa được. Người ta dùng từ “cô độc” cho những đứa trẻ này.
Gần đây, do hầu như trẻ không có bạn cùng tuổi ở gần nhà, nên dù thế nào đi nữa cũng phải cho trẻ đi mẫu giáo. Nhưng nếu trường mẫu giáo không quan tâm đến việc giáo dục tính tự giác mà chỉ chú trọng vào việc giáo dục kiến thức thì tính tự giác của trẻ cũng không thể phát triển. Sau đó sẽ xuất hiện những kết quả xấu vào sau thời kỳ dậy thì.
Do đó, tôi khuyên bạn nên chọn trường mầm non nào nhiệt tình trong việc phát triển tính tự giác.
3. Cách tạo ra cơ hội để nuôi dưỡng tính tự giác
Phó thác cho trẻ và không can thiệp là hai điều khác nhau
Giống như tôi đã đề cập thì sự phát triển của tính tự giác phụ thuộc vào việc cha mẹ và giáo viên đang phó thác cho trẻ như thế nào. Nhiều bậc cha mẹ hiểu rằng phó thác là để trẻ một mình – một việc hoàn toàn không nên làm.
Có người gọi phó thác là giáo dục không can thiệp, nhưng việc không can thiệp thì không thể được gọi là giáo dục. Nếu không can thiệp thì trẻ nhỏ có thể gặp tai nạn lớn và có nguy cơ phạm pháp khi lớn lên.
Giáo dục phó thác cho trẻ là hình thức giáo dục luôn luôn quan sát việc trẻ đang làm và không nói gì, cũng như không giúp trẻ. Nếu nhìn trẻ thì sẽ có rất nhiều mặt không thích ở hành động đó nên có thể sẽ sẩy miệng nói ra và giúp đỡ trẻ mất. Do nhìn một cách kìm nén nên cha mẹ cảm thấy rất khó chịu. Với cha mẹ, nói “Nguy hiểm đó!”, hay la lên rằng “Không được!”, hay nếu có cái trẻ muốn thì ngay lập tức đưa cho trẻ, thì việc đó vui vẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, với cách đối xử như vậy, trẻ ở độ tuổi càng nhỏ sẽ càng bị ảnh hưởng nhiều. Nếu hét lên thật lớn rằng “Nguy hiểm đó!”, chính việc làm ấy sẽ khiến trẻ trở nên hèn nhát. Còn nếu quát lên “Không được!”, mong muốn đương đầu của trẻ sẽ mất đi. Nếu như ngay lập tức lấy và đưa cho trẻ cái mà trẻ muốn thì sẽ không nuôi dưỡng được sự sẵn sàng nỗ lực của trẻ. Đến lần tiếp theo, trẻ sẽ không tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn mà ỷ lại và nói với cha mẹ rằng “Lấy cho con”.
Vì thế, cha mẹ cần để con tự đương đầu với những khó khăn, để con tự học hỏi những điều cần thiết cho quá trình lớn lên. Nếu trẻ không thể đương đầu với những khó khăn nhỏ trong hiện tại, chắc chắn trẻ sẽ không dám đương đầu với những khó khăn lớn hơn trong tương lai. Khi phó thác cho trẻ mà trẻ lại thực hiện được nhiệm vụ đó, cha mẹ hãy khen ngợi trẻ để khuyến khích trẻ, như “Con giỏi quá”, “Thấy chưa, việc đấy có gì khó đâu nào!”. Quan trọng là trẻ cảm thấy tự tin hơn vì mình đã làm được một việc mà không cần cha mẹ chỉ dẫn, hay làm thay. Đó chính là động lực để trẻ dám chấp nhận những thử thách lớn hơn trong tương lai.
Ví dụ, một đứa trẻ một tuổi đang cố gắng đóng nắp một cái hộp. Nếu thấy trẻ cứ loay hoay hoài mà không làm được, có cha mẹ sẽ đóng lại cái hộp thay cho trẻ. Nếu mãi giúp trẻ như vậy, trẻ sẽ không lớn lên được. Vào lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn quan sát và cổ vũ cho con, một khi con trẻ tìm được cách đóng cái hộp, trẻ sẽ rất vui và vỗ tay hoan hô. Trẻ sẽ có cảm nhận về thành tựu vì mình đã làm được một việc khó. Chỉ những trẻ có thể tự mình trải nghiệm thì mới phát triển được tính tự giác, độc lập và sáng tạo.
