Sau khi đế quốc Ma-kiệt-đà suy tàn, bộ phận phía nam liền tách khỏi đế quốc này dưới sự lãnh đạo của vua Simuka (tranh luận về nguồn gốc xuất thân của vị vua này chúng ta không cần bàn ở đây), ông ta đã lập nên triều đại Sātavāhana, được lịch sử chứng minh là một trong những triều đại tồn tại lâu dài nhất. Niên đại về vị vua này không xác định rõ nhưng qua nhiều ghi chép mâu thuẫn đó có thể cho thấy ông ta sống ở thời phiến loạn của tướng quân Puṣyamitra. Nói chung triều đại Sātavāhana vừa tín phụng Phật giáo vừa theo Kỳ-na giáo, có thể xem là người kế thừa trực tiếp nhất chính sách của những vị vua triều đại Mauryan, trong khi đó vua Puṣyamitra lại tỏ ra kỳ thị hai tôn giáo này mà hết lòng xây dựng lại Bà-la-môn giáo chính thống. Không có giả thiết nào có khả năng hơn nữa, rằng sự phân chia cát cứ ở phía Nam nước Ma-kiệt-đà đã phản ánh sự phân liệt của hình thái ý thức phát sinh từ sự kết hợp của vua Puṣyamitra và giáo phái Bà- la-môn khi họ chấm dứt chính sách tôn sùng và ủng hộ tất cả giáo phái, mong muốn đề cao chính mình. Sự kết nối này đã tập hợp được sức mạnh ở phía nam, chối từ tiếp nhận sự thống trị của tướng quân và đế chế bị phân chia. (Tham khảo IKL VI. 4351).
Vua Sātavāhana đã lấy hai nước Ādhara và Mahārāṣṭra làm lãnh địa của mình. Lực lượng của triều đại này tiếp tục hùng mạnh, trong khi người kế thừa Puṣyamitra đã đánh bại hàng loạt trận chiến chống quân xâm lược Hy Lạp ở Vāhīka, nhưng cuối cùng lại bị mất quyền kiểm soát hầu hết những nước mà trước đây đế quốc Ma-kiệt-đà từng chinh phục (Kośala, Pañcāla, Vatsa, Śūrasena, Cộng hòa Ārjunāyana ở Matsya... đã độc lập cho đến cuối thế kỷ II TTL). Lúc bấy giờ, vua Sātavāhana đã chinh phục Avanti và Daśārṇa cùng với những nước khác. Cuối cùng vào năm 30 TTL, họ đã chinh phục được toàn bộ Ma-kiệt-đà. Vẫn chưa xác định được thành tựu của triều đại Sātavāhana lập nên, có thể nhất là do vua Meghasvāti (hoặc - svādi), theo Khuy Cơ40 thì Chế đa sơn bộ đã hình thành ở triều đại của vị vua này. Vào cuối thế kỷ I TL, vua Sātavāhana đã để mất cả Avanti và Ma-kiệt-đà, đồng thời một đế quốc mới đã được thành lập ở phía Bắc Ấn Độ, như chúng ta sẽ thấy phần sau của chương này.
40. Lamotte HBI tr. 310, có lẽ Hao-yun wang = Meghasvādi (người nhiệt tâm ủng hộ Phật giáo). Niên biểu những đời vua Sātavāhanas trong Purāṇa (Vãng thế thư) vì giai đoạn sớm hơn rất đáng ngờ và giai đoạn sau không hoàn toàn đáng tin (xem ví dụ như Gopalachari trong tác phẩm Comprehensive History of India (Ấn Độ thông sử) II, tr. 326 trở xuống, nhưng chúng ta không căn cứ vào lập luận của ông ta). Nếu chúng ta căn cứ vào Matsya và Vāyu Purāṇa đặt vua Puḷumāyi I trước vua Gautamīputra 150 năm (tức trùng khớp với toàn bộ giai đoạn này mặc dù không chi tiết), như vậy vua Puḷumāyi I lên ngôi khoảng năm 1 TTL (niên đại thường được chấp nhận cho vua Gautamīputra, không phải của vua Gopalachari). Nếu niên biểu của kinh Vãng thế thư (Purāṇa) nằm giữa vua Meghasvāti và Puḷumāyi I được chấp nhận thì chúng ta có năm 55 TTL là thời điểm lên ngôi của vua Meghasvāti, những vị vua trung gian đó thì khó xác định, trong đó có một đến hai vị trùng nhau, điều này là do việc xử lý tài liệu nhầm lẫn mà ra, làm cho vua Meghasvāti bị đẩy lùi từ 10 đến 20 năm. Gopalachari từng đề xuất rằng vua Svāti chẳng qua là một sự trùng lặp của vua Meghasvāti, điều này giảm bớt 18 năm.
