Ở đây những kinh điển mới được sắp xếp theo thứ tự niên đại; hai bộ sưu tập chính hiện còn trong bản tiếng Tây Tạng và Trung Quốc, thuộc nhiều bản tu chỉnh, dường như bao gồm tất cả những bản sớ giới, bản chép tay, và tác phẩm khác của những vị thầy Phật giáo trong mọi giai đoạn, tạo thành ‘Ba tạng giáo lý’, trong khi đó ba tạng cổ điển được làm cho trở nên tối nghĩa: thực tế không có Luật tạng Đại thừa, nên những nhà Đại thừa bằng lòng với bản Luật tạng này hay bản Luật tạng của những trường phái có trước, đặc biệt là của Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ và Pháp tạng bộ, ở Ấn Độ còn có Thuyết xuất thế bộ và những trường phái khác, cùng với tác phẩm Vinayasūtra (Tỳ-nại-da kinh) do Guṇaprabha trước tác, một đệ tử của luận sư Thế Thân: Kahāyānābhidharmasūtra (Đại thừa A-tỳ-đạt-ma kinh) dường như hoàn toàn thất lạc và chỉ được biết qua một vài trích dẫn, như vậy Luận tạng của trường phái Đại thừa đã nghiên cứu một số tác phẩm hiện còn của Nhất thiết hữu bộ và đặc biệt chú trọng nghiên cứu những phê phán của Kinh lượng bộ về A-tỳ-đạt-ma, sử dụng luận Abhisharmakośa (Câu-xá luận) như một bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn, trong khi đó lý luận giáo nghĩa hệ thống của họ được thay thế bằng tác phẩm của những bậc thầy như Long Thọ, Vô Trước - Abhidharmasamuccaya (A-tỳ-đạt-ma tập luận) và Yogācārabhūmiśāstra (Du Già sư địa luận) của những vị này được viết trong nhiều hình thức A-tỳ-đạt-ma cổ điển - và những bộ luận khác, tất cả là những bộ luận (śāstras) và xem đó là những văn bản của Luận tạng; như vậy khuynh hướng được chia làm hai nhóm, Kinh (lời dạy của đức Phật) và Luận (những bản luận giải, sớ giải..., tác phẩm của các vị thầy sau này) như trong phiên bản tiếng Tây Tạng của truyền thống ‘Kanjur’ và ‘Tanjur’.
Những kinh điển bằng tiếng Phạn được phân bố rải rác và khó toàn vẹn, nhiều phiên bản của những chuỗi văn bản được tìm thấy đặc biệt sẽ phân loại chi tiết ở dưới.
Đối với những văn bản tiếng Trung Quốc, chúng ta liên hệ với tác phẩm biên tập tổng thể của Takakusu và Watanabe (đối với mục đích hiện tại, chúng ta lược bỏ những văn bản và bản chép tay hiện còn này, không bao gồm trong mục lục này): Taisho Issaikyo, Canon Bouddhique de l’ère Taisho, Tokyo, 1942 trở xuống.
Mặc dù có hai phụ lục, rất hữu ích đối với những văn bản của bộ sưu tập này, được đánh số T (Taisho, ‘Đại Chính’) và số thứ tự của văn bản theo mục lục đã được xuất bản trong Hobogirin, Fascicule Annexe, do Demiéville biên tập, Kyoto, Maison FrancoJaponaise, 1931.
Đối với bản tiếng Tây Tạng, chúng ta liên hệ với bản duy nhất hiện tại vẫn thường sử dụng, được ấn hành ở Bắc Kinh (giữa những năm 1717 và 1720) và Otani University tái bản, Kyoto, do Suzuki chủ biên, 1957. Kinh điển Tây Tạng ở dưới không có kinh văn nào sánh với bản này, bởi vì bản này có bảng mục lục rất tốt (cũng với những tên gọi bằng tiếng Phạn), dường như không cần phải giải thích chi tiết. Trước đây từng có nhiều bản khác về Ba tạng giáo lý Tây Tạng (ngoài bản dịch chính bằng tiếng Mông Cổ, nhưng hoàn toàn không phụ thuộc vào đó) và có một số phiên bản sao chép khác, đặc biệt là bản chép tay, những kinh văn riêng biệt; những kinh điển này gia tăng tạo thành bộ sưu tập đáng kể (rất khó xác định số lượng chính xác, trước mắt vẫn còn một lượng lớn thư tịch và bản chép tay như vậy chưa được khám phá). Mục đích hiện tại của chúng ta không cần phải khảo sát hết (ngoại trừ một vài bản riêng biệt mà những học giả hiện đại sử dụng được đề cập ở dưới), nhưng thư mục chúng ta cần biết để tham khảo đã đầy đủ. Ngoài những điều đã nói ở trên, Ba tạng giáo lý tiếng Tây Tạng nổi bật nhất là bản của chùa Snarthaṅ (Narthang), được ấn hành năm 1732 (có nhiều chế bản trong Viện hàn lâm Khoa học của Nga, Thư viện Quốc gia và Viện bảo tàng ở Paris, Thư viện Newberry ở Chicago...). Tham khảo Giới thiệu Druma- của Harrison, Tokyo 1992.