Việc nói chen ngang sẽ tạo ra một đứa trẻ thiếu kiên nhẫn
Dù đã ngã ở trên sàn nhà nhưng nếu không có thương tích gì (như bị gãy xương) thì dù cho trẻ có khóc bao nhiêu đi chăng nữa, hãy để cho trẻ tự đứng lên.
Nếu như người lớn giúp trẻ đứng dậy thì khi bị ngã lần tiếp theo, trẻ sẽ la khóc cho đến khi được ai đó giúp đứng dậy. Ngược lại, khi trẻ tự đứng dậy thì bạn hãy khen là “Con giỏi lắm” và kiểm tra xem trẻ có bị thương hay không, nếu không thì có thể thưởng cho trẻ một cái ôm. Nuôi dạy trẻ theo cách như thế này, tính tự giác sẽ dần được phát triển.
Khi trẻ đang tự chơi một mình thì đừng nói gì cả. Trải nghiệm sự tập trung cho việc tự chơi một mình là vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng năng lực tập trung của trẻ, nên việc nói chen ngang sẽ làm xáo trộn sự phát triển năng lực tập trung đó. Nếu lặp lại cách xử lý như vậy thì dần dà sẽ tạo ra một đứa trẻ thiếu kiên nhẫn.
Cha mẹ thỉnh thoảng khi rảnh rỗi đều muốn chơi với trẻ. Những bậc cha me như vậy chẳng phải sẽ làm gián đoạn việc chơi của trẻ khi trẻ đang thích thú tự chơi một mình hay sao. Nếu trẻ có làm ồn thì cha mẹ còn mắng trẻ là đứa trẻ cứng đầu nữa.
Những đứa trẻ tự chơi một mình thỉnh thoảng vẫn yêu cầu cha mẹ bảo vệ. Những đứa trẻ đang chơi bình thường thỉnh thoảng chúng vẫn hướng về phía cha mẹ chúng. Nếu bạn gật đầu với trẻ, trẻ sẽ chơi hết mình. Ngay cả đứa trẻ chưa được một tuổi cũng có thể tiếp tục chơi một mình trong vòng ba mươi đến bốn mươi phút.
Những đứa trẻ dù tự chơi một mình thỉnh thoảng vẫn gọi mẹ. Khi đó, khen trẻ rằng: “Con tự chơi giỏi quá” sẽ giúp làm ổn định cảm xúc của trẻ.
Thông qua việc tự chơi một mình, tính tự giác sẽ phát triển và cảm xúc sẽ ổn định hơn. Nếu đặt trẻ ngồi lên đầu gối của mình một chút, trẻ sẽ ổn định trở lại và tiếp tục chơi một mình. Trong việc phát triển tính tự giác thì sự ổn định cảm xúc của trẻ là điều rất cần thiết. Cha mẹ chỉ cần ở gần chỗ con khi con đang chơi một mình, vì đôi khi trẻ cũng cảm thấy bất an nếu không có cha mẹ ở xung quanh, nhất là những trẻ còn quá nhỏ. Khi biết cha mẹ vẫn ở gần đó, trẻ sẽ ổn định cảm xúc tốt hơn và chơi một mình tốt hơn. Để trẻ chơi một mình không có nghĩa là để mặc trẻ chơi, mà vẫn phải quan sát và ở gần đó. Chẳng phải bạn từng thấy trẻ khi đang chơi vẫn thỉnh thoảng nhìn xung quanh xem có cha mẹ ở gần đó hay không đấy sao?
Dừng việc nghịch ngợm bằng âm thanh của từ ngữ
Khi trẻ bắt đầu nghịch ngợm thì chúng ta nên xử lý như thế nào? Nếu đã tìm hiểu về sự nghịch ngợm, một biểu hiện tâm lý, thì các bậc cha mẹ sẽ không nói rằng “Không được!”.
Tuy nhiên, việc ngừng lớn tiếng để đe dọa trẻ và nói: “Đó là đồ quan trọng của mẹ đấy”, âm thanh của từ ngữ đó sẽ giúp trẻ hiểu việc trẻ đang làm là đi quá giới hạn. Sau đó, rất nhiều đứa trẻ ngay lập tức trả lại đồ cho cha mẹ. Lúc này, nếu cha mẹ nói: “Cảm ơn con” thì niềm vui của cha mẹ cũng được truyền tới trẻ.
Tuy nhiên, khi trẻ đã cầm trong tay thứ mà chúng rất thích thì dù có nói với trẻ: “Thứ đó quan trọng đấy”, trẻ cũng không chịu bỏ xuống. Khi đó, hãy dạy cho trẻ cách giữ đồ cẩn thận. Nếu tiếp tục nói: “Đó là đồ quan trọng của mẹ đấy” trẻ sẽ trở nên cẩn thận hơn.