Hiện tại chưa tìm thấy văn học Chế đa sơn bộ để lại, ngoại trừ một hình thức chỉnh lý được biên tập trong những văn bản của Đại thừa. Sớ giải về Luận sự mô tả có một số quan điểm bị bác bỏ trong Luận sự nói chung là đối với những trường phái ở Āndhra (có thể ám chỉ Chế đa sơn bộ) và một số quan điểm bị bác bỏ đối với Tây sơn trú bộ, Bắc sơn trú bộ, La duyệt sơn bộ, Tất đạt đa bộ. Trong đó, nhiều quan điểm có trong Luận tạng về tiến trình tu tập của Con đường, nhưng ý nghĩa nhất có lẽ là những luận điểm của đức Phật. Nghe nói những trường phái ở Āndhra chủ trương rằng lời dạy của đức Phật (vyavahāra) là siêu nghiệm,41 rằng thần thông (ṛddhi) của đức Phật và các vị đệ tử của Ngài có khả năng biến hóa, không ảnh hưởng những quy luật tự nhiên42 và rằng một vị (hoặc vị này) Bồ Tát (tương lai sẽ thành Phật) là (thỉnh thoảng trong vô số kiếp trước) đã đầu thai vào những cảnh giới khổ đau (‘điêu tàn’, tức để hoàn thành hạnh nguyện, như làm con vật, con quỷ hay con ma) là do tự nguyện (nghĩa là không phải do nghiệp lực ở quá khứ).43 Họ cũng cho rằng đức Phật có sức mạnh đặc biệt (bala, không phải sức mạnh như người thường) thì những vị đệ tử của Ngài cũng đạt được như vậy.44 Nghe nói hai trường phái Tây sơn trú bộ và Bắc sơn trú bộ chủ trương rằng một vị Bồ Tát vừa mới tái sinh đã chứng đắc giác ngộ.45 Cũng nghe nói rằng La duyệt sơn bộ và Tất đạt đa bộ chủ trương rằng tất cả các pháp không thể phân loại thành những pháp khác cũng như không kết hợp với những pháp khác, và ‘tâm sở pháp’ (caitasikas, tức ‘tâm hành’) không tồn tại.46 Tất cả những lập trường này cho thấy trào lưu tư tưởng nói chung của các bộ phái này có xu hướng thần thoại hóa hoàn toàn về đức Phật, vượt ra khỏi quy luật tự nhiên, sau đó phóng chiếu sự siêu nghiệm này trong sự tồn tại ở kiếp trước của Ngài thành một vị Bồ Tát. Nếu sức mạnh của đức Phật được chuyển tiếp cho những vị đệ tử của Ngài, dường như có lẽ ám chỉ rằng những vị đệ tử này tuy chưa thành Phật (không có trường phái nào thừa nhận điểm này) nhưng bản thân họ có tính chất siêu phàm của một vị Bồ Tát. Sự không tồn tại của tâm lý phụ tùy (tâm sở) vốn được cải biến từ học thuyết của Luận tạng và bỏ đi phần lớn của nó. Cách nói như thế chỉ hạn chế đối với hai chi phái muộn nhất về loại hình tư tưởng của trường phái này, có lẽ cũng không quan trọng giống như những lập trường tư tưởng khác, nhưng cho thấy rằng những điều đó dường như rất cơ bản và là tư tưởng của Luận tạng thời kỳ đầu, có khả năng bị các vị tỷ-kheo thuộc cộng đồng Tăng-già ở Āndhra thách thức.
