Năng lượng: thấp
Chất béo: thấp
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, cân bằng huyết áp.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người có thân nhiệt cao, thể tạng nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.
NÊN dùng cần tây:
Người bị cao huyết áp
Người tiểu đường
Người có mỡ máu cao
Người hay chóng mặt đau đầu, mặt đỏ
Khó tiểu, tiểu có máu, nước tiểu đục
Người thiếu máu thiếu sắt
Phụ nữ trong kỳ mãn kinh
KHÔNG nên dùng cần tây:
Người huyết áp thấp
Người hay tiêu chảy
Tốt cho dạ dày
Khi chế biến món ăn, kết hợp CÀ CHUA với cần tây không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng vừa cân bằng vừa dồi dào mà còn có công dụng tăng cường chức năng dạ dày, kích thích tiêu hóa. Đây là món ăn có tác dụng hỗ trợ trị liệu cho người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao và người mắc bệnh mạch vành.
Bồi bổ cơ thể
Cần tây vốn chứa nhiều chất xơ, nếu chế biến chung với THỊT BÒ sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Ngoài việc không làm tăng cân, món ăn này còn giúp chắc xương và bồi bổ cơ thể.
Giúp cơ thể khỏe mạnh
Hàm lượng phốt pho và canxi trong cần tây tương đối cao, vừa có công dụng ổn định và bảo vệ mạch máu, vừa giúp chắc xương cốt. THỊT DÊ dồi dào dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bổ sung chất dinh dưỡng, giảm béo
Cần tây có hàm lượng chất xơ phong phú nên khi kết hợp với TÉP không những cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, giúp giảm cân hiệu quả.
Chống lão hóa
Cần tây và TÁO TÀU đều chứa hàm lượng sắt vi lượng cao. Kết hợp hai thực phẩm này không chỉ có lợi cho làn da, giúp ngăn ngừa lão hóa mà còn bổ máu, có lợi cho trí óc.
Giảm huyết áp, ngăn ngừa lão hóa
Ăn chung ĐẬU PHỘNG với cần tây sẽ có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, chống lão hóa. Đây là món ăn vô cùng có lợi cho những người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Tốt cho sức khỏe
Hàm lượng đạm có chứa trong ĐẬU HŨ vô cùng dồi dào, rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó có công dụng thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe, điều hòa dạ dày. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn cần tây sẽ giúp ích cho việc hấp thu dinh dưỡng cũng như duy trì sự ổn định các chức năng sinh lý của cơ thể. Vì thế, kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
KỴ
Giảm lượng vitamin C có trong thực phẩm.
Khi kết hợp DƯA LEO với cần tây, enzym có trong dưa leo sẽ phân giải hàm lượng vitamin C của cần tây, phá hủy thành phần dinh dưỡng của món ăn.
Gây tiêu chảy
Dùng chung NGHÊU với cần tây không chỉ làm phân giải lượng vitamin B có trong thức ăn mà còn có thể gây tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Tốt nhất không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau.
Gây đầy hơi, khó tiêu
Ăn BÍ ĐỎ chưa được nấu chín sẽ khiến làm một số enzym có trong bí đỏ không phát huy hết tác dụng, ăn vào dễ gây chướng bụng. Trong khi đó, cần tây có chứa một lượng chất xơ và vitamin C vô cùng dồi dào, tính mát, lại không dễ tiêu hóa. Vì thế, hai loại thực phẩm này ăn chung sẽ dẫn đến hiện tượng đầy hơi.
Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn
Cần tây thơm ngon giòn mát, chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. THỊT GÀ chứa một lượng đạm vô cùng lớn, có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của vitamin. Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, không có lợi cho sức khỏe.
Gây rụng tóc
THỊT THỎ có vị ngọt, tính hàn, phải ăn nóng. Kết hợp với cần tây có thể gây rụng tóc. Vì thế, để tránh gây hại cho sức khỏe, không nên để hai thứ này xuất hiện cùng một lúc trên bàn ăn.
Ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất sắt
ĐẬU NÀNH vốn dồi dào chất sắt, còn cần tây chứa nhiều chất xơ, có thể gây cản trở khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể. Ăn hai thứ này chung với nhau sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.