Hãy cho trẻ trải nghiệm sự thất bại
Khi có khả năng trẻ làm hỏng đồ thì hãy nói với trẻ: “Nếu con làm như thế này thì sẽ không hỏng đâu”, và dạy cho trẻ cách giữ gìn món đồ đó. Lúc đó, nắm tay trẻ và dạy trẻ thì sẽ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ không chịu nghe và có khả năng đồ bị hỏng, hãy nói: “Đó là đồ quan trọng của mẹ đấy”, rồi lấy nó khỏi tay trẻ. Có thể trẻ sẽ khóc. Dù trẻ có khóc thì đó cũng là để thỏa mãn mong muốn sâu sắc ở mức độ nhất định nên có thể coi như là nỗ lực của mẹ đã có giá trị. Ngoài ra, nó cũng dạy cho trẻ biết rằng việc nghịch ngợm cũng có giới hạn của nó.
Tuy nhiên, việc phá hoại do nghịch ngợm thì cần phải nghiêm cấm vì lý do kinh tế. Việc dạy cho trẻ biết rằng nếu trẻ giữ đồ không cẩn thận thì sẽ có những món bị hỏng là rất quan trọng. Nghĩa là chúng ta dạy cho trẻ cách giữ đồ bằng cách cho trẻ trải nghiệm sự thất bại gọi là làm hỏng đồ.
Vì trẻ nghĩ rằng đó là phép màu nên trẻ sẽ làm những việc như là vẽ trên cửa trượt và chiếu tatami. Lúc ấy, dù có lớn tiếng và đánh đòn trẻ thì trẻ chỉ không làm việc đó nữa do sợ hãi chứ trẻ không hiểu ý nghĩa của việc không được vẽ ở đó nữa. Do đó, hãy nói: “Nếu vẽ ở đây thì mẹ sẽ giận đó. Hãy cùng nhau dọn sạch sẽ thôi”. Khi đã làm hỏng cửa trượt rồi, hãy dạy trẻ cách dán lại.
Nếu trẻ làm hỏng đồ chơi thì bạn hãy nói: “Ba mẹ sẽ không mua lại món đồ này vì không có nhiều tiền để mua đồ chơi khác”, hoặc “Đồ vật đó không còn chỗ nào bán nữa”… Điều đó sẽ dạy trẻ biết trân trọng đồ vật hơn.
Khi lặp lại nhiều lần những việc giống như vậy, ý thức giữ cẩn thận những thứ quan trọng đối với mẹ, hoặc những đồ vật không dễ mua được sẽ phát triển. Những đứa trẻ đang bị mẹ la mắng to tiếng thì sẽ không phát triển được cảm xúc như vậy, nên chẳng phải là chúng sẽ nghịch ngợm hết lần này đến lần khác và liên tục đứng hét lớn hay sao.
Điều quan trọng là cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu vì sao phải giữ gìn cẩn thận món đồ, chứ đừng la rầy con hoặc giật ngay món đồ từ tay trẻ, vì điều đó sẽ khiến trẻ càng phản ứng dữ dội.
Hãy dạy con bài học “Biết trả về chỗ cũ”
Khi trẻ cố ngắt lấy nhành hoa trong công viên hay bên đường thì cha mẹ cần phải nhanh tay kéo con lại. Hãy dạy cho con rằng: “Những ông bà lớn tuổi ở nơi khác đến rất thích nhìn ngắm những bông hoa này, thế nên con đừng ngắt chúng nhé!”.
Dù đã lớn tiếng với con là: “Không được, không được”, nhưng trong trường hợp trẻ đã lỡ ngắt hoa mất rồi thì bạn nên xử trí thế nào đây? Lúc đó, hãy cầm chặt tay con và cùng con đem nhành hoa đó trả về chỗ ban đầu. Tuy những bông hoa kia không thể tiếp tục sống và nở rộ nữa, nhưng hành động này sẽ dạy trẻ bài học “Biết trả về chỗ cũ”.
Điều này rất có ích trong việc nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ (sẽ được nói rõ ở phần sau), chính vì vậy tôi muốn các bậc cha mẹ hãy luôn suy nghĩ về việc vừa phát triển tính tự giác, vừa nuôi dưỡng khả năng thích ứng cho con trẻ.
Hãy cho trẻ học cách cảm nhận thành công từ những trò mạo hiểm
Nếu trẻ bắt đầu biết leo cây, rồi treo chân vào cành, buông cả hai tay, thì lúc đó thái độ của cha mẹ sẽ như thế nào? Chắc hẳn các bậc cha mẹ ngay lập tức la lớn: “Xuống đi con, nguy hiểm lắm”, đúng không?