Đại thừa thời kỳ đầu:
Đại bảo tích kinh (Mahāratnakūta), là một kinh tập, hiện tại gồm 49 kinh trải qua nhiều giai đoạn (có bản tiếng Tây Tạng và Trung Quốc T 310-56, cả hai đều đầy đủ, trong đó bốn kinh hiện còn bản tiếng Phạn), bốn bản kinh thuộc thời kỳ đầu có thể giới thiệu ở đây hoàn toàn riêng biệt:
Thánh hùng trưởng lão thỉnh vấn kinh (Ugraparipṛcchā) (bản tiếng Trung Quốc T 322), bản dịch sang tiếng Anh của Schuster, University of Toronto, luận văn tiến sĩ 1976.
Bảo tích kinh (Ratnakūṭa) hay Phổ minh Bồ Tát hội (Kāvyapaparivarta): von Stael Holsein biên tập trên bản tiếng Phạn, Trung Quốc và Tây Tạng, Thượng Hải, 1926 (Sau đó Vorobyov-Desyatovsky xuất bản cùng với nhiều tàn bản tiếng Phạn).
Hộ quốc tôn giả sở vấn kinh (Rāṣṭrapālaparipṛcchā) (có bản tiếng Tây Tạng, bản tiếng Trung Quốc T 312), được Finot biên tập trên bản tiếng Phạn, BB 1901 (tái bản I-IR 1957 và được Vaidya biên tập không dựa vào tư liệu nào trong tác phẩm Mahāyānasūtrasaṃ-graha I (Đại thừa kinh tổng tập), BST 1961); được Ensink dịch sang tiếng Anh, Zwolle, 1952.
Phật thuyết A-di-đà kinh, Vô lượng thọ kinh (Amitābhavyūha hay Amitābhaparivarta, Sukhāvatīvyūha:), bản kinh dài (có trong bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 360-7), Müller biên tập bản tiếng Phạn, Oxford, 1883 (tái bản trong tác phẩm Đại thừa kinh tổng tập I ở trên) và do Wogihara biên tập, Tokyo, 1931.
Bát Nhã tám nghìn kệ tụng (Aṣṭasāhasrikāprajñāpāramitā) (có bản tiếng Tây Tạng, bản tiếng Trung Quốc T 224-8), R. Mitra biên tập trên bản tiếng Phạn, Calcutta, BI 1888 và do Wogihara biên tập trong tác phẩm Sớ giải luận Āloka của Haribhadra, xem dưới ở mục trường phái Ba-la-mật. Cả hai đều đươc BTS biên tập và xuất bản năm 1960.
Phật mẫu bảo đức tạng Bát Nhã Ba-la-mật-đa kinh (Ratnaguṇasaṃcayagāthā) (có bản tiếng Tây Tạng), Trung Quốc T 229), Obermiller biên tập trên bản tiếng Tây Tạng, BB Leningrad 1937 (tái bản I-IR 1960) và do Vaidya biên tập (có thêm vào bản chép tay) công bố trong tác phẩm Mahāyānasūtrasaṃgraha ở trên (1961).
Những phiên bản muộn hơn về kinh Bát Nhã (Prajñāpāramitā):
Bát Nhã một trăm nghìn kệ tụng (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 220), do R. Ghoṣa biên tập trên bản tiếng Phạn, BI Calcutta, 1902-14 (chưa đầy đủ).
Bát Nhã hai mươi lăm nghìn kệ tụng (có hai phiên bản chính về kinh này, muộn hơn thì hợp với Hiện quán trang nghiêm luận (Abhisamayālaṅkāra); Tây Tạng có hai phiên bản, Trung Quốc chỉ có một phiên bản sớm hơn: T 221-3); N. Dutt biên tập trên bản tiếng Phạn (bản muộn hơn), Calcutta Oriental Series 1934 (chưa hoàn thiện).
