Cholesterol: cao
Năng lượng: thấp
Tác dụng: hạ hỏa, tốt cho dạ dày, lợi tiểu, chữa phù nề, lợi khí huyết, giúp sinh mồ hôi.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người thiếu máu, cơ thể nóng nhiệt, thiếu nước bọt, ăn không thấy ngon, táo bón, hay bị viêm nhiễm.
Kỵ với người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.
NÊN dùng thịt vịt:
Người bị nóng trong người
Người bị phù nề
Người bị tiểu đường
Người xơ gan cổ chướng
Người bị lao phổi
Người viêm thận mãn tính
KHÔNG nên dùng thịt vịt:
Người bị tiêu chảy nặng
Phụ nữ bị thống kinh
Người bị đau dạ dày
Người đang có vết thương
HỢP
Nuôi máu, giúp thèm ăn
Trong BÍ ĐAO có nhiều folate, rất tốt trong việc nuôi dưỡng máu cho cơ thể. Ăn chung với thịt vịt sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu và tạo cảm giác thèm ăn. Khi làm món này cần lưu ý cho thêm gừng tươi.
Nâng cao sức khỏe
Thịt vịt rất tốt cho khí huyết, giúp hạ hỏa và bồi bổ dạ dày. CỒI SÒ ĐIỆP KHÔ cũng có công dụng hạ hỏa, bên cạnh đó còn giúp bổ thận, điều hòa chức năng dạ dày. Ăn cả hai thực phẩm này trong cùng một bữa ăn sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào, góp phần nâng cao sức khỏe.
Tốt cho thận và dạ dày
Kết hợp thịt vịt với ĐẬU QUE không những giúp cơ thể hạ hỏa, chữa được các bệnh về thấp (các bệnh này khiến tiêu hóa không tốt, cơ thể nặng nề, sưng đau, đặc biệt là ở chân), tốt cho thận và dạ dày mà còn giúp nâng cao các chức năng của cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe.
Tốt cho phổi, hạ hỏa
Thịt vịt có thể điều tiết mồ hôi, lợi tiểu, chữa phù nề. CẢI BẸ XANH giúp làm thông phổi, tiêu đờm. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng toàn diện. Có thể dùng món này làm thức ăn hỗ trợ trị liệu cho người suy dinh dưỡng, ho có đờm và bị phù nề.
Tiêu đờm, lợi tiểu, chữa phù nề
SA SÂM tính cay ấm, có công dụng tiêu đờm. Thịt vịt bổ dưỡng, giúp lợi tiểu và chữa phù nề. Dùng chung hai thứ này trong bữa ăn sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Thanh nhiệt, chữa các bệnh về da
Thịt vịt có thể giải nhiệt độc, trong khi HOA KIM NGÂN có tác dụng thanh nhiệt, chữa trị các vấn đề về da. Vì vậy, việc kết hợp hai thứ này với nhau rất có ích trong việc cải thiện làn da.
Giúp thịt vịt ngon và bớt ngấy
Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, tính mát, hơi mặn, hơi độc. Nó có công dụng giảm thiểu mệt mỏi, giúp máu lưu thông, sinh mồ hôi, chữa ho… Còn CHANH có vị tươi mát, thoa vào sẽ giúp thịt vịt bớt ngấy, làm tăng hiệu quả dinh dưỡng. Vì thế, nên dùng chanh để xử lý thịt vịt trước khi ăn.
KỴ
Gây phù nề, tiêu chảy
Cả thịt vịt và THỊT BA BA đều có tính mát, ăn chung dễ gây phù nề và tiêu chảy. Để tránh tổn hại sức khỏe, đừng kết hợp hai món này trong bữa ăn.
Gây hiện tượng ngộ độc
Thịt vịt và HẠT DẺ vốn đối nghịch nhau về tính vị và chức năng, dùng chung sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, khiến sức khỏe bị tổn hại đáng kể. Do đó, không nên kết hợp hai loại thực phẩm này.
Mẹo chế biến:
Trước khi luộc vịt, nên bóp thịt với chút muối, tiêu, gừng đập giập; có thể bóp thịt chung với cả rượu trắng, ướp chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo nước. Cho một mẩu gừng đập giập vào nồi khi đang luộc, như vậy vịt sẽ hết mùi hôi. Khi hầm thịt vịt, có thể cho vào nồi hầm một cây lạp xưởng hoặc một ít thịt lạp (thịt hun khói) để làm tăng thêm mùi vị cho món ăn.
Mẹo bảo quản:
Chọn vịt có thịt đầy đặn, da tươi ngon bóng bẩy, thớ thịt săn chắc. Đấy chính là vịt ngon. Có thể dùng ngón tay cho vào bên trong vịt rồi móc ngược ra ngoài vài lần, nếu thấy có nước chảy ra thì chứng tỏ vịt đã bị bơm nước, không nên chọn mua loại thịt này.