Trước khi lớn tiếng như vậy, cha mẹ nên thử suy nghĩ về việc nên kéo dài trò mạo hiểm đó như thế nào thì hợp lý. Nên hiểu là trẻ đang có được một cơ hội tốt. Phải cổ vũ chúng bằng cách nói: “Cố lên con!”. Tuy nhiên, lúc đó bạn không nên rời mắt khỏi con. Nếu cảm nhận được nguy hiểm và lường trước tình huống nhỡ con ngã xuống, hãy chuẩn bị sẵn tư thế và đợi con ở bên dưới. Nếu đã sẵn sàng vào vị trí rồi thì tuyệt đối không có chuyện con bị ngã đau. Bởi vì bạn nói sẽ quan sát con chơi, nên hành vi của trẻ cũng sẽ thận trọng hơn.
Sau khi trẻ chơi trò mạo hiểm thành công, lúc trẻ leo xuống, hãy khen là: “Con đã rất cố gắng!”.
Điều này sẽ tạo nên sự tự tin về năng lực cho con, cảm giác thành công sẽ giúp con nuôi dưỡng tinh thần dám đương đầu với mạo hiểm trong những lần tới, và hơn hết là tinh thần ấy sẽ còn lan tỏa ra mọi khía cạnh trong cuộc sống của con. Dù có khó khăn, con cũng sẽ có ý chí mạnh mẽ mong muốn vượt qua nó.
Vì thế, cần khuyến khích tinh thần phiêu lưu mạo hiểm của trẻ, thay vì ngăn cản do sợ con gặp nguy hiểm. Cha mẹ chỉ cần quan sát và đảm bảo trò chơi không gây ra nguy hiểm thực sự. Một chút vết thương, nếu có, cũng chỉ chứng minh trẻ đã lớn lên. Khi trẻ chinh phục được một thử thách, trẻ sẽ có khuynh hướng tự tin hơn đối với thử thách tiếp theo. Tinh thần mạo hiểm này vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Một đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc quá kỹ sẽ không thể nuôi dưỡng tinh thần mạo hiểm, khám phá, hay sáng tạo được. Suy cho cùng, cha mẹ có thể bảo bọc trẻ được bao lâu? Vì thế, hãy nuôi dưỡng tinh thần tự giác, phiêu lưu mạo hiểm của trẻ để trẻ có thể tự đứng lên trong cuộc đời này mà cha mẹ không phải mãi lo lắng cho con.
Vết thương nhỏ vào lúc này sẽ ngăn ngừa vết thương lớn hơn sau này
Khi trẻ chơi những trò mà người lớn cho là nguy hiểm, điều đáng kinh ngạc là có rất nhiều bố mẹ chỉ cố ngăn chặn việc đó bằng lời nói suông thôi. Những đứa trẻ đã có mong muốn chơi những trò như vậy, chúng chỉ muốn cố thách thức nguy hiểm và hoàn toàn không màng đến lời nói của bố mẹ. Chúng sẽ bị gắn mác là đứa trẻ hư vì không nghe lời bố mẹ.
Mặt khác, những đứa trẻ nghe lời cha mẹ ngay, và từ bỏ những trò chơi nguy hiểm đó thì lại được khen là đứa trẻ ngoan, thế nhưng nếu trẻ làm như thế, tính tự giác của trẻ sẽ không được phát triển.
Bởi vì cha mẹ sợ con cái bị thương nên mới nói con dừng trò chơi lại, nhưng tôi nghĩ rằng nếu đó chỉ là những vết thương nho nhỏ do chơi những trò mạo hiểm, nó sẽ rất có ích trong việc ngăn ngừa những vết thương lớn hơn sau này cho trẻ.
Điều này có thể rút ra từ những lần đi cắm trại. Những học sinh tiểu học tham gia vào cuộc cắm trại đã gặp phải rất nhiều vết thương nhỏ, nhưng lại không hề bị một vết thương lớn nào. Hơn thế nữa, nhờ đó mà những đứa trẻ đã từng bị vết thương nhỏ lại càng hoạt động năng nổ hơn.
Chính vì vậy, thông qua việc cho trẻ trải nghiệm hoạt động mạo hiểm, đừng lo sợ trẻ sẽ bị thương mà bắt chúng dừng lại, những đứa trẻ có thể bị những vết thương nhỏ vào lúc này sẽ không gặp phải những vết thương lớn trong tương lai. Nếu không làm như thế, bạn đang làm cho tính tự giác của trẻ có nguy cơ dừng phát triển.