Bát Nhã mười tám nghìn kệ tụng (có trong bản tiếng Tây Tạng), bản tiếng Phạn thiếu, do Conze biên tập, SOR 1962, 1974.
Bát Nhã mười nghìn kệ tụng (có bản tiếng Tây Tạng), bản dịch của Konow hai chương đầu sang tiếng Phạn, Oslo (Avhandlinger utgitt ac Det Norske Vindenskaps-Akademi, Hist-Filos. Klasse) 1941.
Bát Nhã hai nghìn năm mươi kệ tụng (Suvikrāntavikrāmiparipṛcchā) (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc một phần T 220), được Hikata biên tập trên bản tiếng Phạn, Fukuoka, 1958 (tái bản trong Đại thừa kinh tổng tập ở trên).
Bát Nhã bảy trăm kệ tụng (có trong bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 220, và T 232; kinh này dường như cũng có trong kinh tập Đại bảo tích ở trên), được Tucci biên tập trên bản tiếng Phạn, Memorie d. R. Accademia dei Lincei, 1923, Masuda, Tokyo (Journal of the Taisho University) 1930 (tái bản trong Đại thừa kinh tổng tập ở trên).
Bát Nhã năm trăm kệ tụng (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 260).
Bát Nhã ba trăm kệ tụng (Vajracchedikā) hay Kim cương năng đoạn Bát Nhã Ba-la-mật-đa kinh (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 235-9 và T 220), Müller biên tập trên bản tiếng Phạn, Oxford 1881 (tái bản trong Đại thừa kinh tổng tập ở trên), và Müller dịch sang tiếng Anh, SBE 1894 (sau đó có tái bản).
Bát Nhã một trăm năm mươi kệ tụng (hay Tân Bát Nhã) (có bản tiếng Tây Tạng: ở Mật giáo bộ No.121 bản Bắc Kinh/Kyoto, và cũng ở bản đó No.119 là kinh Paramādya (Tối thắng bổn sơ kinh) (một kinh thuộc phái Yoga); bản tiếng Trung Quốc T 220, T 240-1 và 243-4); bản thiếu tiếng Phạn lẫn trong những phiên bản tiếng Khotan, do Leumann biên tập trong Zur nordarische Sprache, Strassburg, 1912, phần tiếng Phạn được in lại trong Đại thừa kinh tổng tập ở trên.
Tối thắng thiên vương thỉnh vấn kinh (Devarājapravaraparipṛcchā), chỉ ở tiếng Trung Quốc T220 và T231.
Long trí kinh (Nāgaśrī), chỉ có trong bản tiếng Trung Quốc T 220.
Tạm biến kinh (Svalpākṣarā) (có bản tiếng Tây Tạng ở Mật giáo bộ, bản tiếng Trung Quốc T 258), do Conze biên tập trên bản tiếng Phạn xuất bản ở Sino-Indian Studies (in lại trong Đại thừa kinh tổng tập ở trên).
Quốc sư Bà-la-môn Kiều-thi-ca kinh (Kauśika) có bản tiếng Tây Tạng ở Mật giáo bộ, bản tiếng Trung Quốc T 249), do Conze biên tập trên bản tiếng Phạn trong Sino-Indian Studies (in lại trong Đại thừa kinh tổng tập ở trên).
Hṛdaya (Bát Nhã tâm kinh) (có bản tiếng Tây Tạng ở Mật giáo bộ, bản tiếng Trung Quốc T 250-7), do Müller và Nanjio biên tập trên bản tiếng Phạn (hai bản), Oxford 1884, được Müller dịch sang tiếng Anh, SBE 1894 (có tái bản).
Kinh Bát Nhã năm mươi kệ tụng (có bản tiếng Tây Tạng, bản tiếng Trung Quốc T 248).
Ngũ thập môn Bát Nhã (Pañcaviṃśatikāprajñāpāramitāmukha), có bản tiếng Tây Tạng ở Mật giáo bộ.
Nhất tự Phật đảnh luân vương kinh (Ekākṣarī), có bản tiếng Tây Tạng ở Mật giáo bộ.
Kinh Bát Nhã bốn nghìn kệ tụng, chỉ có ở bản tiếng Trung Quốc T 220, một bản ngắn hơn có lẽ lâu đời hơn Tám nghìn kệ tụng.