41. Kvu tr. 221 trở xuống.
42. Kvu tr. 606 trở xuống.
43. Kvu tr. 623 trở xuống.
44. Kvu tr. 228 trở xuống.
45. Kvu tr. 480.
46. Kvu tr. 335 trở xuống.
Ở chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy Đại thừa hình thành ở phía Nam Ấn Độ và hầu như có thể xác định là ở nước Āndhra, giữa những cộng đồng Tăng-già. Vì thế, ở đây chúng ta phải tìm kiếm sự chuyển tiếp để dẫn đến sự phân chia mới đó. Nếu có thể gọi đây là sự phân chia, thì lúc đó Đại thừa đã đưa ra học thuyết tinh túy mới về ‘Phật thân’ (không chỉ là sự giác ngộ như đã được giải thích trước đây) làm mục đích chính cho người tu tập trong Phật giáo, đó là phẩm hạnh của Bồ Tát, một vị Phật tương lai, cho nên đây cũng là lộ trình tu tập chính thức phải được tuân thủ. Những trường phái thuộc Đại chúng bộ thời đầu đã mở ra con đường hướng đến sự phát triển tối hậu này, và thực tế họ được xem là người tiên phong trong Đại thừa.47 Nguyên thủy của bộ phái này từng làm rõ sự khác biệt giữa một vị A-la-hán và một vị Phật, làm cho việc chứng đắc A-la-hán khá dễ, trong khi đó để trở thành Phật thì rất hiếm và có thể là một bậc siêu nhân. Thuyết xuất thế bộ đã hoàn thành tiến trình phân chia này, đưa ra quan điểm rằng một vị Phật là một đấng siêu nghiệm, thân của Ngài không thuộc thế gian phàm phu. Điều này đã thúc đẩy hứng thú gia tăng những câu chuyện về cuộc đời đức Phật và một số phạm vi thuộc đời sống kiếp trước của Ngài hướng đến thành tựu viên mãn. Đa văn bộ chủ trương rằng đức Phật có giáo lý ‘siêu nghiệm’ cũng như giáo lý cho ‘thế gian’ (‘siêu nghiệm’ ở đây rõ ràng liên quan đến Niết bàn). Có lẽ họ đã từ bỏ quan điểm của Thuyết xuất thế bộ, mà quan điểm đó chắc chắn không hạn định ở những thuộc tính của một đức Phật siêu nghiệm. Theo truyền thống của Thượng tọa bộ thì nó là một chi nhánh của Đa văn bộ, trong khi những ghi chép khác thì Chế đa sơn bộ xuất phát từ Đại chúng bộ nguyên thủy. Trong cả hai trương hợp, rõ ràng họ đã phát triển tư tưởng của những người theo quan điểm siêu nghiệm một cách mới hơn, có lẽ trước hết để cân bằng với Thuyết xuất thế bộ nhưng cũng có thể để tiến xa hơn lập trường của những trường phái cũ. Lời dạy của đức Phật là siêu nghiệm (toàn bộ), sự giác ngộ của Ngài đã được xác định khi Ngài vừa giáng trần, Ngài có thể đứng ngoài những quy luật tự nhiên (và như thế Ngài có thể làm ra những hiệu quả thần diệu mà Ngài muốn). Ở đời sống kiếp trước là một vị Bồ Tát, Ngài đã thể hiện bản lĩnh vi diệu để vượt thoát những pháp thuộc luân hồi và liên tục tái sinh với hạnh nguyện của Ngài, rõ ràng ở lần đầu trở thành một Bồ Tát, Ngài đã siêu thoát khỏi những hành nghiệp ở kiếp trước. Tương tự, có lẽ những vị đệ tử của Ngài cũng chứng đắc điều thần diệu này và có thể đứng ngoài những quy luật tự nhiên, ám chỉ rằng họ hiện tại là những bậc Bồ Tát như đức Phật đã từng; mục đích của họ là hướng đến thành Phật trong tương lai xa, không chỉ đơn giản là những bậc A-la-hán đạt đến Niết bàn cuối cùng ở hiện tại.
47. Xem ví dụ như Demiéville: ‘L’ origine des sectes Bouddhiques d’après Paramārtha’, MCB I tr. 15 trở xuống.
Chắc chắn ở đây sẽ định hình nền tảng Đại thừa trong những tư tưởng hiện tại này, nếu có thể tin vào nguồn tài liệu của chúng ta (tư liệu của các trường phái khác rất lộn xộn hoặc không thỏa đáng với những học thuyết của Chế đa sơn bộ và quay ngược tìm hiểu sự phân chia của họ thì chỉ ở mức độ tranh luận quy định hợp pháp về việc ‘gia nhập’ cộng đồng Tăng-già. Những tác giả ở Tích Lan tiếp xúc Āndhra gần hơn những tác giả ở Bắc Ấn Độ). Quan sát trên biểu hiện mặt chữ, một thời gian dài trở về sau có một số kinh điển Đại thừa thời sớm (thời gian ngắn) đã được bổ sung trong kinh tập Đại bảo tích (Ratnakūṭa) có lẽ được sưu tập từ những trường phái ở Āndhra, ví dụ trong đó có Hộ quốc thiên vương thỉnh vấn kinh (Rāṣṭrapālaparipṛcchā), tuy những bản kinh này ở nhiều góc độ đã được tu chỉnh, nhưng tu chỉnh đó cũng rất khó để truy nguyên. Nếu tập trung chú ý ở hạnh nguyện của Bồ Tát, tự nhiên có thể định hình được thể loại văn học đối với tư tưởng về tiến trình tu tập lâu dài của Bồ Tát, không đơn giản chỉ ca ngợi công hạnh của đức Phật (giống tư tưởng Nhược dụng tạng kinh (Cariyāpiṭaka) của Thượng tọa bộ, mà để đưa ra chương trình tu tập thực tiễn cho những vị Bồ Tát mới vào đạo thực hành. Bồ Tát tạng kinh (Bodhisattvapiṭaka) của Pháp tạng bộ, Đa văn bộ và có lẽ những trường phái ở Āndhra không nghi ngờ gì đã cung cấp tài liệu rộng rãi cho công việc chỉnh lý.