Đừng ngăn cản trẻ ra ngoài chơi đùa với bạn bè
Lúc trẻ khoảng bảy, chín tuổi, trẻ sẽ hay theo bạn ra ngoài rong chơi. Có trường hợp trẻ chơi đến đêm cũng chưa trở về nhà, nên các bà mẹ vô cùng lo lắng, và cũng có người lo lắng đến mức phải báo cảnh sát.
Tuy nhiên, khi trở về nhà, đứa trẻ lại có vẻ mặt hết sức bình thường. Lúc đó, các bà mẹ chỉ muốn đánh cho một trận vì vẻ mặt thản nhiên ấy. Tuy nhiên, tôi cho rằng lúc đó, người mẹ nên kiềm chế cảm xúc tức giận lại. Bởi vì đứa trẻ đi chơi cùng bạn như thế, chứng tỏ chúng là những đứa trẻ phát triển tốt tính tự giác. Nói cách khác, chúng đã bắt đầu biết khám phá. Bởi vì việc khám phá xung quanh cũng là một trong những hành vi thể hiện đó là đứa trẻ phát triển tốt tính tự giác. Nên trước tiên, các bà mẹ cần phải ghi nhận điều đó ở trẻ.
Tuy nhiên, người mẹ cũng phải nói rõ cho con biết là con đã làm cho mẹ lo lắng như thế nào khi con đi chơi như vậy. Làm thế là để bắt con phải suy nghĩ nên làm như thế nào để có thể vui chơi khám phá mà không làm cha mẹ phải lo lắng nhiều.
Chẳng phải là có trẻ sẽ trả lời rằng: “Giữa chừng con gọi điện là được, đúng không ạ?”, hoặc là nói rằng: “Con sẽ quay về nhà đúng giờ thôi”, hoặc “Con sẽ nói cho mẹ biết trước rồi mới đi” hay sao? Những lúc như thế này, nên dùng cách nào thì cần một cuộc thảo luận và trao đổi với con. Nếu trẻ nói cho mẹ chúng biết ngay từ đầu thì xác suất chúng phải dừng chơi giữa chừng là rất cao. Nếu trẻ đang say sưa khám phá, có thể trẻ sẽ quên cả thời gian.
Trong cuộc thảo luận và trao đổi như vậy, không cần phải ngay lập tức đưa ra kết luận hay là cần phải hứa trước điều gì với mẹ cả. Ở lần khám phá tiếp theo, chắc chắn trẻ sẽ nhớ đến việc đã thảo luận và trao đổi với mẹ của mình. Chính vì thế, trẻ sẽ tự mình cân nhắc để chọn ra cách nào tốt nhất trong số đó rồi thực hiện. Đây chính là hình ảnh của một đứa trẻ có tính tự giác đang phát triển.
Nếu trẻ bắt chước bưng chén dĩa thức ăn giống như ông chủ ở tiệm mì Soba…
Đây cũng là biểu hiện của tinh thần mạo hiểm ở trẻ diễn ra khi trẻ được bảy đến tám tuổi. Khi nhờ trẻ bưng thức ăn, trẻ đồng ý làm một cách vui vẻ thì cũng tốt, nhưng có những trẻ sẽ bắt chước giống như ở cửa hàng mì soba, đó là bưng dĩa bằng một tay và để ở trên vai. Lúc đó, các bậc cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Rất nhiều bà mẹ sẽ nói ngay là: “Không được bưng như thế!”, hay là “Bưng cho cẩn thận chứ!”. Tại sao lại nói như vậy nhỉ? Đó không phải là do bạn đang lo về mặt kinh tế, nghĩa là nếu chén dĩa bị bể thì sẽ gặp rắc rối hay sao? Trước khi nói như vậy, cần phải thử đứng trên lập trường của trẻ để suy nghĩ xem sao.
Đây được gọi là nuôi dưỡng tinh thần mạo hiểm ở trẻ. Thêm nữa, nó cũng sẽ phát triển cả năng lực vận động khi bưng chén dĩa bằng một tay. Hãy nhìn trẻ bằng đôi mắt hạnh phúc sao cho trẻ có thể thực hiện những hành động mạo hiểm đó mà cha mẹ chỉ dõi theo chứ không cần phải nói gì hết. Sau đó, nếu trẻ có thể thành thạo bưng đến tận bếp thì chúng ta có thể khen ngợi trẻ về việc đó. Nếu nói với trẻ: “Con làm được rồi kìa, con giỏi quá”, thì chẳng phải trẻ sẽ nói với khuôn mặt hạnh phúc rằng: “Cứ giao cho con!” hay sao?