Ngũ hội Bát Nhã (Pañcapāramitānirdeśa) (đặc biệt có liên quan đến năm Ba-la-mật khác, tương đương với Bát Nhã hai mươi lăm nghìn kệ tụng từ phẩm 11 đến 15); có bản tiếng Tây Tạng, và Trung Quốc T 220.
(Còn nhiều bản kinh ngắn khác, hầu hết chỉ trong bản tiếng Tây Tạng; những kinh ở trên chủ ý thuộc Mật giáo Tây Tạng có lẽ không thuộc hệ Bát Nhã, có thể nói đó là kinh điển của Kim cương thừa ở dưới, những kinh điển này bao gồm cả các loại thần chú. Bản tiếng Trung Quốc có Bát Nhã tám trăm kệ tụng ở trong T 230).
Đại thừa thời kỳ sau:
Tam muội vương kinh (Samādhirāja; hay Nguyệt đăng vương kinh: Candrapradīpa) (có trong bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 639), do Vaidya biên tập trên bản tiếng Phạn, BST 1961.
Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharmapuṇḍarīka), (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T262-5), Kern và Nanjio biên tập trên bản tiếng Phạn, St. Petersburg BB 1908-12; và N. Dutt biên tập, Calcutta BI 1953; do Kern dịch sang tiếng Anh, SBE 1909 (có tái bản).
Duy-ma-cật kinh (Vimalakīrtinirdeśa) (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 474-6), bản dịch của Lamotte (kèm với những bản thiếu tiếng Phạn), Louvain, Muséon, 1962.
Kim quang minh kinh (Suvarṇa(pra)bhāsa), Nobel biên tập từ bản tiếng Phạn, Leipzig, 1937; BST biên tập 1967; Emmerick dịch sang tiếng Anh, PTS 1970; Noble dịch sang tiếng Anh từ bản tiếng Trung Quốc, Leiden, 1958.
Thắng-man kinh (Śrīmālā) (có trong kinh tập Ratnakūṭa; có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 310 và T 353).
Hoa nghiêm kinh (Avataṃsaka) (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 278-9: gồm hai phiên bản).
Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (Gaṇḍavyūha) (có bản tiếng Trung Quốc T 293- 5), Suzuki và Idzumi biên tập bản tiếng Phạn, Kyoto, 1934-6, và Vaidya biên tập, BST 1960.
Thập địa kinh (Daśabhūmika) (bản tiếng Trung Quốc T 285), Rahder biên tập bản tiếng Phạn, Louvain, 1926.
Giải thâm mật kinh (Sandhinirmocana) (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 675-9), Lamotte biên tập và dịch trên bản tiếng Tây Tạng, Université de Louvain, Recueil de travaux… 2e série, 34e fascicule, 1935.
Nhập lăng-già kinh (Laṅkāvatāra) (có bản tiếng Tây Tạng, Trung Quốc T 670-2), Nanjio biên tập trên bản tiếng Phạn, Kyoto, 1923, Suzuki dịch sang tiếng Anh, London, Routledge, 1932; Vaidya biên tập bản tiếng Phạn, BST 1963.
(Có vô số kinh điển Đại thừa khác trong Ba tạng giáo lý tiếng Trung Quốc và Tây Tạng, hầu hết những kinh điển này khá ngắn; ở trên là những kinh điển được xem là quan trọng nhất trong tất cả các truyền thống chính của Đại thừa; ngoài ra còn có bản kinh Đại thừa là Đại bát Niết bàn kinh (Mahāparinirvāṇa) có tầm ảnh hướng lớn ở Trung Quốc; Đại đàn kinh (Mahāmegha) và Bảo đàn kinh (Ratnamegha) thường được các bậc thầy Ấn Độ của những trường phái này liên hệ như một nguồn uy tín, trong khi đó Phật thuyết bảo võng kinh (Kāraṇḍavyūha) và Bi hoa kinh (Karuṇāpuṇdarīka) dường như ít được biết đến nhưng lại được bảo lưu trong bản tiếng Phạn và được xuất bản ở Calcutta, do Samasrami biên tập năm 1873, và do Das cùng với S. C. Sastri biên tập năm 1898, bản sau được I. Yamada biên tập lại, London SOAS 1968. Đại bát Niết bàn kinh (Mahāparinirvāṇa) được Tamamoto dịch sang tiếng Anh, Ube, Karinbunko, 1973-5).