Đạm: trung bình
Chất béo: thấp
Tác dụng: làm mát cơ thể, điều hòa khí huyết, làm đẹp da, giải độc, bảo vệ mạch máu, tăng cường trí nhớ.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người có thân nhiệt thấp, thiếu máu, cơ thể nóng nhiệt, thiếu nước bọt, ăn không thấy ngon, táo bón, hay bị viêm nhiễm.
Kỵ với người hay bị lạnh tay lạnh chân hoặc tê tay tê chân, gặp thời tiết lạnh dễ bị ho, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng.
NÊN dùng thịt thỏ:
Trẻ em và người lớn tuổi
Người bị suy dinh dưỡng
Người bị tổn thương khí huyết (tay chân mệt mỏi, thích nằm; trẻ em gầy gò, bụng to…)
Người mắc bệnh về gan
Người mắc bệnh tim mạch
KHÔNG nên dùng thịt thỏ:
Phụ nữ mang thai
HỢP
Nâng cao sức đề kháng
Thịt thỏ nhiều dinh dưỡng, lại ít chất béo và cholesterol nên vô cùng tốt cho cơ thể. Ăn chung với ỚT CHUÔNG sẽ có thêm công dụng nâng cao sức đề kháng.
Tẩm bổ cho cơ thể
CẨU KỶ TỬ là loại thực phẩm tốt cho nội tạng, có thể hỗ trợ trị liệu cho người bị mắc chứng tiểu đường và bệnh về thận. Ăn chung cẩu kỷ tử với thịt thỏ, món ăn càng dinh dưỡng hơn.
Bài trừ độc tố, làm đẹp
Theo các nhà nghiên cứu, thịt thỏ ăn chung với HÀNH LÁ vừa giúp bài trừ độc tố và làm đẹp, lại vừa có lợi cho tiêu hóa.
Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất
Thịt thỏ có chứa photpholipid, lại rất dễ tiêu hóa, dùng chung với RAU MẦM sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Điều này rất tốt cho sức khỏe.
KỴ
Gây tiêu chảy
Theo Đông y, THỊT GÀ mang tính ôn nhiệt, còn thịt thỏ tính hàn. Ăn chung có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Gây tiêu chảy
Thịt thỏ và TRỨNG GÀ đều chứa những chất có hoạt tính sinh học nên dễ gây kích thích đường ruột. Ăn cả hai thứ cùng lúc sẽ gây hiện tượng tiêu chảy.
Gây rối loạn tiêu hóa
QUÝT là loại trái cây dồi dào dinh dưỡng, tính ôn, vị ngọt chua, ăn nhiều sẽ sinh nhiệt. Thịt thỏ tính lạnh, không nên dùng chung với quýt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo Đông y, mù tạt tính ôn, tốt cho phổi, làm tiêu đờm, ấm bụng… Tuy nhiên, kết hợp MÙ TẠT với thịt thỏ (tính hàn) sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.