Nếu giao phó cho trẻ thì trẻ sẽ lặp lại nhiều lần như vậy. Nếu thành công, trẻ sẽ có thể bưng vác một cách chính xác, nghĩa là sẽ không còn cần thiết phải mạo hiểm nữa.
Tuy nhiên, đối với những người mẹ mà ngay từ đầu đã không chú ý đến việc đó, dù trẻ có thành thạo trong việc bưng bê giống như ở cửa hàng mì soba đi nữa thì họ vẫn không khen ngợi trẻ. Đó là do họ tức giận với việc: “Con đã không chịu nghe lời ba mẹ”. Thậm chí việc tức giận như vậy cũng có thể khiến họ nói ra những câu như: “Mẹ sẽ không nhờ con làm gì nữa cả”.
Theo đó, trẻ sẽ cảm thấy: “Dù mẹ có nói gì thì con cũng chẳng làm nữa”. Lần tiếp theo, nếu bị mẹ nhờ nữa thì trẻ sẽ nói: “Con không thích!” và từ chối làm. Nếu như bị mẹ ra lệnh bằng những lời lẽ nặng nề, trẻ sẽ làm nhưng với khuôn mặt bực bội. Và bản thân người mẹ cũng chẳng cảm thấy dễ chịu chút nào.
Dù trẻ có thất bại thì cũng đừng truy cứu
Nếu như trẻ bắt chước cửa hàng mì soba nhưng để rơi chén dĩa và bị bể thì chúng ta nên xử lý như thế nào?
Nếu là những bậc cha mẹ đang cảm nhận được niềm vui của trẻ trong việc thể hiện tinh thần mạo hiểm như vậy, họ vẫn để trẻ bưng bê theo cách giống như cửa hàng mì soba. Và lúc đó, họ sẽ nói những câu khích lệ trẻ như là: “Lần tiếp theo hãy cố lên nhé con”. Đây chính là sự giáo dục mở ra con đường dẫn đến thành công thông qua việc trải nghiệm sự thất bại. Khi đã thử sức lần tiếp theo, trẻ cũng sẽ có sự thôi thúc gọi là “sẽ không thất bại nữa đâu”. Sau đó, hãy dạy trẻ cách xử lý hậu quả của những cái dĩa đã bị bể. Bằng cách đó, trẻ sẽ học được cách dọn những mảnh vỡ nhỏ bằng những tờ báo đã làm ướt chẳng hạn.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại truy cứu những thất bại của trẻ. Họ nói với trẻ rằng: “Con nhìn đây này!”. Câu nói này có nghĩa là do trẻ không chịu nghe lời cha mẹ nói nên đã thành ra như vậy. Ngoài ra, có không ít bậc cha mẹ nói thật lớn tiếng những câu đó, thậm chí la mắng và chê trách trẻ trước mặt nhiều người. Điều đó khiến trẻ bị tổn thương về mặt tình cảm và tinh thần. Còn có những bà mẹ luôn mắng nhiếc: “Là tại con không chịu bình tĩnh đó”, hay “Thật là cẩu thả”, hơn nữa họ còn nói về việc học ở trường, thậm chí còn lôi ra điều bực bội khác nữa. Phải nghe những lời than phiền như vậy, trẻ sẽ nghĩ thế nào?
Cha mẹ cũng cần biểu lộ thái độ biết tự xem xét lại bản thân
Khi người mẹ nói năng một cách cộc cằn, thô lỗ: “Này, nhìn mà xem!” với con lúc con làm hư hỏng món đồ gì đó, cũng có một số trẻ đáp lại là: “Ngay cả mẹ cũng từng làm vậy cơ mà!”. Vậy thì lúc đó người mẹ nên làm gì, nói gì với con nhỉ? Cha mẹ cũng nên biết tự suy xét những hành động của bản thân một cách khiêm tốn, thử nghĩ lại xem bản thân mình có từng làm hư hỏng, đổ vỡ đồ gì đó trong nhà hay chưa? Nếu thử nghĩ, chắc chắn bạn sẽ nhớ ra một vài chuyện lỗi lầm của mình đấy. Nếu thế, bạn sẽ tự thốt lên với con rằng: “À, đúng rồi, trước đây mẹ cũng đã lỡ làm bể mất một tách trà. Mẹ đã làm sai rồi”.
