Sau khi Lạt Ma giáo được truyền vào thì Đại Tạng Kinh cũng được truyền tới, những kinh điển của Tây Tạng được dịch sang chữ Hán. Như chương trên đã kể, các kinh tạng Phả Ninh Tự Bản, Hoằng Pháp Tự Bản, tuy khởi công khắc từ đời Nam Tống, nhưng mãi tới đời vua Thế Tổ nhà Nguyên mới hoàn thành. Các kinh điển từ chữ Tây Tạng được dịch sang chữ Hán, thì được so sánh nghiên cứu, và được Khánh Cát Tường soạn thành bộ Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục (10 quyển). Ngoài ra, triều đình lại tuyển người dịch kinh điển Tây Tạng sang thứ chữ mới do Ngài Phát Tư Ba đã sáng tạo ra. Chữ này còn gọi là “Phát Tư Ba văn tự”.