Điều này sẽ cho trẻ thấy được thái độ của những người cha người mẹ biết khiêm tốn đối với sự thật, và sẽ dạy cho trẻ biết được ý nghĩa của việc biết tự xem xét lại bản thân. Qua đó, khả năng biết tự kiểm điểm của trẻ cũng sẽ được nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bậc cha mẹ vì tính kiêu ngạo của mình nên khi bị con nói: “Ngay cả mẹ cũng từng làm vậy cơ mà!”, họ sẽ càng trở nên bực bội hơn nữa. Và thế là họ không những lớn tiếng với con rằng: “Không được xoi mói, lèo nhèo về chuyện của mẹ!”, mà có khi còn vung tay vung chân với con nữa.
Đó là bởi vì các bậc cha mẹ nghĩ rằng cha mẹ là phải thật tuyệt vời, bị con nói như thế cha mẹ sẽ có cảm giác bị xúc phạm. Các bậc cha mẹ đã hoàn toàn quên đi sự thật rằng chính bản thân mình vẫn đang sở hữu một tính cách chưa thực sự chín chắn và hoàn thiện, rồi vô tình phớt lờ chuyện phải biết tự kiểm điểm, suy xét lại bản thân.
Con cái luôn nhìn vào cha mẹ để làm gương. Nếu người cha người mẹ không biết tự kiểm điểm, suy xét bản thân thì con cũng sẽ không học được điều đó. Hoặc trong suy nghĩ của con, hình tượng cha mẹ mình đã không còn đẹp như lúc đầu. Nếu sự việc cứ lặp đi lặp lại, sự kính trọng của con dành cho cha mẹ sẽ giảm đi rất nhiều, và điều đó sẽ gây khó khăn cho sự giáo dục con cái sau này vì con nghĩ rằng: “Ba mẹ cũng làm lỗi đầy ra đấy thôi mà dạy ai”. Hãy đừng làm người cha người mẹ không đáng tin cậy. Muốn dạy con, trước mắt cha mẹ phải tự kiểm điểm mình xem đã từng làm lỗi hay chưa và chân thành nhận sai với con khi mình làm lỗi.
Đáng tiếc là vẫn có nhiều bậc cha mẹ cho rằng thừa nhận sai trước con là sự mất mặt, cảm thấy mất quyền uy trước con cái. Vì thế, họ tìm mọi cách lấp liếm khi trẻ chỉ ra cái sai của cha mẹ, chẳng hạn như nói rằng: “Con nhỏ thì biết gì!”. Quyền uy thật sự của bậc cha mẹ có liên quan đến chuyện tính cách của cha mẹ như thế nào, nếu là một người kiêu căng hợm hĩnh thì có lẽ sẽ chẳng có quyền uy đâu. Những bậc cha mẹ có uy quyền sẽ tự nhận thức được rằng tính cách của bản thân vẫn còn nhiều chỗ chưa chín chắn và hoàn thiện, hơn thế họ còn biết cố gắng từng chút để trưởng thành hơn trong tính cách.
Đó là lý do khi bị con trẻ chỉ ra những khuyết điểm, họ rất cởi mở và chân thành lắng nghe. Điều này cũng chính là đang dạy cho trẻ hiểu được thế nào là sự chân thành thật sự.
Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi từ bảy đến chín tuổi là “thời kỳ biết đối đáp vặn lại” đối với người lớn, thế cho nên đấy là giai đoạn trẻ đã bước vào “thời kỳ phạm tội trung gian”, nghĩa là khả năng phản biện của trẻ đối với cha mẹ và giáo viên đã bắt đầu chớm nở, cùng với đó là khả năng biết tự phản tỉnh, kiểm điểm ở trẻ dần dần được hình thành. Vì thế, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, cha mẹ phải trò chuyện với con để suy xét vấn đề trên nhiều khía cạnh.
Những buổi trò chuyện như thế sẽ giúp cho khả năng tư duy của trẻ có sự đa diện, và nuôi dưỡng cho trẻ khả năng biết tự lựa chọn hành vi tốt nhất khi phải tự mình đứng trước sự lựa chọn nào đó. Các bậc cha mẹ hãy từ bỏ chuyện hay khoe khoang với con về cái gọi là uy quyền sáo rỗng giả dối ấy đi, thay vào đó hãy cố gắng trò chuyện trao đổi với con thường xuyên hơn.
Sự khác biệt trong cách giáo dục trẻ giữa Nhật Bản và các nước phương Tây
Tôi xin mạn phép giới thiệu với mọi người hai câu chuyện sau đây nói về khả năng tự mình lựa chọn – một khả năng rất cần thiết đối với sự phát triển tính tự giác của trẻ.
Tôi có một khoảng thời gian lưu trú tại Đức và Úc trong bốn mươi ngày, tôi đã ở trọ tại nhà của những người bạn bên đó. Một ngày nọ, tôi đến một nhà hàng cùng gia đình có ba thành viên, với hai cô con gái đều bảy tuổi.
Tại những nhà hàng ở Âu Mỹ, họ luôn phát thực đơn cho từng khách hàng. Cá nhân từng người sẽ nhận được thực đơn, rồi tự xem xét sở thích của mình, tình trạng dạ dày và khả năng tài chính để gọi món ăn mà mình muốn ăn. Vì thế, mọi người thường gọi những món ăn khác nhau.
Hai cô bé cũng xem thực đơn, và một cô bé đã gọi món rau trộn. Lúc đó, người mẹ đã cố ý nói với cô bé rằng thịt rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ, nhưng vẫn tôn trọng sự lựa chọn của con. Khi món ăn được dọn lên bàn ăn, người mẹ đã cắt một miếng thịt nhỏ trong dĩa của mình và để lên dĩa của cô bé.
Khi quay về Nhật sau chuyến đi này, tôi đã có cơ hội đến một nhà hàng Trung Hoa với một gia đình bốn người, trong đó có dẫn theo một cậu bé là học sinh lớp năm.
Anh bồi bàn mang thực đơn đến, nhưng chỉ phát có một cuốn, vì thế cha mẹ cậu bé đưa thực đơn lại cho tôi và bảo: “Mời thầy chọn món trước ạ”. Tôi đã suy nghĩ về hương vị tôi thích, cũng như tình trạng dạ dày của tôi, để chọn món cho phù hợp.
Sau đó, không hiểu thế nào mà cả thảy bốn người lớn đang ngồi xung quanh bàn ăn đều bảo: “Tôi cũng chọn thế”, “Tôi cũng thế” và chọn món ăn giống như tôi. Lúc đó, cậu bé có bảo là: “Con muốn ăn mì”. Vì nghĩ mì là món mà đứa trẻ nào cũng thích nên tôi bất giác mỉm cười. Tuy nhiên, bố của cậu bé lại tức giận và lớn tiếng với cậu bé rằng: “Mọi người đều chọn món giống nhau, tại sao con lại chọn như thế vậy hả?”. Ông ấy nói như thể đó là một đứa bé hư đang ương ngạnh không nghe lời. Đáng lẽ ông bố ấy cần tôn trọng quyết định và lựa chọn của con mình, vì điều đó cho thấy trẻ đang trên bước đường khẳng định ý kiến cá nhân. Đây là một việc tốt, thay vì xem nó như là biểu hiện của trẻ hư.
Câu chuyện này cho thấy có sự khác biệt lớn giữa cách giáo dục trẻ ở phương Tây và phương Đông. Phương Tây coi trọng giáo dục dân chủ, tôn trọng ý kiến của trẻ em và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của chúng vì điều họ xem trọng là một đứa trẻ có tính tự giác, tính sáng tạo. Trong khi ở phương Đông, nền giáo dục tôn ti trật tự vẫn còn bị ảnh hưởng từ thời phong kiến. Theo đó, quyền uy và mệnh lệnh của cha mẹ phải được tuân theo. Những đứa trẻ có cha mẹ thích thể hiện quyền uy là những đứa trẻ đáng thương vì những ý kiến riêng, ước muốn của trẻ sẽ không được tôn trọng. Như thế, tính tự giác và sáng tạo ở trẻ cũng không được phát triển.
Hãy cùng kiểm tra xem đâu là đứa trẻ ngoan và đứa trẻ hư
Ở Nhật Bản, tôi nhận thấy để có thể nói lên chủ trương của bản thân một cách rõ ràng thì thật là khó khăn. Nếu bạn làm điều giống với mọi người, thế mới là tốt. Nói ra ý kiến cá nhân thì bị cho là ích kỷ. Thế nên, việc có nhiều trẻ bị chậm phát triển hoặc bị mất đi tính tự giác âu cũng là chuyện dễ hiểu.
Kể từ giờ trở đi, để có thể khuyến khích sự phát triển tính tự giác của con trẻ, chúng ta phải suy nghĩ tận cùng gốc rễ xem thế nào là đứa trẻ ngoan và thế nào là đứa trẻ hư. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ ràng khái niệm giữa “chủ trương cá nhân” với “sự ích kỷ”. Chúng ta sẽ cùng suy ngẫm về sự khác nhau giữa “chủ trương cá nhân” và “sự ích kỷ” ở chương tiếp theo.